CHẾ PHẨM VI SINH VẬT BIOGREEN: Điểm nhấn của nông nghiệp bền vững

Chế phẩm vi sinh vật Biogreen không chỉ đơn thuần là một phân bón hữu cơ mà còn là một giải pháp toàn diện cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Sự kết hợp tinh tế giữa các vi sinh vật có lợi và chất dinh dưỡng tự nhiên tạo ra một sản phẩm với khả năng kích thích sự phát triển của cây trồng và xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất. Chế phẩm sinh học có tên khoa học là probiotics theo nghĩa gốc, “biotic” hay “biosis” từ chữ “life” là đời sống, và “pro” là thân thiện. Nên probiotic hiểu là những chế phẩm được chế xuất từ các loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống. Và, những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên cho con người và thân thiện với môi trường

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có khả năng ngăn chặn sâu bệnh một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, mang lại hiệu quả rõ rệt, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc lạm dụng hoặc sử dụng chúng không đúng phương pháp đã và đang gây ra những hiệu quả nghiêm trọng. Sau khi đưa vào sử dụng, thuốc BVTV đã để lại một lượng tồn dư khá lớn trong đất, nước, không khí và cây trồng. Lượng thuốc này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe con người.

Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Nhiệm vụ: “Tuyển chọn, tiếp nhận công nghệ từ 1-2 chủng vi sinh vật có chức năng xử lý nước thải, chất thải, cải tạo đất ô nhiễm trong nông nghiệp” đã xây dựng kế hoạch để tiếp nhận chuyển giao công nghệ: “Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật Biogreen có chức năng xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất”. Năm 2023, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức tiếp nhận công nghệ quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh Biogreen tại viện.

Biogreen là chế phẩm có chứa các chủng vi sinh vật phân giải hợp chất Carbamat, Lân hữu cơ, Clo hữu cơ (mật độ vi sinh vật ≥108 CFU/g). Các chủng vi sinh vật được định tên đến loài và đảm bảo an toàn sinh học với người, động thực vật và môi trường. Chế phẩm vi sinh Biogreen là một sản phẩm được thiết kế để hỗ trợ quá trình giải phóng các chất hoá học có thể ảnh hưởng đến môi trường và thực vật trong đất. Các chế phẩm này thường chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất hóa học có thể gặp trong thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hoặc các chất còn lại từ quá trình nông nghiệp.

Công dụng chính của chế phẩm vi sinh Biogreen bao gồm:

Phân giải hóa chất: Các vi sinh vật có thể giúp phân giải các hợp chất hóa học trong đất thành các chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn.

Hỗ trợ sinh học đất: Các chế phẩm này có thể cung cấp các vi sinh vật có lợi, như vi khuẩn và nấm, để cải thiện sức khỏe của đất và tăng cường quá trình phân giải chất hữu cơ.

Giảm ô nhiễm môi trường: Bằng cách giảm lượng hóa chất trong đất, chế phẩm vi sinh có thể giảm thiểu tiềm ẩn của chúng trong nguồn nước và ngăn chặn sự lan truyền của chúng đến môi trường xung quanh.

Tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng: Các vi sinh vật có thể giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn thông qua quá trình tăng cường sự hòa tan và phân giải.

Chế phẩm vi sinh vật Biogreen không chỉ là một công cụ hữu ích trong việc nâng cao năng suất nông nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Quy trình kỹ thuật sản xuất chế phẩm này với chức năng xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất chính là một bước tiến quan trọng hướng tới nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

Trong quá trình tiếp nhận chuyển giao, cán bộ Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tích cực, chủ động với tinh thần học hỏi, cầu thị để tiếp nhận kiến thức và công nghệ để có thể thực hành thành thạo và đảm bảo thực hiện tốt các kỹ thuật được chuyển giao. Để từ đó là bước đà hoàn thiện quy trình công nghệ và phát triển sản phẩm chế phẩm tại tỉnh Thanh Hóa để ứng rộng rộng rãi trong nông nghiệp.

Phụ lục hình ảnh sản xuất Biogreen tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Hình ảnh các cán bộ được đào tạo quy trình chuẩn bị môi trường nuôi giống VSV

Hình ảnh đào tạo cấy giống trong phòng thí nghiệm Hình ảnh đào tạo cách phối trộn sản phẩm

Hình ảnh bao gói sản phẩm

Trịnh Thị Phương – Chuyên viên phòng PTTN

CHẾ PHẨM VI SINH VẬT BIOGREEN

Điểm nhấn của nông nghiệp bền vững

Chế phẩm vi sinh vật Biogreen không chỉ đơn thuần là một phân bón hữu cơ mà còn là một giải pháp toàn diện cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Sự kết hợp tinh tế giữa các vi sinh vật có lợi và chất dinh dưỡng tự nhiên tạo ra một sản phẩm với khả năng kích thích sự phát triển của cây trồng và xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất. Chế phẩm sinh học có tên khoa học là probiotics theo nghĩa gốc, “biotic” hay “biosis” từ chữ “life” là đời sống, và “pro” là thân thiện. Nên probiotic hiểu là những chế phẩm được chế xuất từ các loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống. Và, những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên cho con người và thân thiện với môi trường

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có khả năng ngăn chặn sâu bệnh một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, mang lại hiệu quả rõ rệt, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc lạm dụng hoặc sử dụng chúng không đúng phương pháp đã và đang gây ra những hiệu quả nghiêm trọng. Sau khi đưa vào sử dụng, thuốc BVTV đã để lại một lượng tồn dư khá lớn trong đất, nước, không khí và cây trồng. Lượng thuốc này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe con người.

Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Nhiệm vụ: “Tuyển chọn, tiếp nhận công nghệ từ 1-2 chủng vi sinh vật có chức năng xử lý nước thải, chất thải, cải tạo đất ô nhiễm trong nông nghiệp” đã xây dựng kế hoạch để tiếp nhận chuyển giao công nghệ: “Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật Biogreen có chức năng xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất”. Năm 2023, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức tiếp nhận công nghệ quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh Biogreen tại viện.

Biogreen là chế phẩm có chứa các chủng vi sinh vật phân giải hợp chất Carbamat, Lân hữu cơ, Clo hữu cơ (mật độ vi sinh vật ≥108 CFU/g). Các chủng vi sinh vật được định tên đến loài và đảm bảo an toàn sinh học với người, động thực vật và môi trường. Chế phẩm vi sinh Biogreen là một sản phẩm được thiết kế để hỗ trợ quá trình giải phóng các chất hoá học có thể ảnh hưởng đến môi trường và thực vật trong đất. Các chế phẩm này thường chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất hóa học có thể gặp trong thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hoặc các chất còn lại từ quá trình nông nghiệp.

Công dụng chính của chế phẩm vi sinh Biogreen bao gồm:

Phân giải hóa chất: Các vi sinh vật có thể giúp phân giải các hợp chất hóa học trong đất thành các chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn.

Hỗ trợ sinh học đất: Các chế phẩm này có thể cung cấp các vi sinh vật có lợi, như vi khuẩn và nấm, để cải thiện sức khỏe của đất và tăng cường quá trình phân giải chất hữu cơ.

Giảm ô nhiễm môi trường: Bằng cách giảm lượng hóa chất trong đất, chế phẩm vi sinh có thể giảm thiểu tiềm ẩn của chúng trong nguồn nước và ngăn chặn sự lan truyền của chúng đến môi trường xung quanh.

Tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng: Các vi sinh vật có thể giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn thông qua quá trình tăng cường sự hòa tan và phân giải.

Chế phẩm vi sinh vật Biogreen không chỉ là một công cụ hữu ích trong việc nâng cao năng suất nông nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Quy trình kỹ thuật sản xuất chế phẩm này với chức năng xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất chính là một bước tiến quan trọng hướng tới nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

Trong quá trình tiếp nhận chuyển giao, cán bộ Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tích cực, chủ động với tinh thần học hỏi, cầu thị để tiếp nhận kiến thức và công nghệ để có thể thực hành thành thạo và đảm bảo thực hiện tốt các kỹ thuật được chuyển giao. Để từ đó là bước đà hoàn thiện quy trình công nghệ và phát triển sản phẩm chế phẩm tại tỉnh Thanh Hóa để ứng rộng rộng rãi trong nông nghiệp.

Phụ lục hình ảnh sản xuất Biogreen tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Hình ảnh các cán bộ được đào tạo quy trình chuẩn bị môi trường nuôi giống VSV

Hình ảnh đào tạo cấy giống trong phòng thí nghiệm Hình ảnh đào tạo cách phối trộn sản phẩm

Hình ảnh bao gói sản phẩm

Trịnh Thị Phương – Chuyên viên phòng PTTN

Một số nội hàm về “ Khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật; chủ động, tích tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững” cần được nhận diện, nhận thức đầy đủ trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần tổ, chức thực hiện thành công Nghị Quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa Lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, cũng như tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đóng vai trò rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Dưới đây là một số nội dung chi tiết cần được nhận diện, nhận thức đầy đủ:

1. Nghiên cứu khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp

a. Tập trung nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, kháng bệnh tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Đánh giá Điều kiện tự nhiên của từng vùng:

+Thu thập và phân tích dữ liệu về khí hậu, đất, nước và các yếu tố môi trường khác của từng khu vực.

+ Xác định các điểm mạnh và điểm yếu, cũng như những thách thức mà nông dân trong từng vùng phải đối mặt.

– Nghiên cứu và phát triển giống cây trồng và vật nuôi mới:

+ Thực hiện các thí nghiệm và nghiên cứu trên giống cây trồng và vật nuôi mới tại các trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm.

+ Hợp tác với các tổ chức nghiên cứu quốc tế và trong nước để trao đổi thông tin và kỹ thuật.

– Đánh giá năng suất và khả năng kháng bệnh:

+ Tổ chức các thử nghiệm, khảo nghiệm trên hiện trường trường để đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng thích nghi của giống cây trồng và vật nuôi trước các bệnh tật và sâu hại, điều kiện bất lợi của môi trường trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu..

+ Xác định những giống nào có năng suất cao và kháng bệnh tốt nhất để ứng dựng vào sản xuất..

– Ứng dụng và Chuyển giao kiến thức:

+ Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo và hội nghị để chia sẻ kết quả nghiên cứu và ưu điểm của giống cây trồng và vật nuôi mới đến tổ chức, hộ nông dân.

+ Khuyến khích nông dân thử nghiệm và áp dụng giống mới trên diện rộng.

– Hỗ trợ và Tư vấn:

+ Cung cấp tư vấn kỹ thuật cho nông dân về cách trồng cây và chăn nuôi nuôi vật nuôi mới.

