THÔNG BÁO Xét tuyển hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thông báo tuyển dụng hợp đồng lao động hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP tại Viện Nông nghiệp như sau:

File Name: TB-xet-tuyen-HDLD-11126.07.2024_11h15p16_signed.pdf

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển:

KHÔNG NGỪNG THAM GIA CÁC KHÓA ĐÀO TẠO KỸ THUẬT ĐỂ NÂNG CAO TAY NGHỀ, NÂNG CAO KIẾN THỨC PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC PHÂN TÍCH, KIỂM NGHIỆM

Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, nâng cao tay nghề, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa luôn cập nhật những Khóa đào tạo dành cho cán bộ. Với mục tiêu giúp cán bộ cập nhật kiến thức mới về các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực xét nghiệm và kiểm nghiệm, tạo cơ hội cho cán bộ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các đồng nghiệp từ các phòng kiểm nghiệm khác, nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức làm việc của cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng phân tích cho cán bộ từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của phòng kiểm nghiệm. Viện trưởng Viện Nông nghiệp đã ra Quyết định số cử cán bộ tham gia Khóa đào tạo Kỹ thuật phân tích vi sinh trong thực phẩm, nước và nước thải (Từ ngày 07/7/2024 đến ngày 12/7/2024) do Công ty TNHH Đảm bảo Chất lượng Việt Nam (AoV) đã tổ chức.

Với đầy đủ năng lực và kinh nghiệm gần 15 năm hoạt động, Công ty TNHH Đảm bảo Chất lượng Việt Nam (AoV) đã tổ chức thành công rất nhiều các khoá đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng cũng như các khóa đào tạo kỹ thuật phân tích. Và đây cũng là một địa chỉ tin cậy để các đơn vị, trung tâm, phòng phân tích gửi gắm niềm tin.

Hình ảnh Khóa đào tạo trong buổi học lý thuyết

Nội dung chính của khóa đào tạo, gồm:

1. Lý thuyết

– Giới thiệu chung về chỉ tiêu vi sinh trong thực phẩm, nước, nước thải

– Yêu cầu cơ bản của phòng thí nghiệm vi sinh

– Kỹ thuật cơ bản trong phân tích vi sinh (Cấy trộn, cấy trang, cấy ria, MPN, màng lọc)

– Quản lý điều kiện môi trường, nước sử dụng trong PTN vi sinh

– Pha chế môi trường nuôi cấy vi sinh

– Quản lý chủng chuẩn

– Giới thiệu về lý thuyết các phương pháp phân tích

Chỉ tiêu lựa chọn:

Nền mẫu nước thải: E.coli (MPN/100mL), Coliform (MPN/100mL); SMEWW 9221:2023 (PP 5 ống)

Nước sinh hoạt: E.coli (CFU/100mL), Coliform (CFU/100mL); TCVN 6187-1:2019

Thực phẩm:

+ Staphylococci dương tính với coagulase (S.aureus và các loài khác) (CFU/g): TCVN 4830-1:2005

+ Tổng số vi sinh vật (TPC), TCVN 4884-1:2015

+ E.coli, TCVN 7924-2:2008

– Thảo luận

2. Thực hành

– Thực hành phân tích vi sinh

+ Pha chế môi trường

+ Chuẩn bị dụng cụ

+ Ghi chép nhật ký pha chế, phân tích

+ Đọc kết quả

+ Thử khẳng định sinh hóa

– Thảo luận

Qua 04 ngày đào tạo (9-12/7/2024), các chuyên gia của có kinh nghiệm đã truyền đạt đến học viên những kinh nghiệm, kỹ năng, cách tiếp cận cơ bản các phương pháp, các quy chuẩn, kỹ năng phân tích các chỉ tiêu vi sinh trong các nền mẫu nước và thực phẩm. Ngoài ra, qua quá trình thảo luận, trao đổi và chia sẻ, học viên cũng có cơ hội được giải đáp những vấn đề đang tồn đọng trong quá trình phân tích, có cơ hội tiếp cận với những phương pháp chuẩn, những kinh nghiệm quý báu để có thể ứng dụng tại đơn vị của mình.

Hình ảnh lớp tập huấn thực hành tại phòng thí nghiệm Công ty Cổ phần chứng nhận và giám định Vinacert

Có thể nói, khóa đào tạo đã cung cấp cho cán bộ kiến thức chuyên sâu về các phương pháp phân tích vi sinh, hóa học, lý học,… được sử dụng trong phòng kiểm nghiệm, giúp cán bộ cập nhật những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực phân tích, đảm bảo kết quả phân tích chính xác và tin cậy, rèn luyện cho cán bộ kỹ năng thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, giải quyết vấn đề một cách khoa học và logic. Sau khóa đào tạo, BTC – Công ty TNHH Đảm bảo Chất lượng Việt Nam (AoV) đã cấp chứng nhận đào tạo cho các học viên tham gia và cũng có những lời chân tình, lời hứa hỗ trợ các đơn vị tham gia khóa đào tạo về công tác kỹ thuật phân tích sau khóa học./.

Lãnh đạo Công ty TNHH Đảm bảo Chất lượng Việt Nam (AoV) trao chứng nhận cho các học viên và chụp ảnh lưu niệm

Trịnh Thị Hồng

Phòng Phân tích và thí nghiệm

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả nuôi thử nghiệm Ngao dầu”

1.jpg

Sáng ngày 10/7/2024, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả nuôi thử nghiệm Ngao dầu” (thuộc đề tài KHCN: “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thử nghiệm Ngao Dầu (Meretrix meretrix Linnaeus, 1758) thương phẩm tại Thanh Hóa”) tại Trạm Nghiên cứu sản xuất giống Thủy sản Trung tâm Nghiên cứu Khảo nghiệm và Dịch vụ Vật nuôi – Thôn Xuân Vi, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

1.jpg

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có Đồng chí Cao Ngọc Hà – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa; đồng chí Lê Khắc Chiến – Phó Viện trưởng Viện Nông nghiệp chủ trì Hội thảo; đồng chí Lê Minh Lương – Phó Chi cục trưởng, Chi cục thủy sản Thanh Hóa; đồng chí Vũ Văn Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông tỉnh; lãnh đạo các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi trực thuộc Viện Nông nghiệp, Sở KH&CN, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện lãnh đạo phòng NN&PTNT huyện Hoằng Hóa, UBND xã Hoằng Thanh, các hộ dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.

