BÀI THAM LUẬN: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP LIÊN KẾT CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO GẮN VỚI KHU CÔNG NGHỆ CAO TỈNH THANH HÓA

I. Khái quát hoạt động của các khu công nghệ cao ở Việt Nam

Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

Trên thế giới công nghệ cao đã được triển khai và đạt được nhiều thành công ở các nước phát triển, các chỉ số về quy mô và cơ sở vật chất, nhân lực được tổng hợp từ mô hình tại các nước như Canada, Mỹ, Hàn Quốc giai đoạn 2010 – 2020 được thể hiện như: Mô hình 108 Khu CNC đại học ở Mỹ và Canada (năm 2012) với điện tích bình quân 48 ha/ khu, số tòa nhà làm việc 07, diện tích làm việc 23225 m2, diện tích ươm tạo 2322 m2, số tổ chức/ khu 26, người làm việc 2752, số việc làm / ha 57 và số ha/ doanh nghiệp 1,8 ha; Khu CNC Hsinchu – Hàn Quốc ( năm 2016) với diện tích  1342 ha, số tổ chức 487, người làm việc 147.624, số việc làm / ha 110, số ha/ doanh nghiệp 2,75 ha và doanh thu là 34,56 tỉ USD/ năm; cơ cấu nhân lực ở các KCN cao với cơ cấu chất lượng trình độ bình quân: Trình độ tiến sĩ 18,5%, Thạc sĩ 9,8%, Kỹ sư và cử nhân 6,5 % và nhân viên sản xuất & hành chính 64,8%; Cơ cấu các loại hình tổ chức khu CNC với điển hình Khu CNCDeadeak Hàn quốc ( 2015): Tổ chức là viện nghiên cứu công lập 9 tổ chức, các cơ quan quốc gia & công lập 19 tổ chức, các tổ chức phi lợi nhuận 29 tổ chức, các trường đại học 7 tổ chức, các doanh nghiệp 1521 tổ chức.

Việt Nam Nghị định 99/2003/ NĐ – CP đã đưa ra khái niệm “ Là khu kinh tế – kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới  xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập nhằm: (1) Nghiên cứu – phát triển và ứng dụng công nghệ cao; (2) Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; (3) Đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Theo đó, tại Việt Nam đã thành lập khu công nghệ cao Hòa Lạc đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1998, tiếp theo là Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2002. Để thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ ở miền Trung, một khu công nghệ cao thứ ba được thành lập tại Đà Nẵng vào năm 2010. Đến năm 2018, Chính phủ có quyết định thành lập khu công nghệ sinh học Đồng Nai.

Các khu công nghệ cao hoạt động đã thu hút được các nguồn lực đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế của đất nước, chẳng hạn; Khu công nghệ cao Hòa lạc đã thu hút được 100 dự án đầu tư (gồm 33 dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử, 19 dự án tự động hóa, 13 dự án vật liệu mới, 9 dự án công nghệ sinh học và 26 dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.) với tổng vốn đầu tư 95.100 tỷ đồng, nhiều tập đoàn hàng đầu trong nước có dự án đầu tư vào khu công nghiệp như Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel (Viettel) với 5 dự án trị giá 3,7 nghìn tỷ đồng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Vingroup với 3 dự án trị giá 9,02 nghìn tỷ đồng, Tập đoàn FPT với 4 dự án trị giá 5,43 nghìn tỷ đồng và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) với 2 dự án trị giá 3,765 tỷ đồng. Các công ty lớn nước ngoài cũng tham gia hoạt động như hai dự án của Tập đoàn Nidec Nhật Bản về nghiên cứu, phát triển, sản xuất và kinh doanh mô-đun nhiệt hiệu suất cao, phát triển và sản xuất động cơ DC không chổi than; dự án Hanwha Aerospace của Hàn Quốc sản xuất phụ tùng, linh kiện cho động cơ máy bay và động cơ tua-bin khí công nghiệp.

Khu Công nghệ cao TP.HCM thu hút 165 dự án (gồm 53 dự án FDI và 112 dự án trong nước) với tổng vốn đầu tư khoảng 11 tỷ USD…

Nói chung, các khu công nghệ cao đã và đang thực hiện các lợi ích, từ chia sẻ kiến ​​thức, tiếp cận cơ sở nghiên cứu, thực hiện thử nghiệm, đánh giá đến nâng cao phương pháp sản xuất, đổi mới thương mại. Không ngừng gia tăng giá trị của chuỗi cung ứng, thu hút các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước. Tập hợp được lực lượng trí thức KH&CN trong nước, trí thức Việt kiều và các nhà KH&CN nước ngoài để nghiên cứu, sáng tạo và chuyển giao công nghệ cho sản xuất. Ươm tạo các doanh nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, góp phần tạo ra một lực lượng sản xuất mới có trình độ hiện đại làm hạt nhân cho nền công nghiệp phát triển.

Phát triển công nghệ cao, công nghệ thông minh, là xu thế và yêu cầu tất yếu hiện nay trong nền kinh tế; qua đó nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm, thay đổi mạnh mẽ phương thức tổ chức sản xuất, thúc đẩy công nghệ chế biến và các ngành dịch vụ phát triển; nâng cao trình độ lao động khoa học công nghệ. Với tiềm năng, lợi thế như: diện tích đất sản xuất nông nghiệp, mặt nước nuôi trồng, khai thác thủy hải sản lớn, điều kiện tự nhiên đa dạng, dân số đông, cùng với điều kiện giao thông thuận lợi đã cho thấy việc đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống ở Thanh Hóa vẫn chưa tương xứng với tiềm năng; vẫn còn có những ách tắc cần tháo gỡ, đó là: tổng quy mô sản xuất lớn nhưng manh mún nhỏ lẻ, ứng dụng khoa học công nghệ chưa đồng bộ, các sản phẩm chủ yếu mới ở dạng nguyên liệu, việc chế biến sâu còn rất hạn chế, thị trường xuất khẩu chưa được mở rộng,  doanh nghiệp tuy có tăng nhưng đa phần còn yếu cả về năng lực và nguồn lực. Trong khi đó, khoa học công nghệ chính là nhân tố cho sự phát triển của tỉnh với định hướng hình thành nền kinh tế tri thức, xây dựng nền sản xuất, dịch vụ tiên tiến, sản phẩm công nghệ cao có giá trị tăng cao, có sức lan tỏa khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế xanh, bền vững. Do đó xây dựng khu công nghệ cao tại Thanh Hóa là hướng đi tất yếu,  đây sẽ là một khu kinh tế khoa học công nghệ được xây dựng và phát triển trên cơ sở liên kết nhằm tập trung phát huy các nguồn lực về khoa học và công nghệ cao, hình thành một lực lượng sản xuất hiện đại. Tuy nhiên, cần phải đánh giá và định hướng những hoạt động khoa học công nghệ phù hợp, có thể rút kinh nghiệm và bài học từ những khu công nghệ cao trên cả nước để xây dựng khu công nghệ cao đặc thù riêng cho Thanh Hóa.

Thu hoạch cá chim vảy vàng tại Nha Trang – Kết quả của dự án đổi mới sáng tạo.

II. Định hướng và giải pháp trong liên kết về hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cao gắn với khu công nghệ cao Thanh Hóa

Định hướng

Với nhu cầu khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế phù hợp với Thanh Hóa, tại Quyết định 153/QĐ –TTg ngày 27/02/2023 về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến 2045 đã xác định: Phát triển Khu công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Trung tâm động lực phía tây ( Lam Sơn – Sao Vàng); việc xây dựng khu công nghệ cao cần tập trung nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập trung đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ cao. Trong đó, từ nay đến 2030 và định hướng đến 2045 cần tập trung định hướng phát trên từng ngành – lĩnh vực như sau:

Về nông nghiệp:

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh, hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa quy mô lớn, có chất lượng cao; gắn với hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hữu cơ vào các hoạt động nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động. Ngoài ra, còn ứng dụng các công nghệ cao để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Các sản phẩm nghiên cứu tạo ra từ khu công nghệ cao phải được trình diễn và ứng dụng vào sản xuất trên địa bàn tỉnh ( Kế hoạch Số: 260/KH-UBND Thanh Hóa, ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, thông minh; hình thành các các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao và phát triển chuỗi giá trị từ sản xuất,  chế biến, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 – 2030)

Về công nghiệp:

Công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có giá trị và có năng suất cao, trong đó trọng tâm là: Sản phẩm lọc hóa dầu, khí hóa lỏng, nhựa, hóa chất, điện tử viễn thông, dược phẩm và thiết bị y tế và các ngành công nghiệp hạ nguồn khác như may mặc, dệt may, da giày, thức ăn gia súc và chế biến thực phẩm; quan tâm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Có cơ chế, chính sách đột phá để thu hút và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp nặng, trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo dựng mối liên kết giữa vùng nguyên liệu chế biến với cơ sở sản xuất. Phát triển hợp lý các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ưu tiên thu hút một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao như thiết bị và linh kiện điện tử, vật liệu mới, tự động hóa…để tạo ra các động lực tăng trưởng mới. Giai đoạn 2021-2025 tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp đạt 16,4%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt 12,2%/năm ( Quyết định Số: 506/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnhThanh Hóa, ngày 28 tháng 01 năm 2022 về phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến 2030)

Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại.