+ Tạo ra một mạng lưới hỗ trợ cho nông dân để giải quyết bất kỳ vấn đề hoặc thách thức nào liên quan đến việc sử dụng giống mới.

Tóm lại: Nhiệm vụ này không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về khoa học nông nghiệp mà còn cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu, chính phủ và cộng đồng nông dân.

b. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường và tái sử dụng nguồn tài nguyên. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta cần xem xét nhiều khía cạnh và tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Dưới đây là nội hàm chi tiết:

– Ứng dụng Công nghệ Sinh học:

+ Phát triển và ứng dụng các giải pháp sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, y học, và công nghiệp chế biến.

+ ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống qui mô công nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

+ Tạo ra các giống cây trồng và vật nuôi biến đổi gen có khả năng kháng sâu, kháng bệnh, và thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

+ Khám phá vi khuẩn và enzyme giúp phân giải chất cặn bã và chất thải, tạo ra năng lượng hoặc sản phẩm có giá trị.

– Bảo vệ Môi trường:

+ Nghiên cứu và phát triển các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các nguồn thải công nghiệp và nông nghiệp.

+ Ứng dụng các công nghệ sinh học để xử lý nước thải và khí thải, giảm thiểu lượng phát thải CO2 và các khí nhà kính khác.

+ Tạo ra các chiến lược quản lý rác thải hữu cơ và tái sử dụng chúng như là nguồn phân bón và năng lượng.

– Tái sử dụng Nguồn Tài nguyên:

+ Khuyến khích việc sử dụng lại và tái chế các nguồn tài nguyên như nước, kim loại, và chất liệu tự nhiên khác.

+ Phát triển các kỹ thuật và công nghệ mới để thu hồi nguyên liệu từ sản phẩm và chất thải sau khi đã sử dụng.

+ Tạo ra hệ thống thu gom và tái chế chất thải tại cơ sở sản xuất và trong cộng đồng.

– Hợp tác và Chia sẻ Kiến thức:

+ Hợp tác với các tổ chức quốc tế, trường học, và trung tâm nghiên cứu để trao đổi thông tin và kỹ thuật.

+ Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo và hội nghị để truyền đạt kiến thức và kỹ thuật mới cho cộng đồng.

– Đánh giá và Theo dõi:

+ Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá hiệu suất của các giải pháp đã áp dụng.

+ Thu thập và phân tích dữ liệu để đảm bảo rằng các giải pháp đang mang lại lợi ích cho môi trường và cộng đồng.

Tóm Lại: Nhiệm vụ này đòi hỏi sự kết hợp giữa khoa học, kỹ thuật, và chính sách công. Để thành công, cần có sự hợp tác và hỗ trợ từ cả cộng đồng, chính phủ và các tổ chức quốc tế.

2. Ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật

a. Áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Áp dụng Công nghệ cao:

+ Sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại trong quá trình canh tác và thu hoạch.

+ Áp dụng công nghệ thông tin, như IoT (Internet of Things), trong việc giám sát và quản lý nông trại.

+ Sử dụng biotechnolgy như chỉnh sửa gen để phát triển giống cây trồng và vật nuôi kháng bệnh và thích nghi với khí hậu.

– Cải tiến quy trình sản xuất:

+ Chuyển từ canh tác truyền thống sang canh tác chính xác, dựa trên dữ liệu để tối ưu hóa việc sử dụng nước, phân bón và thuốc trừ sâu.

+ Ứng dụng hệ thống canh tác sạch, như hệ thống canh tác không đất, hydroponics ( công nghệ trồng thủy canh), và aquaponics.

+ Đề cao việc áp dụng phương pháp sản xuất hữu cơ và bền vững.

– Giảm thiểu tác động tới môi trường:

+ Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và giảm thiểu việc sử dụng năng lượng không tái tạo.

+ Tối ưu hóa việc sử dụng nước và tái sử dụng nước thải sau khi xử lý.

+ Ưu tiên việc sử dụng thuốc trừ sâu tự nhiên, giảm việc sử dụng các chất hóa học gây hại cho môi trường.

+ Thực hiện phân loại và tái chế chất thải nông nghiệp, đồng thời ưu tiên việc chuyển đổi chất thải thành năng lượng thông qua quá trình phân giải sinh học.

– Giáo dục và tập huấn:

+ Tổ chức các chương trình tập huấn về ứng dụng công nghệ cao và phương pháp sản xuất bền vững cho nông dân.

+ Khuyến khích sự hợp tác giữa các trường học, trung tâm nghiên cứu và ngành nông nghiệp để chia sẻ kiến thức và nguồn lực.

– Đánh giá và đổi mới liên tục:

+ Xây dựng và áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu suất sản xuất và tác động tới môi trường.

+ Khuyến khích việc nghiên cứu và đổi mới liên tục, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tác động tới môi trường.

Tóm lại: Áp dụng những giải pháp này yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và cộng đồng nông dân.

b. Sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin để quản lý và theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu:

+ Xây dựng và duy trì một hệ thống cơ sở dữ liệu chứa thông tin về nguồn gốc, quá trình sản xuất, ngày thu hoạch, và các bước xử lý của sản phẩm.

+ Tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau, như dữ liệu về thời tiết, đất đai, và thuốc bảo vệ thực vật.

+ Công nghệ theo dõi và giám sát:

+ Sử dụng các cảm biến, máy ảnh và thiết bị giám sát khác để theo dõi quy trình sản xuất theo thời gian thực.

+ Áp dụng công nghệ IoT (Internet of Things) để kết nối và truyền dữ liệu từ các thiết bị giám sát đến hệ thống quản lý trung tâm.

– Hệ thống truy xuất nguồn gốc:

+ Cung cấp mã QR hoặc NFC trên sản phẩm, cho phép người tiêu dùng truy xuất thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất của sản phẩm.

+ Đảm bảo tính minh bạch và tăng cường lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm.

– Ứng dụng phân tích dữ liệu:

+ Sử dụng phân tích dữ liệu để dự đoán và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.

+ Tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm rủi ro.

– Cảnh báo và phản hồi tức thì:

+ Thiết lập hệ thống thông báo tự động khi phát hiện vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.

+ Tích hợp kênh phản hồi từ người tiêu dùng, giúp nhanh chóng giải quyết vấn đề và cải tiến sản phẩm.

– Đào tạo và tập huấn:

+ Tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên về việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất.

+ Khuyến khích sự tiếp tục cập nhật kiến thức và kỹ năng về công nghệ mới.

Tóm lại: Áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất minh bạch, đáng tin cậy cho người tiêu dùng.

3. Chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật

a. Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, chương trình tư vấn để chuyển giao công nghệ và kiến thức mới tới người nông dân. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Xác định nhu cầu học hỏi của nông dân:

+ Phân tích nhu cầu thực tế của người nông dân về kiến thức và công nghệ ( Có thể thông qua hợp tác với hội nông dân các cấp để lấy thông tin từ như cầu của nông dân )

+ Thực hiện khảo sát trực tiếp để hiểu rõ những vấn đề mà người nông dân đang gặp phải.

– Lên kế hoạch và tổ chức buổi tập huấn:

+ Xác định các chủ đề tập trung cho buổi tập huấn, từ cơ bản đến nâng cao.

+ Mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu và những người có kinh nghiệm thực tế để giảng dạy ( hợp tác các nhà chuyên môn từ trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước các cấp)

+ Sắp xếp lịch trình sao cho phù hợp với thời gian và điều kiện của người nông dân.

– Tổ chức hội thảo:

+ Mời các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp tham gia để trình bày về những tiến bộ và ứng dụng mới trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Tạo cơ hội cho người nông dân gặp gỡ, trao đổi thông tin và kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp.

– Chương trình tư vấn:

+ Cung cấp dịch vụ tư vấn một cửa cho người nông dân về các vấn đề kỹ thuật, quản lý, và thị trường, phòng chống dịch hại.

+ Mở rộng mạng lưới cố vấn kỹ thuật tại các khu vực nông thôn để hỗ trợ nông dân trực tiếp tại chỗ.

– Tài liệu và tài nguyên học tập:

Phát triển và phân phối tài liệu học tập, video hướng dẫn và các ứng dụng di động giúp nông dân tự học và nâng cao kiến thức.

– Đánh giá và phản hồi:

+ Thu thập phản hồi từ người nông dân sau mỗi buổi tập huấn và hội thảo để cải thiện chất lượng và nội dung trong tương lai.

+ Thực hiện đánh giá hiệu quả của các chương trình tư vấn, xác định những điểm mạnh và điểm cần cải thiện.

– Hợp tác và liên kết:

+ Hợp tác với các tổ chức nghiên cứu, trường học và doanh nghiệp để cập nhật thông tin và kiến thức mới nhất.

+ Xây dựng mạng lưới hợp tác giữa người nông dân, cơ sở nghiên cứu và nhà sản xuất để tăng cường chuyển giao công nghệ.

Tóm lại: Mục tiêu cuối cùng của nhiệm vụ này là đảm bảo người nông dân luôn được cập nhật với những kiến thức và công nghệ mới nhất, giúp họ nâng cao năng suất và chất lượng sản

b. Hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận và áp dụng các giải pháp mới vào sản xuất. Dưới đây là chi tiết nội hàm của nhiệm vụ này:

– Đào tạo và tập huấn:

+ Tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về giải pháp, công nghệ và quy trình mới.

+ Hướng dẫn thực hành trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, giúp người nông dân áp dụng kiến thức vào thực tế.

– Tư vấn kỹ thuật trực tiếp:

Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ, giúp người nông dân giải quyết các vấn đề thực tiễn khi áp dụng giải pháp mới.

– Hỗ trợ tài chính:

+ Hướng dẫn và hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi dành cho việc áp dụng công nghệ mới.

+ Giới thiệu và kết nối với các chương trình hỗ trợ, tài trợ từ chính phủ và tổ chức phi chính phủ.

– Chương trình thử nghiệm và minh họa:

Thiết lập các cơ sở thử nghiệm, mô hình minh họa giúp người nông dân trải nghiệm và hiểu rõ hơn về giải pháp mới trước khi quyết định áp dụng rộng rãi ( xây dựng các mô hình trình diễn với cây co giống mới và kỷ thuật canh tác tiên tiến).

– Hỗ trợ tiếp cận thông tin:

+ Xây dựng và cập nhật liên tục cơ sở dữ liệu, ứng dụng, trang web với thông tin về giải pháp và công nghệ mới.

+ Tổ chức các hội thảo, hội nghị cập nhật thông tin và kết nối người nông dân với các nhà cung cấp, chuyên gia.

– Phát triển mạng lưới hợp tác:

Kết nối người nông dân với các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và các nhóm nông dân khác để chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong việc áp dụng giải pháp mới.