9.jpg

Đồng chí Lê Khắc Chiến – Phó Viện trưởng Viện Nông nghiệp phát biểu khai mạc Hội hảo

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích làm rõ kết quả đạt được của đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thử nghiệm Ngao Dầu (Meretrix meretrix Linnaeus, 1758) thương phẩm tại Thanh Hóa”, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, đề xuất một số giải pháp thiết thực phục vụ bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thủy sản bản địa và nhân rộng vùng nuôi phát triển kinh tế. Từ kết quả, đánh giá, thảo luận của Hội thảo, đơn vị chủ trì đề tài tổng hợp xây dựng phương án cụ thể báo cáo Sở KH&CN và các đơn vị liên quan có giải pháp để phát triển Ngao dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

z5623126080232_17629ba7801901197f3256003346e656.jpg

Đồng chí Lê Đức Thuần – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khảo nghiệm và Dịch vụ Vật nuôi, Chủ nhiệm đề tài báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nuôi thử nghiệm Ngao dầu

Ngao dầu (Meretrix meretrix Linnaeus, 1758) là loài bản địa của Thanh Hóa, phân bố tự nhiên trên các bãi triều có đáy là cát-bùn. Đây là loài Ngao có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Từ xa xưa bà con ven biển đã khai thác nguồn Ngao dầu tự nhiên bằng các dụng cụ đánh bắt thô sơ như nạo, đào… và đây được xem là nguồn sinh kế của bà con ngư dân. Những năm gần đây, nguồn lợi ngao dầu tự nhiên suy giảm nhanh chóng, sự suy giảm này do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc môi trường vùng cửa sông ven biển thay đổi, việc khai thác không hợp lý và việc ngao trắng phát triển quá nhanh cạnh tranh khu vực sinh sống đã làm cho nguồn lợi ngao dầu ngày càng cạn kiệt và có nguy cơ mất giống.

8.jpg

Đồng chí Cao Ngọc Hà – Phó Giám đốc Sở KH&CN Thanh Hóa phát biểu tại Hội thảo

Sau khi nghe đồng chí Lê Đức Thuần – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khảo nghiệm và Dịch vụ Vật nuôi, Chủ nhiệm đề tài báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nuôi thử nghiệm Ngao dầu; Hội thảo đã thu được nhiều ý kiến tham luận mang tính thiết thực, sâu sắc của các đại biểu đại diện cho các Sở, Ngành cấp tỉnh, chính quyền địa phương, các các hộ dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện như: Giải pháp để phục hồi giống Ngao dầu (nghiên cứu sản xuất giống, thả giống tái tạo nguồn lợi); xác định bãi đẻ tự nhiên của Ngao dầu để bảo vệ nghiêm ngặt, tránh khai thác bừa bãi ở mọi kích cỡ cũng như sử dụng các dụng cụ khai thác hủy diệt: kích điện, giã cào…; tuyên truyền cho ngư dân về vai trò bảo vệ nguồn lợi Ngao dầu đối với việc phát triển kinh tế – xã hội, hướng dẫn ngư dân cách khai thác hợp lý nguồn lợi Ngao dầu như: Mùa vụ khai thác, kích cỡ khai thác…; xây dựng mô hình trình diễn làm địa điểm tham quan học tập kinh nghiệm cho bà con ngư dân ven biển; Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ bà con để xây dựng cơ sở vất chất, cũng như tiếp cận khoa học công nghệ để phát triển nghề nuôi Ngao dầu.

4.jpg

Đồng chí Lê Minh Lương – Phó Chi cục trưởng, Chi cục thủy sản Thanh Hóa phát biểu tại Hội thảo

3.jpg

Đồng chí Vũ Văn Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông tỉnh phát biểu tại Hội thảo

Tổ nghiên cứu đề tài đã tiếp thu ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự Hội thảo và tổng hợp lại để làm cơ sở đưa đề tài ứng dụng vào thực tiễn sản xuất của người dân, sự thành công của đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thử nghiệm Ngao Dầu (Meretrix meretrix Linnaeus, 1758) thương phẩm tại Thanh Hóa” sẽ mang lại nguồn sinh kế mới, có giá trị kinh tế cao cho người dân vùng biển tỉnh Thanh Hóa.

Ths Hà Ngọc Thái
Phòng Quản lý Khoa học

Lễ ký kết Chương trình hợp tác giữa Hội Nông dân tỉnh và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa năm 2024

z5471077252325_1dede1f26eb765671aeabe31d48022bd.jpg

Chiều ngày 23/05/2024, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức Lễ ký kết Chương trình hợp tác thực hiện nhiệm vụ ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 giữa Hội Nông dân tỉnh và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Đồng Chủ trì và tham dự lễ ký kết là đồng chí Nguyễn Đình Hải – Viện trưởng và đồng chí Trần Bình Quân – Ủy viên BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam – Tỉnh Ủy viên – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; đến dự buổi lễ còn có đồng chí Nguyễn Đình Tuấn – Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; các đồng chí Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, trung tâm trực thuộc của hai cơ quan.

z5471077214129_a1438c852ecdb4e213af2fd655415659.jpg

Toàn cảnh Lễ ký kết.

z5471077255196_95648a70ed2d9002aebacbfbc0ed9834.jpg

Đồng chí Nguyễn Đình Hải – Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phát biểu tại buổi lễ.

Lễ ký kết này được thực hiện nhằm mục đích phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính trị được cấp thẩm quyền giao. Cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết, các chương trình hành động trong việc xây dựng tổ chức Hội, phát triển Viện Nông nghiệp;

q3.jpg

Đồng chí Trần Bình Quân – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi lễ.

Tăng cường hợp tác xây dựng mô hình, chuyển giao tiến bộ Khoa học kỹ thuật sản xuất Nông nghiệp bền vững, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. Khai thác tiềm năng, thế mạnh của các bên tham gia để triển khai hiệu quả Chương trình hành động về phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết Số 16-NQ/TU, ngày 20/4/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cấu trúc ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững và Khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ (KH&CN); chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

z5471077222533_5672ac6e4e19aa95552271c1068a6d31.jpg

Đồng chí Nguyễn Đình Tuấn – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi lễ.

Lễ ký kết đã diễn ra trong không khí nghiêm túc, thu được nhiều ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, cởi mở thể hiện sự đồng lòng của cả hai bên trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn. Cuối cùng, Viện Nông nghiệp và Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã cùng ký Biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác thực hiện nhiệm vụ ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 giữa hai cơ quan, bao gồm 7 nội dung hợp tác phù hợp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên tham gia.

z5471077264100_c5e401ae8ee19b100d0106bd6bcb2719.jpg

z5471077252325_1dede1f26eb765671aeabe31d48022bd.jpg

Đại diện lãnh đạo Viện Nông nghiệp và Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cùng ký kết Chương trình hợp tác.

Thành công của buổi Lễ ký kết này là một dấu mốc quan trọng để khởi động một sự hợp tác đầy triển vọng giữa hai cơ quan trong công cuộc hiện đại hóa Ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Hà Ngọc Thái
P.Quản lý Khoa học

BÀI THAM LUẬN: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện, đại hóa trong điều kiện thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bài tham luận Phục vụ Hội thảo Khoa học: “Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy vai trò của đội ngũ trí thức và định hướng ưu tiên trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh giai đoạn 2025 – 2030 để phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030

I. Thực trạng phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định khoa học và công nghệ ( KH&CN) là một trong 4 khâu đột phá của tỉnh: “Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”; Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục xác định KH &CN là một trong 3 khâu đột phá của tỉnh là “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ; chủ động, tích cực tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững” … đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN, mô hình sản xuất tiên tiến, từ đó nâng cao trình độ khoa học công nghệ và đổimới sáng tạo (KHCN&ĐMST) của toàn tỉnh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần cải thiện đời sống của Nhân dân.

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, KHCN&ĐMST trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt được nhiều kết quả tiến bộ và thành tựu nổi bật, đóng góp thiết thực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm quốc phòng – an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống người dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.

Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò, về phát triển KH&CN được nâng lên rõ rệt; KH&CN đang từng bước trở thành động lực trong phát triển kinh tế – xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư, sử dụng nhiều lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khoáng sản) chuyển dần sang tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, cải tiến phương thức quản lý, nâng cao kỹ năng, trình độ người lao động để mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Đóng góp của KH&CN cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh thông qua yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) giai đoạn 2016 – 2020 đạt 38,7%, tăng nhiều lần so với giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 6,2%.

Hệ thống tổ chức KHCN công lập được sắp xếp; cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường, nhất là các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng thuộc ngành nông nghiệp. Nhân lực KHCN tăng cả về số lượng và chất lượng; toàn tỉnh hiện có 3.121 người đang trực tiếp tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tăng 8% so với năm 2015; đã hình thành một số nhóm chuyên gia KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế và công nghệ thông tin. Giai đoạn 2012 – 2021, có 367 công trình nghiên cứu khoa học và bài báo được công bố trên các tạp chí quôc tế; có 04 sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Toàn tỉnh hiện có 31 doanh nghiệp KHCN, đứng thứ 3 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội).

Thị trường KHCN đã được hình thành; giai đoạn 2012 – 2021, tỉnh đã xây dựng cơ sở dữ liệu về chuyển giao KHCN phục vụ công tác tư vấn, đánh giá, phát triển thị trường công nghệ; tổ chức đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả nghiên cứu KHCN không sử dụng NSNN nhằm hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm KHCN tự nghiên cứu; hỗ trợ các doanh nghiệp KHCN tham gia Chợ công nghệ và thiết bị (TechMart), Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Techfest), trình diễn kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo); tiếp cận Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia, riêng đối với Quỹ Phát triển KHCN của tỉnh đã cho vay 31 dự án KHCN, có 07 doanh nghiệp KHCN trên địa bàn tỉnh đã trích lập Quỹ phát triển KHCN với tổng số vốn là 2,950 triệu đồng. Từ năm 2012 đến nay, có 33 lượt doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia, trong đó có 9 giải vàng.

Sau hơn 35 năm đổi mới, trên 800 nhiệm vụ KH&CN được thực hiện, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ: nhiều mô hình sản xuất tiên tiến được xây dựng, nhiều công nghệ, kỹ thuật tiến bộ được chuyển giao vào thực tiễn. Cụ thể:

Lĩnh vực khoa học nông nghiệp: (i) Đối với nhóm cây trồng: Ứng dụng công nghệ sinh học, phân tử, công nghệ di truyền nghiên cứu, chọn tạo thành công 12 giống lúa ( 01 giiongs lúa lại F1 và 12 giống lúa thuần chất lượng cao; du nhập, khảo nghiệm 06 giioongs mía mới có năng xuất, trữ lượng đường cao; phục tráng 05 loài cây trồng ( loài cây trồng địa phương ( lúa nếp hạt cau, nếp cẩm, bưởi Luận văn, cam Vân Du, quyết vòi, mía Kim tân); ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tạo giống chất lượng cho nhóm cây trồng ( hoa đồng tiền, hoa lan, mía, dứa, chuối…) Tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ , ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sinh học đến nay đối với lúa đạt 93%, 99% đối với ngô, 80% đối với rau màu, 85% đối với cây công nghiệp, sử dụng giống biến đổi gen đạt 10.900 ha; ứng dụng kỹ thuật nhà màng, nhà lưới để canh tác đạt 160 ha cho rau an toàn; Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ sau thu, góp phần giảm thiểu tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch (ước đến năm 2024 giảm còn 12%) và nâng cao giá trị sản phẩm. Tập trung phổ cập công nghệ làm khô lúa và hoa màu sau thu hoạch. Từng bước hiện đại hóa hệ thống kiểm tra chất lượng nông sản thực phẩm chế biến theo công nghệ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực (ii) Lĩnh vực chăn nuôi: Thực hiện nghiên cứu lai tạo tạo giống mới phục vụ sản xuất lợn sữa; thực hiện du nhập, cải tạo giống vật nuôi theo hướng tăng giống tiến bộ kỹ thuật có năng xuất, chất lượng cao, phù hợp thị hiếu thị trường và điều kiện tự nhiên của tỉnh, cụ thể: bò lai Zebu đạt 63%, lai hóa đàn trâu đạt 9%, đàn gia cầm giống ngoại nhập được lại tạo đạt 85% và phục tráng các giống bản địa vit, lợn bản địa; ứng dụng công nghệ sản xuất tinh cọng rạ phục công tác cải tạo đần trâu, bò tại Thanh Hóa…(iii) Đối với nhóm thủy sản: Tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nghiên cứu thử nghiệm nuôi trồng, nhân rộng các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá Tầm nga, cá Song, cá Giò, tôm Hùm ; từng bước chủ động sản xuất giống trên địa bàn (cá rô phi đơn tính, tôm sú, Tôm thẻ, Cua xanh, …); triển khai các mô hình nuôi trồng theo hướng thâm canh, áp dụng công nghệ cao; đẩy mạnh hình thức nuôi lồng, bè trên biển, các mô hình nuôi kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao năng lực khai thác hải sản xa bờ gắn với áp dụng công nghệ hiện đại. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cấp đông sản phẩm trên biển đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hải sản đánh bắt trên biển.

Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ: Nhiều công nghệ mới được nghiên cứu, chuyển giao thành công đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thanh Hóa như: sấy lúa bằng bức xạ hồng ngoại; sấy cói bằng công nghệ tuy nen; sản xuất gốm mỹ nghệ tráng men bằng công nghệ đốt gas kết hợp đốt than; sản xuất gạch không nung Terrazzo; ép thủy lực đa năng và in kỹ thuật số trong sản xuất gạch ốp lát cao cấp; khai thác đá “cắt dây”; sản xuất cát nhân tạo… Đặc biệt, đã nghiên cứu sản xuất thành công nhiều phần mềm ứng dụng phục vụ sản xuất, chế biến thuộc lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; tài nguyên môi trường; giao thông vận tải…

Lĩnh vực khoa học y, dược: Nhiều thành tựu y học hiện đại đã được nghiên cứu, ứng dụng vào phục vụ công tác khám, điều trị bệnh, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh thuộc top đầu cả nước về lĩnh vực y tế như: ứng dụng kỹ thuật SPECT, MRI, PET/CT; ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm Cyfra 21-1, CEA, SCC, ProGRP trong chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư phổi; chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Hematoxyline Eosin, nhuộm Giemsa…; ứng dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch điều trị nhồi máu não sớm; ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi cắt thận; kỹ thuật ghép giác mạc, ghép thận; kỹ thuật chuyển phôi ngày 5 trong thụ tinh trong ống nghiệm; triển khai hóa trị liệu, xạ trị điều trị ung thư…

Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Các nhiệm vụ KH&CN tập trung vào nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học nhằm cụ thể hoá đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiện cụ thể của tỉnh, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nhận thức về quê hương, con người xứ Thanh.

