KHÔNG NGỪNG THAM GIA CÁC KHÓA ĐÀO TẠO KỸ THUẬT ĐỂ NÂNG CAO TAY NGHỀ, NÂNG CAO KIẾN THỨC PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC PHÂN TÍCH, KIỂM NGHIỆM

Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, nâng cao tay nghề, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa luôn cập nhật những Khóa đào tạo dành cho cán bộ. Với mục tiêu giúp cán bộ cập nhật kiến thức mới về các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực xét nghiệm và kiểm nghiệm, tạo cơ hội cho cán bộ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các đồng nghiệp từ các phòng kiểm nghiệm khác, nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức làm việc của cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng phân tích cho cán bộ từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của phòng kiểm nghiệm. Viện trưởng Viện Nông nghiệp đã ra Quyết định số cử cán bộ tham gia Khóa đào tạo Kỹ thuật phân tích vi sinh trong thực phẩm, nước và nước thải (Từ ngày 07/7/2024 đến ngày 12/7/2024) do Công ty TNHH Đảm bảo Chất lượng Việt Nam (AoV) đã tổ chức.

Với đầy đủ năng lực và kinh nghiệm gần 15 năm hoạt động, Công ty TNHH Đảm bảo Chất lượng Việt Nam (AoV) đã tổ chức thành công rất nhiều các khoá đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng cũng như các khóa đào tạo kỹ thuật phân tích. Và đây cũng là một địa chỉ tin cậy để các đơn vị, trung tâm, phòng phân tích gửi gắm niềm tin.

Hình ảnh Khóa đào tạo trong buổi học lý thuyết

Nội dung chính của khóa đào tạo, gồm:

1. Lý thuyết

– Giới thiệu chung về chỉ tiêu vi sinh trong thực phẩm, nước, nước thải

– Yêu cầu cơ bản của phòng thí nghiệm vi sinh

– Kỹ thuật cơ bản trong phân tích vi sinh (Cấy trộn, cấy trang, cấy ria, MPN, màng lọc)

– Quản lý điều kiện môi trường, nước sử dụng trong PTN vi sinh

– Pha chế môi trường nuôi cấy vi sinh

– Quản lý chủng chuẩn

– Giới thiệu về lý thuyết các phương pháp phân tích

Chỉ tiêu lựa chọn:

Nền mẫu nước thải: E.coli (MPN/100mL), Coliform (MPN/100mL); SMEWW 9221:2023 (PP 5 ống)

Nước sinh hoạt: E.coli (CFU/100mL), Coliform (CFU/100mL); TCVN 6187-1:2019

Thực phẩm:

+ Staphylococci dương tính với coagulase (S.aureus và các loài khác) (CFU/g): TCVN 4830-1:2005

+ Tổng số vi sinh vật (TPC), TCVN 4884-1:2015

+ E.coli, TCVN 7924-2:2008

– Thảo luận

2. Thực hành

– Thực hành phân tích vi sinh

+ Pha chế môi trường

+ Chuẩn bị dụng cụ

+ Ghi chép nhật ký pha chế, phân tích

+ Đọc kết quả

+ Thử khẳng định sinh hóa

– Thảo luận

Qua 04 ngày đào tạo (9-12/7/2024), các chuyên gia của có kinh nghiệm đã truyền đạt đến học viên những kinh nghiệm, kỹ năng, cách tiếp cận cơ bản các phương pháp, các quy chuẩn, kỹ năng phân tích các chỉ tiêu vi sinh trong các nền mẫu nước và thực phẩm. Ngoài ra, qua quá trình thảo luận, trao đổi và chia sẻ, học viên cũng có cơ hội được giải đáp những vấn đề đang tồn đọng trong quá trình phân tích, có cơ hội tiếp cận với những phương pháp chuẩn, những kinh nghiệm quý báu để có thể ứng dụng tại đơn vị của mình.

Hình ảnh lớp tập huấn thực hành tại phòng thí nghiệm Công ty Cổ phần chứng nhận và giám định Vinacert

Có thể nói, khóa đào tạo đã cung cấp cho cán bộ kiến thức chuyên sâu về các phương pháp phân tích vi sinh, hóa học, lý học,… được sử dụng trong phòng kiểm nghiệm, giúp cán bộ cập nhật những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực phân tích, đảm bảo kết quả phân tích chính xác và tin cậy, rèn luyện cho cán bộ kỹ năng thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, giải quyết vấn đề một cách khoa học và logic. Sau khóa đào tạo, BTC – Công ty TNHH Đảm bảo Chất lượng Việt Nam (AoV) đã cấp chứng nhận đào tạo cho các học viên tham gia và cũng có những lời chân tình, lời hứa hỗ trợ các đơn vị tham gia khóa đào tạo về công tác kỹ thuật phân tích sau khóa học./.

Lãnh đạo Công ty TNHH Đảm bảo Chất lượng Việt Nam (AoV) trao chứng nhận cho các học viên và chụp ảnh lưu niệm

Trịnh Thị Hồng

Phòng Phân tích và thí nghiệm

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả nuôi thử nghiệm Ngao dầu”

1.jpg

Sáng ngày 10/7/2024, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả nuôi thử nghiệm Ngao dầu” (thuộc đề tài KHCN: “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thử nghiệm Ngao Dầu (Meretrix meretrix Linnaeus, 1758) thương phẩm tại Thanh Hóa”) tại Trạm Nghiên cứu sản xuất giống Thủy sản Trung tâm Nghiên cứu Khảo nghiệm và Dịch vụ Vật nuôi – Thôn Xuân Vi, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

1.jpg

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có Đồng chí Cao Ngọc Hà – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa; đồng chí Lê Khắc Chiến – Phó Viện trưởng Viện Nông nghiệp chủ trì Hội thảo; đồng chí Lê Minh Lương – Phó Chi cục trưởng, Chi cục thủy sản Thanh Hóa; đồng chí Vũ Văn Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông tỉnh; lãnh đạo các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi trực thuộc Viện Nông nghiệp, Sở KH&CN, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện lãnh đạo phòng NN&PTNT huyện Hoằng Hóa, UBND xã Hoằng Thanh, các hộ dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.