– Đánh giá và phản hồi:

+ Thu thập ý kiến phản hồi từ người nông dân sau khi áp dụng giải pháp mới để cải thiện và tối ưu hóa hỗ trợ trong tương lai.

+ Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả và lợi ích mang lại từ việc áp dụng các giải pháp và công nghệ mới.

Tớm lại: Việc hỗ trợ người nông dân một cách toàn diện, từ tài chính, kỹ thuật đến kiến thức, sẽ giúp họ tự tin hơn trong việc áp dụng các giải pháp mới, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

4. Tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong nông nghiệp

a. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các công nghệ số hóa để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

– Phân tích dữ liệu lớn (Big Data):

+ Thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như cảm biến, máy bay không người lái, hệ thống thời tiết, và cơ sở dữ liệu thị trường.

+ Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để nhận biết xu hướng, mô hình và dự đoán tình hình thời tiết, giá cả thị trường.

– Trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý sản xuất:

+ Ứng dụng AI để tự động hóa quá trình tưới tiêu, bón phân và bảo vệ thực vật dựa trên dữ liệu và thuật toán phân tích.

+ Sử dụng AI để nhận diện và phát hiện sự xuất hiện của các bệnh và côn trùng gây hại, giúp người nông dân kịp thời can thiệp.

– Công nghệ số hóa trong quản lý:

+ Xây dựng hệ thống quản lý nông trại số hóa, cho phép người nông dân theo dõi, quản lý và điều chỉnh quy trình sản xuất từ xa.

+ Ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng để đảm bảo tính minh bạch và nguồn gốc của sản phẩm.

– Hệ thống dự báo và giảm thiểu rủi ro:

+ Xây dựng mô hình dự đoán thời tiết, giá cả thị trường và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sản xuất.

+ Phát triển hệ thống cảnh báo sớm để người nông dân có thể chuẩn bị và ứng phó kịp thời với các tình huống bất lợi.

– Nâng cao chất lượng sản phẩm:

+ Áp dụng công nghệ AI và dữ liệu lớn để tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ lựa chọn giống, quản lý đất, tới thu hoạch, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Sử dụng công nghệ để giám sát và đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chế biến.

– Đào tạo và hỗ trợ người nông dân:

+ Tổ chức các khóa đào tạo giúp người nông dân nắm vững kiến thức và kỹ năng về ứng dụng công nghệ tiên tiến.

+ Cung cấp tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ trong việc triển khai các giải pháp công nghệ tại các trang trại.

– Tối ưu hóa chuỗi cung ứng:

Ứng dụng AI để dự đoán nhu cầu thị trường, giúp người nông dân quyết định về mức độ sản xuất và phân phối sản phẩm một cách hiệu quả.

Tóm lại: Nhiệm vụ này giúp nông nghiệp hướng tới sự hiện đại, bền vững và hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi ích cho

b. Phát triển nền nông nghiệp thông minh, ứng dụng các giải pháp IoT (Internet of Things) trong quản lý và điều hành nông trại. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

– Đánh giá Hiện trạng:

+ Đánh giá tình hình sử dụng công nghệ trên nông trại: phần cứng, phần mềm, mạng lưới truyền dữ liệu, khả năng truy cập Internet…

+ Xác định các vấn đề cần giải quyết và các cơ hội phát triển thông qua việc áp dụng IoT.

– Chọn lựa thiết bị và giải pháp:

+ Các cảm biến giám sát môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, pH, nồng độ dinh dưỡng…

+ Thiết bị tự động hóa: hệ thống tưới tiết kiệm, máy gặt, máy trồng…

+ Hệ thống giám sát từ xa qua mạng lưới không dây.

– Xây dựng và triển khai hệ thống:

+ Lắp đặt và tích hợp các cảm biến và thiết bị vào hệ thống IoT của nông trại.

+ Xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu và phân tích dữ liệu từ các cảm biến.

+ Xây dựng ứng dụng di động hoặc web giúp người quản lý có thể giám sát và điều khiển nông trại từ xa.

– Phân tích và tối ưu dữ liệu:

+ Xử lý và phân tích dữ liệu thực tế thu thập từ cảm biến để đưa ra các quyết định tối ưu cho việc sản xuất nông nghiệp.

+ Tạo ra các mô hình dự đoán để cải thiện hiệu suất và giảm thiểu rủi ro (ví dụ: dự đoán bệnh tật ở cây trồng).

– Đào tạo và hỗ trợ:

+ Tổ chức các khóa đào tạo cho người lao động và quản lý nông trại về cách sử dụng và bảo trì hệ thống IoT.

+ Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật khi gặp sự cố hoặc nhu cầu nâng cấp.

– Mở rộng và nâng cấp:

+ Theo dõi và cập nhật các công nghệ mới liên quan đến IoT trong nông nghiệp.

+ Mở rộng việc áp dụng giải pháp IoT sang các khu vực khác của nông trại hoặc đối với các loại cây trồng và vật nuôi khác.

– Tích hợp với các hệ thống khác:

Kết nối hệ thống IoT của nông trại với các hệ thống thông tin khác như ERP, SCM, hoặc CRM để tối ưu hoá toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

Kết luận: việc ứng dụng IoT trong nông nghiệp thông minh không chỉ giúp nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm, mà còn giúp quản lý nông trại một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro.

5. Phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững:

a. Thúc đẩy việc tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản, giảm phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

– Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm:

+ Phát triển và cải tiến giống: Tạo ra giống cây trồng và gia súc cao cấp, phù hợp với điều kiện khí hậu và thị trường.

+ Tăng cường công nghệ sau thu hoạch: Phát triển các công nghệ chế biến, bảo quản giúp nâng cao giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản và mở rộng thị trường tiêu thụ.

+ Giảm chi phí sản xuất:

+ Ưu tiên sử dụng công nghệ: Áp dụng các giải pháp tự động hóa, máy móc giúp tăng năng suất và giảm lượng lao động.

+ Tối ưu hóa nguồn lực: Áp dụng quản lý tài nguyên nước hiệu quả, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý và tiết kiệm.

+ Chuyển đổi mô hình sản xuất: Ứng dụng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hợp tác hoặc nông nghiệp kết hợp.

– Nâng cao giá trị trong chuỗi cung ứng:

+ Khuyến khích hợp tác và liên kết: Giữa nông dân, nhà chế biến, và người tiêu thụ để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng.

+ Tập trung vào tiếp thị và branding: Xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng giá bán.

+ Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: Tìm kiếm và kết nối với các đối tác nước ngoài, tham gia vào các chuỗi cung ứng quốc tế.

– Đào tạo và truyền đạt kiến thức:

+ Tổ chức các khóa đào tạo: Cho nông dân về các kỹ thuật, công nghệ mới và quản lý nông trại hiệu quả.

+ Hỗ trợ thông tin thị trường: Cung cấp thông tin về giá cả, xu hướng thị trường, và nhu cầu của người tiêu thụ.

– Khuyến khích đổi mới và nghiên cứu:

+ Tạo điều kiện cho việc nghiên cứu: Tạo ra giải pháp giúp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.

+ Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi: Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trong nông nghiệp.

Tóm lại: Mỗi một bước trên đều đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tạo ra giá trị gia tăng, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

b. Phát triển bền vững nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đảm bảo an ninh lương thực. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

.- Chuyển đổi hướng nông nghiệp bền vững:

+ Ứng dụng nông nghiệp hữu cơ: Giảm thiểu sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân tự nhiên và kỹ thuật canh tác sinh học.

+ Phát triển nông nghiệp hợp sinh: Ứng dụng canh tác xen canh, canh tác kết hợp giữa cây trồng và chăn nuôi để tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

– Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường:

+ Quản lý và tái sử dụng nước: Tối ưu hóa việc sử dụng nước, ưu tiên hệ thống tưới nhỏ giọt, thu nước mưa và tái sử dụng nước.

+ Phát triển năng lượng tái tạo: Sử dụng năng lượng mặt trời, gió và sinh khối trong hoạt động nông nghiệp.

+ Quản lý rác thải và tái chế: Tập trung vào việc giảm lượng rác thải từ nông sản và tái chế chất còn lại từ quá trình sản xuất.

– Đảm bảo an ninh lương thực:

+ Diversification: Đa dạng hóa các loại cây trồng và gia súc để giảm thiểu rủi ro từ các yếu tố như bệnh tật, biến đổi khí hậu.

+ Tăng cường hệ thống dự trữ lương thực: Xây dựng và duy trì kho lưu trữ lương thực ở mức an toàn, đảm bảo cung cấp thực phẩm trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiếu hụt.

+ Nâng cao năng lực dự báo và phản ứng: Phát triển hệ thống giám sát và dự báo để đảm bảo sẵn sàng phản ứng trước các yếu tố đe dọa an ninh lương thực.

– Đào tạo và nâng cao nhận thức:

+ Tổ chức các chương trình đào tạo: Dành cho nông dân về các kỹ thuật canh tác bền vững và quản lý tài nguyên môi trường.

+ Phổ biến kiến thức: Qua các chiến dịch truyền thông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và an ninh lương thực.

– Tăng cường hợp tác quốc tế:

+ Chia sẻ kiến thức và công nghệ: Hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để chia sẻ và học hỏi các kỹ thuật, giải pháp và best practices.

+ Tham gia các thỏa thuận quốc tế: Về bảo vệ môi trường, an ninh lương thực và phát triển bền vững.

Tóm lại: Khi thực hiện nhiệm vụ này, cần có sự đồng lòng và hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, cộng đồng nông dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự.

Tóm lại: Để có cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn nữa về thực hiện khâu đột phá “ Về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật; chủ động, tích tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững” theo Nghị quyết Đại hội Lần thứ XIX của tỉnh Thanh Hóa, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu tham khảo, cập nhật bổ các văn bản chính thức, các báo cáo hoặc chương trình phát triển của tỉnh đã ban hành trong giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030. Từ đó để xây dựng Kế hoạch trung hạn, dài hạn có nội dung toàn diện, sát thực tiễn và triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

Tác giả: Nguyễn Đình Hải –Viện trưởng Nông nghiệp Thanh Hóa

Bài viết đặc biệt: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT CỦA CÂY SA MU DẦU (Cunninghamia konishii Hayta) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Bài báo nghiên cứu được dịch song ngữ (Anh – Việt) – The article is bilingually translated (English – Vietnamese)

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa xin trân trọng gửi tới bạn đọc bài viết đặc biệt Bài viết đặc biệt: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT CỦA CÂY SA MU DẦU (Cunninghamia konishii Hayta) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM, với sự tham gia, nghiên cứu của:

Đặng Ngọc Huyền(1), Hoàng Thị Thu Trang(2), Vũ Đình Duy(1), Nguyễn Văn Sinh(3),Phạm Thị Lý(4), Đỗ Thị Tuyến(5), Phạm Mai Phương(1)
(1)Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Hà Nội
(2)Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội
(3)Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
(4)Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Thành phố Thanh Hoá
(5)Phân viện Công nghệ sinh học, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Hà Nội.