Bên cạnh những kết quả nêu trên, ngành KH&CN Thanh Hóa còn đạt được nhiều kết quả trong phát triển tiềm lực KH&CN (tiềm lực KH&CN của tỉnh được tăng cường cả về số lượng và chất lượng trên cả 4 yếu tố cơ bản: nhân lực KH&CN, tổ chức KH&CN, cơ sở vật chất cho hoạt động KH&CN, vốn đầu tư cho KH&CN);  thị trường KH&CN (toàn tỉnh đã có 27 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, đứng thứ 3 cả nước; có 463 chủ thể được cấp tổng cộng 1.142 văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong đó: 1.138 văn bằng bảo hộ trong ngước ( 04 sáng chế, 04 giải pháp hữu ích, 04 chỉ dẫn địa lý, 84 kiểu dáng công nghiệp và 1038 nhãn hiệu) và 8 nhãn hiệu được bảo hộ quốc tế; tiêu chuẩn đo lường chất lượng (toàn tỉnh có 43 phòng thử nghiệm, trong đó có 14 phòng thử nghiệm được công nhận VILAS; 4 phòng kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định; 63 cơ quan hành chính của tỉnh, 250/559 UBND cấp xã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2008…).

II. Một số khó khăn, vướng mắc trong phát triển khoa học và công nghệ.

Với những đóng góp quan trong của ngành KH&CN các cấp trong sự phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa những năm qua, có thể khẳng định KH&CN đã là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, vẫn còn những hạn chế, yếu kém như: Nhận thức của các cấp, các ngành và các địa phương về vai trò của KHCN&ĐMST còn chưa đầy đủ, toàn diện; Hoạt động KHCN chưa thực sự trở thành động lực, đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh, số nhiệm vụ KHCN có hàm lượng khoa học cao chưa nhiều; hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn chậm; sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao còn ít. Tỷ lệ cán bộ KH&CN của tỉnh mới đạt 3,5 người/1 vạn dân, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (7,57 người/1 vạn dân). Thiếu các chuyên gia đầu ngành và nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực KH&CN. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Thị trường KHCN phát triển chưa mạnh, chưa xây dựng được sàn giao dịch công nghệ – thiết bị của tỉnh để kết nối cung – cầu về KHCN. Số lượng sáng chế được bảo hộ còn ít; việc ứng dụng chuyển đổi số và số hóa trong quản trị doanh nghiệp chưa được đẩy mạnh.

III. Đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trên địa bàn tỉnh thời gian tới.

Để phát huy vai trò của KHCN&ĐMST phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững, trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

* Mục tiêu:

Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực KHCN&ĐMST nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ các tiến bộ KH&CN. Trong đó tập trung vào củng cố, phát triển hệ thống tổ chức KH&CN; đẩy mạnh hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; xây dựng các khu nông nghiệp và công nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tập trung nghiên cứu, ứng dụng, các công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trên tất cả các lĩnh vực của lĩnh vực, trong đó: đối với lĩnh vực nông: nghiệp đẩy mạnh hoạt động KHCN & ĐMST, cụ thể: (i) Tiếp tục đẩy mạnh công tác chọn tạo giống và du nhập, khảo nghiệm cây trồng, vật nuôi mới năng xuất, chất lượng, phù hợp thị trường và thích nghi điều kiện bất lợi của biến đổi khí hậu, bổ sung cơ cấu giống trong nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh, đồng thời thực hiện sưu tầm, bảo tồn, phục tráng các giống cây con bản địa, bán hoang dã để bổ sung cho nhóm sản phẩm đặc sản, lợi thế địa phương nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp gắn phát triển du lịch của tỉnh; (ii) Nâng cao hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ, chuyển giao mô hình tiến bộ vào thực tiễn sản xuất gắn với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cuộc cách mạng 4.0 như AI, IoT tạo ra được các sản phẩm hàng hóa gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ; (iii) Nghiên cứu tháo gỡ các điểm nghẽn từ hoạt động quản lý, quản trị, tổ chức sản xuất, dịch vụ và xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển; (iv) Nghiên cứu, ứng dụng đồng bộ hệ thống giải pháp nhằm giải quyết thực trạng thiếu hụt nguồn nhât lực chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (v) Tăng cường hợp tác trong nước, quốc tế để gia tăng nguồn lực từ nhân lực, hạ tầng – trang thiết bị nghiên cứu, tài chính cho KH&CN.

Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tạo điều kiện hình thành và phát triển ngành nghề mới, làm thay đổi phương thức lao động, sản xuất truyền thống hoặc cải thiện điều kiện và môi trường lao động, sản xuất. Phát triển công nghệ đạt trình độ cao hơn so với các công nghệ đang ứng dụng trong tỉnh. Ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, hiện đại, các công nghệ chủ chốt của cuộc CMCN 4.0 để tạo ra các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao cho các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh; thông qua thực hiện các nhiệm vụ KH&CN: Có ít nhất 03 sản phẩm phần mềm trí tuệ nhân tạo. 03 sản phẩm (cơ khí, chế tạo/quy trình công nghệ/giải pháp kỹ thuật) được công nhận sáng chế/giải pháp hữu ích; có ít nhất 05 sản phẩm mới được hoàn thành công đoạn sản xuất thử nghiệm; có ít nhất 05 công nghệ ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 được chuyển giao.

Xây dựng tiềm lực y tế tỉnh Thanh Hóa từng bước phát triển, tiến dần đến trình độ y tế các thành phố lớn trong nước để phục vụ nhu cầu chăm sóc và điều trị bệnh của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Qua thực hiện nhiệm vụ KH&CN: Tiếp nhận và làm chủ được ít nhất 10 kỹ thuật cao, kỹ thuật tiên tiến mới trong chẩn đoán và điều trị; xây dựng được ít nhất 02 mô hình y tế thông minh. Nghiên cứu sản xuất được ít nhất 02 sản phẩm thuốc đông dược/thực phẩm chức năng.

Cung cấp cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về du lịch, giáo dục, văn hóa, con người…; cung cấp luận cứ cho việc hoạch định chiến lược và chính sách, các quyết định, chủ trương và biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Qua thực hiện nhiệm vụ KH&CN, có ít nhất 05 bài báo công bố kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học có uy tín; có ít nhất 05 đầu sách được xuất bản.

Đưa ra các biện pháp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; tạo bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững; kiềm chế mức gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học. Qua thực hiện nhiệm vụ KH&CN, tiếp nhận ít nhất 02 công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường; 02 công nghệ sản xuất có sử dụng phế phụ phẩm hoặc sử dụng năng lượng tái tạo; 02 giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu.

* Nhiệm vụ, giải pháp:

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

– Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng các cấp, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy, hành động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, xác định phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ trung tâm trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng; gắn với phát triển kinh tế-xã hội của ngành, vùng, địa phương, tạo nền tảng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

– Khẩn trương cụ thể hóa nghị quyết, chủ trương của Đảng, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo bước đột phá để chuyển nhanh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất lao động, tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn lực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế quốc gia, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

– Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, hội quần chúng trong công tác vận động, tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội, động viên nhân dân tham gia tích cực, góp phần phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

– Kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới mang lại hiệu quả thiết thực.

Phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo

– Đào tạo để nâng cao trình độ của cán bộ quản lý KHCN&ĐMST; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của cán bộ tham gia nghiên cứu KHCN&ĐMST; đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao; đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đồng bộ về nông nghiệp thông minh 4.0 và du lịch canh nông.

– Củng cố, phát triển hệ thống tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập.

– Xây dựng và phát triển thị trường KHCN&ĐMST, thúc đẩy kết nối cung cầu công nghệ, chuyển giao KHCN&ĐMST, hỗ trợ cung cấp thông tin để doanh nghiệp lựa chọn quyết định đầu tư, đổi mới công nghệ trong sản xuất. Xây dựng Sàn giao dịch công nghệ tỉnh Thanh Hóa để hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ thiết bị của các doanh nghiệp.

– Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho các tổ chức nghiên cứu phát triển và dịch vụ KHCN&ĐMST công lập: Viện Nông nghiệp; Trung tâm dịch vụ kỹ thuật – Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng; Trung tâm thông tin – Ứng dụng – Chuyển giao KH&CN; Phòng thí nghiệm Vật liệu điện tử, hóa – sinh phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Trường Đại học Hồng Đức và các tổ chức KH&CN công lập khác. Ưu tiên đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống xét nghiệm trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh để nâng cao năng lực xét nghiệm, ứng phó với các bệnh dịch truyền nhiễm mới có tính chất nguy hiểm, lây lan nhanh trong cộng đồng.

– Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, doanh nghiệp công nghệ thông tin; Hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập các tổ chức KH&CN, các phòng thí nghiệm trực thuộc doanh nghiệp; Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các phòng thí nghiệm, thử nghiệm của doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm trọng điểm của tỉnh ở quy mô lớn.

– Xây dựng hệ thống thông tin và thống kê KHCN&ĐMST; xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu các nhà khoa học, các chuyên gia thuộc các lĩnh vực để cung cấp cho các doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN có nhu cầu.

– Xây dựng và phát triển về số lượng và chất lượng hệ thống doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST: Xây dựng và triển khai chương trình/chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tỉnh Thanh Hóa.

– Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách, chương trình, đề án nâng cao năng lực KHCN&ĐMST đặc biệt ưu tiên lĩnh vực chế biến – chế tạo, tạo đòn bẩy quan trọng từ vốn đầu tư, cơ hội tiếp cận thị trường công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ và xây dựng thương hiệu.

Ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thông minh

– Nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm và ứng dụng rộng rãi giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện thời tiết bất thuận cao.

– Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về: Giống, hệ thống canh tác, cơ giới hóa, quản lý dịch bệnh, tạo ra chuỗi sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và bảo vệ môi trường. Tăng cường khả năng dự báo thị trường làm cơ sở định hướng sản xuất nông sản hàng hóa phục vụ thị trường xuất khẩu. Nghiên cứu, sử dụng các sản phẩm phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm xử lý chất thải chăn nuôi có nguồn gốc sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

– Ứng dụng công nghệ di truyền để chọn lọc giống, tạo giống chất lượng và bảo tồn nguồn gen; sản xuất giống mới có năng suất, chất lượng cao; ứng dụng những kỹ thuật mới nhằm nâng cao tỷ lệ thụ thai; sử dụng tinh đông lạnh của các giống bò thịt có năng suất cao để lai tạo. Nâng tỷ lệ cơ giới hóa trong chăn nuôi; nghiên cứu phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật phát triển chăn nuôi theo quy trình VietGAHP, đảm bảo chất lượng cao và an toàn sinh học.

– Nghiên cứu, tiếp nhận làm chủ công nghệ tiên tiến sản xuất nhân tạo giống thủy sản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, triển khai các mô hình nuôi trồng theo hướng thâm canh, áp dụng công nghệ cao; đẩy mạnh hình thức nuôi lồng, bè trên biển, các mô hình nuôi kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái, gắn kết giữa nuôi trồng, khai thác với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cấp đông sản phẩm trên biển, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hải sản đánh bắt trên biển.

– Ứng dụng công nghệ nhân giống cây lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô, hom; sản xuất nhân giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô. Phát triển rừng sản xuất gỗ lớn có giá trị kinh tế cao gắn với chế biến. Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong lâm nghiệp. Nghiên cứu trồng thử một số cây lâm nghiệp mới; khảo nghiệm sản xuất cây có giá trị kinh tế cao gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

– Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch từ khâu bảo quản, sơ chế và chế biến các sản phẩm, góp phần giảm thiểu tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch và nâng cao giá trị sản phẩm. Tập trung phổ cập công nghệ làm khô lúa và hoa màu sau thu hoạch. Tiếp thu và phổ cập công nghệ bảo quản lạnh, công nghệ an toàn thực phẩm để bảo quản rau, hoa, quả tươi, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi. 4 Từng bước hiện đại hóa hệ thống kiểm tra chất lượng nông sản thực phẩm chế biến theo công nghệ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

– Nghiên cứu xây dựng các mô hình ứng dụng các công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0 trong sản xuất nông nghiệp: (1) Ứng dụng các thiết bị cảm biến, thông minh được kết nối và điều khiển tự động trong suốt quá trình sản xuất nông nghiệp giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện vi khí hậu trong nhà kính; (2) Ứng dụng công nghệ đèn LED sử dụng đồng bộ trong canh tác kỹ thuật cao để tối ưu hóa quá trình sinh trưởng; (3) Canh tác trong nhà kính, nhà lưới, sử dụng công nghệ thủy canh, khí canh nhằm cách ly môi trường tự nhiên; (4) Ứng dụng các thiết bị cấp điện mặt trời và các bộ pin điện mặt trời nhằm sử dụng hiệu quả không gian, giảm chi phí năng lượng trong trang trại/doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp; (5) Sử dụng các thiết bị bay không người lái và các vệ tinh khảo sát thực trạng, thu thập dữ liệu, từ đó phân tích, khuyến nghị trên cơ sở dữ liệu cập nhật để quản lý sản xuất; (6) Ứng dụng quy trình quản lý phục vụ kết nối các hoạt động từ trang trại với bên ngoài (quản lý sản phẩm theo chuỗi giá trị; truy xuất nguồn gốc….).

Đổi mới công nghệ, ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

– Hỗ trợ chuyển đổi số cho các nhà máy sản xuất quy mô lớn thuộc lĩnh vực công nghiệp theo hướng nhà máy thông minh (smart factory). Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh triển khai phần mềm quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm an toàn và tích hợp thông tin vào mã QR Code phục vụ truy xuất nguồn gốc.

– Hỗ trợ xây dựng bệnh viện thông minh; hỗ trợ các cơ sở y tế tuyến cơ sở xây dựng hệ thống hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử.

– Hỗ trợ chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội. Hoàn thành việc xây dựng trung tâm Điều hành, giám sát an toàn, an ninh mạng; trung tâm Điều hành đô thị thông minh.

– Phát triển cơ sở hạ tầng mạng thông tin di động trên cơ sở ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến như 5G, lte…; phát triển dịch vụ logistic, hạ tầng cho KH&CN, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao du lịch.

– Hỗ trợ nghiên cứu công nghệ, quy trình công nghệ trong lĩnh vực sản xuất vật tư, trang thiết bị nông nghiệp công nghệ cao; công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm nông thủy sản có giá trị cao, đáp ứng tiêu chuẩn sạch, an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới theo hướng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.

