Mô hình nuôi thủy sản đa con cho hiệu quả kinh tế cao

Nhờ nắm bắt được nhu cầu thị trường và nhạy bén trong việc chuyển hướng sản xuất kinh doanh, anh Nguyễn Sỹ Thuấn, phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa đã xây dựng thành công mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng đa con, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, trên diện tích chỉ có 5000m2. Trước đây, gia đình anh Thuấn thường nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống, giá thành thấp nên thu nhập không đáng kể. Năm 2013, sau một lần được đi tham quan trang trại nuôi thủy sản ở Đồng Tháp, anh đã ấp ủ ý tưởng xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt đa con. Được tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp từ các ngân hàng, anh Thuấn đã mạnh dạn đầu tư 1,4 tỷ đồng nuôi trồng các loại thủy sản đang được thị trường ưa chuộng như cá lóc, ếch, lươn, chạch, cá rô đồng… Riêng khu nuôi cá quả, cá rô đầu vuông, anh Thuấn đã xây 12 bể xi măng, phía trên lợp mái kiên cố, phía dưới sử dụng hệ thống lọc nước tự động, bảo đảm vô trùng để con nuôi không bị nhiễm bệnh. Ngoài kinh nghiệm được tích lũy sau nhiều năm nuôi cá nước ngọt theo phương thức truyền thống, anh Thuấn còn rất chịu khó tìm hiểu kỹ thuật nuôi trên sách, mạng internet, tham khảo thực tế các mô hình sản xuất trong và ngoài tỉnh. Theo anh, để con nuôi phát triển tốt, quan trong nhất là việc quản lí môi trường nước và chọn mua giống đảm bảo chất lượng. Ngoài nguồn giống được nhập ở Viện Nuôi trồng thủy sản Nha Trang, trong quá trình nuôi, anh Thuấn cũng đã tự nghiên cứu sản xuất giống con nuôi, giúp giảm được khoảng 30% chi phí đầu vào. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, môi trường bảo đảm nên các con nuôi của gia đình anh ít bị dịch bệnh và phát triển tốt, toàn bộ sản phẩm được các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh đặt mua và đến lấy hàng tại ao. Trung bình mỗi năm, anh Thuấn thu hoạch khoảng hơn 30 tấn sản phẩm các loại, trừ chi phí, cho thu lãi 500 triệu đồng. Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, anh Thuấn còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nhiều hộ ở thành phố Thanh Hóa và các huyện trong tỉnh làm theo.

Nhờ nắm bắt được nhu cầu thị trường và nhạy bén trong việc chuyển hướng sản xuất kinh doanh, anh Nguyễn Sỹ Thuấn, phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa đã xây dựng thành công mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng đa con, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, trên diện tích chỉ có 5000m2.
Trước đây, gia đình anh Thuấn thường nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống, giá thành thấp nên thu nhập không đáng kể. Năm 2013, sau một lần được đi tham quan trang trại nuôi thủy sản ở Đồng Tháp, anh đã ấp ủ ý tưởng xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt đa con. Được tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp từ các ngân hàng, anh Thuấn đã mạnh dạn đầu tư 1,4 tỷ đồng nuôi trồng các loại thủy sản đang được thị trường ưa chuộng như cá lóc, ếch, lươn, chạch, cá rô đồng… Riêng khu nuôi cá quả, cá rô đầu vuông, anh Thuấn đã xây 12 bể xi măng, phía trên lợp mái kiên cố, phía dưới sử dụng hệ thống lọc nước tự động, bảo đảm vô trùng để con nuôi không bị nhiễm bệnh.
Ngoài kinh nghiệm được tích lũy sau nhiều năm nuôi cá nước ngọt theo phương thức truyền thống, anh Thuấn còn rất chịu khó tìm hiểu kỹ thuật nuôi trên sách, mạng internet, tham khảo thực tế các mô hình sản xuất trong và ngoài tỉnh. Theo anh, để con nuôi phát triển tốt, quan trong nhất là việc quản lí môi trường nước và chọn mua giống đảm bảo chất lượng. Ngoài nguồn giống được nhập ở Viện Nuôi trồng thủy sản Nha Trang, trong quá trình nuôi, anh Thuấn cũng đã tự nghiên cứu sản xuất giống con nuôi, giúp giảm được khoảng 30% chi phí đầu vào.
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, môi trường bảo đảm nên các con nuôi của gia đình anh ít bị dịch bệnh và phát triển tốt, toàn bộ sản phẩm được các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh đặt mua và đến lấy hàng tại ao. Trung bình mỗi năm, anh Thuấn thu hoạch khoảng hơn 30 tấn sản phẩm các loại, trừ chi phí, cho thu lãi 500 triệu đồng. Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, anh Thuấn còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nhiều hộ ở thành phố Thanh Hóa và các huyện trong tỉnh làm theo.
Nguồn tin: Báo thanh hóa

