NẤM LINH CHI VÀ CÁCH SỬ DỤNG, PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC

  1. Sơ lược về Nấm Linh chi

Nấm Linh Chi, tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm lim (Ganodermataceae), còn có những tên gọi khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên thanh. Nấm linh chi được xếp vào loại thượng phẩm, là một vị thuốc quý trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục”. Trong y học hiện đại, tác dụng của nấm linh chi vẫn được các nhà khoa học ở nhiều nơi trên thế giới nghiên cứu và phát hiện thêm theo thời gian.

Theo sách Nấm Lớn ở Việt Nam của giáo sư Trịnh Tam Kiệt, chi Ganoderma trên thế giới có hơn 50 loài, riêng ở Trung Quốc có 48 loài, Việt Nam có khoảng 37 loài. Linh chi phân bố ở các rừng có nhiều loại gỗ cây lá rộng, nhất là rừng gỗ Lim nên còn gọi là nấm Lim. Hiện tại, chỉ có 6 loại nấm linh chi được đưa vào nghiên cứu tường tận công dụng của nó, đó là nấm linh chi đỏ, vàng, xanh da trời, tím, đen, trắng. Trong 6 loại này, linh chi đỏ và đen là có hoạt tính trị liệu tốt nhất.

Việc nuôi trồng nấm Linh Chi theo quy mô công nghiệp được bắt đầu vào năm 1936 với thành công của giáo sư Dật Kiến Vũ Hưng (Nhật). Năm 1971, Naoi Y nuôi trồng tạo được quả thể trên nguyên liệu là mùn cưa. Năm 1979, sản lượng nấm khô ở Nhật đạt 5 tấn/năm, thì đến năm 1995 sản lượng đã tăng 200 tấn/năm. Quy trình nuôi trồng của Nhật sử dụng chủ yếu là gỗ khúc và phủ đất, nên cho tai nấm to và năng suất cao, nhưng lại dễ bị sâu bệnh và cạn kiệt nguồn gỗ. Ở Thượng Hải, người ta sử dụng mạt cưa và một số phế liệu của nông lâm nghiệp, là cải tiến lớn so với cách trồng của Nhật. Nguyên liệu được cho vào chai, lọ để khử trùng rồi cấy giống. Các chai lọ được xếp lên nhau thành nhiều lớp trên mặt đất, để tưới và thu hái nấm. Ở Việt Nam việc nuôi trồng nấm Linh Chi bắt đầu từ TP.Hồ Chí Minh vào năm 1987, sau đó lan ra cả nước. Tổng sản lượng nấm Linh Chi nuôi trồng trong nước khoảng 60-65 tấn khô/năm.

  1. Tác dụng của Nấm linh chi

Từ lâu, linh chi được ghi nhận như một loại dược liệu quý, sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ. Những tác dụng của nấm linh chi đã được các nhà khoa học phát hiện và kiểm nghiệm tính cho đến thời điểm này:

 – Tác dụng của Nấm linh chi với hệ miễn dịch: Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp kháng lại các loại virus, vi khuẩn. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào Lympho nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể; làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoảng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.

 – Đối với hệ tiêu hóa: Linh Chi giúp làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống táo bón mãn tính.

– Đối với hệ thần kinh: Làm giảm mệt mỏi căng thẳng, giúp an thần, làm giảm ảnh hưởng của Caffeine, thư giãn cơ bắp. Dùng Nấm linh chi để hỗ trợ trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress sẽ có hiệu quả tốt.

– Đối với hệ bài tiết: Nhóm Sterois trong Nấm linh chi có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan, ngừng tổng hợp Cholesterol, trung hòa virus, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.

– Đối với hệ tuần hoàn: Nấm linh chi giúp chống nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và các biến chứng khác. Có tác dụng đặc biệt trong việc làm giảm Cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.

 – Tác dụng hỗ trợ chống ung thư: Chất Germanium trong nấm linh chi giúp ngăn chặn ung thư trong cơ thể , giúp loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư..

– Phòng và hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Trong Linh Chi có thành phần Polysacchanride giúp khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình điều tiết Insulin, cải thiện nhiều chức năng cơ bản của Insulin, làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.

– Tác dụng chống dị ứng: nhờ các Acid Ganoderic, Nấm linh chi tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc độc trong cơ thể và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Nấm linh chi cũng có tác dụng giúp cơ thể thải nhanh các chất độc kể cả các kim loại nặng.

 – Tác dụng làm đẹp da của Nấm linh chi: Nấm linh chi giúp loại bỏ các sắc tố lạ trên da, làm đẹp da, làm cho da hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá.

  1. Phòng tránh ngộ độc Nấm Linh chi

*Sử dụng nấm linh chi đúng cách

Để bảo toàn dược chất và phát huy tối đa công dụng, bạn cần dùng linh chi đỏ đúng cách. Nấm nấu lấy nước, hãm như trà, ngâm rượu hoặc xay nhuyễn để nấu canh, hầm với xương thịt tạo thành món súp. Món ăn này rất tốt cho người vừa trải qua bạo bệnh, người già yếu hay trong quá trình hóa xạ chữa ung thư.

Lưu ý: Nấm linh chi nên dùng vào mỗi buổi sáng, lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu thải độc của nấm. Khi sử dụng có biểu hiện đi tiểu nhiều lần chứng tỏ nấm tác dụng thanh lọc chất độc trong cơ thể.

Khi đun, hãm linh chi có thể kết hợp thêm cam thảo, táo tàu, atiso, hoặc cỏ ngọt để giảm bớt vị đắng, giúp dễ uống mà không làm ảnh hưởng đến dược tính. Nên kết hợp thêm vitamin C khi uống linh chi vì sẽ làm tăng hấp thu dược chất trong nấm.

*Những người không nên dùng nấm linh chi

Nấm linh chi rất tốt cho người bệnh cao huyết áp nhưng nó lại không tốt với những người huyết áp thấp hay người chuẩn bị phẫu thuật. Bởi với những người bệnh huyết áp thấp khi sử dụng nấm linh chi làm huyết áp xuống quá thấp gây nên tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn ảnh hưởng không tốt đến tình trạng hình thành các màng máu, tình trạng chảy máu mất kiểm soát.

Những người vừa mới phẫu thuật hay đang chờ phẫu thuật không nên sử dụng nấm linh chi bởi cơ thể lúc này cần sự ổn định để theo dõi các tác dụng phụ trước và sau phẫu thuật.

Người hay bị chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn cũng không nên dùng nấm linh chi bởi nó sẽ càng tăng bệnh hơn.

Người bị dị ứng với họ nấm cần thận trọng khi dùng nấm linh chi.

*Cách phát hiện nấm linh chi bị mốc

Khi thấy nấm có hiện tượng nhiễm mốc phải loại bỏ, không được sử dụng dưới hình thức nào. Có thể phát hiện mốc dưới mũ quả thể của nấm.

Về nguyên tắc, mặt dưới của nấm linh chi đỏ (Ganoderma lucidum), có màu trắng hoặc trắng vàng. Một số trường hợp người bán phát hiện ra nấm mốc đã dùng cồn lau. Lúc này, mặt dưới nấm sẽ bị mất màu, chuyển từ màu trắng/ trắng vàng sang màu thâm đen. Nên khi thấy mặt dưới mũ quả thể có màu này có thể nghi ngờ nấm đã bị nhiễm mốc, không mua hoặc dùng.

“Lau cồn có thể diệt được nấm mốc nhưng các chất trong nấm mốc vẫn thẩm thấu vào mặt dưới mũ quả thể mà chúng ta không xử lý được hết”, TS Ngô Xuân Nghiễn phân tích.

Phương pháp phơi sấy để chống nấm mốc: Nếu có nắng tốt, có thể phơi nấm 2-3 nắng, sau đó sấy ở nhiệt độ thấp ở khoảng 42-48 độ C. Nấm sẽ dần giảm độ ẩm về ngưỡng dưới 12%, đạt độ ẩm bảo quản. Mang nấm linh chi khô, bảo quản trong túi chống ẩm hay hút chân không. Nếu bảo quản tốt bằng cách này có thể dùng trong vòng một năm

Nông Thị Hồng
Chuyên viên Phòng Phân tích & Thí nghiệm

SẢN XUẤT ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Cordyceps militaris) AN TOÀN, CHẤT LƯỢNG CAO TẠI VIỆN NÔNG NGHIỆP THANH HÓA

  1. Giới thiệu chung

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm dược liệu cổ truyền của Trung Quốc có giá trị từ hàng ngàn năm nay. Nó có tác dụng phòng chống và chữa trị thành công một số bệnh nan y như lipit máu, viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm thận mạn tính, suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính, ung thư phổi và thiểu năng sinh dục.
Tạp chí STINFO (2015) đã trích dẫn những nhận định Bác sĩ Trần Văn
Năm – Phó viện trưởng Viện Y dược học Thành Phố Hồ Chí Minh về tác dụng của nấm ĐTHT của như sau:

Hình 1: Vòng đời nấm đông trùng hạ thảo (dongtrunghathao.org.vn)

Hai thành phần dược liệu chính trong nấm ĐTHT là hợp chất adenosine (C10H13N5O4) và cordycepin (3′-deoxyadenosine, C10H13N5O3) – một chất tương tự như nucleoside. (Khan et al., 2010). Hợp chất Cordycepin Theo Khan et al.(2010) hợp chất codycepin trong nấm ĐTHT có khả năng ức chế sự phát triển của khối u, kéo dài thời gian sống và ức chế sự phát triển và di căn của tế bào ung thư.  Adenosine xuất hiện khá nhiều trong quả thể và được cho là phong phú ở hầu hết các loài nấm Cordyceps với hàm lượng dao động từ 0,28 – 14,15 mg/g. Adenosine được cho là có tác dụng điều hòa miễn dịch, bảo vệ tim mạch.