– Trong lĩnh vực chế tạo, đẩy mạnh hoạt động tiếp nhận chuyển giao, tập trung đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao và tự động hóa.

Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong y được, nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng

– Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị, tập trung vào các dịch vụ y tế có hàm lượng trí tuệ cao, có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực xét nghiệm, chuẩn đoán, phẫu thuật điều trị, như: Xét nghiệm chẩn đoán ung thư, xét nghiệm sinh hóa cao cấp, xét nghiệm sinh học phân tử; ứng dựng robot trong phẫu thuật, ghép tạng, can thiệp tim mạch.

– Xây dựng và triển khai mô hình y tế thông minh tại các bệnh viện. Ưu tiên triển khai mô hình y tế từ xa; giảm quá tải, tạo cân bằng người bệnh giữa tuyến trên – tuyến dưới; tăng cường năng lực chuyên môn tuyến dưới và kết nối mạng lưới các bệnh viện.

– Xây dựng hệ thống hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử, đảm bảo mỗi người dân đều có hồ sơ sức khỏe điện tử được lưu trữ trong hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử quốc gia; triển khai thực hiện dự án thuê hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế (PACS) tại các bệnh viện công lập; ứng dụng robot trong phẫu 6 thuật và – Nghiên cứu xây dựng mới đề án cấp cứu ngoại viện, đề án tế bào gốc…

– Ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế dự phòng các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm, các bệnh mới phát sinh.

– Tiếp tục phát triển các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu mang tính mũi nhọn; các kỹ thuật điều trị tim mạch chất lượng cao; triển khai phẫu thuật ít xâm lấn, vi phẫu thuật và phát triển các kỹ thuật hiện đại.

– Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật ghép tạng, ghép tế bào gốc điều trị các bệnh ác tính, bệnh tim mạch, bệnh khớp, thần kinh, sọ não; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử, bảo đảm chẩn đoán và điều trị kỹ thuật chuyên sâu đạt tiêu chuẩn ISO.

– Nghiên cứu sản xuất một số loại thuốc, các loại dược liệu y học cổ truyền, nguyên liệu làm thuốc kháng sinh, vitamin và thực phẩm chức năng.

Nghiên cứu bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống – lịch sử – văn hoá của Thanh Hóa; các vấn đề dân tộc, tôn giáo; văn hoá ứng xử; phát huy nguồn lực con người. Đề xuất những giải pháp quản lý, góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tạo môi trường cho phát triển kinh tế – xã hội.

– Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách, mô hình, giải pháp phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững; thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; các vấn đề về kinh tế vùng và các vùng kinh tế; các loại hình tổ chức kinh tế.

– Nghiên cứu, điều tra khảo sát nhu cầu, phản hồi của doanh nghiệp về nền hành chính, chính sách, môi trường đầu tư… các vấn đề về tiềm năng thế mạnh và môi trường đầu tư của Thanh Hóa.

– Nghiên cứu các vấn đề, cơ chế, chính sách đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

– Nghiên cứu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng phù hợp yêu cầu phát triển các ngành, các lĩnh vực, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế.

– Nghiên cứu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật tương đối đồng bộ.

– Nghiên cứu chú trọng đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch có tiềm năng, lợi thế, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác du lịch và khẳng định thương hiệu, năng lực cạnh tranh; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

– Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

– Nghiên cứu các giá trị văn hóa dân tộc khu vực miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa phát triển du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo và giảm dần khoảng cách giữa khu vực miền núi và đồng bằng.

Ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu

– Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiến bộ mới trong xử lý ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, tụ điểm khai thác, chế biến khoáng sản, các làng nghề, lưu vực sông, các đô thị và khu vực nông thôn.

– Đẩy mạnh nghiên cứu, nhân rộng các mô hình xử lý nước thải y tế, nước thải công nghiệp, nước thải chế biến nông, lâm, hải sản, nước thải sinh hoạt đô thị; xử lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại; tái sử dụng, tái chế và sản xuất, thu hồi năng lượng từ chất thải.

– Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu. Ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường để tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính.

– Nghiên cứu các giải pháp xanh để kết hợp giữa bảo vệ bờ biển với phát triển các khu du lịch ven biển bền vững.

– Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm;

– Nghiên cứu triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, đê biển, đê sông xung yếu, cống ngăn mặn, giữ ngọt; bảo vệ, đẩy mạnh phục hồi, trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn;

– Nghiên cứu các máy móc, thiết bị và công nghệ phục vụ công tác xử lý môi trường trên bờ biển phục vụ bảo vệ biển và phát triển ngành du lịch biển.

– Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến phục vụ nghiên cứu các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên của tỉnh theo hướng hạn chế tối đa xuất khẩu khoáng sản thô, thúc đẩy chế biến sâu. Bảo vệ, phòng, chống hoang mạc hóa, sa mạc hóa; bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông; kiểm soát các hoạt động khai thác, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng đánh bắt mang tính hủy diệt nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vùng gần bờ.

Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ

Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi; chủ động, kịp thời cập nhật, ứng dụng phát triển các dịch vụ, sản phẩm chủ lực góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia.

Có chính sách ưu đãi cho sản phẩm đang trong thời kỳ thử nghiệm, sử dụng công nghệ mới và các hoạt động tư vấn, nhập khẩu, xuất khẩu công nghệ.

Gia tăng số lượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ, nhất là tài nguyên trí tuệ của doanh nghiệp và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Nghiên cứu, phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hài hòa tiêu chuẩn quốc tế đối với các công nghệ, sản phẩm mới, sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm chủ lực đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Khuyến khích phát triển tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, trung tâm xúc tiến và hỗ trợ chuyển giao công nghệ, trung tâm, sàn giao dịch công nghệ, chợ công nghệ; mạng lưới tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ tìm kiếm, đánh giá, định giá, môi giới, thử nghiệm, chuyển giao kết quả, sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, quan tâm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả, sản phẩm này như hàng hóa đặc biệt có giá trị, quyền sở hữu và lưu thông trên thị trường.

Tăng cường kết nối các sàn giao dịch công nghệ với các trung tâm ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thúc đẩy hội nhập sâu rộng, mở rộng hợp tác quốc tế, nhất là với các đối tác chiến lược và tận dụng cơ hội từ việc tham gia các hiệp định thương mại đa phương, song phương, các hoạt động hợp tác nghiên cứu, đào tạo, tư vấn với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để tiếp cận, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, các chuẩn mực quốc tế.

Thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài tại Việt Nam; thu hút chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực.

Tổ chức các hoạt động triển lãm, diễn đàn, sàn giao dịch, chợ công nghệ để giới thiệu, chuyển giao kết quả nghiên cứu, công nghệ. Phát triển mạng lưới đại diện khoa học và công nghệ của Việt Nam ở nước ngoài.

Khuyến khích liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tạp chí của Ban tuyên giáo Trung ương “Phát triển khoa học – công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” nguồn: Nguồn: TTXVN, ngày 13/1/2024.
  2. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam “Thúc đẩy hơn nữa sự phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ”. Nguồn: HH, ngày 19/10/2020.