9.jpg

Đồng chí Lê Khắc Chiến – Phó Viện trưởng Viện Nông nghiệp phát biểu khai mạc Hội hảo

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích làm rõ kết quả đạt được của đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thử nghiệm Ngao Dầu (Meretrix meretrix Linnaeus, 1758) thương phẩm tại Thanh Hóa”, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, đề xuất một số giải pháp thiết thực phục vụ bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thủy sản bản địa và nhân rộng vùng nuôi phát triển kinh tế. Từ kết quả, đánh giá, thảo luận của Hội thảo, đơn vị chủ trì đề tài tổng hợp xây dựng phương án cụ thể báo cáo Sở KH&CN và các đơn vị liên quan có giải pháp để phát triển Ngao dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

z5623126080232_17629ba7801901197f3256003346e656.jpg

Đồng chí Lê Đức Thuần – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khảo nghiệm và Dịch vụ Vật nuôi, Chủ nhiệm đề tài báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nuôi thử nghiệm Ngao dầu

Ngao dầu (Meretrix meretrix Linnaeus, 1758) là loài bản địa của Thanh Hóa, phân bố tự nhiên trên các bãi triều có đáy là cát-bùn. Đây là loài Ngao có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Từ xa xưa bà con ven biển đã khai thác nguồn Ngao dầu tự nhiên bằng các dụng cụ đánh bắt thô sơ như nạo, đào… và đây được xem là nguồn sinh kế của bà con ngư dân. Những năm gần đây, nguồn lợi ngao dầu tự nhiên suy giảm nhanh chóng, sự suy giảm này do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc môi trường vùng cửa sông ven biển thay đổi, việc khai thác không hợp lý và việc ngao trắng phát triển quá nhanh cạnh tranh khu vực sinh sống đã làm cho nguồn lợi ngao dầu ngày càng cạn kiệt và có nguy cơ mất giống.

8.jpg

Đồng chí Cao Ngọc Hà – Phó Giám đốc Sở KH&CN Thanh Hóa phát biểu tại Hội thảo

Sau khi nghe đồng chí Lê Đức Thuần – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khảo nghiệm và Dịch vụ Vật nuôi, Chủ nhiệm đề tài báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nuôi thử nghiệm Ngao dầu; Hội thảo đã thu được nhiều ý kiến tham luận mang tính thiết thực, sâu sắc của các đại biểu đại diện cho các Sở, Ngành cấp tỉnh, chính quyền địa phương, các các hộ dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện như: Giải pháp để phục hồi giống Ngao dầu (nghiên cứu sản xuất giống, thả giống tái tạo nguồn lợi); xác định bãi đẻ tự nhiên của Ngao dầu để bảo vệ nghiêm ngặt, tránh khai thác bừa bãi ở mọi kích cỡ cũng như sử dụng các dụng cụ khai thác hủy diệt: kích điện, giã cào…; tuyên truyền cho ngư dân về vai trò bảo vệ nguồn lợi Ngao dầu đối với việc phát triển kinh tế – xã hội, hướng dẫn ngư dân cách khai thác hợp lý nguồn lợi Ngao dầu như: Mùa vụ khai thác, kích cỡ khai thác…; xây dựng mô hình trình diễn làm địa điểm tham quan học tập kinh nghiệm cho bà con ngư dân ven biển; Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ bà con để xây dựng cơ sở vất chất, cũng như tiếp cận khoa học công nghệ để phát triển nghề nuôi Ngao dầu.

4.jpg

Đồng chí Lê Minh Lương – Phó Chi cục trưởng, Chi cục thủy sản Thanh Hóa phát biểu tại Hội thảo

3.jpg

Đồng chí Vũ Văn Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông tỉnh phát biểu tại Hội thảo

Tổ nghiên cứu đề tài đã tiếp thu ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự Hội thảo và tổng hợp lại để làm cơ sở đưa đề tài ứng dụng vào thực tiễn sản xuất của người dân, sự thành công của đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thử nghiệm Ngao Dầu (Meretrix meretrix Linnaeus, 1758) thương phẩm tại Thanh Hóa” sẽ mang lại nguồn sinh kế mới, có giá trị kinh tế cao cho người dân vùng biển tỉnh Thanh Hóa.

Ths Hà Ngọc Thái
Phòng Quản lý Khoa học

Lễ ký kết Chương trình hợp tác giữa Hội Nông dân tỉnh và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa năm 2024

z5471077252325_1dede1f26eb765671aeabe31d48022bd.jpg

Chiều ngày 23/05/2024, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức Lễ ký kết Chương trình hợp tác thực hiện nhiệm vụ ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 giữa Hội Nông dân tỉnh và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Đồng Chủ trì và tham dự lễ ký kết là đồng chí Nguyễn Đình Hải – Viện trưởng và đồng chí Trần Bình Quân – Ủy viên BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam – Tỉnh Ủy viên – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; đến dự buổi lễ còn có đồng chí Nguyễn Đình Tuấn – Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; các đồng chí Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, trung tâm trực thuộc của hai cơ quan.

z5471077214129_a1438c852ecdb4e213af2fd655415659.jpg

Toàn cảnh Lễ ký kết.

z5471077255196_95648a70ed2d9002aebacbfbc0ed9834.jpg

Đồng chí Nguyễn Đình Hải – Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phát biểu tại buổi lễ.