  1. Sự phát triển tạo nên thương hiệu sản phẩm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Đông trùng hạ thảo viện nông nghiệp Thanh Hóa là sản phẩm Khoa học công nghệ – kết quả của dự án “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình sản xuât giống và nuôi thương phẩm nấm Cordyceps militaris L.ex Fr. (Đông trùng hạ thảo) tại tỉnh Thanh Hóa”.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa là đơn vị được đầu tư và chuyển giao quá trình sản xuất đầy đủ, hoàn chỉnh công nghệ từ một đơn vị nghiên cứu có uy tín Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Sau khi kết thúc dự án, Viện nông nghiệp đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ sản xuất đông trùng hạ thảo, từ giai đoạn nhân giống cho đến giai đoạn nuôi trồng. Tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật đều được áp dụng  nghiêm ngặt để tạo ra sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo an toàn và chất lượng cung cấp đủ cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Từ năm 2019 đến nay, Viện vẫn tiếp tục duy trì sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất. Sản xuất đông trùng hạ thảo từ 5.000 đến 10.000 hộp/năm đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Hình 2: KTV  thực hiện cấy giống dịch thể (C2)

 

Viện nông nghiệp Thanh Hóa không ngừng cập nhật, cải tiến và hoàn thiện công nghệ nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã sản phẩm để đem đến người tiêu dùng sản phẩm đông trùng hạ thảo tốt nhất.

KTV nghiên cứu bổ sung thêm một số dưỡng chất vào giá thể tổng hợp để tìm ra được môi trường thích hợp nhằm tạo sản lượng cũng như hàm lượng dược tính của nấm Đông trùng hạ thảo. Kết quả phân tích Adenosine ở 1.152 cao hơn sản phẩm trước đây khi kết thúc dự án KHCN năm 2019,  trung bình Cordyceps: 4,4; Adenosine: 0.747). So với công bố của một số chuyên gia, Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên thành phàn Adenosine giao động 2.45± 0.03 mg/g, Cordycepin 0.006-6.36mg/g (Phùng Trung Mỹ – Vncreatures.net).

Hình 3: Đánh giá sinh trưởng, phát triển Đông trùng hạ thảo ở các giá thể

CT1: 200g/l dịch chiết giá đỗ, 300g/l dịch chiết khoai tây, 100ml/l nước dừa, 2g/l cao nấm men, 2g/l peptone và 100g/l nhộng tằm tươi; CT2: giá thể nhộng tằm; CT3: Bổ sung 40 g Nhộng tằm nguyên con đặt trên nền cơ chất (15g gạo lứt + 30ml dung dịch dinh dưỡng);

Các combo quà biếu chất lượng làm quà biếu cho người thân: Đông trùng hạ thảo khô, đông trùng hạ thảo tươi

Hình ảnh đông trùng hạ thảo khô và tươi

Đặc biệt các sản phẩm từ rượu đông trùng hạ thảo, một năm sản xuất và cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh 7.500 lit rượu được kiểm nghiệm và công nhận chất lượng bởi cơ quan có chức năng, thẩm quyền. Sản phẩm tâm huyết, chất lượng cao, với mẫu mã đẹp mắt, giá cả phải chăng, vừa lòng khách hàng, từ năm 2019 đến nay đã ổn định và giữ vững trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Hình ảnh: Combo quà biếu sản phẩm từ nấm Đông trùng hạ thảo

Để sản phẩm đông trùng hạ thảo được đa dạng hóa, nhóm nghiên cứu viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đề xuất dự án, được phê duyệt và đang thực hiện từ tháng 7 năm 2021: “Xây dựng mô hình sản xuât, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) theo chuỗi giá trị tại Thanh Hóa” Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đủ điều kiện, nền tảng mở rộng mô hình sản xuất và chế biến đa dạng sản phẩm từ Đông trùng hạ thảo.

Hình ảnh: Nhóm chuyên gia thực hiện sản xuất nấm đông trùng hạ thảo

Dự án hoàn thiện giai đoạn 1. Do đã làm chủ được công nghệ từ khâu nhân giống cho đến khâu sơ chế sản phẩm, đã chủ động được nguyên liệu đầu vào đáp ứng quy trình chế biến các sản phẩm từ Đông trùng hạ thảo, đây là một yếu tố làm nên sự thành công của dự án.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tiếp tục duy trì và phát triển sản phẩm Đông trùng hạ thảo, tạo nên thương hiệu Đông trùng hạ thảo viện Nông nghiệp Thanh Hóa uy tín chất lượng, nâng tầm vị thế trên thị trường trong và ngoài tỉnh, vươn xa ra các nước bạn trên thế giới.

Th.s. Ngô Thị Ánh
Chuyên viên phòng Phân tích và thí nghiệm

Thoát nghèo từ trồng cây bản địa

(Baothanhhoa.vn) – Những năm gần đây, người dân ở xã Yên Thắng (Lang Chánh) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng cây lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng vầu đắng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Gia đình bà Lò Thị Ngăm ở xã Yên Thắng hiện trồng 2 ha vầu, trong đó, có 1,2 ha tuổi đời gần 5 năm. Bà Ngăm cho biết, trước đây, diện tích này được trồng cây luồng và các loại cây lâm nghiệp khác, nhưng thu nhập mang lại cho gia đình rất thấp. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây vầu đắng, gia đình bà quyết định phá bỏ một số diện tích cây lâm nghiệp kém hiệu quả, chuyển sang trồng cây vầu.

Được Nhà nước hỗ trợ về giống, kỹ thuật chăm sóc, mặt khác, cây vầu là loài cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, khi được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật đã từng bước mang lại hiệu quả. Đến nay, diện tích vầu của gia đình bà đang bắt đầu cho thu hoạch.

“Ở vùng đất này, không có cây gì phù hợp hơn cây vầu. Sau 4 năm, cây vầu bắt đầu cho thu hoạch, giá trị mang lại từ 30 đến 40 triệu đồng/ha/năm, cây vầu có chu kỳ lưu gốc trên 60 năm”, bà Ngăm cho biết.

Cũng như gia đình bà Ngăm, năm 2017, gia đình bà Lò Thị Mai ở bản Ngàm Pốc chuyển đổi gần 3 ha luồng kém hiệu quả sang trồng vầu. Giống vầu được gia đình bà Mai tự tay ươm từ những cây vầu trên cánh rừng của xã. Cùng với kinh nghiệm của người dân bản địa, cộng thêm kỹ thuật trồng và chăm sóc do cán bộ địa phương hướng dẫn, cây vầu phát triển khá nhanh. Chỉ sau 3 năm, gia đình bà Mai đã có thể chặt tỉa, bán ra thị trường với số tiền khoảng 10 triệu đồng/ha mỗi năm.

Bà Lò Thị Tiên, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thắng, cho biết: Yên Thắng là một xã biên giới của huyện Lang Chánh, với đa phần là đồng bào dân tộc Thái sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Một thời gian dài, chính quyền luôn trăn trở tìm hướng thoát nghèo cho người dân. Xã đã cử cán bộ nông nghiệp đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, tìm hiểu các loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với đồng đất, tập quán canh tác của đồng bào.

Năm 2015, nhận thấy tính khả thi kinh tế từ cây vầu đắng, thông qua các nguồn vốn từ Chương trình 30a, 135, chương trình giảm nghèo, xã đưa vào trồng thử nghiệm 45 ha cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Vầu là loài cây bản địa gắn bó với người dân địa phương từ lâu, tuy nhiên, do một thời gian dài người dân chỉ biết khai thác mà không chú trọng chăm sóc, nên cây vầu bị suy thoái. Sau thời gian trồng thử nghiệm, nhờ phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nên cây vầu phát triển nhanh, tỷ lệ sống đạt cao lại không tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh, có thể thu nhập quanh năm.