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tôm hùm và tôm càng đỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn sổ 6862/BNN-TCTS ngày 18/9/2019, trong thời gian gần đây, việc sản xuất, kinh doanh trái phép tôm hùm nước ngọt (có tên khoa học là Procambarus clarkii) và tôm càng đỏ hay còn gọi là tôm hùm đất (có tên khoa học là Cherax quadricarinalus) vẫn còn diễn ra tại một số địa phương. Để xử lý triệt để các hành vi vi phạm trên, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan như sau:
1.Tập trung thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại các công văn số 6273/UBND-NN ngày 23/5/2019 và số 6772/UBND-NN ngày 04/6/2019 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài tôm hùm nước ngọt và tôm càng đỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là kinh doanh thủy sản làm cảnh, giải trí nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi nuôi, lưu trữ, sản xuất, kinh doanh trái phép tôm hùm nước ngọt và tôm càng đỏ theo quy định của pháp luật.
3. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về tác hại của tôm hùm nước ngọt và tôm càng đỏ đối với môi trường tự nhiên và sản xuất nông nghiệp; vận động người dân, doanh nghiệp không sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ loài tôm hùm nước ngọt và tôm càng đỏ.
Nguồn tin: Truyền hình Thanh Hóa

 

Thả rùa về với biển

Ngày 10/8/2017, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) nhận được thông tin qua đường dây nóng bảo vệ động vật hoang dã từ ông Ngô Đức Đồng có địa chỉ tại thôn Hữu Lộc, xã Trúc Lâm, huyện Tĩnh Gia thông báo hiện nay gia đình hiện có 01 cá thể rùa do vướng lưới của ngư dân đang khai thác tại địa phương và đề nghị với Trung tâm và các ngành chức năng phối hợp thả cá thể rùa về với tự nhiên.

Ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm Giáo dục thiên nhiên, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã cử cán bộ chuyên môn xuống phối hợp với chính quyền địa phương làm việc với chủ hộ. Theo xác định ban đầu của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóađây là cá thể thuộc bộ Rùa biển, họ Vích, có tên khoa học là Chelonia mydas, tên tiếng anh là Green Turtle. Cá thể có chiều dài 0,6 m, chiều rộng mai 0,4cm và trọng lượng 10kg, tình trạng sức khỏe tốt.

Vích là loài thuỷ sinh quý hiếm có tên trong Danh mục các loài có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn (EN) được quy định trong Sách đỏ và Công ước CITES; tại Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008 quy định: Cấm đánh bắt, mua bán, vận chuyển, kể cả trứng của chúng.

Đến 9h30’ ngày 11/8/2017, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã phối hợp với UBND huyện Tĩnh Gia, UBND xã Trúc Lâm và cùng với người dân địa phương tổ chức thả cá thể Vích trở về với biển trong tình trạng khỏe mạnh tại khu vực biển Hòn Mê – xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia./.

Phân tích về ngành tôm toàn cầu

Phân tích về ngành tôm toàn cầu

Tại Diễn đàn Tôm thường niên của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản GAA, Travis Larkin, Chủ tịch của công ty nhập khẩu tôm Hoa Kỳ Seafood Exchange chỉ ra thực tế rằng sản lượng tôm toàn cầu dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng 5,7% từ năm 2017 đến 2020.
Phân tích về ngành tôm toàn cầu
Ảnh minh họa
“Đối với một ngành quy mô nhỏ hơn, 5,7% là không nhiều, nhưng con số này đối với một ngành có sản lượng 5 triệu tấn là rất lớn”. Trung Quốc là thị trường tạo nên bước ngoặt trong dòng chảy thương mại tôm giữa các quốc gia.

Trong khi thị trường tôm ở Trung Quốc dường như rất mạnh, thì nhu cầu ở các thị trường trọng điểm khác như châu Âu và Hoa Kỳ lại trầm lắng. Tôm đã cố gắng giữ được danh hiệu là hải sản phổ biến nhất ở thị trường Hoa Kỳ, với 4,4 pound tiêu thụ theo đầu người trong năm 2017, nhưng vẫn có đủ lý do để lo lắng rằng thị trường có thể trở nên trì trệ.