Lễ ký kết này được thực hiện nhằm mục đích phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính trị được cấp thẩm quyền giao. Cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết, các chương trình hành động trong việc xây dựng tổ chức Hội, phát triển Viện Nông nghiệp;

q3.jpg

Đồng chí Trần Bình Quân – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi lễ.

Tăng cường hợp tác xây dựng mô hình, chuyển giao tiến bộ Khoa học kỹ thuật sản xuất Nông nghiệp bền vững, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. Khai thác tiềm năng, thế mạnh của các bên tham gia để triển khai hiệu quả Chương trình hành động về phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết Số 16-NQ/TU, ngày 20/4/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cấu trúc ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững và Khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ (KH&CN); chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

z5471077222533_5672ac6e4e19aa95552271c1068a6d31.jpg

Đồng chí Nguyễn Đình Tuấn – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi lễ.

Lễ ký kết đã diễn ra trong không khí nghiêm túc, thu được nhiều ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, cởi mở thể hiện sự đồng lòng của cả hai bên trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn. Cuối cùng, Viện Nông nghiệp và Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã cùng ký Biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác thực hiện nhiệm vụ ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 giữa hai cơ quan, bao gồm 7 nội dung hợp tác phù hợp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên tham gia.

z5471077264100_c5e401ae8ee19b100d0106bd6bcb2719.jpg

z5471077252325_1dede1f26eb765671aeabe31d48022bd.jpg

Đại diện lãnh đạo Viện Nông nghiệp và Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cùng ký kết Chương trình hợp tác.

Thành công của buổi Lễ ký kết này là một dấu mốc quan trọng để khởi động một sự hợp tác đầy triển vọng giữa hai cơ quan trong công cuộc hiện đại hóa Ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Hà Ngọc Thái
P.Quản lý Khoa học

Sở hữu trí tuệ – Động lực phát triển kinh tế xã hội

Sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm môi trường đầu tư, duy trì lợi thế cạnh tranh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giá trị nông sản hàng hóa, sản phẩm đặc trưng của địa phương và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đang tích cực hỗ trợ các địa phương, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn để nhận diện thương hiệu cũng như khẳng định vị thế trên thị trường. Nhờ đó, nhiều sản phẩm của tỉnh đã có sức cạnh tranh, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước và một số sản phẩm đã tham gia xuất khẩu.

Nhiều năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã trở thành một tổ chức khoa học công nghệ có nhiều đóng góp trong nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án góp phần phục vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Theo số liệu thống kê, từ năm 2011 đến nay, các trung tâm, phòng chuyên môn trực thuộc Viện nông nghiệp Thanh Hóa đã thực hiện trên 70 nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. Thông qua thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiều loại giống mới, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật đã được đưa vào ứng dụng thực tiễn, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Hiện Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã làm chủ 28 quy trình công nghệ. Do vậy, để thương mại hóa sản phẩm từ các kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cũng đặc biệt chú trọng đến quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã có gần 10 sản phẩm được đăng ký bảo hộ.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 1.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Tiến sỹ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Viện Nông nghiệp nhận thấy một trong những hoạt động cần tập trung là hoạt động đổi mới sáng tạo gắn với việc thực hiện chứng nhận các sản phẩm khoa học công nghệ. Cùng với việc nâng cao về chất lượng, phải từng bước xác nhận chỉ dẫn địa lý cũng như xác nhận của các tổ chức cho việc đánh giá sản phẩm từ các đề tài”.

Cùng với các tổ chức khoa học công nghệ, trên địa bàn tỉnh có 31 đơn vị và 1 chi nhánh doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Điểm nổi bật của doanh nghiệp khoa học công nghệ đó là các doanh nghiệp dùng đòn bẩy cho sự phát triển và tăng trưởng thông qua kết quả nghiên cứu khoa học được tạo ra bởi chất xám và nguồn lực rất lớn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bảo vệ tài sản trí tuệ có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ bảo đảm việc xử lý, ngăn chặn và ngăn ngừa hành vi xâm phạm, đồng thời bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có tác dụng kích thích, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn và lành mạnh.

Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông là 1 doanh nghiệp khoa học công nghệ và là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng tại Việt Nam. Hầu hết các sản phẩm của công ty có hàm lượng nghiên cứu cao. Vì vậy, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm được doanh nghiệp hết sức quan tâm.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 2.
Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển Khoa học và công nghệ Tiến Nông, Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển Khoa học và công nghệ Tiến Nông, Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: “Là một doanh nghiệp khoa học công nghệ, trong nhiều năm qua, Tiến Nông luôn theo đuổi tầm nhìn là đơn vị sáng tạo hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng tại Việt Nam. Nghiên cứu sáng tạo luôn đi đôi với bảo hộ sở hữu trí tuệ để đảm bảo quyền của mình với thương hiệu cũng như các giải pháp hữu ích, kết quả nghiên cứu mà doanh nghiệp đã đạt được trong nhiều năm vừa qua. Điều đó cũng góp phần hạn chế tình trạng hàng giả hàng nhái trên thị trường đối với những sản phẩm mà Tiến Nông đã đạt được”.

Xác định xây dựng và bảo vệ “thương hiệu” là “chìa khóa” để các sản phẩm khẳng định chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Công nghệ Tân Thanh Phương, Thành Phố Thanh Hóa cũng đã đăng ký bản quyền tác giả, bảo hộ nhãn hiệu để nhận diện thương hiệu cũng như khẳng định vị thế trên thị trường. Hiện nay, Công ty đã có 2 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và công nghệ cấp giấy chứng đăng ký nhãn hiệu.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 4.
Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 5.