Lợi nhuận từ cây vầu đem lại cao hơn 2 – 3 lần so với các loại cây trồng khác. Vào kỳ thu hoạch cao điểm, 1 ha vầu có thể thu về trên 30 tấn. Với giá bán như hiện nay (1,6 – 2 triệu đồng/tấn), người trồng vầu có thể thu về gần 60 triệu đồng/ha/năm.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây vầu mang lại, hiện nay, cùng với trên 300 ha vầu tự nhiên, người dân xã Yên Thắng đã mở rộng thêm 60 ha. Trong thời gian tới, xã tiếp tục vận động Nhân dân mở rộng diện tích trồng vầu, đồng thời, đấu mối với các doanh nghiệp chế biến lâm sản trong và ngoài tỉnh để thu mua sản phẩm vầu cho người dân.

Nguồn: Khắc Công (Baothanhhoa)

Trần Anh Đức, Văn phòng Viện (ST)

Thu thập, gieo cấy vật liệu, chọn lọc cá thể g0 các giống lúa bản địa

I. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu “ăn no mặc ấm” dần thay thế bằng nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp”. Xuất phát từ nhu cầu thực tế việc chọn giống ngày nay cũng đi theo xu hướng chọn các giống lúa chất lượng thay thế cho giống lúa cao sản trước kia. Việc chọn tạo giống mới qua quá trình lâu dài, với nhiều mục tiêu, định hướng khác nhau qua nhiều thế hệ làm thay đổi sự phân bố các giống lúa đặc biệt là các giống lúa bản địa, với nhiều nguồn gen quý, hiếm. Nước ta là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Tình trạng hạn hán kéo dài, tần suất bão, lũ lụt tăng cao, đất nhiễm mặn ngày càng nhiều. Tất cả sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề sản xuất lương thực. Trong bối cảnh đó, mục tiêu chọn giống sẽ thay đổi, đi sâu nghiên cứu các giống mới với các đặc điểm chống chịu với biến đổi khí hậu sẽ được ưu tiên vì chúng mang các đặc điểm phù hợp với các vùng đất quê hương, sống được trong các điều kiện khắc nghiệt đồng thời các giống lúa bản địa cũng là những giống lúa có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy việc thu thập chọn lọc các vật liệu lúa bản địa là rất cần thiết và quan trọng.

II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

  1. Vật liệu nghiên cứu: Gồm 4 vật liệu lúa bản địa được thu thập từ các nguồn khác nhau: Nếp cái hạt cau, nếp cái hoa vàng, nếp cẩm, nếp sọc Bá Thước.
  2. Phương pháp thực hiện:

– Thu thập, gieo cấy vật liệu lúa bản địa: Các dòng vật liệu lúa bản địa được thu thập tại nhiều địa phương khác nhau, tiến hành gieo cấy tại trung tâm và đánh giá các chỉ tiêu ngoài đồng ruộng và trong phòng để đánh giá khả năng sinh trưởng và thích nghi của các giống lúa với điều kiện tại trung tâm. Từ đó chọn ra các dòng giống ưu  tú, triển vọng.

– Chọn dòng G0 các giống lúa bản địa: Từ nguồn vật liệu ban đầu thu thập từ các địa phương  gieo cấy tại trung tâm để chọn lọc cá thể G0. Các chỉ tiêu đánh áp dụng theo quy trình sản xuất giống siêu nguyên chủng.

III. Kết quả và thảo luận.        

  1. Kết quả thu thập vật liệu.

Trong vụ xuân 2021, đã tiến hành thu thập được tổng số 4 vật liệu lúa bản địa. Các vật liệu giống hoa được thu thập ở nhiều nơi, nhiều địa phương đem về tiến hành gieo trồng và đánh giá trên đồng ruộng, lựa chọn ra các vật liệu ưu tú, phù hợp để tiến hành chọn lọc, duy trì ở các vụ tiếp theo.

Kết quả thu thập vật liệu các giống lúa bản địa được trình bày cụ thể tại bảng 1.

Bảng 1: Danh sách tập đoàn vật liệu các giống lúa thu thập vụ xuân năm 2021

TT Tên vật liệu Nguồn gốc
1 Nếp cái hạt cau Xã Hà Lĩnh – Hà Trung – Thanh Hóa
2 Nếp cái hoa vàng Xã Hà Lĩnh – Hà Trung – Thanh Hóa
3 Nếp cẩm Tỉnh Ninh Bình
4 Nếp sọc Bá Thước Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Read more
  1. Kết quả đánh giá vật liệu.

2.1. Đặc điểm hình thái của các dòng vật liệu lúa bản địa.

Theo dõi, quan sát đặc điểm hình thái của các giống lúa bản địa, kết quả được thể hiện tại bảng 2.

Bảng 2: Một số đặc điểm hình thái của các dòng vật liệu bố mẹ

TT Tên vật liệu bố, mẹ Dạng hình cây Đặc điểm bộ lá Màu bẹ lá gốc Dạng hạt thóc Màu sắc vỏ trấu Màu sắc mỏ hạt
1 Nếp cái hạt cau Chụm Bộ lá có màu xanh nhạt, lá đòng thẳng, dài Xanh nhạt Bầu tròn Sẫm hạt cau, có gân vàng nhạt Tím
2 Nếp cái hoa vàng Chụm Bộ lá có màu xanh nhạt, lá đòng hơi xiên, dài Xanh Bầu tròn Vàng Vàng
3 Nếp cẩm Xòe Bộ lá xanh đậm, viền lá màu tím. Lá đòng ngắn Tím Bầu Tím than Tím
4 Nếp sọc Bá Thước Xòe Bộ lá rườm, lá đòng dài, xiên Xanh Bầu Vàng có gân tím Tím

Read more

2.2. Kết quả đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển.

Kết quả theo dõi, đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng của các vật liệu lúa bản địa thu thập trong vụ xuân 2021 được thể hiện tại bảng 3:

Bảng 3:  một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của các vật liệu lúa bản địa thu thập trong vụ xuân 2021

Tên vật liệu TGST Chiều cao cây
(cm)
Độ dài giai đoạn trỗ (điểm) Độ tàn lá

(điểm)

Độ cứng cây

(điểm)

Nếp cái hạt cau 144 165,7 7 1 1
Nếp cái hoa vàng 140 156,6 7 1 1
Nếp cẩm 120 125,4 1 1 1
Nếp sọc Bá Thước 130 160,5 7 1 5

Read more

            Kết quả đánh giá ở bảng 3 cho thấy:

– Giống nếp cái hạt cau: Trong vụ xuân 2021, giống có thời gian sinh trưởng 144 ngày, Chiều cao cây là 165,7 cm; độ tàn lá và độ cứng cây điểm 1. Do là giống cảm quang nên khi gieo trồng trong điều kiện vụ xuân giống có thời gian phân hóa đòng không tập trung, do đó giai đoạn trỗ kéo dài (điểm 7).

– Giống nếp cái hoa vàng: giống có thời gian sinh trưởng 140 ngày, Chiều cao cây là 156,6 cm; độ tàn lá và độ cứng cây điểm 1. Do là giống cảm quang nên khi gieo trồng trong điều kiện vụ xuân giống có thời gian phân hóa đòng không tập trung, do đó giai đoạn trỗ kéo dài (điểm 7)

– Giống nếp cái hoa vàng: giống có thời gian sinh trưởng 120 ngày, Chiều cao cây là 125,4 cm; độ dài giai đoạn trỗ, độ tàn lá và độ cứng cây điểm 1.

– Giống nếp sọc Bá Thước: giống có thời gian sinh trưởng 130 ngày, Chiều cao cây là 160,5 cm; độ tàn lá điểm 1, độ cứng cây điểm 5. Do là giống cảm quang nên khi gieo trồng trong điều kiện vụ xuân giống có thời gian phân hóa đòng không tập trung, do đó giai đoạn trỗ kéo dài (điểm 7).

2.3. Kết quả đánh giá khả năng chống chịu.

Nhìn chung trong vụ xuân 2021, các vật liệu lúa bản địa thu thập được khi gieo cấy tại trung tâm có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại. Các giống đều nhiễm nhẹ hoặc không nhiễm một số sâu bệnh hại chính (chủ yếu ở điểm 0, 1). Riêng giống lúa nếp cẩm bị nhiễm bệnh đạo ôn (điểm 2).

3.Kết quả chọn lọc dòng G0 một số giống lúa bản địa

Vụ xuân 2021, từ nguồn vật liệu ban đầu thu thập từ các địa phương gieo cấy tại trung tâm để chọn lọc cá thể G0. Kết quả đánh giá chọn lọc các cá thể G0 như sau:

 Giống lúa Nếp cái hạt cau:

+ Số cá thể thực hiện: 70 cá thể

+ Số cá thể G0 loại: 20 cá thể

+ Số các thể đạt: 50 cá thể.

– Giống lúa Nếp cẩm

+ Số cá thể thực hiện: 60 cá thể

+ Số cá thể G0 loại: 00 cá thể

+ Số các thể đạt: 50 cá thể.