I. Phiên bản tiếng Việt

II. English version

Phạm Thị Lý
TP.Phân tích và Thí nghiệm



Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tham gia Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022

Sáng ngày 05/11/2022, tại Trung tâm Triển lãm – Hội chợ – Quảng cáo tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khai trương Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022. Hội nghị đã thu hút 102 đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia, với 150 gian hàng. Trong đó có 91 đơn vị, với 132 gian hàng trong tỉnh; các tỉnh bạn có 11 đơn vị, với 18 gian hàng. Sự kiện diễn ra từ ngày 05/11/2022 đến ngày 08/11/ 2022 với các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn trong và ngoài tỉnh; kết nối cung cầu.

Toàn cảnh lễ khai trương

Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022 được tổ chức thực sự đã tạo ra sân chơi bổ ích để bà con nông dân, các HTX, doanh nghiệp, các địa phương trong và ngoài tỉnh có cơ hội giao lưu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm an toàn tiêu biểu của địa phương đến được với đông đảo người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất và hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao. Đồng thời, trên cơ sở đó đi đến ký kết các hợp đồng kinh tế, các biên bản ghi nhớ về cung cấp, tiêu thụ các sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, lưu thông, chế biến và tiêu thụ hàng hóa nông sản, thực phẩm an toàn giữa các địa phương, HTX, doanh nghiệp và bà con nông dân gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đây cũng là cơ hội để tỉnh Thanh Hóa đón tiếp quý vị đại biểu thuộc các tỉnh, thành phố trong cả nước giới thiệu về mảnh đất, con người Xứ Thanh, quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư của tỉnh đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.. .Các cấp, ngành, các địa phương, doanh nghiệp và các hộ sản xuất trong tỉnh tiếp thu được nhiều thông tin quý báu về nhu cầu thị trường, từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Nhận thấy tầm quan trọng của Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022, Phòng Phân tích và thí nghiệm – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã phối với một số phòng ban và Trung tâm trực thuộc viện đưa các sản phẩm của Viện để tham gia trưng bày tại hội nghị.

Để hoạt động quảng bá sản phẩm, hình ảnh Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thông qua chương trình hội chợ trưng bày, các cán bộ được giao nhiệm vụ đã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai công tác hội nghị, điển hình một số công việc trọng tâm như: chuẩn bị các sản phẩm chất lượng trưng bày; in tờ rơi để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm; in market và chuẩn bị đồ trang trí gian hàng; kết hợp với các phòng và trung tâm để bổ sung một số sản phẩm làm đa dạng hàng hóa; quảng bá sản phẩmcủa Viện.

Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đem đến Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022 các sản phẩm đặc trưng để trưng bày, giới thiệu và bán như: nấm đông trùng hạ thảo tươi, nấm đông trùng hạ thảo khô, rượu đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rau thủy canh, rau mầm, các loại nấm ăn, các sản phẩm nuôi cấy mô,… và trưng bày các sản phẩm phong lan của Phòng Quản lý khoa học, một số loại cây của Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng, sản phẩm cua lột của Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi.

Chiều ngày 04/11/2022, Phòng Phân tích và thí nghiệm đã hoàn thiện khâu chuẩn bị và tiến hành trang trí cũng như trưng bày các sản phẩm tại gian hàng của Hội nghị với tiêu chí đẹp, bắt mắt để thu hút và chất lượng để giữ chân khách hàng.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đến tham quan gian hàng của Viện trong quá trình chuẩn bị chiều 04/11/2022.

Hình ảnh gian hàng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tại hội chợ trưng bày , giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022

Một số hình ảnh tại gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Trong 4 ngày diễn ra hội nghị, gian hàng của Viện đã thu hút hàng trăm lượt người đến tham quan và mua sắm. Đa số khách hàng khi dùng thử sản phẩm đều đánh giá sản phẩm của Viện không chỉ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng mà hình thức, mẫu mã phong phú, đẹp; chất lượng đảm bảo, các sản phẩm đều tươi, ngon và được tư vấn nhiệt tình. Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022 là cầu nối hiệu quả và là kênh xúc tiến thương mại quan trọng cho các sản phẩm có chất lượng của Viện đến gần hơn với khách hàng, tạo cơ hội giao lưu, quảng bá hình ảnh Viện.

Sự kiện này đã tạo ra một sân chơi rất hiệu quả để các sản phẩm đặc trưng của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa hội nhập với các sản phẩm của địa phương; quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ từ đó không ngừng nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm để sẵn sàng tham gia vào thị trường tiêu dùng trong tỉnh và mở rộng ra các khu vực lân cận cũng như cả nước. Hội nghị cũng là dịp để các cán bộ của đơn vị được trau dồi thêm kỹ năng bán hàng, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm đến gần với người tiêu dùng./.

Th.s. Mai Thị Hồng Lâm
Chuyên viên phòng Phân tích và thí nghiệm

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO BẰNG NHÂN GIỐNG CÂY (INVITRO) NUÔI CẤY MÔ TẠI VIỆN NÔNG NGHIỆP THANH HÓA

Quyết định số: 1426/QĐ – UBND, ngày 24 tháng 04 năm 2020 Quyết định phê duyệt đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025; Xây dựng và phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa theo hướng hiện đại và hội nhập, chủ động khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực để nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; xây dựng và nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật mới, tư vấn chiến lược, cung cấp dịch vụ, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại có khả năng cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Có thể nói, việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là hướng phát triển tất yếu hiện nay. Tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) cao mới bắt đầu thực hiện và ở quy mô chưa lớn nhưng đã khẳng định hiệu quả và thích nghi tốt đối với trình độ của nông dân. Ứng dụng KH&CN cao trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh đã được thực hiện trong cả quá trình sinh trưởng của cây trồng nhằm hạn chế sự tác động bất lợi của thời tiết, khí hậu, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, đồng đều, trong đó có kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.

Cán bộ phòng phân tích và thí nghiệm đang kiểm tra cây giống keo nuôi cấy mô

Phương pháp nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật là kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay và ngày càng phổ biến với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp khắc phục nhanh tình trạng thoái hóa của các giống cây trồng. Những năm qua, Phòng Phân tích và thí nghiệm – Viện Nông nghiệp đã nghiên cứu, làm chủ nhiều quy trình công nghệ và đưa vào sản xuất thành công nhiều giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô đã lưu giữ, phát triển và sản xuất được hàng loạt các loại cây trồng, các chủng giống nấm có chất lượng cao.

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là phương pháp nhân giống vô tính được sử dụng nhằm sản xuất nhanh và đồng loạt các loại giống cây trồng lưu giữ được hoàn toàn đặc tính của cây gốc, khắc phục nhược điểm của các phương pháp nhân vô tính khác như chiết, ghép hay giâm cành. Với tính toàn năng của tế bào thực vật, chúng có khả năng thay đổi quá trình trao đổi chất, sinh trưởng để tái sinh thành cây hoàn chỉnh. Môi trường nuôi cấy mô thực vật chứa tất cả các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường của cây trồng. Ưu điểm của phương pháp công nghệ này là nhân giống với số lượng lớn mang đặc tính tốt giống hệt cây mẹ, hệ số nhân giống cao, đáp ứng nguồn giống quanh năm với chất lượng tốt đồng đều, sạch bệnh, mang đến hiệu quả kinh tế cao chỉ cần trong một thời gian ngắn. Phương pháp này còn giúp bảo vệ các giống cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Quy trình nuôi cấy mô là một công đoạn dài và khó khăn, phòng đã nghiên cứu và thực hành một số loại cây mà thị trường yêu cầu.

Phòng Phân tích và thí nghiệm đã thực hiện kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. Phòng đã phát triển nhân giống bằng phương pháp này với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Việc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tạo ra cây giống có chất lượng cao, sạch bệnh, mang đặc tính di truyền từ cây mẹ. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong điều kiện biến đổi khí hậu không ngừng tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Sau thử nghiệm sản xuất thành công giống cây Lan kim tuyến từ năm 2020, Phòng đã mở rộng quy mô nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào với nhiều giống cây trồng khác nhau. Phòng nuôi cấy mô của Viện được đầu tư khá quy mô và trang bị cơ sở vật chất thiết bị đủ khả năng sản xuất rất nhiều lượng cây giống cung cấp cho thị trường. Hiện Phòng đang quản lý hàng chục giống cây và sản xuất theo yêu cầu của thị trường như các giống cây lâm nghiệp, cây dược liệu, các loại giống hoa, trong đó có các loại cây có giá trị kinh tế như lan kim tuyến, đông trùng hạ thảo,  nấm linh chi, đùi gà, hoa đồng tiền, mía tím, mía đường, hoa chuông, hoa cúc… Đặc biệt, với phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật đã tạo ra giống cây keo lai khẳng định tính ưu việt trong việc nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng, đã cung cấp cây giống cho các doanh nghiệp trong tỉnh.

Cây giống mía Kim Tân

Cây hoa chuông từ nuôi cấy môCây hoa cúc từ nuôi cấy mô

Cây hoa đồng tiền từ nuôi cấy mô

Cây Lan kim tuyến được sản xuất từ nuôi cấy mô

Hiện nay phòng đã làm chủ được hoàn toàn các quy trình kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Phương pháp này có thể sàng lọc những cây có tính trạng tốt để sản xuất đồng loạt giống cây có chất lượng tốt cho ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao nhiều hơn so với cây nhân giống bằng phương pháp truyền thống. Cây nuôi cấy mô sạch bệnh, sáng màu, đồng đều hơn. Áp dụng phương pháp này có thể nhân giống  nhanh và đồng đều các giống cây, đáp ứng kịp thời vụ cây trồng trong trường hợp gặp rủi ro thiên tai như vừa qua. Sắp tới, Phòng sẽ triển khai nghiên cứu, sản xuất giống cây lan kim tuyến là một loại dược liệu quý có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã bước đầu gặt hái những thành công. Đây là một bước phát triển nông nghiệp công nghệ cao giúp cho nông dân trên địa bàn chủ động được nguồn giống các loại cây trồng có giá trị kinh tế trên thị trường. Từ đó làm thay đổi và nâng cao nhận thức cho nông dân về mô hình nuôi trồng hiện đại này để ngày càng nhân rộng quy mô và hiệu quả kinh tế trong trồng trọt trước sự tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

Hồ Thị Quyên
Phòng phân tích và thí nghiệm 

HỘI THẢO GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MƯỜNG LÁT, TỈNH THANH HÓA

Ngày 04/10/2022 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Văn phòng điều phối Nông thôn mới – Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Viện Nông nghiệp, UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội thảo giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần xây dựng Nông thôn mới tại huyện Mường Lát. Đồng chí Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đến dự và chỉ đạo Hội thảo.