Ông Nguyễn Viết Thanh, Giám đốc Công ty đầu tư phát triển Công nghệ Tân Thanh Phương, Thành Phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Viết Thanh, Giám đốc Công ty đầu tư phát triển Công nghệ Tân Thanh Phương, Thành Phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: “Khi chúng tôi đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, trong vòng 2 năm, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp nhãn hiệu độc quyền cho chúng tôi. Sau khi được cấp, uy tín thương hiệu sản phẩm tăng lên rất nhiều, khẳng định được chất lượng cũng như dịch vụ sản phẩm hàng hóa mà chúng tôi được bảo hộ”.

Xác định được tầm quan trọng của Sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, các Sở ngành, liên quan phối hợp với cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh công tác tuyền truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, quyền lợi, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh đối với sở hữu trí tuệ. Đồng thời hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với hoạt động xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ chủ lực đặc thù của địa phương, sản phẩm gắn với chương trình OCOP của tỉnh dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 6.

Theo thống kê của Sở Khoa học và công nghệ, từ năm 2020 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã có 4 bằng độc quyền sáng chế; 45 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và 553 giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Các sản phẩm sau khi được cấp văn bằng bảo hộ bước đầu đã khẳng định được giá trị trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng biết đến. Một số sản phẩm có chứng nhận chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu tập thể đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đang xuất khẩu tới một số thị trường “khó tính” trên thế giới. Năm 2023, Thanh Hóa có 3 sản phẩm được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ đối với Nhãn hiệu tập thể, đó là nhãn hiệu tập thể “Cải làng Lê” cho sản phẩm rau cải của huyện Yên Định; Nhãn hiệu tập thể “Dưa hấu Mai Am Tiêm” cho sản phẩm dưa hấu của huyện Nga Sơn và nhãn hiệu tập thể “Bưởi Bắc Lương huyện Thọ Xuân.

Để việc xây dựng bảo hộ nhãn hiệu đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, trong thời gian tới, các sở, ngành liên quan cần tiếp tục hướng dẫn các địa phương, các doanh nghiệp phát triển nhãn hiệu, thương hiệu dựa trên các quyền sở hữu trí tuệ đối với địa danh dùng cho sản phẩm đặc thù. Cùng với đó, cần nâng cao vai trò của quản lý Nhà nước về kiểm soát sử dụng nhãn hiệu trên thị trường, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Và chỉ khi nhận thức của người dân và doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ được nâng cao, thì tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ giảm, và đó là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế – xã hội.

Nguồn: truyenhinhthanhhoa.vn

ST: Viện trưởng Nguyễn Đình Hải

Đoàn công tác của Viện Nông nghiệp làm việc và tham dự Hội nghị tham quan và đánh giá tiến bộ kỹ thuật mới phục vụ sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính tại Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

D:\Năm 2024\06. TÀI LIỆU THAM KHẢO\Quy nhơn\12.jpg

Từ ngày 27/3/2024 đến 29/3/2024 Đoàn công tác của Viện Nông nghiệp làm việc và tham dự Hội nghị tham quan và đánh giá tiến bộ kỹ thuật mới phục vụ sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính tại Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ.

Thành phần công tác: (1) Ông Nguyễn Đình Hải – Viện trưởng; (2) Ông Hoàng Vũ Thảo – Phó viện trưởng; (3) Ông Nguyễn Trọng Quyền – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng và (4) Ông Lê Anh Tùng – Phó trưởng phòng Phân tích và Thí nghiệm.

Các nội dung hoạt động của chuyến công tác:

– Tham quan, mục trắc thực địa các mô hình nghiên cứu, sản xuất dịch vụ của Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung: (1) Tham quan Cơ sở nghiên cứu chọn, tạo giống lúa, giống đậu đỗ và hệ thống chế biến hạt giống lúa tại Cơ sở II (497 Trường Chinh, khu phố Tiên Hòa – phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, Bình Định. Một số giống lúa của Viện Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB đã nghiên cứu và sản xuất (Giống lúa BĐR999 thuộc nhóm gạo tẻ năng suất cao, có hàm lượng amylose cao, phù hợp với chế biến với đặc điểm nổi bật là ngắn ngày, cứng cây, kháng đạo ôn, Giống lúa BĐR57 thuộc nhóm gạo tẻ, chất lượng khá với đặc điểm nổi bật là ngắn ngày, cứng cây, gạo trắng trong, cơm mềm, vị đậm, Giống lúa ANS1 thuộc nhóm gạo tẻ, chất lượng khá, với đặc điểm nổi bật là ngắn ngày, cứng cây, kháng đạo ôn và kháng rầy nâu, Giống lúa BĐR79 thuộc nhóm gạo tẻ, chất lượng cao, với đặc điểm nổi bật là gạo trắng trong, cơm ngon, kháng bệnh đạo ôn và rầy nâu, Giống lúa BĐR36 thuộc nhóm gạo tẻ chất lượng cao, với đặc điểm nổi bật là ngắn ngày, cứng cây, gạo trắng trong, cơm mềm, Giống lúa BĐR27 thuộc nhóm gạo tẻ năng suất cao phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi với đặc điểm nổi bật là năng suất cao, cứng cây, khả năng thích ứng rộng, kháng rầy nâu và kháng bệnh bạc lá, Giống lúa BĐR97 thuộc nhóm gạo tẻ, chất lượng cao, với đặc điểm nổi bật là ngắn ngày, cứng cây, khả năng đẻ nhánh tốt, kháng đạo ôn và rầy nâu).

Một số hình ảnh Đoàn công tác thăm quan cơ sở chọn tạo giống lúa

Mô hình so sánh sơ bộ các dòng lúa mới chọn tạo

Xưởng chế biến và đóng bao bì giống lúa

(2) Tham quan chuỗi sản xuất đậu phộng (lạc) phục vụ thị trường ăn tươi (sử dụng giống lạc mới LDH.09 và công nghệ tưới tiết kiệm nước) tại Thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, Bình Định, Giống lạc LDH.09 thuộc nhóm quả to, phù hợp với ăn tươi, kháng bệnh héo xanh khá và phù hợp trên đất cát nhiễm mặn nhẹ vùng ven biển, Giống lạc LDH.01 thuộc loại hình vỏ mỏng, năng suất cao, phù hợp với chế biến dầu ăn, chịu hạn khá.