Kêu gọi hành động ngăn chặn dư lượng kháng sinh trong tôm

Iain Shone, Giám đốc phát triển của GAA, nói rằng tính kháng vi khuẩn (AMR) đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng trên thế giới và việc nuôi tôm có vai trò lớn trong việc nuôi trồng thủy sản giúp giải quyết vấn đề này như thế nào.

Ông Shone cho biết: “Đây là một mối đe dọa lớn đối với sự tồn tại của con người trên Trái đất này, một số người thậm chí còn nghĩ nhiều hơn là thay đổi khí hậu. Nó có một thực tế là một số loại kháng sinh không còn tác dụng để điều trị bệnh vì tình trạng kháng kháng sinh ở con người và động vật”.

Shone hy vọng vấn đề cực kỳ phức tạp này sẽ thu hút sự chú ý lớn hơn nữa khi Liên Hợp Quốc xem xét chiến lược toàn cầu để chống lại AMR, kết hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm (FAO) của Liên hợp quốc. Nuôi trồng thủy sản sẽ là một trong những điểm nổi bật khi các khuyến nghị này được trình bày cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, có thể diễn ra ngay tháng tới. Những khuyến nghị đó có thể sẽ bao gồm những lời kêu gọi để cải thiện việc chẩn đoán, thu thập dữ liệu, thực hành tốt nhất và các biện pháp an toàn sinh học như một hình thức phòng ngừa.

Các chương trình chứng nhận như Thực hành Nuôi trồng Thủy sản Tốt nhất (BAP) của GAA đã thực hiện các thay đổi đối với các tiêu chuẩn để phản ánh mối quan tâm về AMR ngày càng tăng. Shone lưu ý rằng các tiêu chuẩn trang trại BAP sẽ không còn cho phép loại kháng sinh chính yếu nhất, những loại được coi là quan trọng đối với sức khỏe con người, được phép sử dụng trong sản xuất nuôi trồng thủy sản.

Đổi mới trong toàn bộ chuỗi sản xuất

Chủ tịch GAA George Chamberlain cảm thấy rằng nuôi tôm đang có dấu hiệu cải thiện ở mọi liên kết trong chuỗi sản xuất: trại giống, thức ăn và dinh dưỡng, trang trại và các cơ sở chế biến.

Theo ông, gien di truyền là động lực lớn nhất tạo nên tăng trưởng trong nuôi tôm. Ông nói thêm rằng các nhà sản xuất đã học được rất nhiều từ mô hình gia cầm, trong đó những cải tiến về gien trong chăn nuôi có từ những năm 1940.

Chamberlain cũng giải thích các trại giống tôm ở Ecuador đã ngăn chặn dịch bệnh như thế nào. Trong khi hầu hết các nhà sản xuất trên toàn cầu đều sử dụng tôm bố mẹ sạch bệnh SPF với 20 mầm bệnh đã biết, thì Ecuador sử dụng rộng rãi tôm bố mẹ kháng mầm bệnh cụ thể (SPR) còn được gọi là APE, hoặc kháng tất cả mầm bệnh tiếp xúc.

Thay vì không có bất kỳ mầm bệnh nhất định hoặc những mầm bệnh phổ biến nhất, tôm bố mẹ SPR hoặc APE thực sự là những con tôm khỏe mạnh. Theo ông Chamberlain, phương pháp này có một lựa chọn tích hợp để kháng bệnh, điều này đã thúc đẩy sự cải thiện to lớn ở Ecuador. Nhờ sự thay đổi này, Ecuador đã phát triển các đàn tôm có khả năng kháng các bệnh như virut đốm trắng và hội chứng chết sớm, hay còn gọi là EMS.

Về thức ăn, các nhà sản xuất đang tìm giải pháp cho các trại giống vốn phụ thuộc vào thức ăn sống như tảo và artemia, vì các thức ăn sống này thường là các vec – tơ gây bệnh. Chamberlain dự đoán sự thay thế thức ăn sống của các trại giống sẽ diễn ra trong những năm tới.

Chamberlain cho biết: Các máy cho ăn tự động đang làm cho việc sử dụng thức ăn hiệu quả hơn và ít lãng phí hơn, và nhiều trang trại châu Á sử dụng các hố nước thải ở trung tâm đáy ao, được thiết kế để thu thập chất hữu cơ được chuyển đến các bể lắng. Đó là một trong nhiều ví dụ về sự đổi mới đang làm cho hoạt động nuôi tôm hiệu quả hơn, năng suất hơn.