 Tập trung phát triển các nhóm ngành sau:

 Qua đó, một số lĩnh vực công nghệ cao được định hướng phát triển như: (1) lĩnh vực công nghiệp: Nhóm ngành hóa chất, cao su, nhựa; Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng; Nhóm ngành thực phẩm và đồ uống; Nhóm ngành dệt may, da giày; Nhóm ngành chế biến lâm sản; Nhóm công nghiệp chế biến chế tạo khác; Lĩnh vực nông nghiệp; (2) Về nông nghiệp: Ưu tiên trên một số lĩnh vực về giống, vật tư, công nghệ sinh học, quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp hữ cơ, nông nghiệp xanh trong trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả đã được khẳng định; bảo quản, chế biến sản phẩm nông sản, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thông minh; thực hiện chuyển đổi số ( ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ chuyển đổi số, nhân lực chuyển đổi số, quy trình chuyển đổi số); thiết lập và quản lý mã vùng trồng, vùng nuôi, vùng khai thác phù hợp các quy định, hàng rào kỹ thuật của thị trường trong nước , xuất khẩu.… Đây là những lĩnh vực, công nghệ cao có tính trọng tâm và quyết định đến sự phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa bởi nó có thể áp dụng ngay vào thực tiễn sản xuất và đời sống để tạo sản phẩm có giá trị cao. Tuy nhiên, các lĩnh vực này đòi hỏi phải tập trung nguồn lực lớn từ môi trường làm việc đến cơ sở hạ tầng, thiết bị, nhân lực chất lượng cao cho các hoạt động nghiên cứu (Phòng nghiên cứu, truyền thông tiên tiến, lực lượng lao động nghiên cứu có trình độ cao trong nước và Quốc tế đến dịch vụ hậu cần…).

Ứng dụng Công nghệ cao trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm tại Viện Nông nghiệp
Ứng dụng Công nghệ cao trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm tại Viện Nông nghiệp
Ứng dụng Công nghệ cao trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm tại Viện Nông nghiệp
Ứng dụng Công nghệ cao trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm tại Viện Nông nghiệp

Giải pháp chủ yếu

2.1. Thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: (1) Chú trọng việc đào tạo, thu hút chuyên gia Khoa học công nghệ, tiên phong thực hiện thí điểm một số chính sách thu hút chuyên gia khoa học và công nghệ của UBND tỉnh và Trung ương bao gồm cả chuyên gia trong nước và nước ngoài để thúc đẩy phát triển đa lĩnh vực nghiên cứu và mở rộng quan hệ quốc tế; (2) Dự báo, xác định rõ cơ cấu, tiêu chuẩn, số lượng, cấp độ nguồn nhân lực chất lượng cao theo ngành – lĩnh vực cho từng thời kỳ để thu hút, đào tạo trên địa bàn để đón đầu phục vụ trực tiếp nhân lực cho khu công nhệ cao của tỉnh và các dự án công nghệ cao trong tỉnh theo hướng tiếp cận với các mô hình đã thành công ở trên thế giới; (3) Tăng cường liên kết đào tạo nhân lực chất lượng cao nói chung theo nhu cầu theo ngành – lĩnh vực, ưu tiên phân khúc đào tạo nghề đang thiếu. hạn chế với các cơ sở đào tạo trong tỉnh và trong nước ( Hà Nội, TP – Hồ Chí Minh, Đà Nẳng và các địa phương có thế mạnh); (4) Rà soát, xây dựng cơ chế đào tạo nâng cao chất lượng, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trình độ đại học – trên đại học trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp gắn liên kết từ các sở, ngành và hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.2. Khuyến khích hoạt động theo không gian mở; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các Doanh nghiệp, tài chính, tư vấn hành chính – thương mại, các trường đại học và các doanh nghiệp được liên kết huy động tài chính để hoạt động khoa học và công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu để ứng dụng vào sản xuất và đời sống. Tạo điều kiện cho lực lượng lao động trẻ có trình độ được trao quyền thương mại hóa ý tưởng nghiên cứu.

2.3. Hợp tác, thu hút các tập đoàn, các doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX có hàm lượng khoa học công nghệ ( Tập đoàn, doanh nghiệp KHCN) trong tỉnh, trong nước và nước ngoài phù hợp ngành – lĩnh vực đầu tư vào Khu công nghệ cao; tỉnh tập trung nguồn lực đầu tư hình thành khu công nghệ cao động lực tạo hạt nhân thúc đẩy phát triển và hình thành các lĩnh vực công nghệ cao của tỉnh. .

2.4. Liên kết chặt chẽ và sử dụng năng lực kỹ thuật của các Trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu… trong tỉnh phục vụ hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao KHCN để giảm tải đầu tư và mở rộng – bù đắp không gian, quỹ đất có tiềm năng phát triển CNC, công nghệ thông minh nhằm kết nối, liên kết với Khu công nghệ cao động lực (Trong nông nghiệp: Khu công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng: Mô hình phát triển chăn nuôi, thủy sản khó có không gian phù hợp…cần có dự án không gian mở gắn kết nối khu CNC động lực để bù đắp các lỗ hỗng không gian)  .

2.5. Khuyến khích đổi mới sáng tạo và tạo môi trường kinh tế thuận lợi;

Tài trợ cho các doanh nghiệp mới, tạo ra một nền kinh tế dựa trên tri thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu/đổi mới: Hoạt động chính của khu công nghệ cao là thúc đẩy khả năng cạnh tranh giữa các nhóm nghiên cứu để khuyến khích họ và cải thiện kết quả của họ và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thương mại hóa sáng tạo.

2.6. Sau khi khu CNC được hịnh thành: Tỉnh xây dựng chính sách đặc thù cho khu công nghệ cao, các dự án công nghệ cao liên kết vệ tinh của các trường, viện, cơ sở nghiên cứu tạo thuận lợi thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ: Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế nhập khẩu, ưu đãi về tiền thuê đất… Ngoài ra những ưu đãi khác như: Doanh nghiệp có dự án trong khu công nghệ cao sẽ được hỗ trợ thủ tục xuất nhập cảnh, hỗ trợ nhà ở cho chuyên gia, hỗ trợ vay vốn ngân hàng địa phương…

TS.Nguyễn Đình Hải
Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Chủ động nâng cao trình độ, duy trì ổn định công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất các sản phẩm khoa học công nghệ

Viện nông nghiệp Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp Khoa học công lập trực thuộc UBND tỉnh. Theo kế hoạch, năm 2025 viện đi vào tự chủ. Vì vậy, việc đầu tiên phải kể đến đó là xây dựng các sản phẩm, đặc biệt sản phẩm khoa học công nghệ mang thương hiệu Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.  

Các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Khu nuôi trồng Nấm Linh Chi đạt tiêu chuẩn ATVSTP của Viện Nông nghiệp
Khu nhà lưới đạt tiêu chuẩn ATVSTP của Viện Nông nghiệp
Khu nhà lưới đạt tiêu chuẩn ATVSTP của Viện Nông nghiệp

Quyết định đến dự tồn tại và phát triển của sản phẩm đó là chất và lượng, cùng với đó vấn đề nâng cao trình độ, duy trì ổn định công tác vệ sinh an toàn thực phẩm là không thể thiếu. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) nói chung và công tác quản lý chất lượng ATTP các sản phẩm khoa học công nghệ nói riêng trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, triển khai quyết liệt, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo môi trường và sức khoẻ nhân dân. Đặc biệt, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vệ sinh ATTP đến năm 2020. Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp và PTNT đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các sở, ngành liên quan, thực hiện có hiệu quả các giải pháp để nâng cao chất lượng, ATTP, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng giá trị nông sản thực phẩm, khoa học công nghệ.

Trong những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa nói chung, phòng Phân tích và thí nghiệm nói riêng đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các sở, ngành liên quan, thực hiện có hiệu quả các giải pháp để nâng cao chất lượng, ATTP, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng giá trị Sản phẩm công nghệ sinh học. Chủ động năng cao trình độ, dùy trì ổn định công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất các sản phẩm khoa học công nghệ. Kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra của từng sản phẩm. Trong đó giải pháp xây dựng và phát  triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xem là hướng đi phù hợp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu.