3. Đề án Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 – 2015.

4. Đề án Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025.

5. Niên giám thống kế tỉnh Thanh Hóa.

Tác giả: Viện trưởng Nguyễn Đình Hải
(Số liệu hỗ trợ) Phạm Xuân Thanh, Đỗ Thị Thảo, Trịnh Trúc Giang, Trần Thị Thanh Thanh.

Sở hữu trí tuệ – Động lực phát triển kinh tế xã hội

Sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm môi trường đầu tư, duy trì lợi thế cạnh tranh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giá trị nông sản hàng hóa, sản phẩm đặc trưng của địa phương và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đang tích cực hỗ trợ các địa phương, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn để nhận diện thương hiệu cũng như khẳng định vị thế trên thị trường. Nhờ đó, nhiều sản phẩm của tỉnh đã có sức cạnh tranh, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước và một số sản phẩm đã tham gia xuất khẩu.

Nhiều năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã trở thành một tổ chức khoa học công nghệ có nhiều đóng góp trong nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án góp phần phục vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Theo số liệu thống kê, từ năm 2011 đến nay, các trung tâm, phòng chuyên môn trực thuộc Viện nông nghiệp Thanh Hóa đã thực hiện trên 70 nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. Thông qua thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiều loại giống mới, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật đã được đưa vào ứng dụng thực tiễn, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Hiện Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã làm chủ 28 quy trình công nghệ. Do vậy, để thương mại hóa sản phẩm từ các kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cũng đặc biệt chú trọng đến quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã có gần 10 sản phẩm được đăng ký bảo hộ.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 1.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Tiến sỹ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Viện Nông nghiệp nhận thấy một trong những hoạt động cần tập trung là hoạt động đổi mới sáng tạo gắn với việc thực hiện chứng nhận các sản phẩm khoa học công nghệ. Cùng với việc nâng cao về chất lượng, phải từng bước xác nhận chỉ dẫn địa lý cũng như xác nhận của các tổ chức cho việc đánh giá sản phẩm từ các đề tài”.

Cùng với các tổ chức khoa học công nghệ, trên địa bàn tỉnh có 31 đơn vị và 1 chi nhánh doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Điểm nổi bật của doanh nghiệp khoa học công nghệ đó là các doanh nghiệp dùng đòn bẩy cho sự phát triển và tăng trưởng thông qua kết quả nghiên cứu khoa học được tạo ra bởi chất xám và nguồn lực rất lớn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bảo vệ tài sản trí tuệ có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ bảo đảm việc xử lý, ngăn chặn và ngăn ngừa hành vi xâm phạm, đồng thời bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có tác dụng kích thích, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn và lành mạnh.

Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông là 1 doanh nghiệp khoa học công nghệ và là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng tại Việt Nam. Hầu hết các sản phẩm của công ty có hàm lượng nghiên cứu cao. Vì vậy, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm được doanh nghiệp hết sức quan tâm.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 2.
Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển Khoa học và công nghệ Tiến Nông, Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển Khoa học và công nghệ Tiến Nông, Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: “Là một doanh nghiệp khoa học công nghệ, trong nhiều năm qua, Tiến Nông luôn theo đuổi tầm nhìn là đơn vị sáng tạo hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng tại Việt Nam. Nghiên cứu sáng tạo luôn đi đôi với bảo hộ sở hữu trí tuệ để đảm bảo quyền của mình với thương hiệu cũng như các giải pháp hữu ích, kết quả nghiên cứu mà doanh nghiệp đã đạt được trong nhiều năm vừa qua. Điều đó cũng góp phần hạn chế tình trạng hàng giả hàng nhái trên thị trường đối với những sản phẩm mà Tiến Nông đã đạt được”.

Xác định xây dựng và bảo vệ “thương hiệu” là “chìa khóa” để các sản phẩm khẳng định chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Công nghệ Tân Thanh Phương, Thành Phố Thanh Hóa cũng đã đăng ký bản quyền tác giả, bảo hộ nhãn hiệu để nhận diện thương hiệu cũng như khẳng định vị thế trên thị trường. Hiện nay, Công ty đã có 2 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và công nghệ cấp giấy chứng đăng ký nhãn hiệu.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 4.
Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 5.

Ông Nguyễn Viết Thanh, Giám đốc Công ty đầu tư phát triển Công nghệ Tân Thanh Phương, Thành Phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Viết Thanh, Giám đốc Công ty đầu tư phát triển Công nghệ Tân Thanh Phương, Thành Phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: “Khi chúng tôi đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, trong vòng 2 năm, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp nhãn hiệu độc quyền cho chúng tôi. Sau khi được cấp, uy tín thương hiệu sản phẩm tăng lên rất nhiều, khẳng định được chất lượng cũng như dịch vụ sản phẩm hàng hóa mà chúng tôi được bảo hộ”.

Xác định được tầm quan trọng của Sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, các Sở ngành, liên quan phối hợp với cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh công tác tuyền truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, quyền lợi, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh đối với sở hữu trí tuệ. Đồng thời hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với hoạt động xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ chủ lực đặc thù của địa phương, sản phẩm gắn với chương trình OCOP của tỉnh dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 6.

Theo thống kê của Sở Khoa học và công nghệ, từ năm 2020 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã có 4 bằng độc quyền sáng chế; 45 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và 553 giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Các sản phẩm sau khi được cấp văn bằng bảo hộ bước đầu đã khẳng định được giá trị trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng biết đến. Một số sản phẩm có chứng nhận chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu tập thể đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đang xuất khẩu tới một số thị trường “khó tính” trên thế giới. Năm 2023, Thanh Hóa có 3 sản phẩm được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ đối với Nhãn hiệu tập thể, đó là nhãn hiệu tập thể “Cải làng Lê” cho sản phẩm rau cải của huyện Yên Định; Nhãn hiệu tập thể “Dưa hấu Mai Am Tiêm” cho sản phẩm dưa hấu của huyện Nga Sơn và nhãn hiệu tập thể “Bưởi Bắc Lương huyện Thọ Xuân.

Để việc xây dựng bảo hộ nhãn hiệu đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, trong thời gian tới, các sở, ngành liên quan cần tiếp tục hướng dẫn các địa phương, các doanh nghiệp phát triển nhãn hiệu, thương hiệu dựa trên các quyền sở hữu trí tuệ đối với địa danh dùng cho sản phẩm đặc thù. Cùng với đó, cần nâng cao vai trò của quản lý Nhà nước về kiểm soát sử dụng nhãn hiệu trên thị trường, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Và chỉ khi nhận thức của người dân và doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ được nâng cao, thì tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ giảm, và đó là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế – xã hội.

Nguồn: truyenhinhthanhhoa.vn

ST: Viện trưởng Nguyễn Đình Hải

Đoàn Thanh niên Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tham gia Chương trình tình nguyện chung tay vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 tại xã Yên Khương (Lang Chánh).

Có thể là hình ảnh về 6 người và văn bản

Hòa chung vào không khí thi đua lập thành tích Chào mừng 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/03/1931-26/03/2024). Sáng ngày 23/3/2024, Đoàn Thanh niên Sở Y tế phối hợp với Đoàn Thanh niên Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Chi đoàn Ngân hàng Nhà nước Thanh Hóa tổ chức Chương trình tình nguyện chung tay vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 tại xã Yên Khương (Lang Chánh).