Mô hình thí nghiệm chọn lọc dòng ưu tú cây đậu tương

(3) Tham quan Cơ sở nghiên cứu và chọn tạo giống rau (Bí đỏ, dưa lưới, khổ qua, dưa chuột, dưa hấu); Cơ sơ nghiên cứu sản xuất đạm cá và sử dụng đạm cá sản xuất rau hữu cơ đô thị.

Mô hình sản xuất giống dựa lưới F1 Hoàng Ngân

Giống dưa chuột thơm F1 Thiên Hương 1

Giống mướp đắng F1 Hà Thành 1

Mô hình lưu giữ các loài lan đai trâu

(4) Tham quan Trung tâm nghiên cứu và Phát triển cây lâu năm tại Phù Cát và thăm quan mô sinh sản xuất và thâm canh cây dừa xiêm xanh tại xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

D:\Năm 2024\06. TÀI LIỆU THAM KHẢO\Quy nhơn\12.jpg

Mô hình trình diễn các biện pháp kỹ thuật canh tác dừa xiêm vùng Nam Trung bộ

D:\Năm 2024\06. TÀI LIỆU THAM KHẢO\Quy nhơn\6.jpg

Đoàn công tác thưởng thức nước dừa xiêm tại vườn nhà anh Nguyễn Kế Hải tại Thôn Tùng Chánh, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

(5) Tham gia Hội nghị tham vấn ý kiến phản hồi của các bên liên quan về giải pháp mở rộng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới và định hướng nghiên cứu hướng đến người sử dụng trong thời gian tới, cụ thể:

Đoàn thăm quan khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại Viện

Quả dừa xiêm sản xuất tại huyện Phù Cát

Men vi sinh sản xuất đạm cá

Đạm cá hữu cơ thành phẩm

(1) Tham vấn ý kiến của các nhà Quản lý và Chuyên gia (Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ Thực vật, UNND của Quận huyện, nhà Khoa học, …); Tham vấn ý kiến của các đơn vị sử dụng công nghệ (Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Các Doanh nghiệp; Đại lý Phân phối; Đầu mối thu mua nông sản; Cơ sở chế biến lúa gạo, …); (2) Tham vấn ý kiến các Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ Thực vật thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Gia Lai; (3) Tham vấn ý kiến của UBND một số huyện/thị, Phòng Nông nghiệp & PTNT/ Phòng Kinh tế và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi và Gia Lai; (4) Tham vấn ý kiến các Doanh nghiệp, Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh giống cây trồng; Đại lý Phân phối giống và vật tư nông nghiệp; Đầu mối thu mua nông sản; Cơ sở chế biến lúa gạo tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi và Gia Lai

TS. Nguyễn Đình Hải – Viện Trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tham vấn ý kiến tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo của các đơn vị cấp trên (VAAS, Cục Trồng trọt, Vụ Khoa học, CN và MT, …)

PGS.TS. Phạm Văn Toản, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Đ/c: Lê Anh Tùng – Phó trưởng phòng Phân tích và thí nghiệm

HỘI NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHỨC VIÊN CHỨNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024 TẠI VIỆN NÔNG NGHIỆP

Sáng 19/01/2024, Viện Nông Nghiệp tổ chức Hội nghị Cán bộ Công chức Viên chứng Người lao động nhằm đánh giá hiệu suất công tác trong năm 2023 và đề ra kế hoạch hành động chiến lược cho năm 2024. Hội nghị là dịp để tập trung, đổi mới và chia sẻ kiến thức để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng công việc và đảm bảo phát triển bền vững của ngành Nông nghiệp.

1. Đánh giá kết quả năm 2023:

Hội nghị được nghe các báo cáo tổng kết công tác năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; Báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động năm 2023 và hoạt động Công đoàn năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; Báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024;- Báo cáo công khai tài chính của năm 2023; Báo cáo tài chính Công đoàn năm 2023 và dự thảo quy chế chế chi tiêu nội bộ năm 2024, Quy chế dân chủ Viện Nông nghiệp. Đồng thời thống nhất các nội dung trong Kế hoạch phát động thi đua năm 2024 về đăng ký các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng năm 2024 với các chỉ tiêu cụ thể như sau:

1. Đăng ký các danh hiệu thi đua chuyên môn:

* Về tập thể

– 10 tập thể trở lên đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”

– 01 tập thể được đề nghị tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; 01 tập thể được đề nghị tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

* Về cá nhân: Có ít nhất 80% viên chức, người lao động đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, trong đó có 15% viên chức, người lao động đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

2. Đăng ký thi đua các danh hiệu của tổ chức công đoàn.

– Tập thể: 100% tổ công đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Công đoàn cơ sở Viện Nông nghiệp đạt danh hiệu Vững mạnh xuất sắc

– Cá nhân: 100% đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 20% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

3. Thi đua xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh

– Phấn đấu trong năm 2024, 80% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, 20% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

– 100% cán bộ, viên chức, người lao động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách thiết thực, hiệu quả, gắn với thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII, Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng và các quy định của Đảng về nêu gương.

4. Thi đua xây dựng cơ quan văn hóa, cơ quan xanh sạch đẹp, cơ quan an toàn về an ninh trật tự; tạo môi trường làm việc đoàn kết, thân thiện, dân chủ:

* Về tập thể:

Xây dựng Viện Nông nghiệp đạt danh hiệu: Cơ quan văn hóa, Cơ quan an toàn về an ninh trật tự.