Việc xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã đem lại những hiệu quả thiết thực như: thay đổi nhận thức, kiến thức về đảm bảo ATTP, nâng cao kỹ năng quản lý, kiểm soát, nhận diện và đánh giá nguy cơ về ATTP của các tác nhân tham gia chuỗi, giúp kiểm soát hiệu quả từng công đoạn và toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm chất lượng, ATTP; tạo liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở tham gia vào chuỗi sản xuất, tăng hiệu quả, trách nhiệm của mỗi cơ sở trong việc đảm bảo về chất lượng, ATTP sản phẩm; phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại gắn với cơ sở sơ chế, chế biến, kênh phân phối, mạng lưới phân phối tiêu thụ nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, đồng thời tạo nguồn sản phẩm lớn.

Công tác xây dựng và xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã tạo ra một lượng sản phẩm đảm bảo nguồn thực phẩm chất lượng, ATTP có kiểm soát. Các sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn có nhãn, logo nhận diện, có tem truy xuất nguồn gốc, được minh bạch thông tin và quảng bá tại các điểm bán sản phẩm an toàn, qua các hội thảo, phóng sự, truyền thông qua website của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Viện Nông nghiệp Thanh Hóa; Phòng phân tích và thí nghiệm đã đáp ứng các điều kiện để người tiêu dùng có sự lựa chọn sử dụng sản phẩm an toàn cũng giải quyết một phần bức xúc, cải thiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm Khoa học công nghệ, góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất của cơ sở tham gia chuỗi.

Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Tồn tại hạn chế

– Vẫn có một số sản phẩm khoa học công nghệ chưa ký kết được các hợp đồng ổn định lâu dài, chưa tham gia vào chuỗi sản phẩm, tạo uy tín trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm từng công đoạn sản xuất theo chuỗi. Đây là khâu yếu nhất trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hiện nay.

Nguyên nhân

Chủ quan

– Chưa thực sự đầu tư đồng bộ hóa các máy móc, thiết bị sản xuất;

– Chưa có giải pháp mạnh mẽ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và quảng bá thường xuyên liên tục đối với sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi;

– Kinh phí phân tích mẫu kiểm nghiệm phục vụ xác nhận chuỗi, kinh phí hậu kiểm mẫu sau xác nhận còn nhiều hạn chế ngoài ra chí phí xây dựng bao bì, nhãn mác, tem nhận diện sản phẩm là tương đối lớn, làm tăng giá thành sản phẩm nên chưa được triển khai thực hiện.

 Khách quan

– Sản xuất các sản phẩm khoa học công nghệ vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa có các vùng sản xuất tập trung quy mô sản phẩm đủ lớn và ổn định nên phần nào cũng gặp khó khăn trong việc tham gia liên kết thực hiện mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

(1). Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức thái độ và việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng ATTP cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm; có chính sách khuyến khích, huy động, thu hút nguồn lực cho đầu tư xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với quy mô lớn, giá trị kinh tế cao.

 (2). Minh bạch hóa thông tin, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu, định hướng tiêu dùng… để tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm của các chuỗi. Xây dựng hệ thống cửa hàng phân phối giới thiệu sản phẩm, đưa sản phẩm an toàn sản xuất theo chuỗi đến người tiêu dùng nhằm thay đổi dần tập quán của người tiêu dùng trong việc sử dụng các sản phẩm an toàn chất lượng cao.

(3). Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo ATTP cho tiêu dùng trong nước và hương xuất khẩu.

 (4). Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm khoa học công nghệ an toàn lợi thế của tỉnh nhằm phát huy vai trò, sự liên kết chặt chẽ giữa các bên: nhà quản lý, nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bền vững.

(5). Mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác quốc tế thông qua các hội chợ triển lãm thương mại quốc tế, xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức để quảng bá sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa ra thị trường trong và ngoài nước để nhiều người biết đến sản phẩm thực phẩm an toàn.

Cuối cùng chúng tôi xin khẳng định: An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Lê Thị Mai
PTP. Phân tích và Thí nghiệm

Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa kiểm tra và làm việc tại Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và Dịch vụ vật nuôi.

Ngày 26/4, đồng chí Nguyễn Đình Hải, Bí thư Đảng ủy – Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa kiểm tra và làm việc tại Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và Dịch vụ vật nuôi.

Đồng chí Nguyễn Đình Hải và 02 Lãnh đạo Trung tâm

Theo báo cáo của lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu khảo nghiệm và Dịch vụ vật nuôi (Trung tâm), từ khi thành lập và sáp nhập đến nay, Trung tâm đã phát thực hiện nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu chọn, tạo, sản xuất các loại giống vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản và công nghệ sinh học; từng bước áp dụng thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm thủy sản và chăn nuôi; nghiên cứu, phối hợp nghiên cứu về các loại bệnh trên vật nuôi; nghiên cứu về dịch tễ học và đề xuất cáac biện pháp phòng trị; nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến dịch bệnh chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; thử nghiệm các hóa dược, vắcxin trên vật nuôi. Bên cạnh đó, Trung tâm đang thực hiện các nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn, phát triển và nhân thuần giống vật nuôi (Ngan Sen, Vịt Cổ lũng, Bò Vàng …) và giống thủy sản quý, hiếm (Ngao dầu, Tôm Thẻ …). Hợp tác đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các quy trình kỹ thuật, công nghệ xử lý ô nhiễm, đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sàn. Xây dựng hệ thống thông tin, kiểm định, chứng nhận chất lượng và cơ sở dữ liệu phục vụ phòng ngừa, cảnh báo dịch bệnh trong sản xuất thủy sản, chăn nuôi.

Đ/c Nguyễn Đình Hải thực địa kiểm tra tại khu nghiên cứu nhân giống

Đến nay, Trung tâm đang thực hiện tốt một số nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen Bò vàng: Thực hiện ghép đôi giao phối, theo dõi đánh giá tỷ lệ có chửa, đẻ cao; Bảo tồn nguồn gen Ngan Sen; Vịt cổ lũng: Đảm bảo số lượng đàn, tỷ lệ sống là 100%, định kỳ thu và ấp 300 trứng vịt; Nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen giống thuỷ sản: Bảo tồn nguồn gen cá Lăng chấm và cá ngạnh sông: Chuyển sang chế dộ nuôi vỗ tích cực 50 cá Lăng chấm và 200 cá ngạnh sông: Lắp đặt 2 máy bơm tạo dòng cháy trong ao, 2 máy tạo mưa, chuyển sang chế độ ăn sang nuôi vỗ tích cực nằm kích thích tuyến sinh dục của cá đảm bảo yêu cầu ký thuật để lựa chọn đàn cá bố mẹ cho đẻ vào tháng 4. Xuất bán hơn 3 triệu cua giống trong quý 1/2023…

Đ/c Nguyễn Đình Hải thực địa kiểm tra tại các khu sản xuất
Đ/c Nguyễn Đình Hải thực địa kiểm tra tại các khu sản xuất

Qua kiểm tra, đánh giá tại buổi làm việc đồng chí Nguyễn Đình Hải biểu dương Trung tâm có những hoạt động chuyên nghiệp, sáng tạo, nhờ tận dụng được công nghệ trong nghiên cứu và sản xuất hiệu quả để kịp thời bổ trợ cho sự phát triển nền nông nghiệp của tỉnh.

Đồng chí cũng định hướng và chia sẻ thêm những thách thức trong thời gian tới đối với Trung tâm và yêu cầu cần phải đoàn kết, kỷ cương, yêu nghề và thực hiện thành công các nhệm vụ, đề tài, dự án đã các cấp có thẩm quyền giao và phê duyệt. Xây dựng các cơ sở dữ liệu trên nền tảng công nghệ thông tin, phát huy các tiềm năng lợi thế đã có, tập trung phối hợp đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực vật nuôi và nuôi trồng thủy sản. Từng bước tạo các lợi thế cạnh tranh, xây dựng thương hiệu và khẳng định thương hiệu trên thị trường.

Bùi Tuấn Anh
Chánh Văn phòng Viện

Đại hội Công đoàn Viện Nông nghiệp Thanh Hóa lần thứ I nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Chiều ngày 17/3/2023, Công đoàn Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở lần thứ I nhiệm kỳ 2023 – 2028.  Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Đình Hải,  Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Nông nghiệp; đồng chí Lương Thị Huyền Phó chủ tịch công đoàn viên chức tỉnh; một số đại biểu đơn vị bạn và toàn thể đoàn viên công đoàn Viện Nông nghiệp.