Kết quả chọn lọc G0 dòng vật liệu nếp cái hạt cau và nếp cẩm được thể hiện tại bảng 5a, 5b

Bảng 5a: Kết quả đánh giá các dòng G0 lúa Nếp cái hạt cau vụ xuân 2021

STT Mã số cá thể Chiều cao thân (cm) Chiều dài trục chính của bông (cm) Số bông/ cây Số hạt chắc/

cây

KL 1000 hạt (g) Năng suất (g/khóm) Đ/KĐ
1 D1 147,2 28,5 5 587 27,4 16,08 Đ
2 D2 142,8 28,5 5 583 27,8 16,21 Đ
3 D3 146,4 28,6 5 637 28,0 17,24 Đ
4 D4 144,3 28,4 5 627 29,1 18,25 Đ
5 D7 148,0 28,0 5 517 27,7 18,32 Đ
6 D10 147,2 28,0 5 670 28,4 19,03 Đ
7 D11 146,7 28,5 5 606 27,9 18,91 Đ
8 D12 147,9 27,3 5 588 28,0 18,06
9 D13 147,0 28,3 5 579 28,0 16,63 Đ
10 D14 145,0 28,2 6 600 29,1 18,66 Đ
11 D15 145,3 27,5 5 660 28,3 19,19 Đ
12 D17 145,7 28,3 5 638 29,0 18,50 Đ
13 D18 145,6 27,3 5 643 28,6 18,39
14 D19 149,5 27,6 5 620 29,5 18,29
15 D21 145,8 27,9 5 634 28,0 18,21 Đ
16 D22 146,3 28,5 5 597 27,6 17,97 Đ
17 D23 147,2 27,5 6 540 26,8 18,20 Đ
18 D24 145,2 27,5 5 578 28,2 16,30 Đ
19 D25 129,5 27,9 6 702 28,3 18,23
20 D26 147,6 28,7 5 608 27,8 16,90 Đ
21 D28 145,2 27,6 5 631 31,0 22,16 Đ
22 D30 147,6 28,5 6 602 28,2 17,62 Đ
23 D32 145,2 28,6 5 620 27,7 17,17 Đ
24 D33 143,5 27,5 5 607 28,2 17,12 Đ
25 D34 142,6 28,0 5 580 27,9 17,81 Đ
26 D35 145,7 28,0 5 569 28,4 16,16 Đ
27 D36 144,5 28,2 5 604 27,7 18,12 Đ
28 D37 146,2 28,2 5 603 28,6 17,57 Đ
29 D38 145,8 27,6 6 590 28,5 17,16 Đ
30 D39 143,8 28,4 5 602 28,4 17,76 Đ
31 D40 143,4 28,5 6 605 29,0 18,76 Đ
32 D42 146,5 29,1 5 612 29,4 17,99
33 D44 145,3 28,1 6 543 28,2 19,29 Đ
34 D45 142,6 27,1 5 618 28,2 17,43
35 D46 144,5 28,2 5 591 28,0 16,55 Đ
36 D47 143,5 27,8 5 634 29,0 17,02 Đ
37 D48 145,8 27,8 5 571 28,9 15,93 Đ
38 D49 146,7 27,6 5 596 27,5 15,64 Đ
39 D50 148,0 28,5 6 645 28,3 19,19 Đ
40 D51 130,0 28,5 8 785 29,0 22,77
41 D52 132,0 27,3 5 798 27,8 15,76
42 D53 147,4 27,6 6 623 28,0 17,44 Đ
43 D54 147,4 27,2 5 564 28,1 16,85
44 D55 148,4 28,4 5 644 28,2 18,16 Đ
45 D56 144,4 28,5 5 607 27,8 16,87 Đ
46 D57 135,0 28,0 3 429 31,3 11,54
47 D58 147,5 28,1 6 600 29,2 17,52 Đ
48 D63 146,4 27,6 5 621 28,4 18,26 Đ
49 D64 145,3 27,5 5 638 28,6 18,25 Đ
50 D65 145,9 28,7 5 645 27,8 17,93 Đ
51 D66 146,8 27,8 6 656 28,7 16,86 Đ
52 D67 152,0 28,5 6 800 28,9 17,55
53 D68 147,7 27,5 5 567 27,5 18,56 Đ
54 D69 145,9 27,5 5 623 29,0 18,07 Đ
55 D70 147,2 28,1 5 564 27,8 15,68 Đ
56 D73 145,6 29,6 5 664 28,0 18,03
57 D74 147,4 27,1 6 627 27,9 16,94
58 D75 146,2 29,8 5 579 27,8 16,10
59 D76 145,7 28,5 5 541 28,0 18,65 Đ
60 D77 147,8 26,2 6 507 28,3 11,49
61 D78 146,3 28,5 5 570 29,0 17,43 Đ
62 D79 143,5 29,0 6 597 29,1 16,96
63 D80 142,5 28,6 6 602 33,5 23,36 Đ
64 D81 147,7 28,5 5 408 27,8 12,36 Đ
65 D82 145,8 29,5 5 631 24,5 20,23
66 D83 140,8 28,4 6 734 27,0 17,12
67 D84 153,6 27,5 8 393 27,8 16,49
68 D85 144,6 28,5 5 548 28,0 12,09 Đ
69 D86 147,0 27,4 6 407 29,0 18,65
70 D87 145,8 28,5 5 543 27,6 17,29 Đ
Trung bình 145,2 28,1 5,3 602,2 28,3 17,5  
Độ lệch chuẩn 3,96 0,62 0,69 72,73 1,07 1,99  

Bảng 5b: Kết quả đánh giá các dòng G0 lúa Nếp cẩm vụ xuân 2021

STT Mã số cá thể Chiều cao thân (cm) Chiều dài trục chính của bông (cm) Số bông/ cây Số hạt chắc/

cây

KL 1000 hạt (g) Năng suất (g/khóm) Đ/KĐ
1 D90 95,7 21,6 5 541 22,3 22,5
2 D91 94,2 21,6 5 507 22,3 19,3 Đ
3 D92 96,7 21,9 6 570 22,2 19,2 Đ
4 D93 94,8 22,0 5 577 22,3 19,3 Đ
5 D94 94,4 24,6 7 602 23,2 20,2
6 D95 96,2 21,8 6 508 22,2 19,2 Đ
7 D98 96,5 21,3 5 531 22,5 19,5 Đ
8 D99 95,5 21,3 4 834 22,1 19,1
9 D101 95,5 21,6 3 293 22,1 19,1
10 D108 96,0 21,8 5 548 22,5 19,5 Đ
11 D114 96,1 20,9 8 407 22,2 19,2
12 D115 96,2 20,8 5 543 22,5 19,5 Đ
13 D121 96,0 21,2 6 548 22,5 19,5 Đ
14 D123 95,4 21,7 6 486 22,5 19,5 Đ
15 D124 95,2 21,6 6 525 22,4 19,4 Đ
16 D125 95,2 21,6 5 565 22,5 19,5 Đ
17 D128 97,7 21,6 5 528 22,3 19,3 Đ
18 D129 85,6 21,3 7 487 23 20
19 D130 95,9 21,5 6 499 22,4 19,4 Đ
20 D132 96,6 21,2 5 493 22,5 19,5 Đ
21 D133 96,8 21,3 6 488 22,2 19,2 Đ
22 D137 95,3 20,6 6 488 22,4 19,4 Đ
23 D139 95,3 21,8 6 498 22,2 19,2 Đ
24 D140 97,6 21,6 5 493 22,5 19,5 Đ
25 D143 95,2 21,6 6 480 22,6 19,6 Đ
26 D144 95,0 20,8 6 478 22,5 19,5 Đ
27 D145 95,6 21,6 5 488 22,4 19,4 Đ
28 D148 95,7 20,5 5 475 22,6 19,6 Đ
29 D149 96,9 21,6 6 472 22,4 19,4 Đ
30 D151 97,4 21,2 5 506 22,5 19,5 Đ
31 D152 95,6 21,2 5 512 22,5 19,5 Đ
32 D153 94,9 21,5 6 502 22,5 19,5 Đ
33 D154 97,5 16,6 3 432 22,2 19,2
34 D158 98,2 21,1 6 513 22,3 19,3 Đ
35 D161 96,2 20,8 5 535 22,5 19,5 Đ
36 D162 96,3 20,9 6 508 22,6 19,6 Đ
37 D163 95,9 21,8 6 482 22,4 19,4 Đ
38 D164 97,2 21,2 6 471 22,2 19,2 Đ
39 D165 97,1 20,9 6 551 22,5 19,5 Đ
40 D166 96,2 21,3 6 576 22,6 19,6 Đ
41 D167 95,3 21,3 5 480 22,4 19,4 Đ
42 D168 95,6 16,5 5 520 22,6 19,6
43 D169 96,3 21,0 5 510 22,3 19,3 Đ
44 D170 97,6 20,7 5 538 22,3 19,3 Đ
45 D171 97,9 20,8 5 500 22,5 19,5 Đ
46 D174 96,1 20,9 6 570 22,3 19,3 Đ
47 D175 105,9 20,7 5 601 20,4 17,4
48 D176 96,2 20,9 5 573 22,8 19,8 Đ
49 D177 97,2 21,0 5 549 22,4 19,4 Đ
50 D178 97,2 20,9 6 539 22,5 19,5 Đ
51 D179 97,3 21,7 5 556 22,6 19,6 Đ
52 D180 95,6 21,2 6 544 22,5 19,5 Đ
53 D181 95,2 21,2 5 512 22,4 19,4 Đ
54 D183 97,0 21,6 6 543 22,4 19,4 Đ
55 D184 94,9 21,1 5 519 22,6 19,6 Đ
56 D185 96,4 21,5 6 545 22,7 19,7 Đ
57 D186 97,7 21,8 5 502 22,5 19,5 Đ
58 D189 97,0 21,6 6 512 22,5 19,5 Đ
59 D190 97,2 21,3 5 535 22,4 19,4 Đ
60 D192 90,6 20,2 8 625 23,6 14
Trung bình 96,1 21,2 5,5 521,9 22,4 19,4  
Độ lệch chuẩn 2,21 1,04 0,87 64,12 0,36 0,87  