– Xây dựng môi trường làm việc theo phương châm : “Thân thiện, nghĩa tình; tận tụy, trách nhiệm; kỷ cương, kỷ luật”.

– Không để xảy ra tình trạng cháy nổ, mất cắp gây thiệt hại về vật chất và uy tín của cơ quan.

– Đời sống cán bộ, viên chức, người lao động được đảm bảo. Thu nhập bình quân đạt 07 triệu đồng/tháng

– Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ như hội thao chào mừng các ngày lễ lớn; duy trì CLB cầu lông, bóng bàn.

– Tổ chức cho cán bộ, viên chức, người lao động đi tham quan, du lịch trong nước ít nhất 01 lần/năm

* Về cá nhân:

– 100% cán bộ, viên chức, người lao động tham gia học tập đầy đủ các nghị quyết của Đảng; 100% cán bộ, viên chức, người lao động tham gia đầy đủ các quỹ xã hội, từ thiện.

– 100% cán bộ, viên chức, người lao động không vi phạm các nội quy của cơ quan, thực hiện tốt Chỉ thị 01/CT-UBND, ngày 01/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

– 100% cán bộ, viên chức, người lao động không vi phạm luật an toàn giao thông.

– 100% cán bộ, viên chức, người lao động thực hành tốt tiết kiệm, chống lãng phí.

6. Tổ chức thực hiện

– Giao cho Ban Chấp hành Công đoàn phối hợp với lãnh đạo cơ quan căn cứ vào kết quả thảo luận và kết luận của Hội nghị để hoàn chỉnh và chính thức ban hành các văn bản nêu trên; xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã nêu trong các báo cáo, kế hoạch tại Hội nghị.

– Giao Ban Thanh tra nhân dân xây dựng kế hoạch, tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết.

Kết luận:

Hội nghị Cán bộ Công chức Viên chứng Người lao động năm 2024 không chỉ là nơi để đánh giá và kế hoạch hóa cho tương lai mà còn là dịp để xây dựng cộng đồng chắc chắn và sáng tạo. Việc hội nhập kiến thức mới và áp dụng công nghệ sẽ chính là chìa khóa để Viện Nông Nghiệp tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Hội nghị đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác chứng nhận người lao động. Chung tay cùng nhau hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao đời sống của cộng đồng nông dân./.

Phạm Thị Lý
Trưởng phòng phân tích và thí nghiệm

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024

Sáng 04/01/2024, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Viện trưởng Nguyễn Đình Hải phát biểu khai mạc Hội nghị

Trong năm 2023, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã thực hiện 20 nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp (02 nhiệm vụ cấp Bộ, 15 nhiệm vụ cấp tỉnh và 03 nhiệm vụ cấp cơ sở), 24 nhiệm vụ đặc thù, các nhiệm vụ đặt hàng. Các nhiệm vụ đặc thù, nhiệm vụ đặt hàng được thực hiện đúng tiến độ, sản phẩm đầu ra được nghiệm thu đạt yêu cầu.

Phó Viện trưởng Hoàng Vũ Thảo phát biểu tại Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Hội nghị đã được Đồng chí Lê Khắc Chiến, Phó Viện trưởng Viện Nông nghiệp trình bày BÁO CÁO Tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Đồng chí Lê Khắc Chiến, Phó Viện trưởng Viện Nông nghiệp trình bày BÁO CÁO Tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

 

Về Công tác chỉ đạo, điều hành: Viện đã chủ động, nghiêm túc triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy và Nghị quyết của cấp ủy đảng các cấp. Thực hiện tốt Quy chế làm việc của UBND tỉnh, tham dự đầy đủ và đúng thành phần các cuộc họp theo triệu tập của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh. Ban hành kế hoạch thực nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. Giao chỉ tiêu kế hoạch, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ năm 2023.

Trưởng phòng PTTN, Phạm Thị Lý phát biểu tham luận tại hội nghị

Trong Lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp: Viện đã thực hiện chọn tạo một số giống lúa mới, như giống lúa Sao Vàng, giống lúa Việt Thanh 30, nghiên cứu, chon lọc và duy trì các giống rau: bí đỏ, dưa chuột, lặc này, cà chua..; chọn lọc, nhân giống cây hoa. Tuyển chọn, gây trồng cây ăn quả (mít Thọ Tân, ổi không hạt, hồng xiêm, xoài cát Hòa Lộc, na Lạng Sơn). Bảo tồn, lưu giữ trong kho lạnh sâu nếp hạt cau, nếp cái hoa vàng. Lưu giữ 4 loài lan bản địa quí, hiếm/ trên 1.300 cá thể. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (mía, chuối, hoa lan, hoa cúc, keo…), lưu giữ các giống nấm ăn, nấm dược liệu, lưu giữ 2 chủng vi sinh vật có ích, tuyển chọn, công nhận được 06 loài cây trội bản địa (40 cây/loài) phục vụ xây dựng nguồn giống cây mẹ chất lượng; Tuyển chọn, gây trồng 36 loài/ 12 ha cho mô hình rừng giống tại Viện.

Phó Giám đốc Trung tâm NCKN&DVVN Lê Trần Thái phát biểu tham luận tại hội nghị

Trong Lĩnh vực chăn nuôi: Tạo ra các giống con nuôi mới cá năng suất sinh sản như tạo được giống lợn con lai F1 (lai đực Móng cái x cái Meishan nguồn gốc Trung Quốc), Cải tạo nâng cao tầm vóc, chất lượng thịt đàn trâu nội bằng giống trâu Mura (lai đực Mura x trâu bản địa), Tuyển chọn, phục tráng, bảo tồn các nguồn gen vật nuôi bản địa lợi thế, giá trị kinh tế cao (vịt cổ lũng, ngan sen, bò vàng.