Nhiệm kỳ 2019-2022, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Viện Nông nghiệp và Thường trực Công đoàn Viên chức tỉnh, Công đoàn lâm thời Viện Nông nghiệp đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao, triển khai thực hiện thắng lợi các Nghị quyết, Chính sách của Đảng và Nhà nước; đã hoàn thành các chương trình, kế hoạch công tác và các chỉ tiêu đề ra, góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

Toàn cảnh Đại hội
Ban Lãnh đạo Viện Nông nghiệp tham dự và chỉ đạo Đại hội
Các đại biểu tham dự Đại hội
Các đại biểu tham dự Đại hội
Các đại biểu tham dự Đại hội
Các đại biểu tham dự Đại hội

Công tác tuyên truyền, giáo dục được quan tâm đẩy mạnh và có nhiều đổi mới về phương thức tuyên truyền, tận dụng ưu thế của internet và mạng xã hội kết hợp với hệ thống văn bản điện tử của cơ quan. Vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động từng bước được đảm bảo. Ban chấp hành Công đoàn lâm thời đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đoàn viên được tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ, quy định có liên quan trực tiếp đến đoàn viên công đoàn.

Đại diện Đoàn Chủ tịch trình bày các báo cáo tại Đại hội.
Đại diện Đoàn Chủ tịch trình bày các báo cáo tại Đại hội.
Đại diện Đoàn Chủ tịch trình bày các báo cáo tại Đại hội.

Cơ chế dân chủ tại cơ sở được đảm bảo. Các hoạt động an sinh xã hội, hỗ trợ, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, người lao động được quan tâm, thông qua các chương trình, hoạt động thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc. Công đoàn đã thực hiện tốt chức năng tham gia quản lý, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công chức và người lao động.

Các chế độ, chính sách về tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, BHTN và các phụ cấp khác được chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, luân chuyển, nâng lương cho CBVCLĐ được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch.

Công tác động viên, thăm hỏi khi đoàn viên ốm đau, gia đình có việc hiếu, việc hỷ được thực hiện chu đáo, kịp thời. Đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn đột xuất được công đoàn hỗ trợ và đề xuất với công đoàn cấp trên xem xét hỗ trợ.

Hoạt động xã hội của công đoàn tiếp tục được duy trì tốt. Công đoàn đã vận động CBVCLĐ đóng góp các loại quỹ, phong trào như: Quỹ phòng chống COVID-19, Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ “Hỗ trợ đoàn viên CNVCLĐ Công đoàn Thanh Hóa”…

Đồng chí Nguyễn Đình Hải, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Đồng chí Lương Thị Huyền, Phó Chủ tịch Công đoàn viên chức tỉnh phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Viện Nông nghiệp đề ra mục tiêu tiếp tục đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan. 100% đoàn viên có việc làm ổn định, đời sống ngày một nâng lên;…

Phát phiếu bầu cử Ban Chấp hành Công đoàn khóa mới cho Đại biểu
Phát phiếu bầu cử Ban Chấp hành Công đoàn khóa mới cho Đại biểu
Phát phiếu bầu cử Ban Chấp hành Công đoàn khóa mới cho Đại biểu
Ban Lãnh đạo Viện Nông nghiệp thực hiện việc bỏ phiếu bầu BCH Công đoàn khóa mới
Các đại biểu thực hiện việc bỏ phiếu bầu BCH Công đoàn khóa mới

Với tinh thần đoàn kết, thống nhất cao, Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Công đoàn Báo Thanh Hóa lần thứ I, nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 09 đồng chí; đồng chí Phạm Thị Lý, Trưởng phòng Phân tích và Thí nghiệm tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Công đoàn Viện Nông nghiệp lần thứ I, nhiệm kỳ 2023-2028.

Các đồng chí trong BCH công đoàn lâm thời lên nhận quà kỷ niệm hoàn thành kết thúc nhiệm kỳ
Ban Lãnh đạo Viện chúc mừng BCH Công đoàn mới, nhiệm kỳ 2023-2028
Đại diện Công đoàn Viên chức tỉnh chúc mừng BCH Công đoàn mới, nhiệm kỳ 2023-2028
Đại diện các Công đoàn bạn chúc mừng Đại hội Công đoàn Viện thành công tốt đẹp
Tập thể Ban Lãnh đạo Viện, BCH Công đoàn Viện, Đại diện Công đoàn viên chức tỉnh và cán bộ, viên chức Viện Nông nghiệp chụp ảnh lưu niêm

Một số chương trình Văn nghệ chào mừng Đại hội Công đoàn Viện Nông nghiệp:

Trần Anh Đức
Văn phòng Viện

Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn Viện Nông nghiệp Thanh Hóa Lần thứ I, nhiệm kỳ 2023- 2028

Sáng ngày 20-4, vận động viên của các đơn vị trực thuộc Viện Nông nghiệp bao gồm: Khối Văn phòng Viện, Trung tâm NCKN & Dịch vụ Vật Nuôi, Trung tâm NCKN & Dịch vụ Cây trồng, Trung tâm TVQH & CLPT Nông nghiệp đã thi đấu các nội dung của hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn Viện Nông nghiệp Thanh Hóa Lần thứ I, nhiệm kỳ 2023- 2028.

 

Tham dự Lễ khai mạc có Ban Lãnh đạo Viện Nông nghiệp: Viện trưởng Nguyễn Đình Hải; 02 Phó Viện trưởng Lê Khắc Chiến và Hoàng Vũ Thảo cùng toàn thể cán bộ, chuyên viên và các vận động viên các Phòng, Trung tâm trực thuộc Viện.

Ban Lãnh đạo Viện Nông nghiệp tham dự Lễ khai mạc Hội thao
PGĐ. Trung tâm NCKN & DV Vật nuôi Lê Trần Thái, đại diện ban tổ chức Hội thao phát biểu công bố khai mạc Hội thao
Phó Viện trưởng, Hoàng Vũ Thảo đại diện cho Ban Lãnh đạo Viện phát biểu động viên và chúc Hội thao và các Vận động viện thành công tốt đẹp
GĐ. Trung tâm TVQHTT & CLPTNN Lê Chí Giang, đồng thời là vận động viên bộ môn Cầu lông đã thay mặt cho các Vận động viên đứng lên tuyên thệ Thi đấu theo tinh thần tự tin, hết sức mình vì màu cờ sắc áo. Đúng với những điều lệ mà BTC đã ban hành, không làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến giải đấu.
 Chánh Văn phòng, Bùi Tuấn Anh, đại diện tổ trọng tài tuyên thệ thực hiện Điều hành các trận đấu theo tin thần khách quan, trung thực, vô tư. Đúng với điều lệ mà BTC ban hành.
Các đội Vận động viên tham dự Hội thao

Tuy không chuyên, nhưng ở từng nội dung thi đấu, các vận động viên đã tích cực tham gia với tinh thần giao lưu, học hỏi, qua đó cống hiến những nội dung thi đấu đẹp mắt.

Thi đấu quyết liệt trong bộ môn bóng chuyền hơi nam
Thi đấu quyết liệt trong bộ môn bóng chuyền hơi nam
Nhưng vẫn có tinh thần thể thao rất đẹp

Với sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên, trận chung kết bóng bóng chuyền hơi nam giữa đội Trung tâm NCKN & Dịch vụ Vật NuôiTrung tâm NCKN & Dịch vụ Cây trồng diễn ra; Tuy là cầu thủ không chuyên nhưng các vận động viên đã thi đấu với tinh thần quyết tâm cao, cống hiến trận đấu hay với những pha bóng đẹp mắt, gay cấn. Song song với đó, các vận động viên bóng chuyền hơi nữ cũng tỏ ra không kém cạnh phái nam với màn rượt đuổi tỷ số ở set quyết định giữa Trung tâm NCKN & Dịch vụ Cây trồng và Phòng Phân tích và Thí nghiệm với tỷ số sát nút (22-20).

 

Bóng chuyền hơi nữ cũng tỏ ra không kém cạnh phái nam
Bóng chuyền hơi nữ cũng tỏ ra không kém cạnh phái nam

Cũng trong buổi sáng, các vận động viên tham gia tranh tài ở nội dung: Bóng bàn; cầu lông đơn nam, nữ; cầu lông đôi nam, nữ.