Read more

IV.Kết luận.

Trong vụ xuân 2021, đã thu thập được tổng số 4 vật liệu giống lúa bản địa. Trong đó đánh giá được 02 dòng vật liệu phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại trung tâm là nếp cái hạt cau và nếp cẩm. Các giống này có đặc điểm sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Tiến hành chọn lọc, đánh giá các cá thể G0 đối với 2 giống lúa nếp cái hạt cau và nếp cẩm. Kết quả chọn được 100 cá thể G0 (50 dòng nếp cái hạt cau, 50 dòng nếp cẩm).

 

KS. Lưu Thị Hoa
Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng

Làm chủ Công nghệ sản xuất và chế biến nấm dược liệu Linh chi tại Viện Nông nghiệp

Sau nhiều năm nghiên cứu, ứng dụng và thực nghiệm nhiều dự án KHCN, Trung tâm phát triển công nghệ sinh học, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã thực hiện thành công nhiều dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sản xuất và chế biến nấm Linh chi, nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Nấm Linh chi được nghiên cứu và sản xuất tại Viện Nông nghiệp

Viện đã làm chủ và chủ động xây dựng quy trình trồng nấm Linh Chi sử dụng công nghệ tưới phun sương tự động, trồng 2 vụ trong 1 năm, mỗi năm sản xuất ra 30.000 vạn bịch nấm Linh Chi các loại, tạo ra 4 sản phẩm từ nấm Linh Chi gồm trà túi lọc Linh chi, rượu Linh Chi, Linh chi lát, Linh chi quả thể; Các sản phẩm đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với quy mô hàng hóa lớn để cung ứng ra thị trường.

7 Bước Trồng Nấm Linh Chi Đỏ Mang Lại Năng Suất Cao 2021
Nấm Linh chi được nghiên cứu và sản xuất tại Viện Nông nghiệp

Nấm Linh Chi được xem như loại dược liệu quý có tác dụng giải độc, kiện não, tiêu đờm, lợi niệu, cây có thể dùng làm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và làm thuốc chữa, phòng bệnh ung thư dạ dày, ung thư vú và là một loại thực phẩm chế biến nhiều món ăn ngon…

Nấm Linh Chi Bon Sai của Viện Nông nghiệp với hình thù bắt mắt

Hiện tại, các sản phẩm từ nấm Linh Chi của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa được phân ra 3 loại lớn nhỏ, nấm Linh Chi loại 1 đường kính cánh lớn hơn 8 cm là 700.000-900.000 đồng/kg. Nấm Linh Chi loại 2 lớn hơn 5 cm có giá 550.000– 700.000 đồng/kg, nấm Linh chi loại 3 dưới 5 cm giá bán từ 150.000-200.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ được bán rộng rãi trong tỉnh.

Phạm Thị Lý

TP, Phòng Phân tích và Thí nghiệm

Cởi trói cây dược liệu: Nguy cơ cạn kiệt, tuyệt chủng nhiều loại cây dược liệu

Thu hàng nghìn tỉ đồng/năm từ cây dược liệu

Lạng Sơn là tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển cây dược liệu. Với diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên 616.700 ha (chiếm 74,2% đất tự nhiên), trong đó rừng tự nhiên khoảng 279.888 ha với hệ sinh thái đa dạng và khí hậu độc đáo.

Lạng Sơn có hơn 30 nghìn ha cây hồi, lớn nhất nước, mỗi năm cho giá trị trên 1.500 tỷ đồng. Ảnh: Trung Quân.

Lạng Sơn có hơn 30 nghìn ha cây hồi, lớn nhất nước, mỗi năm cho giá trị trên 1.500 tỷ đồng. Ảnh: Trung Quân.

Bên cạnh đó, diện tích rừng nguyên sinh còn khá nhiều và tiềm năng về cây làm thuốc tương đối lớn. Trong đó, có nhiều loại cây thuốc quý như cây hồi, quế, sa nhân, ngũ gia bì gai, củ gió…

Đối với cây dược liệu lâu năm, Lạng Sơn là tỉnh có diện tích trồng cây nguyên liệu hồi lớn nhất cả nước với trên 30.000 ha, tập trung ở các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Cao Lộc, Chi Lăng… Sản lượng thu hoạch hàng năm đạt khoảng 10.000 – 14.000 tấn quả hồi khô (còn gọi là hoa hồi), giá trị sản phẩm năm 2020 ước đạt khoảng 1.558 tỷ đồng.

Vùng trồng quế diện tích trên 3.000 ha, sản lượng hàng năm khoảng trên 800 tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện Tràng Định, Bình Gia, Bắc Sơn… Hiệu quả kinh tế ước đạt 250 triệu đồng/ha/năm. Sa nhân hiện có gần 300 ha, sản lượng thu hoạch trên 26 tấn, được trồng chủ yếu tại huyện Đình Lập (203,97 ha) và Tràng Định (77,17 ha)…

Đối với cây dược liệu khác, toàn tỉnh có 788 loài cây thuốc, thuộc 514 chi, 175 họ của 6 ngành thực vật bậc cao (thực vật có mạch) và nhóm nấm.

Ông Vi Văn Phúc, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đình Lập (Lạng Sơn) nhận định: Bản thân cây dược liệu phát triển tự nhiên và được người dân trồng từ nhiều năm nay nên việc phát triển sản xuất có nền tảng thuận lợi.

Những năm gần đây, người dân bắt đầu ý thức được giá trị kinh tế mà cây dược liệu mang lại. Từ đó, từng bước đã nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn, phát triển và khai thác dược liệu một cách bài bản.

Hồi là cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế chủ lực cho ngành nông nghiệp Lạng Sơn. Ảnh: Trung Quân.

Hồi là cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế chủ lực cho ngành nông nghiệp Lạng Sơn. Ảnh: Trung Quân.

Cũng theo ông Phúc, huyện Đình Lập có đầy đủ tiềm năng và điều kiện để đưa cây dược liệu trở thành một trong những sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của huyện. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cung cấp nguyên liệu sản xuất thuốc phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân và hướng tới xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Tằng, thôn Khe Dăm, xã Lâm Ca (Đình Lập, Lạng Sơn), người tiên phong đưa cây chè hoa vàng về trồng tại rừng cạnh nhà chia sẻ: Hiện, gia đình ông có 3.500 cây cả mọc tự nhiên và trồng mới, trong đó có 2.000 cây tự trồng. Đến năm 2020, rừng trà hoa vàng trồng mới của ông mới bắt đầu có hoa nên ông mới thu bói được 60 kg. Với giá bán 600.000 – 800.000 đồng/kg, hiệu quả kinh tế bước đầu rất khả quan.

Theo ông Tằng, chè hoa vàng có thể thu cả hoa và lá già làm thuốc. Ngoài ra, cây trồng này có ưu điểm vượt trội hơn so với các cây trồng trên đất đồi và núi khác như keo, thông. Bởi keo, thông trồng 5- 6 năm cho thu hoạch, nhưng sau đó phải trồng mới lại từ đầu. Còn trà hoa vàng chỉ trồng 1 lần và cho thu hoạch lâu dài.

Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng

Tỉnh Lạng Sơn hình thành và phát triển 2 hệ sinh thái rừng khác nhau rất đặc trưng, đó là hệ sinh thái rừng núi đất và hệ sinh thái rừng núi đá với thảm thực vật dưới tán rừng tự nhiên đa dạng các loài cây thảo mộc rất có giá trị trong chữa trị bằng thuốc nam.