Sản lượng tôm Ấn Độ tăng

Elias Sait, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (SFEA), cho biết sản lượng tôm nuôi hàng năm của Ấn Độ đã sẵn sàng vượt quá 1 triệu tấn trong ba năm tới. Sait cho biết tổng sản lượng năm ngoái là 700.000 tấn (trọng lượng sống), tăng từ mức 142.000 tấn trong năm 2010.

Đó là sự tăng trưởng tuyệt vời, nhưng vẫn có nhiều cơ hội để tăng thêm, với chỉ một phần tư đất dành cho nuôi tôm hiện đang được sử dụng. Sait cho biết Ấn Độ cũng có năng lực lớn trong chế biến và lưu trữ lạnh, với khả năng trữ đông 3 triệu tấn.

Liên quan đến dư lượng kháng sinh, Sait cho biết các lô hàng bị từ chối tại các cảng nhập cảnh trên khắp thế giới đã giảm mạnh, từ 45 lô hàng trong năm 2009 xuống còn 25 lô hàng vào năm ngoái. Ông cho biết chỉ có 0,1% tổng khối lượng tôm Ấn Độ bị từ chối.

Sait cho biết việc kiểm tra tôm nhập khẩu Ấn Độ với tỷ lệ lấy mẫu 50% của EU không công bằng và nói rằng chính phủ Ấn Độ đã phản ứng bằng cách cấm kháng sinh trong nuôi tôm, lập các phòng thí nghiệm kiểm tra đối với tôm nguyên liệu dành cho các thị trường xuất khẩu.

Sait cũng hy vọng thị trường nội địa của Ấn Độ chưa được khai thác đối với tôm nuôi sẽ trở thành một yếu tố thúc đẩy nhu cầu, đủ để cho thấynhững lo ngại về tình trạng dư cung hiện tại là không có cơ sở. Ông tự tin dự báo sản lượng tôm Ấn Độ sẽ tăng mạnh trong ba năm tới và dự đoán xuất khẩu thủy sản Ấn Độ sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2022, với tôm dẫn đầu về xuất khẩu.

Hơn 1,8 tấn cá giống được thả xuống Sông Mã ở Quan Hóa

Hơn 1,8 tấn cá giống, bao gồm các loại giống cá truyền thống, có giá trị kinh tế như cá trắm, cá trôi, cá mè, cá chép, cá lăng, cá ké… đã được thả xuống dòng sông Mã, góp phần bổ sung nguồn gen, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái. Thông qua hoạt động này, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các đơn vị đồng tổ chức còn lồng ghép mục tiêu tuyên truyền về vai trò, giá trị của nguồn lợi thủy sản, các quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, qua đó, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Qua hoạt động này ngành nông nghiệp Thanh Hóa kêu gọi các tổ chức và cá nhân hoạt động khai thác thủy sản và cộng đồng dân cư cần chung tay bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững bằng cách không sử dụng lưới có mắt lưới nhỏ hơn quy định, xung điện, hóa chất độc hại để đánh bắt thủy sản, không đánh bắt vào vùng cấm khai thác thủy sản theo mùa.

Nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Đa Lộc (Hậu Lộc) cho hiệu quả kinh tế cao.

Trong đó, có 4.300 ha nuôi tôm sú quảng canh kết hợp nuôi các đối tượng thủy sản khác, như: Cua, rong câu, cá đối… Những năm qua, diện tích NTTS nói trên đã giúp nhiều hộ dân vùng ven biển có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Tuy nhiên, theo đánh giá của Phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, thì việc NTTS ở vùng triều ven biển đang gặp khó khăn về chất lượng con giống, môi trường ô nhiễm, cơ sở hạ tầng bị xuống cấp… đã và đang ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho diện tích NTTS ven biển, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện đa dạng các mô hình NTTS, thực hiện đa dạng hóa đối tượng nuôi, qua đó đưa các đối tượng con nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào nuôi luân canh, xen canh.

Cách đây 5 năm, lần đầu tiên mô hình nuôi cá mú hoa trong ao được thực hiện thí điểm tại xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa. Mô hình sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp thay thế cho thức ăn cá tạp, nên môi trường nuôi không bị ô nhiễm, tỷ lệ sống của con nuôi đạt cao hơn so với đối tượng con nuôi khác từ 35-50%. Qua đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy, với 1 ha cá mú hoa sau 10 tháng nuôi đạt năng suất 1,5 tấn, doanh thu từ 200 đến 240 triệu đồng, lãi từ 120 đến 150 triệu đồng, cao hơn khoảng 30% so với các đối tượng nuôi, như: Cua, tôm sú, cá bống. Từ hiệu quả kinh tế mang lại, nên mô hình nhanh chóng được nhân rộng ra một số địa phương, như: Xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa); các xã Thanh Thủy, Trúc Lâm (Tĩnh Gia). Hiện, trên địa bàn tỉnh có gần 10 ha nuôi cá mú hoa trong ao được áp dụng nuôi theo công nghệ mới.