Bộ môn Cầu lông được tổ chức trong nhà
Nỗ lực cứu cầu của VĐV. Lê Tuấn Anh, P. Phân tích và Thí nghiệm
VĐV Lê Chí Giang (GĐ) và VĐV Trương Công Tuyến(PGĐ) thuộc đội cầu lông đôi nam Trung tâm TVQHTT & CLPTNN
VĐV Hoàng Văn Tuân (trái), GĐ. Trung tâm NCKN & DV Vật nuôi thi đấu bóng bàn cùng VĐV Lê Việt Đông (phải), PGĐ. Trung tâm NCKN & DV Cây trồng. Trọng tài bắt chính (giữa) Đặng Thăng Long, PTP. KHTH & HTQT
Trọng tài Bùi Tuấn Anh, CVP Viện bắt chính các trận đấu bóng chuyền hơi

Trong tiếng reo hò cổ vũ của cổ động viên, các vận động viên đã thi đấu nhiệt tình và cống hiến cho người xem những nội dung thi đấu sôi nổi, hấp dẫn.

Sự tham gia cổ vũ của các Khán giả, VĐV đã thi đấu hết mình
Sự tham gia cổ vũ của các Khán giả, VĐV đã thi đấu hết mình

Cũng trong buổi sáng ngày 20/4, sau khi đã có kết quả của tất cả các môn thi đấu, Đại diện BTC Hội thao, Ban Lãnh đạo Viện đã trao cúp, huy chương, hoa và khen thưởng cho các đoàn, VĐV đạt thành tích xuất sắc.

Viện trưởng Nguyễn Đình Hải trao giải cho các đội, VĐV cầu lông nữ, đôi nam nữ
Phó Viện trưởng Lê Khắc Chiến trao giải cho các đội, VĐV cầu lông nam, đôi nam nữ
Phó Viện trưởng, Hoàng Vũ Thảo trao giải cho các đội bóng chuyền hơi

Hội thao là dịp để cán bộ, công đoàn viên các đơn vị gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, tăng cường tình đoàn kết và là sân chơi bổ ích, lành mạnh, làm phong phú đời sống tinh thần để các cán bộ, công đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Trần Anh Đức
Văn phòng Viện

Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tham gia Đoàn công tác Ban Chỉ đạo 1729 của Tỉnh ủy thăm, khảo sát một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Lát.

Ngày 12/4/2023, đoàn công tác Ban Chỉ đạo 1729 của Tỉnh ủy do đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá, Trưởng Ban Chỉ đạo 1729 của Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, đã đi thăm, khảo sát một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Lát. Cùng tham gia có các đồng chí Phó trưởng Ban Chỉ đạo 1729 của Tỉnh ủy: Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên Ban Chỉ đạo.

Viện Nông nghiệp được Văn phòng Tỉnh ủy giao nhiệm vụ phối hợp với Công ty Cổ phần sản xuất chế biến nông lâm sản và vật tư Nông nghiệp Phúc Thịnh chuẩn bị con giống (gà, dê) để Đoàn công tác của tỉnh trao tặng cho một số hộ gia đình tại xã Mường Lý. Số lượng là 1000 con gà và 22 con dê sinh sản.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 1729 của Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và các thành viên trong đoàn đã đi thăm, khảo sát vùng trồng quế và tham gia trồng rừng tại xã Trung Lý và đến thăm, khảo sát mô hình trồng sắn và trao tặng con giống (gà, dê) cho các hộ gia đình ở xã Mường Lý.

Tại các điểm đến thăm đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị bà con cần thay đổi nhận thức, cách thức, chuyển từ tập quán sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa; chủ động, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ, vươn lên thoát nghèo bền vững; không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Cấp ủy, chính quyền huyện Mường Lát và xã Mường Lý tăng cường chỉ đạo, khuyến khích, hỗ trợ bà con đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa; hướng dẫn các hộ chăn nuôi làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hình thức chăn nuôi phù hợp với điều kiện của từng khu vực, từng đối tượng con nuôi và trình độ, tập quán sản xuất của người dân.

Một số hình ảnh hoạt động của Đoàn công tác:

Lê Trần Thái
PGĐ. Trung tâm NCKN & DV Vật nuôi

Bài tham luận Về “ Đổi mới tư duy, nhận thức, tác phong, lề lối làm việc góp phần nâng cao hiệu quả công việc thời gian qua” tại Viện Nông nghiệp nói riêng và công việc của một đảng viên nói chung.

Là đảng viên thuộc Đảng ủy Viện Nông nghiệp – đơn vị sinh hoạt thuộc Công đoàn viên chức tỉnh, tôi tên là Phạm Thị Lý – Ủy viên BCH đảng ủy Viện Nông nghiệp – Bí thư chi bộ phòng Phân tích và thí nghiệm – Trưởng phòng phân tích và thí nghiệm – Chủ tịch công đoàn cơ sở Viện Nông nghiệp, xin được tham luận với hội nghị chủ đề: Về “ Đổi mới tư duy, nhận thức, tác phong, lề lối làm việc góp phần nâng cao hiệu quả công việc thời gian qua” tại Viện Nông nghiệp nói riêng và công việc của một đảng viên nói chung.

Thưa toàn thể các đồng chí

Viện Nông nghiệp là đơn vị được Thủ thướng Chính phủ ra quyết định thành lập ngày 30 tháng 5 măn 2018, được sáp nhập từ 7 đơn vị trực thuộc của sở Nông nghiệp, phát triển nông thôn và sở Khoa học và công nghệ hợp thành.

Trong 3 năm qua, bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối, Đảng uỷ Viện Nông nghiệp đã kịp thời ban hành các văn bản[1] lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các chi bộ trực thuộc và các tổ chức chính trị xã hội tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Khoá XII) “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 phù hợp với tình hình thực tiễn tại Viện; xác định cụ thể, nội dung học tập và làm theo Bác, tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong học tập và nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận 97 ngày 15/5/2014, Kết luận 54 ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những chủ trương, chính sách về lĩnh vực an ninh lương thực, phòng, chống thiên tai, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm….Lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội; là vấn đề có tính chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.

 Nhận thức về vai trò, ý nghĩa cũng như hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, của cán bộ, đảng viên và người lao động tại Viện Nông nghiệp. Nhất là nhận thức của người cán bộ, đảng viên về vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn được nâng lên, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, Nhân dân cùng chung sức, đồng lòng với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Đồng thời, sứ mệnh khi ra đời mang tên Viện Nông nghiệp thuộc tỉnh Thanh Hóa là sự nỗ lực rất lớn, sự quan tâm hàng đầu của các cấp, sở ban ngành thuộc tỉnh Thanh Hóa rành ưu tiên cho lĩnh vực Nông nghiệp nói chung và dành cho Viện Nông nghiệp chúng tôi nói riêng.

Xác định được sự kỳ vọng của tỉnh, đảng ủy viện Nông nghiệp, tập thể lãnh đạo Viện Nông nghiệp đã chỉ đạo và điều hành đảng ủy, các chi bộ, đảng viên người lao động nhận định rõ việc “ Đổi mới tư duy, nhận thức, tác phong, lề lối làm việc góp phần nâng cao hiệu quả công việc thời gian qua” tại Viện Nông nghiệp. Từ khi sáp nhập đến nay có nhiều bước tiến quan trọng và dần ổn định được hướng đi cho lĩnh vực nông nghiệp với nhiệm vụ vừa nghiên cứu vừa sản xuất dịch vụ để sau năm 2025 Viện nông nghiệp sẽ tự chủ hoàn toàn.

Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ thường xuyên, đặt hàng và các nhiệm vụ khoa học công nghệ, Viện Nông nghiệp đã kịp thời ban hành các cơ chế, xây dựng quy chế nội bộ, hỗ trợ thúc đẩy phát triển để cán bộ thuộc đơn vị  luôn tạo được sự khích lệ, khuyến khích, chuyên tâm cho nhiệm vụ chuyên môn nhằm định hướng phát triển chung Viện nông nghiệp để tăng trưởng về kinh tế tăng thu nhập cho cán bộ trong nghề yên tâm công tác.

Tập thể lãnh đạo Viện Nông nghiệp luôn động viên, hỗ trợ về nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ, quán triệt tư tưởng bao cấp, trì trệ và bảo thủ, định hướng cơ chế dân chủ cơ sở, chủ động công việc, thảo luận phương pháp tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoán định mức, kinh thông tư tưởng thụ động, chờ đợi, rèn luyện tác phong xử lý công việc cuốn chiếu và khuyến khích tính tự chủ, tự giác của tất cả các đảng viên và tập thể người lao động từng bộ phận thuộc Viện Nông nghiệp.