Tham dự Hội thảo thành phần gồm; Đại diện các cơ quan Trung ương có lãnh đạo Cục Trồng trọt, chăn nuôi, Kinh tế hợp tác và PTNT, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp,Viện Khoa học lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và PTNT; về phía tỉnh Thanh Hóa có đại diện các ban của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở ngành của tỉnh Thanh Hóa; lãnh đạo huyện Mường Lát, lãnh đạo các xã, bản cùng đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Thanh Hóa và các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá về kết quả xây dựng các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phát triển nông thôn, các mô hình phát triển sản xuất và xây dựng NTM tại huyện Mường Lát, giai đoạn 2011 – 2022; thực trạng sản xuất nông nghiệp, cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện giai đoạn 2023 – 2025, định hướng đến năm 2030. Các đại biểu cũng thảo luận một số giải pháp phát triển lâm nghiệp; thực trạng và định hướng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; thực trạng phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mường Lát…

Hội thảo cũng được nghe báo cáo tham luận của của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa với chủ đề “Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Mường Lát giai đoạn 2011-2022, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2023-2030”. Bài tham luận đã đánh giá rất sâu sắc về thực trạng về kinh tế – xã hội, môi trường và các tiến bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã và đang áp dụng tại huyện Mường Lát; những thuận lợi, khó khăn về phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp, du lịch cộng đồng, phát triển sản phẩm OCOP, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Mường Lát, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Và các bài tham luận trực tiếp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và UBND huyện Mường Lát.

Hội thảo được nghe bài phát biểu chỉ đạo của Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang, đồng chí đã bày tỏ vui mừng và gửi lời cảm ơn tới các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan trung ương, các nhà khoa học và các đơn vị liên quan đã quan tâm tổ chức hội thảo ý nghĩa dành cho huyện Mường Lát. Theo đồng chí, sau 26 năm thành lập huyện, được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, và Nhân dân, huyện Mường Lát đã có sự phát triển đáng kể. Song do đặc thù là huyện vùng cao, trọng điểm của thiên tai, ít đất sản xuất và nhiều điều kiện không thuận lợi nên Mường Lát hiện vẫn là huyện khó khăn nhất tỉnh và là một trong những huyện nghèo nhất cả nước. Hội thảo đã gợi mở được nhiều vấn đề và định hướng phát triển cây trồng, vật nuôi, định hướng xây dựng Nông thôn mới – những nội dung hết sức có ý nghĩa cho huyện vùng cao biên giới này. Đồng chí Phó chủ tịch tỉnh cũng đề nghị Bộ NNPTNT, các cơ quan Trung ương quan tâm, hỗ trợ huyện Mường Lát xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung; xây dựng mô hình trồng cây ăn quả ở vùng có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp; xây dựng mô hình trồng và chế biến, tiêu cây thụ dược liệu…

Tại Hội thảo đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan, phải khẩn trương tham mưu cho tỉnh xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ gạo cho Nhân dân trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ở 11 huyện miền núi nói chung và huyện Mường Lát nói riêng; chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho đồng bào huyện Mường Lát; giúp huyện quy hoạch lại vùng, quy hoạch lại sản xuất; nghiên cứu xây dựng đề tài khoa học du nhập, phát triển dược liệu dưới tán rừng trên địa bàn huyện Mường Lát; bám sát kế hoạch của UBND tỉnh đã ban hành về xây dựng NTM, khẩn trương đề suất một số nhiệm vụ trong nguồn vốn sự nghiệp ưu tiên cho Mường Lát…Đặc biệt đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh giao Viện Nông nghiệp Thanh Hóa khẩn trương hoàn thành đề án Phát triển rừng bền vững huyện Mường lát giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 và tham mưu cho UBND huyện Mường Lát lập quy hoạch vùng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi; phối với các đơn vị liên quan của Bộ NN & PTNT xây dựng Đề tài du nhập, khảo nghiệm, phát triển dược liệu trên địa bàn huyện Mường Lát; và nghiên cứu xây dựng nhiệm vụ đặt hàng công ích để du nhập, nghiên cứu, khảo nghiệm và phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi phù hợp, hiệu quả kinh tế cao tại Mường Lát.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang cũng đề nghị lãnh đạo huyện Mường Lát tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu sâu về Nghị quyết 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phổ biến rộng rãi kết quả của Hội thảo “Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần xây dựng nông thôn mới tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa”; rà soát lại quy hoạch vùng mà UBND tỉnh đã phê duyệt năm 2021, đảm bảo sự liên kết, thúc đẩy nhau cùng phát triển; tích cực kêu gọi, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp vào địa bàn trên tinh thần tự lực, tự cường để phát triển kinh tế xã hội huyện Mường Lát một các bền vững.

Kết luận hội thảo, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh nhấn mạnh: Cần đánh giá lại tiềm năng, lợi thế của huyện Mường Lát một cách bài bản hơn để đưa các giải pháp công nghệ phù hợp đối với sự phát triển của địa phương. Đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, cần tập trung phát triển các giá trị bản địa, gồm cây trồng, vật nuôi, dược liệu bản địa, thậm chí là sơ chế, bảo quản bản địa, tiến tới nhân rộng các mô hình và chuyển giao công nghệ, đồng thời Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cam kết sẽ xem xét nghiêm túc các đề nghị của đại biểu về phát triển nông nghiệp, nông thôn tại huyện Mường Lát. Các ý kiến của đại biểu tham dự hội thảo sẽ được tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ NN & PTNT, các cơ quan liên quan để có những giải pháp tháo gỡ khó khăn và định hướng phát triển nông nghiệp & xây dựng nông thôn mới  cho huyện Mường Lát../.

ThS. Lê Trần Thái

                          Trung tâm Nghiên cứu Khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi

Nông dân tất bật gặt lúa mùa, chuẩn bị vụ đông

THANH HÓA – Vụ mùa năm nay tại Thanh Hóa lúa sạch sâu bệnh, năng suất cao hơn năm ngoái nên bà con ai cũng rổn rảng.

Năng suất lúa ước đạt 56 – 57 tạ/ha

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, người dân đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, khẩn trương thu hoạch các diện tích lúa vụ mùa 2022. Không khí vui tươi, phấn khởi là điều dễ nhận thấy trên khắp các cánh đồng, đường làng, ngõ xóm khi năng suất vụ mùa năm nay cao hơn so với năm trước.

Ghi nhận tại huyện Quảng Xương, vụ mùa năm nay, toàn huyện gieo cấy 6.600ha, cơ cấu chủ yếu bằng các giống lúa năng suất, chất lượng cao. Đến hiện tại, toàn huyện đã thu hoạch được khoảng 30% diện tích với năng suất ước đạt 59 tạ/ha. Một số xã có tiến độ thu hoạch nhanh như Quảng Trường, Quảng Phúc, Quảng Đức, Quảng Định…

IMG_3911

Nông dân Thanh Hóa đang huy động tối đa nhân lực, phương tiện, máy móc để thu hoạch lúa vụ mùa 2022. Ảnh: Trung Quân.

Bà Phạm Thị Hà, thôn Phú Đa, xã Quảng Đức (Quảng Xương) phấn khởi chia sẻ: Vụ mùa năm nay, lúa được mùa lớn, hơn 3 sào lúa của gia đình bà đều cho năng suất trung bình 3 tạ/sào (so với vụ mùa năm trước chỉ 2 – 2,3 tạ/sào).

Theo bà Hà, vụ mùa năm nay mật độ sâu bệnh hại lúa thấp, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt nên không phải tiến hành phun trừ, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí phân bón và thuốc BVTV.

“Mọi năm đủ các loại sâu bệnh, năm nay lại chẳng thấy, bông lúa to, hạt mẩy, phơi ở giữa đường đi nên ai ngang qua cũng ghé lại xem, hỏi thăm. Giờ chỉ mong thời tiết không mưa để phơi phóng cho được thuận lợi là có vụ mùa hoàn hảo”, bà Hà vui vẻ.

Không giấu được niềm vui khi 1 mẫu lúa của gia đình mình cho năng suất cao, bà Phạm Thị Xuân, thôn Xa Thư, xã Quảng Bình (Quảng Xương) cho biết: Vụ mùa năm nay gia đình bà gieo cấy muộn hơn so với mọi năm nên đầu vụ khá lo lắng. Tuy nhiên, không ngờ cấy muộn lại hay, sâu bệnh hại lúa ít, chỉ có một chút sâu đục thân và chuột. Hiện tại, gia đình bà đã thu hoạch được 70% diện tích với năng suất trung bình đạt 2,8 tạ/sào.

“Vụ mùa năm nay hầu hết bà con ở đây đều được mùa. Hộ nào chịu khó thăm đồng, chăm sóc thì lúa đều đạt năng suất cao, chứ cấy xong để đấy thì năng suất không ăn thua vì chuột cắn phá nhiều, tỷ lệ lúa lép cao”, bà Xuân chia sẻ.

Ông Vũ Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa thông tin: Vụ mùa 2022 được đánh giá là vụ mùa an toàn về khung thời vụ, mật độ sâu bệnh gây hại thấp, chất lượng lúa được đảm bảo… Theo thống kê, đến hết ngày 14/9, tổng diện tích lúa mùa đã thu hoạch trên địa bàn toàn tỉnh hơn 38.300ha (đạt 33%). Năng suất lúa trung bình ước đạt 56 – 57 tạ/ha (so với vụ mùa 2021 là 55,6 tạ/ha).

z3724338517467_60b7c55bca4c0116232840b23e7776ef

Bà Phạm Thị Hà, thôn Phú Đa, xã Quảng Đức (Quảng Xương), phấn khởi vì năng suất lúa vụ mùa năm nay cao hơn năm trước. Ảnh: Trung Quân.