Thịt hàu được xem là nguồn thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất kẽm, ít chất béo, giảm nguy cơ tim mạch, được thị trường ưa chuộng, nhất là các nhà hàng, khách sạn lớn. Do vậy, trên cơ sở phân tích các điều kiện thích nghi, cuối năm 2013, Trạm Khuyến nông huyện Tĩnh Gia đã đưa con hàu Thái Bình Dương vào nuôi tại vụng Nghi Sơn, với quy mô 2.000 giá bám. Sau 7 tháng nuôi, sản lượng đạt 60 tấn, doanh thu đạt hơn 1,7 tỷ đồng. Hiệu quả kinh tế trong việc nuôi hàu Thái Bình Dương tiếp tục được khẳng định vào những vụ nuôi tiếp sau đó. Trên cơ sở hiệu quả của mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương tại vụng Nghi Sơn, nhiều địa phương ở Tĩnh Gia có điều kiện sản xuất tương tự đã mạnh dạn đưa hàu vào nuôi. Đến nay, nuôi hàu Thái Bình Dương đã được nhân rộng ra các xã Xuân Lâm, Hải Hà, Hải Thượng, Hải Châu, Hải Ninh, với diện tích đạt hơn 100 ha và được nuôi bằng nhiều hình thức khác nhau, như: Nuôi giàn, lồng, giá bám, bè treo dây. Thực tế cho thấy, hàu Thái Bình Dương là đối tượng con nuôi mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, vì vậy huyện Tĩnh Gia đang xây dựng kế hoạch nhân rộng đối tượng con nuôi này. Hiện, ngoài diện tích đang được nuôi nói trên, huyện đã xác định được diện tích mặt nước thích hợp để nuôi hàu Thái Bình Dương trên địa bàn huyện lên tới hơn 1.000 ha, thuộc các vùng: Eo vịnh Nghi Sơn, Hòn Mê, đầm xã Hải Thượng, cửa sông Lạch Bạng, cửa Lạch Ghép. Trên cơ sở đó, huyện đang định hướng cho chính quyền các xã và hộ dân phát triển diện tích nuôi hàu trong thời gian tới.

Một trong những mô hình NTTS đang được các địa phương ven biển chú trọng nhân rộng hiện nay là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thực hiện theo quy trình VietGap. Tuy là mô hình mới được thực hiện từ năm 2015, do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa), với quy mô hơn 1 ha, song đến nay đã được mở rộng ra nhiều xã ven biển thuộc các huyện Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Nga Sơn, với tổng diện tích lên tới 15,5 ha. Sở dĩ, mô hình này nhanh chóng được nhân rộng là bởi quá trình nuôi được thực hiện theo đúng quy trình VietGap, các hộ được nuôi đều nằm trong vùng nuôi chuyên canh, quá trình nuôi được ghi nhật ký theo ngày, các vật tư được sử dụng trong quá trình nuôi đều được truy xuất nguồn gốc. Do đó, trong quá trình nuôi, tôm không bị dịch bệnh, các yếu tố môi trường được quản lý tốt, phù hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Theo đánh giá của Phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, 1 ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGap đạt năng suất khoảng 10,7 tấn/ha/vụ, doanh thu đạt 750 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp 1,5 lần so với diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thông thường.

Ngoài những mô hình NTTS nói trên, trên địa bàn tỉnh hiện còn nhiều mô hình NTTS mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được nhân rộng, điển hình như: Mô hình sản xuất và ương lên ngao giống cấp II, nuôi cá đối mục thương phẩm, nuôi cá vược thương phẩm… Ông Hoàng Hồng Chung, Trưởng Phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết: Thực tế việc nhân rộng các mô hình NTTS thời gian qua không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn giúp người dân tiếp cận được với kỹ thuật nuôi mới, con nuôi giá trị kinh tế cao. Đồng thời, trên cơ sở thực hiện các mô hình, các địa phương còn định hướng được việc đưa các đối tượng con nuôi giá trị vào thả nuôi, nâng cao giá trị kinh tế trong NTTS. Do đó, thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền các địa phương, chỉ đạo, đôn đốc các trạm khuyến nông huyện triển khai thực hiện các mô hình NTTS mới, đưa các loại con nuôi mới, có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Cùng với đó, chú trọng nhân rộng các mô hình NTTS có hiệu quả kinh tế cao.