Từ năm 1990 đến nay, diện tích rừng tự nhiên núi đất được thay thế bằng các cây lâm nghiệp như bạch đàn, keo và nhiều cây kinh tế khác. Hệ quả là cây thuốc nam vốn sẵn có dưới tán rừng tự nhiên cũng biến mất theo.

Trước nguy cơ cạn kiệt, gần đây, một số người dân tại Lạng Sơn đã bắt đầu gây dựng các vườn nuôi trồng cây dược liệu từ nguồn tự nhiên. Ảnh: Trung Quân. 

Trước nguy cơ cạn kiệt, gần đây, một số người dân tại Lạng Sơn đã bắt đầu gây dựng các vườn nuôi trồng cây dược liệu từ nguồn tự nhiên. Ảnh: Trung Quân. 

Theo ông Trần Văn Tuyến, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Lạng Sơn: Trước kia, nguồn dược liệu thông dụng thường chỉ bị khai thác nhỏ lẻ, với số lượng ít, theo mùa vụ như các loại: Ba kích, khúc khắc, kê huyết đằng, nhân trần, ích mẫu, thanh hao hoa vàng. Tuy nhiên từ thập kỷ 80 – 90 của thế kỷ trước trở lại đây, nhiều loài cây dược liệu như cát sâm, kê huyết đằng, thổ phục linh, đỗ trọng nam, sói rừng, lan kim tuyến, bảy lá một hoa… trên địa bàn tỉnh đều bị khai thác thu mua tới cạn kiệt.

Có những loại dược liệu bị khai thác đến cùng kiệt, có khả năng tuyệt chủng như bảy lá một hoa, lan kim tuyến…, một số dược liệu quý chỉ còn là tiêu bản trong phòng thí nghiệm. Khâu chế biến còn non yếu cũng làm cho tình trạng “chảy máu dược liệu” càng nặng nề hơn.

Hầu hết cây dược liệu (trừ hồi, quế) hiện nay được trồng chủ yếu phục vụ nhu cầu nhỏ lẻ của các thầy thuốc hoạt động trong lĩnh vực y học cổ truyền, chưa có diện tích và sản lượng lớn để cung cấp cho công nghiệp sản xuất và chế biến. Công tác chế biến còn nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là chế biến thô…

Hiện nay, thương lái thu mua đặt hàng từ người dân bằng cách thu hái từ tự nhiên theo thời vụ để cung cấp cho thị trường. Tại các vùng sản xuất hồi, quế chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nông dân trong tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Trên địa bàn tỉnh hiện mới có 2 cơ sở chế biến tinh dầu hồi và 1 cơ sở chế biến cây cà gai leo. Nhìn chung, cơ sở chế biến và công nghệ còn thô sơ, thủ công nên hiệu quả, giá trị sản xuất chưa cao.

Tập trung phát triển 16 loài cây dược liệu

Với tiềm năng vô cùng lớn, Lạng Sơn đã triển khai thực hiện quy hoạch một số cây dược liệu là cây trồng chủ lực của tỉnh cần quan tâm đầu tư và phát triển.

Năm 2014, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển vùng cây nguyên liệu gắn với chế biến và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Vườn ươm cây chè hoa vàng của ông Nguyễn Văn Tằng ở thôn Khe Dăm, xã Lâm Ca (Đình Lập, Lạng Sơn). Ảnh: Trung Quân.

Vườn ươm cây chè hoa vàng của ông Nguyễn Văn Tằng ở thôn Khe Dăm, xã Lâm Ca (Đình Lập, Lạng Sơn). Ảnh: Trung Quân.

Theo đó, giai đoạn 2021-2030, Lạng Sơn định hướng xây dựng mở rộng vùng dược liệu ba kích tại huyện Đình Lập lên 680 ha, trong đó trồng mới 355 ha, sản lượng dự tính đạt 3.740 tấn củ tươi.

Vùng trồng hồi tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng với sản lượng trung bình đạt 15.000 tấn/năm. Giai đoạn 2026-2030 phấn đấu trồng dược liệu dưới tán rừng là 500 ha/năm, mở rộng diện tích cây hồi lên 22.150 ha, trong đó trồng mới 1.240 ha, sản lượng hồi tươi dự tính đạt 57.387 tấn. Sản lượng vỏ quế đạt 3.000 tấn/năm.

Theo ông Vũ Văn Thịnh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn: Tới đây, Lạng Sơn sẽ tập trung phát triển 16 loài dược liệu, bao gồm 13 loài bản địa như: Ba kích, đinh lăng, địa liền, hồi, quế, sa nhân tím… và 3 loài nhập nội là bạch chỉ, bạch truật, địa hoàng (ưu tiên phát triển ba kích, gấc, địa hoàng, duy trì và khai thác bền vững hồi và quế trên diện tích đã có).

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng, công nhận, bảo hộ và bảo tồn các giống cây dược liệu; nghiên cứu và phát triển giống dược liệu mới, do phần lớn bộ giống dược liệu trong nuôi trồng hiện nay vẫn dựa vào các giống địa phương nên năng suất thấp.

Khẩn trương di thực những cây thuốc quý về vườn thuốc của gia đình, các vườn thuốc của trạm y tế xã hay các mô hình vườn thuốc, rừng bảo tồn cộng đồng. Trước hết là bảo tồn, sau đó có cơ hội nhân rộng.

 

Nguồn: nongnghiep.vn

Trần Anh Đức (st)

Ứng dụng KHCN trong thụ tinh nhân tạo để cải tạo nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn trâu, bò

Ứng dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) trên đàn trâu, bò đã và đang giúp cải tạo đáng kể tầm vóc đàn gia súc của địa phương. Hầu hết con lai F1 sau khi được sinh ra bằng phương pháp TTNT đều có tầm vóc cao hơn so với giống gia súc địa phương từ 20-30%. Hơn nữa, phương pháp này còn giúp tăng nhanh đàn trâu, bò lai và khả năng di truyền, cho phép sử dụng rộng rãi những giống đực có năng suất cao đến các hộ, trang trại chăn nuôi gia súc. Từ đó, tạo bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi.

Từ năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (nay là Trung tâm Khảo Nghiệm và Dịch vụ vật Nuôi trực thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa) đã nghiên cứu sáng tạo giải pháp "Sử dụng công nghệ lai tạo và một số giải pháp kỹ thuật để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất của đàn trâu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa". Thực hiện giải pháp đã cho tỷ lệ đậu thai đạt 50%, Nghé lai F1 sinh ra có khả năng sinh trưởng, thích nghi rất tốt với điều kiện chăn nuôi của Thanh Hóa, cho tỷ lệ sinh trưởng cao hơn 15 % khối lượng cơ thể so với giống trâu nội. Giải pháp đã đạt giải nhì toàn quốc tại Cuộc thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật toàn quốc VIFOTECK năm 2011. Bên cạnh đó, việc thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản suất tinh trâu cọng rạ phục vụ công tác cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn trâu tại  Thanh Hoá” đã đầu tư cở sở vật chất, trang thiết bị và du nhập trâu đực giống Murrah để huấn luyện khai thác tinh trâu đông lạnh, sản phẩm tinh trâu đông lạnh được thí nghiệm phối giống cho đàn trâu cái nội tại huyện Thọ Xuân và thị xã Bỉm Sơn. Kết quả đã tạo được sản phẩm nghé lai F1 sinh ra có ngoại hình mang đặc trưng của giống Murrah, khối lượng tăng cao hơn so với  trâu nội 15%. Từ kết quả có được, Trung tâm đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, hướng dẫn cho người dân chăn nuôi trâu trên địa bàn tỉnh về công nghệ thụ tinh nhân tạo (TTNT) bằng tinh trâu cọng rạ giống Murrah, sau 10 năm (từ năm 2011 đến năm 2020) áp dụng công nghệ tỷ lệ đàn trâu lai trên địa bàn tỉnh đã đạt 30% (Tổng đàn toàn tỉnh hiện nay khoảng 180.000 con, trong đó có 54.000 trâu lai).

Với đàn bò lai, kết quả thực hiện nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh “Đánh giá khả năng sinh trưởng và chống chịu bệnh của bê lai F1 đực BBB x Cái lai Zebtrên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, giai đoạn 2015 – 2018 đã tạo Bò lai F1 BBB được thị trường ưu chuộng, hiệu quả  kinh tế cao hơn giống bò Brahman 25%. Đến nay đã đào tạo nhiều kỹ thuật viên dẫn tinh làm công tác TTNT, tập huấn nhiều đợt cho người dân chăn nuôi bò cái sinh sản kỹ thuật TTNT bằng tinh đông lạnh giống bò đực BBB nhập khẩu. Kết quả bò lai chiếm hơn 60% tổng đàn bò trên địa bàn tỉnh (tổng đàn bò trên địa bàn tỉnh khoảng 204.000 con) trong đó, đặc biệt đã lại tạo được giống bò lai cao sản chiếm 10% ( khoảng 20.000 con) bằng các giống bò thịt như Droughmaster và BBB.