Cán bộ, đảng viên, người lao động tại Viện Nông nghiệp luôn phát huy, duy trì và phát triển các sản phẩm từ nghiên cứu khoa học để ứng dụng và vận dụng vào thực tiễn sản xuất tại đơn vị, gắn việc sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm như: (12 loại sản phẩm nấm ăn nấm dược liệu, các sản phẩm lúa, gạo bắc Thịnh, rau, đậu, các sản phẩm từ hải sản, Tôm, Cua, cá đặc sản từ lĩnh vực thủy sản và đặc biệt rượu đông trùng hạ thảo được thực hiện từ khâu sản xuất đông trùng hạ thảo làm nền tảng.

Với cách làm linh hoạt của từng bộ phận, đảng viên được tập thể lãnh đạo Viện Nông nghiệp giao cho từ đầu năm đã được đẩy mạnh và đạt những kết quả tích cực, các sản phẩm đã dần được thị trường biết đến công nhận, đa phần cán bộ đã yên tâm công tác và thu nhập ổn định qua sự chỉ đạo, định hướng của tập thể lãnh đạo Viện Nông nghiệp.

 Xác định rõ, là cán bộ thuộc Viện Nông nghiệp, không đơn thuần là thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu khoa học thuần túy, mà phải linh hoạt, kết hợp giữa công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng sản xuất dich vụ để khích lệ tính chủ động, tư duy đổi mới, xóa bỏ sự trì trệ, ỷ lại của một số ít cán bộ, đảng viên thời gian trước, đồng thời đa dạng hình thức tổ chức sản xuất, nhất là triển khai các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả, thu nhập cao cho cán bộ và người dân liên quan. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi, giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm ra thị trường và có thu nhập cho cán bộ lao động tương xứng thời gian qua.

Thưa toàn thể các đồng chí

Những thành tích đạt được sau gần 5 năm thành lập Viện Nông nghiệp, sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Khoá XII) “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là hết sức tự hào, có ý nghĩa rất lớn, nhưng vẫn cần phải thẳng thắn chỉ ra các tồn tại, hạn chế đó là:

Vẫn còn lúng túng, thụ động, về tính chủ động của một số ít bộ phận đảng viên chưa đổi mới, thích ứng với tình hình hiện tại;

Công tác phát triển các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và sự kỳ vọng của các cấp, sở ban ngành trong tỉnh đối với Viện Nông nghiệp;

Việc mở rộng, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao; sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao còn ít, khả năng cạnh tranh thấp;

Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, tìm kiếm kênh tiêu thụ mới chưa được đẩy mạnh; việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn còn hạn chế;

Việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ còn chậm;

Việc duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng của thương hiệu các sản phẩm của Viện Nông nghiệp vẫn chưa ổn định, bền vững;

Nguồn lực đầu tư còn khiêm tốn; chưa hình thành nhiều các chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển nông nghiệp gắn với phát triển đô thị, dịch vụ còn rất hạn chế.

Thưa toàn thể các đồng chí

Trong không khí phấn khởi của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kỷ niệm 68 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ và hướng tới kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; cương vị là một đảng viên, tôi chân thành cảm ơn Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh cho phép tôi được trình bày tham luận của đơn vị mình góp phần nhỏ bổ sung số liệu đến Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

 Chủ tịch Hồ chí minh kính yêu của chúng ta là tấm gương cao đẹp về ý chí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước, thương dân tha thiết, tinh thần cách mạng vô sản, trong sáng. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là sự kết tinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, liên tục và lâu dài của Đảng ta. Mỗi người đảng viên chúng ta luôn thấm nhuần tư tưởng của Người, từ cá thể sẽ tạo nên tập thể, từ tập thể sẽ tạo nên phong trào để toàn đảng toàn dân luôn hướng theo và làm theo.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh và toàn thể quý đại biểu tại hội nghị đã tạo điều kiện cho tôi thời gian tham luận.

Tôi xin hết và chúc hội nghị thành công tốt đẹp!

[1] Kế hoạch số 02-KH/ĐU ngày 21/1/2022; Kế hoạch số 15-KH/ĐU ngày 24/2/2023

Phạm Thị Lý
TP. Phân tích và Thí nghiệm, Chủ tịch Công đoàn Viện

Đoàn Công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đến thăm quan mô hình phát triển sản xuất Quế, Quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Vừa qua Đoàn Công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa, trong đó có đại diện Viện Nông nghiệp là Viện trưởng Nguyễn Đình Hải đã có chuyến thăm quan mô hình phát triển sản xuất Quế, Quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Tiếp đón đoàn công tác là đại diện của UBND tỉnh Yên Bái, Sở Nông nghiệp và PTNT Yên Bái và các cơ quan, ban ngành có liên quan.

Đoàn Công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa tại tỉnh Yên Bái
Đoàn công tác đi tham quan khu vực trồng cây Quế
Một nhà xưởng tập kết các sản phẩm từ cây Quế

Tại đây Đoàn đã được giới thiệu mô hình phát triển kinh tế lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, trong đó cây Quế được xác định là loài cây trồng mũi nhọn, là cây đa tác dụng (cho sản phẩm gỗ để chế biến đồ mộc, vỏ để chế biến dược – thực phẩm, cành lá để chế biến tinh dầu, chế biến bột quế, làm đồ thủ công mỹ nghệ,…) có giá trị kinh tế cao và ổn định (từ năm thứ 4 trở đi có thể tỉa thưa, thu hoạch cành lá để chế biến tinh dầu với chu kỳ kinh doanh kéo dài đến trên 20 năm).

Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích cây Quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã phát triển với quy mô trên 81,1 nghìn ha. Các sản phẩm khai thác quế chia làm 4 nhóm chính gồm:

  • Quế vỏ
  • Cành lá Quế
  • Vỏ Quế vụn nghiền bột và là Quế nghiền bột
  • Thân cây Quế sử dụng trong công nghiệp chế biến gỗ

Cùng với đó trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang có 16 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế với quy mô tương đối lớn với công suất 1000 tấn sản phẩm/ năm.

Về tiềm năng thị trường thì hiện nay nhu cầu sử dụng tinh dầu quế trên thế giới là rất lớn và luôn ở mức không đủ cầu.

Đoàn Công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa trao quà lưu niệm tới đại diện UBND tỉnh Yên Bái cùng các Sở, ban, ngành

Đoàn công tác đã tiếp thu những bài học kinh nghiệm trong mô hình phát triển kinh tế lâm nghiệp nói chung và phát triển sản xuất Quế, Quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị nói riêng của tỉnh Yên Bái, qua đó Đoàn cũng chia sẻ những kinh nghiệm của địa phương mình và có kế hoạch hợp tác phát triển cùng tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.

Nguyễn Đình Hải
Viện trưởng

Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm tại cơ sở (xã, thôn, hộ chăn nuôi) trong triển khai thực hiện dự án“Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt tại các huyện trung du, miền núi của tỉnh Thanh Hóa”.

Vùng trung du và miền núi Thanh Hóa vẫn còn nhiều tiềm năng cần khai thác, phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi. Chăn nuôi ở vùng trung du và miền núi Thanh Hóa trong những năm qua tuy có nhiều chuyển biến đáng kể, nhưng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn thấp. Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, hình thức chăn nuôi tận dụng, chưa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tình hình dịch bệnh vẫn chưa thực sự an toàn, tỷ lệ tiêm phòng thấp. Dịch vụ chăn nuôi còn kém, các chính sách phát triển chăn nuôi hiện có nhưng chưa đồng bộ, chưa phù hợp với đặc thù của vùng trung du và miền núi.

Thực hiện mục tiêu Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện trung du và miền núi Thanh Hóa đến 2020; Nghị quyết 16-NQ/TU ngày 26/5/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2015 theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 08/4/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về ban hành các danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong thời gian tới; vì vậy việc khai thác tiềm năng và thế mạnh vùng trung du và miền núi nói chung, phát triển chăn nuôi gia súc là vấn đề cần quan tâm, đang đặt ra trong quan điểm chỉ đạo và triển khai thực hiện của các cấp, các ngành trong tỉnh trong thời gian tới.

Căn cứ Quyết định số 1880/QĐ-BKHCN ngày 28/6/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kinh phí dự án do Trung ương quản lý thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025” bắt đầu thực hiện từ năm 2019 (đợt 3). Viện nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai thực hiện dự án Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt tại các huyện trung du, miền núi của tỉnh Thanh Hóa”, dự án đã hoàn thành vào tháng 10 năm 2023 với những kết quả đạt được như sau.