Theo ông Trung, để bảo vệ năng suất, chất lượng lúa, trong điều kiện thời tiết vẫn có những diễn biến khó lường, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương, đôn đốc người dân bám sát đồng ruộng, huy động nhân lực, các loại phương tiện, máy móc tập trung thu hoạch nhanh, gọn những diện tích lúa đã chín với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Bên cạnh đó, giám sát chặt chẽ mức giá thu gặt lúa của các chủ phương tiện, tránh tình trạng nâng ép giá, ảnh hưởng đến thu nhập của bà con nông dân; theo dõi diễn biến của thời tiết, tổ chức ra quân nạo vét các tuyến kênh mương nhằm tạo thuận lợi cho việc tiêu thoát nước khi có mưa lớn xảy ra. Đối với những diện tích lúa chưa đủ điều kiện thu hoạch, xảy ra trường hợp đổ ngã phải kịp thời dựng buộc, tránh hiện tượng bông lúa bị ngâm nước, mọc mầm…

Thu hoạch đến đâu, làm đất xuống giống vụ đông đến đó

Cũng theo ông Vũ Quang Trung, song song với việc khẩn trương thu hoạch vụ mùa, ngành nông nghiệp Thanh Hóa cũng chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ đông với phương châm “thu hoạch tới đâu, giải phóng đất và gieo trồng cây vụ đông đến đó”.

Ông Quang thông tin: Trong vụ đông 2022 – 2023, tỉnh Thanh Hóa triển khai theo chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững; xác định vụ đông là vụ sản xuất quan trọng đối với tăng trưởng của toàn ngành cho năm tiếp theo. Vì vậy, tỉnh đã xác định sử dụng đối tượng, giống cây trồng có lợi thế, tập trung mở rộng tối đa diện tích, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để gia tăng năng suất…

z3724305698211_2b4888846457c35f56ad5ce9c1c95952

Theo đa số người dân, vụ mùa 2022, mật độ sâu bệnh hại lúa thấp nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí phân bón và thuốc BVTV. Ảnh: Trung Quân. 

Các địa phương phấn đấu tăng tối đa diện tích các cây trồng chính như ngô, cây thức ăn chăn nuôi, rau vụ sớm có thể tiêu thụ nội tỉnh; mở rộng diện tích sản xuất các loại rau quả có giá trị kinh tế cao và có thể bảo quản lâu dài, có khả năng thuận lợi trong quá trình vận chuyển không cần phải sơ chế, đóng gói cầu kỳ như bí xanh, khoai lang, hành tỏi, su hào, khoai tây.

Thanh Hóa chủ trương chỉ sản xuất các loại cây trồng phục vụ xuất khẩu khi có hợp đồng và bảo lãnh tiêu thụ nông sản; tính toán rải vụ sản xuất một cách phù hợp cho từng đối tượng cây trồng, tránh hiện tượng thừa thiếu cục bộ.

Bên cạnh đó, gắn sản xuất với chứng nhận an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao giá trị thu nhập cho người dân. Tiếp tục mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất trồng trọt vụ đông, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất bền vững, sản xuất theo hợp đồng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đồng thời, quan tâm xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm; hạn chế tình trạng sản xuất không đáp ứng nhu cầu thị trường hoặc dư thừa nông sản gây thất thiệt cho người sản xuất…

Về thời vụ gieo trồng, đối với nhóm cây ưa ấm, gieo trồng vụ đông sớm, thời vụ gieo trồng kết thúc trước ngày 10/10; nhóm cây ưa lạnh gieo trồng sau ngày 10/10, cây khoai tây tập trung trồng từ 20/10 – 5/11.

Sở NN-PTNT Thanh Hóa đề ra mục tiêu: Tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông phấn đấu đạt 46.000ha trở lên. Trong đó, ngô 15.000ha, năng suất 48 tạ/ha, sản lượng 72.000 tấn; khoai lang 2.700ha, năm suất 77 tạ/ha, sản lượng 20.790 tấn; lạc 1.500ha, năng suất 21 tạ/ha, sản lượng 3.150 tấn; rau đậu các loại và cây trồng khác 26.800ha. Tổng giá trị sản xuất vụ đông phấn đấu đạt 3.404 tỷ đồng trở lên, bình quân đạt 74 triệu đồng/ha gieo trồng (tăng 1,4 triệu đồng/ha so với vụ đông 2021 – 2022).

Nguồn: Nongnghiep.vn

Trần Anh Đức (Văn phòng Viện) ST

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ LOẠI NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG TỈNH VÀ CẢ NƯỚC QUÝ I/2022

  1. Các sản phẩm từ cây có hạt: lúa, gạo, ngô…

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo tháng 1/2022 đã bật tăng mạnh 45,4% về lượng, tăng 28,2% về trị giá so với tháng 1/2021, đạt lần lượt 505.741 tấn và 246 triệu USD. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu trung bình trong tháng đầu năm 486,5 USD/tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thị trường trong nước, trong tháng 02/2022, giá lúa gạo bán buôn có xu hướng tăng nhẹ. Gía lúa gạo nếp trong tháng 1/2022 có xu hướng tăng nhanh vào thời điểm cận kề dịp tết nguyên đán do nhu cầu sử dụng gạo nếp làm nguyên liệu chính để làm các loại bánh truyền thống như: bánh trung, bánh tét… Cụ thể, lúa thường tại ruộng cao nhất là 5.600 đồng/kg, giá bình quân là 5.429 đồng/kg, tăng 18 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho cao nhất 6.950 đồng/kg, trung bình là 6.420 đồng/kg, tăng 20 đồng/kg. Giá các mặt hàng gạo cũng không có biến động mạnh. Giá gạo 5% tấm có giá cao nhất 9.450 đồng/kg, giá bình quân 9.177 đồng/kg, giảm 7 đồng/kg. Gạo 15% tấm vẫn ổn định với giá cao nhất 9.250 đồng/kg, giá bình quân 8.933 đồng/kg. Gạo 25% tấm có giá cao nhất 9.050 đồng/kg, giá bình quân 8.642 đồng/kg, tăng 8 đồng/kg. Riêng gạo xát trắng loại 1 có giá trung bình là 9.133 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg. Trước tình hình dịch bệnh kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhiều mặt dự báo giá gạo nếp thành phẩm xuất ra thị trường năm nay chỉ giữ ở mức ổn định và có thể giảm hơn nữa. Sản phẩm ngô ngọt và ngô làm thức ăn chăn nuôi trên thế giới có xu hướng tăng giá mạnh do đứt gãy nguồn cung từ Nga và Ukraine.

Tại thị trường trong tỉnh, nhìn chung giá lúa, gạo trong tỉnh vẫn giữ ở mức ổn định, nguồn cung gạo các loại tương đối dồi dào, thị trường không xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu. Một số loại gạo ngon như: tám thơm, bắc thơm giá tăng nhẹ do nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh trong những ngày đầu tháng 02/2022. Giá ngô nguyên liệu nhập vào trong nước cũng vì thế tăng lên 8000 đồng/kg.

Một số nhận định, dự báo giá cả và nhu cầu tiêu thụ:

Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo nhiều khả năng tăng từ tháng 3/2022, khi vụ Đông Xuân cho thu hoạch rộ, nguồn cung lúa gạo sẽ tương đối dồi dào nên nhiều khả năng giá lúa gạo trong quý 1/2022 có xu hướng bình ổn hoặc có thể giảm nhẹ.

Nhu cầu tiêu dùng các loại gạo ở cả trong và ngoài nước trong quý I/2022 là tương đối lớn, nhất là khi các hoạt động sản xuất kinh tế bắt đầu trở lại sau thời gian dài giãn cách xã hội vì dịch Covid 19. Tại thị trường lúa gạo Thanh Hóa, thương hiệu sản phẩm gạo Ngọc Phố, nếp cái hoa vàng Qúy Hương của công ty CP Thương mại Sao Khuê đang rất được người dân trong và ngoài tỉnh tin tưởng sử dụng. Đây là 2 sản phẩm gạo chủ lực của công ty được đánh giá cao về chất lượng và đã tham dự nhiều các cuộc hội chợ trong và ngoài nước, rất có tiềm năng có thể xuất khẩu sang môt số thị trường nước ngoài khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu…Khi các hoạt động sản xuất trở lại, nhất là công cuộc tái đàn nghành chăn nuôi của tỉnh và cả nước bắt đầu phục hồi mạnh mẽ, mặt khác, Việc đứt gãy nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã khiến các doanh nghiệp quay lại trông chờ sản lượng trong nước. Bộ NN-PTNT từng khuyến khích nông dân chuyển đổi một số vùng trồng lúa để chuyển sang trồng bắp nhưng suốt một thời gian dài diện tích bắp cả nước vẫn giảm do không cạnh tranh được với bắp nhập khẩu. Dự báo nhu cầu tiêu thụ ngô nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi trong cả nước bắt đầu tăng mạnh khiến giá ngô nguyên liệu có thể tăng cao trong thời gian sắp tới.

  1. Giá sản phẩm rau quả:

Tính đến đầu năm 2022, hoạt động trồng trọt trên cả nước diễn ra trong điều kiện thuận lợi so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 3/2022, giá rau tại một số tỉnh, thành phố tăng nhẹ so với tháng trước do cuộc khủng hoảng tại Ukraine khiến giá xăng dầu leo thang nhanh chóng, khiến chi phí sản xuất, vận tải tăng cao dẫn đến giá cả một số mặt hàng rau củ quả tăng mạnh. Tại Hà Nội, giá một số loại rau ăn lá (như rau ngót, rau muống) tăng mạnh. Xu hướng này xảy ra tương tự tại một số tỉnh thành trong cả nước. Trong khi đó, đối với mặt hàng quả: giá dừa tươi tại Bến Tre ổn định hơn so với tháng trước.

Những tháng cuối quý I/2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 bước sang một giai đoạn mới, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp mới nhằm thích ứng với dịch bệnh cùng với phát triển kinh tế. Nhiều hoạt động sản xuất kinh tế tại nhiều tỉnh thành đã hoạt động bình thường trở lại. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng được đẩy mạnh khiến nguồn cung các sản phẩm rau củ quả trong và ngoài nước tương đối dồi dào.

Thị trường trong tỉnh do kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh, tình trạng khan hiếm thực phẩm không xảy ra, nên giá cả các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh không biến động nhiều. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi việc giá xăng dầu tăng cao nên nhiều mặt hàng rau củ quả giá cũng tăng mạnh bắt đầu vào giữa tháng 2/2022.