Giám đốc Trung tâm NCKN&DVCT Nguyễn Trọng Quyền phát biểu tham luận tại hội nghị

Trong Lĩnh vực thủy sản: Sinh sản, ương nuôi thành công giống Ngao dầu (lần đầu tiên cho sinh sản thành công ở Việt Nam), Bảo tồn và sinh sản thành công giống cá Lăng chấm, Ngạnh sông tạo các đàn giống bố, mẹ chất lượng cao chuyển giao vào sản xuất., lợn mán).

Trưởng phòng QLKH, Phạm Xuân Thanh phát biểu tham luận tại hội nghị

Trong Khảo nghiệm giống cây trồng: Thực hiện khảo nghiệm diện hẹp đánh giá được 45/98 giống lúa triển vọng, khảo nghiệm diện rộng 30/64 giống triển vọng. Khảo nghiệm ngô trong mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia khu vực phía Bắc với tổng số 100 lượt giống khảo nghiệm, trong đó có 66 lượt giống khảo nghiệm diện hẹp và 34 lượt giống khảo nghiệm diện rộng.

Đồng chí Nguyễn Văn Phát, Nguyên Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy viên Thường trực, Ủy viên Đảng đoàn HĐND, Trưởng Ban văn hóa – xã hội HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị

Về Hoạt động xúc tiến thương mại và hội chợ triển lãm: Tham gia tổ chức trưng bày, giới thiệu các tại hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23- Agroviet 2023 tại Hà Nội, đã giới thiệu được 50 chủng loại sản phẩm OCOP, tiếp cận trên 2.000 lượt khách đến thăm quan và mua sản phẩm, Tham gia hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 19 năm 2023 trong khuôn khổ Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023, đã giới thiệu với 50 chủng loại sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa, tiếp cận trên 2.500 lượt khách đến thăm quan và mua sản phẩm. Phối hợp với các chủ thể đạt chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3-5 sao trong tỉnh mua 88 chủng loại sản phẩm ocop để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại 2 gian hàng tại Trạm Kết nối cung cầu và Hội chợ triển lãm, chạy chương trình quảng bá các sản phẩm OCOP Thanh Hóa trên nền tảng mạng xã hội với 47.000 lượt người tiếp cận;…

Năm 2024, Viện Nông nghiệp định hướng tập trung thực hiện mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm về chuyên môn, gồm: Đổi mới căn bản và xây dựng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa vững mạnh toàn diện. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý tạo bước chuyển cơ bản về chất lượng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; tăng cường cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của khâu đột phá về khoa hoc công nghệ và tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa; Thực hiện nhiệm vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao: Đánh giá, kết quả hoạt động của Viện sau 5 năm thành lập, làm cơ sở để xây dựng đề án phát triển Viện Nông nghiệp giai đoạn 2026 – 2030 tại Kế hoạch số 172- KH/TU ngày 30/11/2023 của tỉnh ủy; Xây dựng trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nông nghiệp cho Viện Nông nghiệp Thanh Hoá, thời gian dự kiến Quí IV/2024.

Nghiên cứu, khảo nghiệm, bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật: Tập trung chỉ đạo nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa thuần, lúa lai và phục tráng, nâng cao chất lượng các giống lúa lai đã được công nhận; Nghiên cứu chon tạo các giống ngô và các giống rau; Nâng cao chất lượng bảo tồn, phục tráng và nhân giống các nguồn gen cây trồng (bưởi Luận văn, các giống hoa, cây rau, dược liệu…), vật nuôi ( giống trâu, bò, dê, gia cầm), thủy sản ( cá ngạnh sông, ngao) có giá trị kinh tế cao để dịch vụ nguồn giống chất lượng ra thị trường, Xây dựng các mô hình khảo nghiệm, mô hình nuôi trồng hữu cơ, an toàn sinh học: Nhân rộng mô hình lúa – gạo hữu cơ, mô hình lúa – rươi, mô hình cây ăn quả, mô hình trồng rừng gỗ lớn, mô hình dược liệu…

Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiệm vụ đặt hàng: Tiếp tục thực hiện tốt, đúng tiến độ các nhiệm vụ khoa học công nghệ, nhiệm vụ đặt hang; Xây dựng, đề xuất mới các nhiệm vụ cấp tỉnh, cấp Bộ và cấp cơ sở: 3-4 nhiệm vụ cấp bộ, cấp tỉnh và từ 5 nhiệm vụ cấp cơ sở trở lên.

Hợp tác tiếp nhận, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật: Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp để chuyển giao giống mới, mô hình vào sản xuất; Cải tiến chất lượng các sản phẩm mang thương hiệu Viện, tạo điểm khác biệt với các sản phẩm tương tự trên thị trường để tăng tính cạnh tranh. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới từ kết quả các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, hiệp hội.. trong việc tổ chức các hội thảo chuyên đề, hội thảo khoa học và chuyển giao công nghệ. Đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, hội thảo chuyển giao tiến bộ cho các tổ chức, cá nhân. Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong tiếp nhận, chuyển giao KHCN.