* Những kết quả đạt được của dự án

Công tác chuyển giao công nghệ

+ Sau khi tiếp nhận công nghệ được chuyển giao bởi Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương, đơn vị chủ trì, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm, cán bộ kỹ thuật cơ sở đã làm chủ 100% các quy trình công nghệ trong chăn nuôi bò để hướng dẫn, chỉ đạo các hộ nuôi tham gia dự án tại địa phương đã nắm vững các quy trình công nghệ và đã áp dụng vào công tác chăn nuôi của gia đình, bao gồm: Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò; Quy trình kỹ thuật chăm sóc bò mẹ mang thai và chăm sóc bò lai F1; Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm bò lai hướng thịt ở các giai đoạn khác nhau; Quy trình phối trộn và sản xuất thức ăn hỗn hợp; Quy trình chế biến dự trữ một số phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn;

+ Đối với Quy trình TTNT: Quy trình này là quy trình rất quan trọng trong việc xây dựng mô hình bò cái sinh sản, đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo huấn luyện thực hành công tác TTNT cho bò cái lai zebu bằng tinh bò thịt giống Droughtmaster tạo bê lai F1 (Droughtmaster x lai zebu) làm tiền đề cho việc thực hiện các mô hình tiếp theo;

+ Đối với quy trình kỹ thuật chăm sóc bò mẹ mang thai và chăm sóc bò lai F1: Nhờ tính thích hợp, khoa học của công nghệ được chuyển giao nên các hộ nuôi đã chăm sóc, nuôi dưỡng bò sinh sản đạt kết quả tương đối tốt, Hệ số phối giống là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của đàn bò. Kết quả này phụ thuộc vào các yếu tố như : Tay nghề TTNT của kỹ thuật viên, giống bò cái, mùa vụ, chất lượng tinh dịch và bản thân bò cái nhận tinh. Kết quả theo dõi về hệ số phối giống đậu thai cho thấy hệ số phối giống đậu thai trung bình là 1,8 liều/con có chửa.

+ Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm bò lai hướng thịt ở các giai đoạn khác nhau: Sau khi được tập huấn và được sự hướng dẫn cụ thể của cán bộ kỹ thuật, kết quả mô hình đã đạt được: Số lượng bò lai F1: 200 con; Tỷ lệ nuôi sống đạt: 100%; Khối lượng: 240,24kg/con; Khối lượng tổng mô hình: 48.048kg; Tăng trọng: 520-625g/con/ngày. Bên cạnh đó nhờ tiếp nhận được công nghệ phòng bệnh cho đàn bò trong nông hộ nên các hộ nuôi đã biết cách phòng bệnh cho đàn bò của gia đình, có thể phát hiện sớm các triệu chứng, biểu hiện một số bệnh phổ biến để có giải pháp kịp thời giúp giảm thiểu các rủi ro trong chăn nuôi so với trước khi tham gia dự án.

+ Quy trình phối trộn và sản xuất thức ăn hỗn hợp; Quy trình chế biến dự trữ một số phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn: 21hộ nuôi đã trồng được 4.2 ha cỏ cao sản làm thức ăn cho bò (bình quân 2.000 m2/hộ), cỏ trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, bình quân khoảng 180-220tấn/ha/năm. Đảm bảo chủ động được nguồn thức ăn cho bò, giải quyết được thực trạng thiếu nguồn thức ăn ở vùng cát ven biển và đáp ứng được mô hình nuôi bò nhốt thâm canh, bán thâm canh, giúp tận dụng được công lao động do phải chăn nuôi theo mô hình chăn thả truyền thống trước đây. Công nghệ chế biến, xử lý thức ăn thô xanh và các dạng thức ăn khác: Một trong những tính mới khác của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào chăn nuôi bò của dự án là việc ủ xanh, ủ chua, chế biến các phế phụ phẩm nông nghiệp giàu xơ (rơm rạ, thân ngọn lá sắn, cây ngô, cây lạc…) làm thức ăn cho bò. Các hộ nuôi đã nắm vững công nghệ sau khi được tập huấn và được sự hướng dẫn, chỉ đạo tận tình, kịp thời của cán bộ kỹ thuật và đã thực hiện thu gom, ủ, chế biến các phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò thay vì đốt, vứt bỏ hoặc có thể phơi khô, cho ăn trực tiếp (rất ít) như trước đây. Việc phế phụ phẩm nông nghiệp được ủ xanh, ủ chua, chế biến không những cho hàm lượng dinh dưỡng, tỷ lệ tiêu hóa cao hơn mà còn có thời gian bảo quản lâu hơn giúp chủ động được nguồn thức ăn vào mùa nắng hạn và mưa rét kéo dài (đặc thù thời tiết khí hậu tại địa phương).

– Công tác đào tạo và tập huấn:

+ Đã thực hiện đào tạo 12 cán bộ kỹ thuật cơ sở, đạt 100% so với thuyết minh. Các cán bộ được đào tạo nắm vững, làm chủ được tất cả các quy trình công nghệ được đào tạo. Đươc cấp chứng nhận đào tạo kỹ thuật viên

+ Đã tập huấn 5 lớp với 300 lượt nông dân tham dự (60 nông dân/lớp), đạt 100% so với thuyết minh. Các nông dân được tập huấn nắm vững được tất cả các quy trình công nghệ được tập huấn.

– Xây dựng các mô hình:

+ Mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản: Dự án đã sử dụng tinh bò đông lạnh Droughtmaster để phối giống cho 2399 con bò cái bằng phương pháp TTNT . Số bò có chửa là 2193 con đạt tỷ lệ 91,11%.

+ Mô hình nuôi thương phẩm bò lai F1 an toàn sinh học: Đã thực hiện tại 21 hộ nuôi thuộc 09 xã thực hiện dự án tại các huyện tham gia dự án. Các mô hình thực hiện đầy đủ các nội dung của dự án từ trồng cỏ; chế biến thức ăn; đối ứng bò, thức ăn tinh, cỏ giống, công lao động; nuôi bò thịt; Một số hộ đã duy trì mô hình bằng cách thu mua gom bò lai F1 (Droughtmaster x lai zebu) để tiếp tục duy trì mô hình;Đây là bước nhân rộng mô hình đầu tiên ngay tại hộ tham gia mô hình do thấy được cách làm và hiệu quả của dự án.

+ Mô hình chăn nuôi bò vỗ béo: Đã thực hiện 05 mô hình tại 05 hộ nuôi thuộc 5 huyện thực hiện dự án. Các mô hình nông hộ thực hiện đầy đủ các nội dung của dự án từ trồng cỏ; chế biến thức ăn; đối ứng thức ăn tinh, cỏ giống, công lao động; thực hiện do chủ động được thức ăn và làm chủ được các quy trình chăn nuôi nên các hộ đã tự phát triển đàn từ 05 con lên 10 con/hộ. Đây là bước nhân rộng mô hình đầu tiên ngay tại hộ tham gia mô hình do thấy được cách làm và hiệu quả của dự án.

+ Mô hình chuỗi tiêu thụ: Xây dựng và kết nối được 03 cơ sở công suất giết mổ 10con/ngày và kết nối được  04 cơ sở tiêu thụ sản phẩm thịt bò

* Bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện dự án

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ quản lý Nhà nước. Hoạt động của Viện rất đa dạng và phong phú với các nội dung chính là nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ, khi triển khai dự án đơn vị đã được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyển giao công nghệ, UBND các xã, Ban quản lý dự án các xã, cán bộ kỹ thuật cơ sở, các đoàn thể tại địa phương để thực hiện triển khai dự án từ khâu lựa chọn, khảo sát, chọn hộ đến việc thực hiện, xây dựng các mô hình nên nhận được sự thống nhất, đồng tình ủng hộ xuyên suốt từ chính quyền đến các hộ dân trong việc thực hiện các nội dung dự án và đã xây dựng 01 chương trình hoạt động hết sức cụ thể và với sự huy động các cán bộ tham gia theo từng nhiệm vụ cụ thể…

Các hoạt động của dự án rất phù hợp với hoạt động của Viện và đã góp phần giúp Viện đa dạng hóa hoạt động; xác định được phương pháp tiếp cận cơ sở;  nâng cao năng lực hoạt động và đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình hoạt động của Viện  trong thời gian tới. Các hoạt động của dự án nhiều cán bộ của Viện được tiếp nhận các quy trình, công nghệ trong chế biến thức ăn trong chăn nuôi bò, hầu hết cán bộ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia dự án đều nâng cao được năng lực làm việc cụ thể như sau:

– Xây dựng được kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng và xây dựng mô hình trình diễn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

– Xác định được nội dung, phương pháp và kỹ năng tiếp cận cơ sở trong công tác xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ.

– Phải đánh giá và xác định về các điều kiện để chuyển giao và tiếp nhận công nghệ.

– Cần huy động các lực lượng ở các địa phương và phương pháp phối hợp, làm việc nhóm trong quá trình đào tạo, huấn luyện, chuyển giao công nghệ và xây dựng các mô hình trình diễn về khoa học và công nghệ.