Một số nhận định, dự báo giá cả và nhu cầu tiêu thụ:

Trong những tháng tiếp theo năm 2022, xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng tích cực này có được một phần nhờ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh, Việt Nam đã điều hành hoạt động xuất khẩu thông suốt, không xảy ra tình trạng ùn ứ, đặc biệt tại các cửa khẩu. Bên cạnh đó, sự vào cuộc tích cực của các Bộ ban ngành, địa phương đã mang lại kết quả khả quan, hứa hẹn những thuận lợi trong thời gian tới. Tuy nhiên với tình hình chiến sự tại Ukraine đang diễn biến phức tạp kéo theo giá xăng dầu sẽ tăng cao trong những tháng tiếp theo dẫn đến giá giả một số mặt hàng rau củ quả có thể tăng nhẹ. Dự báo nhu cầu tiêu thụ rau củ quả trong và ngoài tỉnh có xu hướng giảm nhẹ. Ngoài các sản phẩm nông sản xuất thô như hàng năm, có thế kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất chế biến khép kín đóng gói sản phẩm để gia tăng giá trị cho nhiều loại sản phẩm như: dứa gai, cam, ổi…

  1. Giá sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản:

Tại thị trường trong nước, trong tháng 2/2022, giá lợn hơi biến động giảm nhẹ tại các khu vực. Tại miền Bắc, giá lợn hơi dao động trong khoảng giá từ 54.000 – 58.000 đồng/kg. Các tỉnh phía bắc được ghi nhận mức giao dịch thấp nhất khu vực ở mốc 54.000 đồng/kg. Đối với các sản phẩm gia cầm bán tại trại, giá gà thịt lông màu đều tăng nhẹ ở các địa phương, trong khi đó giá gà công nghiệp tăng nhẹ ở miền Bắc, giá giữ ổn định trong tháng 5, tháng 6. Các mặt hảng thủy hải sản giá cả có xu hướng tăng nhẹ tại các thị trường tiêu thụ lớn trong nước như: Hà Nôi, Hải Phòng, TP.HCM…

Thị trường trong tỉnh ghi nhận biến động không nhiều. Giá các mặt hàng thịt bò, thịt gia cầm, trứng gia cầm tăng nhẹ do nhu cầu thị trường dịp tết nguyên đán đối với những mặt hàng này gia tăng đáng kể, giá lợn hơi trong tỉnh vẫn ở mức thấp do nguồn cung thịt lợn đã ổn định do nghành nông nghiệp đã đẩy mạnh công tác tái đàn, đồng thời dịch tả lợn Châu Phi cũng đã được kiểm soát chặt. Vào những ngày đầu tháng 3/2021 giá lợn hơi tại trại dao động từ 54.000 – 58.000 đồng/kg, thịt lợn bán lẻ tại chợ có giá 105.000 đồng/kg ba chỉ rút xương, 100.000 đồng/kg thịt nạc vai và thịt nạc mông, 105.000 đồng/kg thịt thăn. Giá cả các mặt hàng thủy hải sản trong tỉnh như: tôm, mực, cá nước mặn… cũng biến động nhẹ, có xu hướng tăng dần vào những ngày cuối tháng 3 do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này bắt đầu tăng do sắp bước vào hè.

Một số nhận định, dự báo giá cả và nhu cầu tiêu thụ:

Dự báo giá thịt lợn hơi sẽ vẫn giữ ở mức thấp và giá có thể sẽ tăng nhẹ lên mức 57.000 – 60.000 đồng/kg vào những tháng quý II/2022 do giá xăng dầu tăng cao khiến chi phí sản xuất, vận chuyển tăng. Thịt trâu, bò ổn định giá và có thể tăng nhẹ vào đầu tháng 4/2022. Các tháng tới giá sản phẩm gia cầm và trứng sẽ duy trì mức ổn định. Các mặt hàng thủy hải sản giá bắt đầu tăng nhanh khi bước vào những tháng giữa quý II/2022.

Nhu cầu thị trường thịt lợn hơi trong và ngoài tỉnh cũng vẫn sẽ duy trì ở mức ổn định và có thể tăng nhẹ vào quý II/2022. Các sản phẩm thịt khác như: thịt trâu, thị bò, thịt gia cầm, trứng gia cầm…vẫn sẽ duy trì mức ổn định theo giá chung cả nước. Sản phẩm thịt lợn, thịt gia cầm của các trang trại nuôi liên kết tiêu thụ với công ty CP, Phú Gía… có khả năng cao có thể xuất khẩu sang các thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn nhưng không đòi hỏi quá cao về chất lượng thịt như: Trung Quốc, Hàn Quốc… và một số nước khác ở Đông Nam Á.

  1. Sản phẩm Tre, luồng, vầu

Tại thị trường trong nước ghi nhận từ đầu năm 2022 đến nay giá cá các sản phẩm tre, luồng, vầu có xu hướng giảm nhẹ do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm từ vật liệu này có xu hướng giảm nhẹ do dịch bệnh và biến động chính trị tại một số nước thị trường châu Âu. Tại thị trường trong tỉnh, ghi nhận tại huyện Quan Sơn (là một trong những địa phương có sản lượng tre, luồng lớn nhất cả tỉnh) Trước đây, cây luồng được thương lái thu mua khoảng 10.000 đồng/10 kg, thế nhưng nay chỉ còn 7.000 – 8.000 đồng/10 kg. Cây vầu giá thu mua giảm từ 230.000 đồng xuống còn 180.000 đồng/100 kg. Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp, công ty trên cả nước đã giảm nhập hàng lâm sản từ cơ sở.

Một số nhận định, dự báo giá cả và nhu cầu tiêu thụ:

Tình hình chiến sự tại Ukraine vẫn diến biến vô cùng phức tạp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giá xăng dầu tăng cao dẫn đến tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động. Người dân tại các nước là thị trường chính xuất khẩu của các sản phẩm làm từ tre, vầu… bắt đầu thắt giảm chi tiêu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm từ tre, vầu… giảm mạnh. Thậm chí các thị trường đang có chiến sự căng thẳng như Ukraine, Nga… có thể bị gián đoạn một thời gian dài do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga. Tại thị trường trong và ngoài tỉnh dự báo giá cả các mặt hàng tre, luồng có thể giảm nhẹ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh và tình hình chung của thế giới. Tuy nhiên giá có thể phục hồi vào những tháng tiếp theo nếu giá xăng dầu vẫn tăng cao như hiện nay dẫn đến chi phi sản xuất, vận chuyển tăng cao.

  1. Gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ

Trong năm vừa qua, sự tiếp nối có hiệu lực của các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã tạo điều kiện cho các phân ngành của nông nghiệp Việt Nam phát triển, thêm nhiều lợi thế trong tiếp cận các thị trường khó tính, cũng như gia tăng sức cạnh tranh đối với nhiều mặt hàng cùng loại của các quốc gia khác. Trong những ngành hàng này, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ cũng không ngoại lệ. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong những tháng đầu năm 2022, hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu vào thị trường Anh đều tăng mạnh. Dẫn đầu là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn. Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ, ghế khung gỗ…Tại thị trường trong tỉnh giá nguyên liệu đầu vào vẫn giữ mức ổn định và có thể tăng nhẹ do giá xăng dầu tăng cao. Các mặt hàng làm từ gỗ như: bàn, ghế, tấm ép… vẫn giữ giá ở mức ổn định.

Một số nhận định, dự báo giá cả và nhu cầu tiêu thụ:

Theo diễn biến ứng phó dịch bệnh COVID-19 của các quốc gia trên thế giới, các chuyên gia kinh tế dự báo kinh tế toàn cầu sẽ dần phục hồi, tăng trưởng trở lại trong năm 2022. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ gỗ của các quốc gia trên thế giới tăng lên, vốn FDI vào Việt Nam cũng ngày càng tăng, cộng với sự chủ động về công nghệ sản xuất và nguyên liệu gỗ đầu vào sẽ là động lực cho hoạt động chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam. Tuy nhiên nghành chế biến và xuất khẩu gỗ của nước ta vẫn sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Một khó khăn lớn nhất trong năm 2021 được dự báo có thể kéo dài đến hết quý 1/2022 là tình trạng thiếu tàu vận tải biển, thiếu container, giá cước phí vận tải đường biển tăng quá cao dẫn tới đứt gãy chuỗi cung ứng hoàng hóa đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp. Tại thị trường trong tỉnh nhu cầu tiêu thụ gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ có thể sẽ tăng cao do các hoạt động sản xuất dần đi vào hoạt động bình thường sau đại dịch Covid-19 kết hợp với tình hình giá căng dầu tăng mạnh như hiện tại dẫn đến giá các mặt hàng làm từ gỗ có thể tăng nhẹ trong các tháng tới đây.

BẢNG THAM KHẢO GIÁ CÁC SẢN PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN TÍNH ĐẾN NGÀY 25/03/2022

                                                                                            (ĐVT: 1000 VNĐ)

  SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐVT GIÁ THÁNG 1 GIÁ THÁNG 2 GIÁ THÁNG 3 GIÁ TB CẢ TỈNH GIÁ TB CẢ NƯỚC
I Sản phẩm thủy, hải sản            
1 Ngao Kg ( bán lẻ) 22 20 25 22.3 22
2 Cua bể Kg ( bán lẻ) 350 360 370 360.0 380.5
3 Cua đồng Kg ( bán lẻ) 15 16 15 15.3 15
4 Cá Rô Phi Kg ( bán lẻ) 25 30 35 30.0 29.5
6 Cá Thu tươi Kg ( bán lẻ) 185 190 210 195.0 185
7 Ghẹ đỏ Kg ( bán lẻ) 400 410 400 403.3 405
8 Cá chim trắng nước ngọt Kg ( bán lẻ) 40 45 50 45.0 41.2
9 Cá chép Kg ( bán lẻ) 55 60 60 58.3 56.5
10 Mực trứng Kg ( bán lẻ) 200 210 210 206.7 202.8
11 Tôm Sú Kg ( bán lẻ) 210 220 225 218.3 215.4
II Sản phẩm chăn nuôi            
1 Gà ta Kg ( bán lẻ) 110 115 110 111.7 112
2 Gà công nghiệp sống đã làm sẵn Kg ( bán lẻ) 75 75 70 73.3  