Việc ứng dụng phương pháp TTNT đã và đang giúp nhiều hộ chăn nuôi trâu, bò nâng cao được tầm vóc con nuôi, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Chẳng hạn, gia đình bà Lê Thị Mận, xã Xuân Thành, huyện Thường Xuân cho thấy: trước đây, đàn bò cái của gia đình bà đều được phối giống bằng phương pháp truyền thống. Năm 2016, được sự hỗ trợ của cán bộ thú y xã, gia đình bà đã sử dụng tinh bò Brahman để thực hiện TTNT. Sau khi bò cái được phối có chửa, gia đình bà kết hợp cho ăn thức ăn tự nhiên và thức ăn hỗn hợp trong cả quá trình mang thai. Nhờ đó, bê con sinh ra có ngoại hình to, khỏe, lớn nhanh, đạt năng suất cao hơn khoảng 20-25% so với bò địa phương. Tại huyện Thiệu Hóa, việc phối tinh bò BBB với bò cái nền zebu đã giúp tỷ lệ phối giống đạt cao, bê lai thế hệ F1 sinh ra có trọng lượng phù hợp, khỏe mạnh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường sống, dễ nuôi, tạp ăn, tốc độ sinh trưởng cao, bình quân đạt 20-24 kg/tháng. Bê lai có chất lượng thịt thơm, ngon, mềm. Để đẩy mạnh công tác TTNT, nâng cao tầm vóc cho đàn trâu, bò trên địa bàn, huyện tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tinh trâu, tinh bò ngoại cho các hộ chăn nuôi phối bằng phương pháp TTNT với giống trâu, bò cái địa phương để tạo ra con lai có tầm vóc, năng suất cao. Đồng thời, hỗ trợ 1 phần kinh phí cho các hộ dân mua bò đực lai F1 BBB để thuần dưỡng, sau đó lựa chọn bò cái nền zebu trên 75% máu ngoại, có ngoại hình đẹp, trọng lượng đạt từ 280 kg trở lên để phối giống.

Từ những thành công trên, ngày 29/10/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 4435/QĐ-UBND về việc nhập khẩu bò đực sản xuất tinh cọng rạ đông lạnh phục vụ chương trình cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn bò trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hiện tại đã nhập khẩu bò đực nuôi tân đáo tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Với trang thiết bị hiện đại được UBND tỉnh Thanh Hóa đầu tư phục vụ công tác lưu giữ, sản xuất tinh cọng rạ. Dự kiến năm 2021, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa sẽ sản xuất và cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 30.000 liều tinh trâu và 200.000 liều tinh bò thịt chất lượng cao và tiếp tục đào tạo kỹ thuật viên dẫn tinh cho cán bộ khuyến nông, thú y trên địa bàn các huyện trong tỉnh.

Một số hình ảnh trâu, bò đực giống và các con lai được lại tạo tại Thanh Hóa

Trâu đực giống Murrah đang được khai thác sản xuất tinh đông lạnh tại Thanh Hóa
Nghé lai F1Murrah được sinh ra từ tinh trâu đực giống Murrah bằng phương pháp TTNT
Bò đực giống Brahman được nhập khẩu từ Mỹ hiện đang nuôi dưỡng tại Thanh Hóa

 

 

Nghé lai F1Murrah được sinh ra từ tinh trâu đực giống Murrah bằng phương pháp TTNT
Bê lai Brahman ( Cái Zebu x đực Brahman) sinh ra tại Thanh Hóa

 

TS. Nguyễn Đình Hải

Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Thực hiện các giải pháp phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, do ảnh hưởng của thời tiết, vụ thu mùa 2019 sẽ có các loài sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại, như: Bệnh lùn sọc đen phương nam có nguy cơ gây hại cao; sâu cuốn lá dự kiến sẽ có 3 lứa, gây hại nặng trên diện rộng, nhất là ở các huyện ven biển, vùng bán sơn địa, trên trà lúa mùa sớm, chính vụ giai đoạn đẻ nhánh.

Sâu đục thân 2 chấm dự báo sẽ phát sinh từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8 trên lúa mùa sớm và chính vụ, giai đoạn đẻ nhánh và đến giữa tháng 9 sẽ gây hại nặng cho trà lúa trổ muộn giai đoạn trổ đến chín sữa. Rầy nâu, rầy lưng trắng dự báo sẽ gây hại nhẹ ngay từ giai đoạn mạ, gây hại nặng vào giai đoạn lúa trổ – chín sữa, vào thời điểm cuối tháng 8, đầu tháng 9 sẽ gây cháy cục bộ trên diện rộng nếu không có biện pháp phòng, trừ kịp thời. Trong điều kiện nắng nóng kéo dài, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đen lép hạt dự báo sẽ gây hại nặng trên các giống lúa lai và lúa thuần Trung Quốc, nhất là trên những ruộng bón thừa đạm, làm đất không kỹ…

Trên cơ sở dự báo, dự tính tình hình sâu bệnh có thể xảy ra trong vụ thu mùa, vào các giai đoạn cụ thể, ngay từ đầu vụ, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện các giải pháp nhằm phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng trong toàn vụ thu mùa 2019.

Để bảo vệ cây trồng trước nguy cơ sâu bệnh trong vụ thu mùa 2019, với phương châm phòng là chính, nên ngay từ khi thu hoạch lúa chiêm xuân, huyện Quảng Xương đã chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân thu hoạch lúa chiêm xuân đến đâu khẩn trương giải phóng đất đến đó nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh. Thành lập ban chỉ đạo sản xuất ngay từ đầu vụ, phân công lãnh đạo, cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở, kiểm tra, theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến sâu bệnh, dự tính khả năng phát sinh của các loại sâu bệnh để có biện pháp phòng, trừ thích hợp, hiệu quả. Cùng với đó, huyện cũng đã có kế hoạch phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị của ngành nông nghiệp, các đơn vị truyền thông để tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân nhận biết, phát hiện dịch hại và các biện pháp phòng, trừ hiệu quả khi có dịch bệnh xảy ra.

Đồng hành cùng với các địa phương trong công tác phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng trong vụ thu mùa, từ tháng 5-2019, chi cục bảo vệ thực vật đã xây dựng phương án phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng trong vụ thu mùa năm 2019, từ đó làm cơ sở, định hướng để các địa phương triển khai thực hiện. Chi cục bảo vệ thực vật cũng đang đẩy mạnh thực hiện công tác điều tra, phát hiện, dự báo chính xác tình hình dịch hại; đồng thời, kiểm tra, theo dõi, nắm chắc diễn biến và sự phân bố của các đối tượng dịch hại trên đồng ruộng, dự tính khả năng phát sinh trong thời gian tới, xác định mức độ gây hại để tham mưu kịp thời các biện pháp xử lý cho các địa phương. Tăng cường phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ thực vật, nhất là kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn, đào tạo chuyên sâu, tuyên truyền và triển khai xây dựng mô hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng kỹ thuật, xây dựng các chương trình giám sát chất lượng thuốc bảo vệ thực vật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đã và đang triển khai trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả trong sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường sinh thái.

Để công tác phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng trong vụ thu mùa đạt hiệu quả cao, chi cục bảo vệ thực vật khuyến cáo chính quyền các địa phương và bà con nông dân cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách) khi thực hiện phun trừ các đối tượng sâu hại. Đồng thời, đẩy mạnh công tác chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là chương trình IPM, 3 giảm, 3 tăng, tức là: 3 giảm gồm: Giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm phân đạm; 3 tăng gồm: Tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo và tăng hiệu quả kinh tế. Hoặc ứng dụng công nghệ SRI, gồm: Cấy mạ non, cấy thưa, cấy 1 dảnh, sử dụng phân dúi vào sản xuất… nhằm tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh sớm, tăng tính chống chịu với dịch hại. Hạn chế tối đa những giống lúa nhiễm rầy, mẫn cảm với bệnh lùn sọc đen phương nam vào gieo trồng trong vụ thu mùa.

Nguồn tin: http://baothanhhoa.vn

Tăng cường công tác điều tra và phòng, chống sâu keo mùa Thu hại ngô và cây trồng khác

Thực hiện Chỉ thị số 4962/CT-BNN-BVTV ngày 15/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, về việc tăng cường công tác phòng, chống sâu keo mùa Thu (Spodoptera frugiperda J.E. Smith) hại ngô.