– Cần có kỹ năng phân tích, đánh giá điều kiện thực tiễn ở cơ sở.

– Cần có một lực lượng cán bộ nắm chắc chuyên môn, có kinh nghiệm thực hiện dự án sẵn sàng phối hợp, hợp tác với các đơn vị: Năng lực quản lý, điều hành; năng lực chuyên môn, kỹ thuật; năng lực nghiên cứu, ứng dụng; năng lực đào tạo, huấn luyện; năng lực tổ chức thực hiện; năng lực giám sát, đánh giá….

Bên cạnh đó việc họp định kỳ cán bộ kỹ thuật cơ sở cùng với đơn vị chủ trì, cơ quan chuyển giao thường xuyên đi cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện mô hình của các hộ tham gia.

Giải pháp quản lý của dự án thiết thực và hiệu quả nhờ sự tham gia tích cực của các Ban, Ngành và các tổ chức chính trị – xã hội từ tỉnh đến cơ sở (cấp thôn) do vậy các hoạt động của dự án cần được công khai, minh bạch và có sự giám sát, đánh giá của cơ quan quản lý, chuyên môn và của địa phương, cộng đồng.

Kết quả các mô hình của dự án đã có tác dụng lan tỏa và nhân rộng cao đối với người chăn nuôi trong và ngoài vùng dự án, góp phần phát triển kinh tế đối với các vùng nông thôn miền núi của tỉnh Thanh Hóa.

Nguyễn Đình Hải
Viện trưởng Viện Nông nghiệp

Tác động của dự án Khoa học Công nghệ thuộc Chương trình Nông thôn miền núi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Chương trình nông thôn miền núi là một chương trình rất có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của những vùng còn khó khăn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Thông qua hoạt động xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản xuất và đời sống đã giúp cho người dân tiếp cận nhanh những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật. Hỗ trợ kinh phí để người dân xây dựng mô hình, sản phẩm được người dân thụ hưởng, điều này đã có ý nghĩa rất lớn đối với việc huy động nguồn vốn từ người dân làm cơ sở vững chắc cho dân mạnh dạn đầu tư vốn để phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, Chương trình cũng đã tạo tiền đề cho những vùng sản xuất tương đối phát triển để tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm mang tính hàng hoá có giá trị cao, thương mại lớn. Chính vì vậy, Chương trình nông thôn miền núi trong thời gian qua đã có sự tác động rất tích cực phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Trung tâm Nghiên cứu Khảo nghiệm và Dịch vụ vật nuôi trực thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Tuy là đơn vị mới được sáp nhập và thành lập từ năm 2019 nhưng cũng đã kịp thời tham gia chương trình Nông thôn miền núi bắt đầu thực hiện từ năm 2019 với Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt tại các huyện trung du, miền núi của tỉnh Thanh Hóa”.  Dự án đã triển khai thực hiện những nội dung của chương trình cụ thể: Tiếp nhận Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò và Quy trình kỹ thuật chăm sóc bò mẹ mang thai và chăm sóc bò lai F1,  Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm bò lai hướng thịt giai đoạn khác nhau, Quy trình phối trộn và sản xuất thức ăn hỗn hợp, Quy trình chế biến dự trữ một số phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn để từ đó xây dựng các mô hình trình trình diễn tạo nền móng cho việc phát triển kinh tế xã hội tại vùng nông thôn và miền núi. Dự án đã thực hiện một số nội dung chính sau:

  1. Xây dựng mô hình nuôi bò cái lai zebu sinh sản để TTNT bằng tinh đông lạnh bò giống Droughtmaster: Mô hình đã tạo ra 2150 con bò lai F1 (Droughtmaster-Zebu) giúp cho địa phương chủ động tạo đàn bò cái nền phục vụ sản xuất giống bò thịt chất lượng cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng năngsuất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Phát triển các sản phẩm có lợi thế của địa phương;
  2. Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm bò lai F1 an toàn sinh học: Dự án đã tiếp nhận quy trình công nghệ và tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia dự án xây dựng được 20 mô hình tại các gia trại trên địa bàn các huyện tham gia dự án với quy mô 200 con bò lai F1 Droughmates trong đó co 100 con do dự án hỗ trờ và 100 con là đối ứng của hộ tham gia mô hình. Kết quả sau 12 tháng bò lai F1 sinh trưởng phát triển khá tốt, thích nghi với điêu kiện khí hậu tại địa phương;đạt khối lượng 240kg.con đối với bò đực và 205kg/đối với bò cái, tăng trọng cao hơn từ 3-5% so với một số giống bò Zebu.
Lớp tập huấn Đào tạo Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc – Thạc sỹ Lê Trần Thái, Chủ nhiệm Dự án đang cấp phát trang thiết bị phục vụ dự án
Lớp tập huấn Đào tạo Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc – Thạc sỹ Lê Trần Thái, Chủ nhiệm Dự án đang cấp phát trang thiết bị phục vụ dự án

Xây dựng mô hình nuôi vỗ béo bò lai F1 (Droughtmaster x lai zebu) từ 21-24 tháng tuổi:Dự án đã xây dựng 05 mô hình vỗ béo tại 5 huyện với quy mô 5 bò đực/mô hình.  Kết quả cho thấy,  Khối lượng lúc giết thịt lúc 24 tháng tuổi đạt trung bình 506,24 kg/con, Tỷ lệ thịt xẻ ≥ 51%,Tỷ lệ thịt tinh ≥ 39,2%. Đây là cơ sở để Xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm thịt bò an toàn vệ sinh thực phẩm mang thương hiệu sản phẩm của dự án thuộc các vùng nông thôn, miền núi.

Phó Viện trưởng Viện Nông nghiệp – Lê Khắc Chiến phát biểu tại Hội nghị triển khai thực hiện Dự án

Dự án đã đào tạo được 12 kỹ thuật viên cơ sở làm công tác thụ tinh nhân tạo cho bò; tập huấn kỹ thuật cho kỹ thuật cho 300 lượt nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt an toàn sinh học, giải quyết được việc làm cho gần một nghìn lao động tại các địa bàn dự án; làm chủ được 05 công nghệ mới và đã tổ chức 01 cuộc hội nghị, hội thảo đầu bờ bước đầu khuyến cáo tới cộng đồng dân cư trên địa bàn. Dự án bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, năng suất chất lượng sản phẩm của mô hình được dự báo tăng lên rõ rệt.

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm bò lai F1 an toàn sinh học

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Bộ KH&CN, Văn phòng chương trình NTMN, các Vụ của Bộ KH&CN, công tác chỉ đạo sát sao của Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trong việc thực hiện dự án thuộc chương trình NTMN trên địa bàn Thanh Hóa trong thời gian qua. Nhìn chung dự án đã đạt được tiến độ đặt ra, sản phẩm trong các dự án có triển vọng tốt, hứa hẹn khả năng mở rộng cao, đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Dự án được triển khai đều tập trung vào những hướng ưu tiên trọng điểm của tỉnh, những vùng có điều kiện kinh tế tương đối khó khăn. Thông qua việc triển khai dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt tại các huyện trung du, miền núi của tỉnh Thanh Hóa” thuộc chương trình NTMN đã huy động đồng bộ các nguồn lực từ các tổ chức khoa học công nghệ, chính quyền các cấp, doanh nghiệp, chủ trang trại và người dân tham gia thực hiện công tác chuyển giao khoa học và công nghệ vào địa bàn nông thôn và miền núi, hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà “Nhà nước –  nhà khoa học – nhà nông – nhà doanh nghiệp”.

Đào tạo kỹ thuật TTNT cho bò

Chương trình NTMN thực sự đã có tác động rất lớn và tích cực đối với tỉnh Thanh Hóa, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo đà ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. Để thực hiện chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và Miền núi” trong thời gian tới, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã có một số đề xuất với UBND tỉnh trình Bộ KHCN tạo điều kiện hơn nữa cho tỉnh tiếp tục được tham gia thực hiện dự án, tăng cường trong việc phối hợp giữa cơ quan quản lý Trung ương và cơ quan quản lý địa phương, nhất là trong công tác kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện dự án. Cần có quy định linh động hơn trong quản lý quá trình thực hiện dự án, đơn giản hóa các thủ tục. Cho phép có sự thay đổi hợp lý về nội dung dự án theo yêu cầu thực tế ở từng giai đoạn thực hiện./.

Chủ nhiệm Dự án: Ths.Lê Trần Thái
Trung tâm Nghiên cứu Khảo nghiệm và Dịch vụ vật nuôi
Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Nguyễn Đình Hải
Viện trưởng Viện Nông nghiệp