Về chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

  • Sản xuất, cung ứng giống cây: 5.400.000.000 đồng
  • Cung ứng con giống vật nuôi: 5.250.000.000 đồng
  • Cung ứng giống thủy sản: 950.000.000 đồng
  • Hoạt động dịch vụ tư vấn: 6.000.000.000 đồng
  • Đông trùng hạ thảo … 800.000.000 đồng
  • Dịch vụ phân tích : 1.000.000.000 đồng
  • Dịch vụ máy nông nghiệp: 400.000.000 đồng
  • Tổng: 19.800.000.000 đồng

Giải pháp chủ yếu: Thường xuyên cập nhật, quán triệt đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, phối hợp, hỗ trợ của các sở, ban ngành cấp tỉnh và chính quyền các địa phương huyện, xã. Rà soát, bổ sung hệ thống các quy chế, quy định, nội quy, quy trình. Đồng thời, giữ vững và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể lãnh đạo Viện. Quán triệt, thực hiện nghiêm phương châm hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra “ Kỷ cương – Trách nhiệm – Hành động – Sáng tạo – Phát triển ”. Tăng cường, đa dạng các hoạt động hợp tác phát triển của Viện. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong toàn Viện; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Ngoài ra, công tác xúc tiến thương mại, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tư vấn cũng được triển khai thực hiện hiệu quả, mang lại doanh thu khoảng 18,03 tỷ đồng, góp phần nâng thu nhập bình quân của cán bộ, người lao động đạt 6,8 triệu đồng/người/tháng.

Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản thống nhất với dự thảo báo cáo của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Đồng thời thảo luận, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Viện năm 2023. Từ đó, đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động trọng tâm trong năm 2024.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đánh giá cao những kết quả mà tập thể Viện Nông nghiệp đã đạt được trong năm qua. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị trong thời gian tới, Viện Nông nghiệp cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2024 để có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể sát với nhiệm vụ chức năng của mình. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ KHCN các cấp và nhiệm vụ đặt hàng của tỉnh.

Tiếp tục chăm lo đời sống cho cán bộ, người lao động, tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi. Đồng thời, thu hút, bồi dưỡng cán bộ có chuyên môn sâu phù hợp với nhu cầu của đơn vị, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ.

Tăng cường quản lý đất đai, tài sản, trang bị đầu tư đã được đầu tư phục vụ nghiên cứu, phát triển các sản phẩm KHCN, tránh gây lãng phí. Tăng cường liên doanh, liên kết với các đơn vị trong nước và quốc tế để mở rộng hợp tác chuyển giao KHCN vào thực tiễn sản xuất. Trước mắt, tập trung thực hiện hoàn thành một số nhiệm vụ mà UBND tỉnh đã giao cho đơn vị trong năm qua. Các nhiệm vụ KHCN các cấp phải có cơ chế quản lý, phát huy được sáng tạo của các chủ nhiệm đề tài.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị sở, ngành liên quan của tỉnh tạo điều kiện cho Viện Nông nghiệp hoạt động trong năm tới. Đối với những đề xuất kiến nghị tại hội nghị, Viện Nông nghiệp tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét.

Nhân dịp này, các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2023 đã được nhận giấy khen của Viện trưởng Viện Nông ngiệp Thanh Hóa.

Các cá nhân có thành tích được trao bằng khen
Các cá nhân có thành tích được trao bằng khen
Các cá nhân có thành tích được trao bằng khen
Đại diện Công đoàn Viện nhận cờ thi đua từ Lãnh đạo Viện
Các công đoàn viên có thành tích được trao bằng khen
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể cán bộ, viên chức NLĐ Viện Nông nghiệp
Các đồng chí Lãnh đạo Tỉnh, thành phố, sở ban ngành chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí Lãnh đạo Viện

Trần Anh Đức
P.QLKH

Hội thảo Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát tiển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao

Sáng 8/12, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội thảo tham vấn xây dựng Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát tiển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo

Dự hội thảo có đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan đến công tác bảo tồn nguồn gen sinh vật và các chuyên gia, nhà khoa học.

Đ/c Phạm Xuân Thanh, Trưởng phòng Quản lý khoa học thay mặt Ban lãnh đạo phát biểu khai mạc Hội thảo
Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Viện Trưởng Viện Nông nghiệp Nguyễn Đình Hải phát biểu tại hội thảo.
Phó GĐ sở Khoa học và Công nghệ Trịnh Văn Suý phát biểu tại Hội thảo

Trong 10 năm qua, hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn, phát triển nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kết quả các đề tài, dự án khoa học và công nghệ về quỹ gen đã góp phần chuyển biến tích cực về chất lượng, cơ cấu giống nông nghiệp, nhất là việc khai thác phát triển một số nguồn gen bản địa quý hiếm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa là hoạt động canh tác, khai thác tài nguyên kém bền vững đã làm môi trường thay đổi, các quần thể động, thực vật quý hiếm bị suy giảm, các loài thực vật đặc trưng của vùng bị mất đi, những loài có giá trị kinh tế cao bị khai thác một cách triệt để, như: Pơ mu, đinh hương, sa nhân tím, gấu, cá lăng chấm… Vì vậy, cần có biện pháp khai thác hợp lý, chú ý đến việc tái sinh các loài và tạo môi trường bảo tồn thích hợp đối với động vật, thực vật, dược liệu và thủy sản nhằm giữ vững và làm đa dạng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Phó GĐ sở Khoa học và Công nghệ Trịnh Văn Suý và Viện trưởng Viện Nông nghiệp Nguyễn Đình Hải đồng chủ trì Hội thảo

Trên cơ sở đánh giá bối cảnh và thực trạng hoạt động sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật và nấm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2020, những định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng của Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát tiển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao

Đề án đã đặt ra mục tiêu, xác định nội dung, nhiệm vụ và đề xuất giải pháp thực hiện phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản nói riêng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cải tạo giống, đảm bảo duy trì sự đa dạng sinh học và những tiền đề cần thiết về tài nguyên sinh học để phát triển nông nghiệp bền vững.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về hiệu quả của đề án, hệ thống quản lý nguồn gen… Đồng thời đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như: Quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển các nguồn gen, ứng dụng khoa học-kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực…

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Đại biểu tham luận về hệ thống quản lý nguồn gen. 

Phát biểu bế mạc hội thảo, đại diện lãnh đạo Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cảm ơn những ý kiến của các đại biểu và nhấn mạnh đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.

Trần Anh Đức
P.Quản lý Khoa học