Sâu keo mùa Thu  là loài sâu hại mới, xâm nhập vào nước ta từ tháng 4 năm 2019; vào Thanh Hóa từ ngày 17/4/2019 . Đây là loài sâu hại có khả năng di trú rất xa, vòng đời ngắn, có nhiều lứa và thời gian các lứa sâu đan xen nhau nên khó khăn cho công tác phòng, chống. Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, ở vụ Xuân năm 2019 sâu keo mùa Thu đã xuất hiện và gây hại hầu hết các vùng trồng ngô, tổng diện tích nhiễm 406,8 ha (nhiễm nặng 29,2). Vụ Hè Thu năm 2019 sâu keo mùa Thu tiếp tục gây hại, đến nay tổng diện tích nhiễm 206,2 ha (nhiễm nặng 26,0 ha). Tập trung ở các huyện Thường Xuân, Yên Định, Như Xuân, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa,… Dự báo trong thời gian tới, sâu keo mùa Thu sẽ tiếp tục phát sinh gây hại cây ngô trên diện rộng, nguy cơ giảm năng suất và sản lượng nếu không được phòng, chống kịp thời.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu keo mùa Thu gây ra và bảo vệ an toàn sản xuất cây ngô, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị:

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các phòng ban chuyên môn của địa phương thực hiện nghiêm túc một số nội dung sau:

– Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, thống kê mức độ, diện tích nhiễm sâu keo mùa Thu trên ngô và các cây trồng khác; hướng dẫn nông dân chủ động tổ chức thực hiện công tác phòng chống theo quy trình kỹ thuật tại công văn số 1584/SNN&PTNT-BVTV ngày 08/5/2019 và thuốc sử dụng phòng chống sâu keo mùa Thu tại công văn số 1585/SNN&PTNT-BVTV ngày 08/5/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT.

– Tổ chức điều tra, đánh giá nhằm xác định các giống ngô có khả năng kháng, chống chịu với sâu keo mùa Thu để thông tin, hướng dẫn nông dân sử dụng thay thế các giống ngô đã bị sâu keo mùa Thu gây hại nặng.

– Khuyến cáo nông dân áp dụng triệt để các biện pháp sinh học, sử dụng bẫy bả để thu bắt và tiêu diệt trưởng thành; sử dụng các biện pháp thủ công (thu gom và tiêu diệt ổ trứng, sâu non) và các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng để giảm mật độ sâu keo mùa Thu trên đồng ruộng. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp mật độ sâu cao bằng các loại thuốc sau: Bacillus thuringiensis (V.K 16 WP, 32 WP, Biocin 16WP, 8000SC);Spinetoram (Radiant 60SC); Indoxacarb (Clever 150SC, 300WG, DuPont Ammate 30WG, 150EC, Sunset 300WG); Lufenuron(Match 050EC),… Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”.

2. Đối với các đơn vị trực thuộc Sở:

a) Phòng Trồng trọt: Hướng dẫn các địa phương áp dụng các biện pháp canh tác, bố trí mùa vụ hợp lý để hạn chế tác hại của sâu keo mùa thu.

b) Chi cục Bảo vệ thực vật: Tiếp tục chỉ đạo các Trạm bảo vệ thực vật các huyện, thị xã, thành phố tăng cường cán bộ điều tra, hướng dẫn và chỉ đạo nông dân các biện pháp phòng chống kịp thời sâu keo mùa Thu.

Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là các hành vi lợi dụng dịch bệnh để kinh doanh thuốc giả, thuốc không đảm bảo chất lượng và tăng giá thuốc.

c) Trung tâm Khuyến nông: Phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật thông tin, tuyên truyền và tổ chức các Diễn đàn Khuyến nông @ với chủ đề phòng, chống sâu keo mùa Thu.

Xây dựng các mô hình khuyến nông về quản lý dịch hại tổng hợp sâu keo mùa Thu hại ngô ở địa phương, nhất là những vùng trọng điểm ngô trong tỉnh./.

Nguồn tin: Chi cục Bảo vệ thực vật

Tăng cường quản lý Nhà nước về giống cây trồng

Hằng năm, toàn tỉnh sử dụng khoảng 11.000 tấn giống lúa, 1.000 tấn giống ngô, 2.000 tấn giống lạc, 300 tấn giống đậu tương và hàng triệu giống cây lâm nghiệp, cây ăn quả… Trong đó, nhiều giống cây trồng mới có chất lượng được đưa vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc xuất hiện trôi nổi những loại giống cây trồng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng chưa bảo đảm vẫn còn diễn ra. Do đó, công tác quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng cần được siết chặt hơn nữa để bảo đảm năng suất, hiệu quả đầu tư, đáp ứng được yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

 

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thông qua việc xây dựng các mô hình khảo nghiệm, nhiều giống lúa, ngô chất lượng, năng suất cao đã được đưa vào sản xuất, hiệu quả kinh tế tăng lên qua từng mùa vụ. Đồng thời, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật trong lĩnh vực giống ở các địa phương đã được tăng cường, giúp chuyển biến nhận thức của nông dân trong việc lựa chọn giống. Do đó, việc cung ứng giống các cây trồng phổ biến như lúa, ngô, rau màu đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất. Bên cạnh đó, những năm gần đây, tỉnh ta đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây ăn quả, cây lâm nghiệp vào sản xuất, nên nhu cầu về những loại giống cây này rất lớn. Song, người dân lại chưa thể tìm kiếm được một địa chỉ tin cậy để lựa chọn cây giống. Đa số, người sản xuất vẫn lựa chọn giống cây theo cảm tính và truyền miệng.

Trong vai người đi tìm mua giống cây ăn quả, chúng tôi tìm hiểu tại một cửa hàng tại đường Nguyễn Trãi, phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa). Chủ cơ sở cho biết, tại cửa hàng có bán rất nhiều loại giống cây ăn quả, như: Cam, bưởi, xoài, vú sữa… Tùy từng loại giống, kích cỡ và nguồn gốc xuất xứ, giá dao động từ 20.000 – 200.000 đồng/cây. Theo quan sát, chỉ có một số cây giống có ghi nhãn mác vườn ươm, còn lại là “không tên tuổi”. Khi được hỏi về cam kết chất lượng giống, hầu hết các chủ cơ sở chỉ khẳng định bằng miệng mà không có bất cứ loại giấy tờ nào chứng minh. Tương tự, với loại giống cây lâm nghiệp, việc tìm mua khá dễ dàng, nhưng về nguồn gốc xuất xứ vẫn chưa thực sự minh bạch.

Thực trạng kinh doanh giống cây trồng tự phát trên địa bàn tỉnh đang là bài toán khó đối với cơ quan chuyên môn trong việc kiểm soát, giám sát chất lượng giống cây trồng. Bởi, phần lớn các cơ sở, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh đều nhỏ lẻ, tự phát với nhiều loại giống cây trồng khác nhau; trong khi lực lượng làm công tác quản lý giống cây trồng còn mỏng, các thiết bị phục vụ kiểm tra, lấy mẫu sản phẩm còn hạn chế. 6 tháng đầu năm 2019, Sở NN&PTNT đã thực hiện 2 cuộc thanh tra liên ngành về việc chấp hành các quy định về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Theo đó, đoàn công tác đã lấy 85 mẫu giống cây trồng, tại 59 lượt cơ sở kinh doanh để kiểm tra, đánh giá chất lượng. Qua kiểm tra, đoàn công tác đã phát hiện 3 mẫu vi phạm về chất lượng. Lỗi vi phạm chủ yếu về tỷ lệ hạt nảy mầm và hạt giống khác, đã xử phạt hành chính 3 hộ kinh doanh vi phạm với số tiền 18,450 triệu đồng. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát mới chỉ thực hiện được ở những loại giống cây trồng như ngô, lúa… còn đối với các loại giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, việc giám sát, kiểm tra còn bỏ ngỏ.

Trao đổi về chất lượng giống cây trồng, ông Lê Việt Đông, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật giống cây trồng Thanh Hóa, cho biết: Hiện nay, trên thị trường tỉnh ta đa dạng các loại giống cây trồng, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân. Tuy nhiên, người dân cần thận trọng khi lựa chọn giống đưa vào sản xuất, nhất là với quy mô lớn và những loại cây trồng có chu kỳ đầu tư dài, vốn lớn như cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Do đó, người sản xuất cần lựa chọn giống tại các cơ sở sản xuất uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Với các giống cây được du nhập từ các vùng có khí hậu, thổ nhưỡng khác, cần có thời gian khảo nghiệm sự thích nghi để hạn chế rủi ro khi đưa vào trồng đại trà.

Để thực hiện thành công kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp thì vấn đề chất lượng giống cây trồng giữ vai trò quan trọng. Chính vì vậy bên cạnh việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng để người dân trong tỉnh chủ động được nguồn giống cây trồng chất lượng tốt, thì các sở, ngành có liên quan, các lực lượng chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nắm được kiến thức pháp luật về giống. Đồng thời, tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, lấy mẫu trên thị trường để đánh giá thực trạng về chất lượng giống cây trồng nông nghiệp. Tổ chức tập huấn điều kiện kinh doanh giống cây trồng và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các đơn vị cung ứng, sản xuất giống cây trồng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm về chất lượng giống cây trồng.