72.5

3 Vịt sống Kg ( bán lẻ) 50 65 65 60.0 58.9
4 Thịt bò Kg ( bán lẻ) 230 250 250 243.3 245.5
5 Thịt lợn hơi Kg 54 55 54 54.3 55
6 Trứng gà ta Quả 3 3 3.3 3.1 3.2
7 Trứng gà công nghiệp Quả 3 2.7 2.5 2.7 3
8 Trứng vịt thường Quả 3 3 3 3.0 3
III Sản phẩm trồng trọt            
  Sản phẩm cây có hạt            
1 Gạo Si Kg ( bán lẻ) 13 13 14 13.3 13.5
2 Gạo Quy Năm Kg ( bán lẻ) 10 11 14 11.7 11.5
3 Gạo Tám Thơm Kg ( bán lẻ) 18 18 19 18.3 18
4 Gạo Khang Dân Kg ( bán lẻ) 11 12 12 11.7 11.2
5 Gạo Bắc Thơm Kg ( bán lẻ) 17 17 17 17.0 17.1
6 Gạo nếp cái hoa vàng Kg ( bán lẻ) 35 35 35 35.0 33.6
7 Ngô nếp Chục 35 40 40 38.3 40
8 Ngô ngọt Chục 35 35 36 35.3 34.5
9 Khoai lang vàng Kg ( bán lẻ) 25 30 30 28.3 26.5
10 Đậu tương Kg ( bán lẻ) 25 25 25 25.0 25
11 Đậu đen Kg ( bán lẻ) 38 40 40 39.3 39
12 Lạc Kg ( bán lẻ) 55 45 55 51.7 50.5
  Sản phẩm cây ăn quả            
1 Cam Sành Kg ( bán lẻ) 30 35 40 35.0 34.5
2 Dưa hấu Kg ( bán lẻ) 10 13 15 12.7 11.7
3 Ổi Kg ( bán lẻ) 15 20 20 18.3 17.1
4 Xoài Kg ( bán lẻ) 23 23 23 23.0 22.3
5 Dứa gai Kg ( bán lẻ) 10 12 12 11.3 10.5
6 Thanh long Kg ( bán lẻ) 30 30 30 30.0 32.3
7 Kg ( bán lẻ) 40 35 40 38.3 36.9
  Sản phẩm Rau, củ đậu các loại            
1 Hành khô Kg ( bán lẻ) 35 40 40 38.3 37.7
2 Tỏi Kg ( bán lẻ) 30 35 36 33.7 33.2
3 Gừng Kg ( bán lẻ) 40 42 50 44.0 46.1
4 Nghệ Kg ( bán lẻ) 22 20 24 22.0 21.5
5 Xả Kg ( bán lẻ) 20 20 22 20.7 19.8
6 Dưa chuột Kg ( bán lẻ 12 14 15 13.7 12
7 Cà chua Kg ( bán lẻ) 15 16 18 16.3 15.2
8 Cà rốt Kg ( bán lẻ) 15 15 18 16.0 16.3
9 Hành tây Kg ( bán lẻ) 30 30 31 30.3 30
10 Khoai sọ Kg ( bán lẻ) 30 30 32 30.7 31.5
11 Khoai tây Kg ( bán lẻ) 18 22 23 21.0 21.3
12 Bắp cải Kg ( bán lẻ) 14 15 16 15.0 12.5
13 Chanh quả Kg ( bán lẻ) 20 20 17 19.0 17.5
14 Rau cải chíp Kg ( bán lẻ) 15 15 15 15.0 15.5
15 Củ cải Kg ( bán lẻ) 15 15 16 15.3 14.5
  Sản phẩm tre, luồng, vầu            
1 Luồng Kg ( bán lẻ) 1.5 1.6 1.6 1.56 1.65
2 Vầu Kg ( bán lẻ) 4 4 4 4 4.22
  Gỗ và các sản phẩm từ gỗ            
  Gỗ keo non M3 (bán buôn) 496 501 499 498.66 502.78
  Gỗ keo trung bình M3 (bán buôn) 1150 1100 1150 1133.33 1195.23
  Gỗ keo già M3 (bán buôn) 4500 4700 4500 4566.66 5068.55

Mạnh Tùng

Trạm Kết Nối Cung Cầu và Hội chợ triển lãm- Trung tâm tư vấn quy hoạch Thị trường và chiến lược PTNN

Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa

Hoằng Xuân là xã vùng màu ven sông Mã, có diện tích đất tự nhiên 1346,02 ha, là xã có điều kiện tự nhiên rộng lớn đa dạng, giáp núi, giáp sông là một trong những xã phát triển về nông nghiệp chủ lực lâu đời của huyện Hoằng Hóa. Bởi vậy, những năm qua Hoằng Xuân luôn chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao chuỗi giá trị liên kết sản xuất gắn liền với xây dựng NTM thông qua việc phát triển các mô hình nông nghiệp hàng hóa đạt hiệu quả kinh tế cao.

(Cánh đồng ngô ngọt của xã Hoằng Xuân)

Thực hiện Nghị quyết 137 của HĐND huyện Hoằng Hoá ngày 19/7/2021 về việc “Ban hành cơ chế phát triển kinh tế xã hội nhiệm kỳ 2021-2026” định hướng phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những chương trình trọng tâm trong giai đoạn tới. Xã đã sớm có các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn như cơ chế tích tụ đất đai, dồn đổi ruộng đất; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tập trung sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn và xây dựng thương hiệu, đầu ra ổn định để đáp ứng nhu cầu thị trường về nông sản và thực phẩm của xã hội; xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng; áp dụng khoa học công nghệ, áp dụng cơ giới hóa trong các khâu sản xuất. Với lợi thế địa hình ven sông có lượng lớn đất phù sa màu mỡ, cũng như là nơi đầu nguồn tưới của vùng nên có điều kiện phát triển các loại cây trồng có gía trị kinh tế cao vào sản xuất, xã đã hình thành các vùng sản xuất tập trung với một số cây trồng chủ lực tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn như vùng sản xuất lúa thương phẩm 230ha, vùng sản xuất cây ngô ngọt 95ha, ngoài ra còn có cây lạc 15 ha, cây dược liệu như cà gai leo, trinh nữ hoàng cung 2,5ha, cây gai xanh 15ha,… Hoằng Xuân cũng là xã đi đầu trong ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, xã đã chuyển đổi 6 ha đất lúa sang chuyên sản xuất các loại rau củ quả an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap cơ bản đã được đầu tư nhà lưới, hệ thống tưới khoa học tiết kiệm. Sản phẩm rau an toàn đã được cung cấp cho hệ thống siêu thị, nhà hàng, cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố.Nhờ xây dựng các vùng sản xuất tập trung nên các sản phẩm nông nghiệp của xã có thể đáp ứng được yêu cầu của các Công ty thu mua như cây ngô ngọt được Công ty CP xuất nhập khẩu Đồng Giao liên kết bao tiêu ổn định hơn 1000 tấn nguyên liệu hàng năm và được thu mua ngay tại ruộng để giảm chi phí công vận chuyển cho các hộ trồng và bảo quản nguyên liệu được tốt hơn. Sản phẩm được Công ty chế biến thành ngô ngọt đóng hộp và xuất khẩu đến những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga…. Thu nhập bình quân của các hộ trồng ngô đạt 50-55 triệu đồng/ha đảm bảo thu nhập ổn định cho các hộ dân.

Về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hiện nay xã có 112 mô hình trang trại, gia trại tổng hợp, có 11 mô hình được công nhận trang trại trong đó có trang trại lợn của anh Vũ Văn Lực, thôn Nga Phú 1 liên kết chăn nuôi cho Công ty Cổ phần CP với số lượng 1000 con lợn thịt. 3 trang trại nuôi gà thương phẩm với quy mô 1,5-2ha, số lượng 33.000 con. Còn lại là các trang trại, gia trại tổng hợp kết hợp cây lưu niên-cá- chăn nuôi, hoặc mô hình lúa-thủy sản-thủy cầm kết hợp.  Để đạt mục tiêu phát triển trong chăn nuôi xã đã quy hoạch và chuyển đổi diện tích đất 2 lúa sản xuất kém hiệu quả được gần 50ha sang phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, thường xuyên đưa các lọai giống vật nuôi có hiệu quả cao vào sản xuất và tăng tổng đàn vật nuôi, các khu NTTS tập trung đảm bảo vệ sinh ATTP và VSMT, khuyến khích nhân dân không bỏ ruộng hoang, mà chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản phát triển các loại cá nước ngọt có năng suất giá trị cao như cá chình, ốc nhồi,… Tổng giá trị thu nhập hàng năm của các trang trại từ 500-700 triệu đồng, cá biệt có một số trang trại chăn nuôi quy mô lớn cho thu nhập 2-3 tỷ đồng/năm.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp của xã có vai trò không nhỏ của HTX DVNN Hoằng Xuân, HTX là cầu nối liên kết giữa nông dân và Doanh nghiệp, thực hiện tổ chức các khâu liên quan đến từng chu kỳ phát triển của cây trồng từ khâu cung ứng vật tư đầu vào như giống, phân bón, dịch vụ tưới tiêu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ thành viên, đồng thời các thành viên cũng được triển khai chấp hành và thực hiện tốt các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ vì vậy không xảy ra hiện tượng phá vỡ hợp đồng liên kết, diện tích ký hợp đồng thu mua ổn định hàng năm. Góp phần thay đổi tập quán, ý thức sản xuất của người dân, loại  bỏ dần phương thức sản xuất nhỏ lẻ, tuân thủ hợp đồng tạo nên sự hợp tác lâu dài giữa người dân và Công ty đem lại thu nhập cao ổn định cho người dân. Trong chăn nuôi, việc chuyển đổi diện tích sản xuất kém hiệu quả sang chăn nuôi tập trung cho thấy hiệu quả kinh tế chuyển biến nâng cao rõ rệt, nhờ quy mô chăn nuôi lớn cùng quy trình chăn nuôi khép kín theo hướng an toàn đáp ứng nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm nên các sản phẩm được Công ty cam kết bao tiêu hoàn toàn. Những kết quả đáng ghi nhận trong lộ trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa của Hoằng Xuân đã tạo những bước chuyển dịch tích cực đối với nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân, các hộ sản xuất trên địa bàn xã. Thu nhập bình quân năm 2011 đạt 17 triệu đồng/người/năm đến năm 2021 đã nâng lên lên 53,5 triệu đồng/người/năm. Trong thời gian tới, định hướng sản xuất chủ lực của xã vẫn là tập trung gieo trồng cây ngô ngọt và mở rộng vùng sản xuất ngô ngọt đặc biệt với cây ngô đông đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Vietgap lên 105 ha. Với lợi thế địa hình đồi rừng, xã cũng đã khuyến khích nhiều hộ phát triển các sản phẩm từ rừng như nuôi ong mật, gà đồi hay sản phẩm từ cây sim rừng cho hiệu quả kinh tế ổn định. Hiện tại sản phẩm rượu sim rừng Bảo An của xã đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ sản xuất bởi xu hướng hiện nay của người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm bản địa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo vệ sinh ATTP góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành mục tiêu xã đạt an toàn VS thực phẩm

Hiệu quả của việc xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa trong sản xuất đã và đang được khẳng định. Hầu hết các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã đang phát huy hiệu quả, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và hình thành các vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung. Vì vậy, năng suất chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị hàng hóa, thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân, qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội địa phương./.

Phương Thuý

Trạm Kết Nối Cung Cầu và Hội chợ triển lãm- Trung tâm tư vấn quy hoạch Thị trường và chiến lược PTNN