Tham dự Đoàn tình nguyện, về phía Đảng uỷ, lãnh đạo các đơn vị có các đồng chí: TS Lê Văn Cường, UV BTV Đảng uỷ, Phó Giám đốc Sở Y tế; Hoàng Vũ Thảo, UV BTV Đảng uỷ, Phó Viện trưởng Viện Nông nghiệp; các đồng chí lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Yên Khương; về phía Đoàn Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh có đồng chí: Hoàng Mạnh Cường, UV BCH Đảng bộ Khối, UV BTV Tỉnh đoàn, Bí thư Đoàn Khối; đại diện các đơn vị đồng hành tài trợ: Công ty CP Dược – vật tư Y tế Thanh Hoá; Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hoá; Công ty cổ phần thương mại dược phẩm và trang thiết bị y tế Thuận Phát cùng toàn thể các đồng chí cán bộ, đoàn viên thanh niên.

Phát biểu khai mạc Chương trình, Tiến sĩ Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Những năm qua, cùng với sự vào cuộc của các cấp, ngành trong việc thực hiện các giải pháp giúp người dân vùng khó khăn tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khỏe, Đảng ủy, lãnh đạo Sở Y tế luôn quan tâm tạo điều kiện để công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân huyện Lang Chánh nói chung và nhân dân xã Yên Khương nói riêng đạt hiệu quả cao. Hoạt động tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng luôn nhận được sự chỉ đạo thực hiện của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Y tế, trở thành hoạt động thường niên của Đoàn Sở Y tế. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc thể hiện tinh thần tương thân tương ái, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Tại đây các y bác sĩ trẻ Đoàn Sở Y tế đã khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho gần 500 bà con Nhân dân xã Yên Khương.

Hỗ trợ 60 triệu đồng cho 02 hộ gia đình ông Vi Văn Tích và ông Lữ Văn Toan, bản Xã, xã Yên Khương lợp lại mái nhà.

Tặng 150kg gạo; 20kg giống lúa thuần Sao Vàng và 10 suất quà cho 10 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Tặng bản đồ cho Đoàn xã Yên Khương.

Trồng vườn cây dược liệu tại Trạm y tế xã Yên Khương.

Tổng kinh phí ước tính 120 triệu đồng.

Một số hình ảnh của Chiến dịch tình nguyện:

Có thể là hình ảnh về 6 người và văn bản

Có thể là hình ảnh về 11 người, bệnh viện và văn bản cho biết 'CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN CHUNG TAY VI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG NĂM 2024 KHÁM BỆNH, TƯ VẤN VÀ PHÁT THUỐC MIỄN PHÍ QUÀ CHO CÁC GIA E CHÍNH SÁCH, YGHÈ' Có thể là hình ảnh về 9 người và văn bản Có thể là hình ảnh về 4 người và văn bản Có thể là hình ảnh về 3 người, đám đông và văn bản Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang học và bệnh viện Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang học, bàn cờ, bệnh viện và văn bản Có thể là hình ảnh về 3 người Có thể là hình ảnh về 10 người và mọi người đang học Có thể là hình ảnh về 8 người và bệnh viện Có thể là hình ảnh về 6 người, bàn là và văn bản Có thể là hình ảnh về 4 người và văn bản Có thể là hình ảnh về 4 người Có thể là hình ảnh về 9 người

Cầm Thị Quỳnh Như
Bí thư Đoàn Viện 

Thông báo xét tuyển hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP tại Viện Nông nghiệp Thanh Hoá năm 2024

Căn cứ Thông báo số 209/TB-VNN ngày 10/4/2024 của Viện Nông nghiệp Thanh Hoá Về việc xét tuyển hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP tại Viện Nông nghiệp Thanh Hoá năm 2024.

Chi tiết Thông báo và File mẫu đăng ký đính kèm bên dưới:

File Mẫu đăng ký: Tải về

 

Đoàn công tác của Viện Nông nghiệp làm việc và tham dự Hội nghị tham quan và đánh giá tiến bộ kỹ thuật mới phục vụ sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính tại Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

D:\Năm 2024\06. TÀI LIỆU THAM KHẢO\Quy nhơn\12.jpg

Từ ngày 27/3/2024 đến 29/3/2024 Đoàn công tác của Viện Nông nghiệp làm việc và tham dự Hội nghị tham quan và đánh giá tiến bộ kỹ thuật mới phục vụ sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính tại Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ.

Thành phần công tác: (1) Ông Nguyễn Đình Hải – Viện trưởng; (2) Ông Hoàng Vũ Thảo – Phó viện trưởng; (3) Ông Nguyễn Trọng Quyền – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng và (4) Ông Lê Anh Tùng – Phó trưởng phòng Phân tích và Thí nghiệm.

Các nội dung hoạt động của chuyến công tác:

– Tham quan, mục trắc thực địa các mô hình nghiên cứu, sản xuất dịch vụ của Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung: (1) Tham quan Cơ sở nghiên cứu chọn, tạo giống lúa, giống đậu đỗ và hệ thống chế biến hạt giống lúa tại Cơ sở II (497 Trường Chinh, khu phố Tiên Hòa – phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, Bình Định. Một số giống lúa của Viện Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB đã nghiên cứu và sản xuất (Giống lúa BĐR999 thuộc nhóm gạo tẻ năng suất cao, có hàm lượng amylose cao, phù hợp với chế biến với đặc điểm nổi bật là ngắn ngày, cứng cây, kháng đạo ôn, Giống lúa BĐR57 thuộc nhóm gạo tẻ, chất lượng khá với đặc điểm nổi bật là ngắn ngày, cứng cây, gạo trắng trong, cơm mềm, vị đậm, Giống lúa ANS1 thuộc nhóm gạo tẻ, chất lượng khá, với đặc điểm nổi bật là ngắn ngày, cứng cây, kháng đạo ôn và kháng rầy nâu, Giống lúa BĐR79 thuộc nhóm gạo tẻ, chất lượng cao, với đặc điểm nổi bật là gạo trắng trong, cơm ngon, kháng bệnh đạo ôn và rầy nâu, Giống lúa BĐR36 thuộc nhóm gạo tẻ chất lượng cao, với đặc điểm nổi bật là ngắn ngày, cứng cây, gạo trắng trong, cơm mềm, Giống lúa BĐR27 thuộc nhóm gạo tẻ năng suất cao phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi với đặc điểm nổi bật là năng suất cao, cứng cây, khả năng thích ứng rộng, kháng rầy nâu và kháng bệnh bạc lá, Giống lúa BĐR97 thuộc nhóm gạo tẻ, chất lượng cao, với đặc điểm nổi bật là ngắn ngày, cứng cây, khả năng đẻ nhánh tốt, kháng đạo ôn và rầy nâu).

Một số hình ảnh Đoàn công tác thăm quan cơ sở chọn tạo giống lúa

Mô hình so sánh sơ bộ các dòng lúa mới chọn tạo

Xưởng chế biến và đóng bao bì giống lúa

(2) Tham quan chuỗi sản xuất đậu phộng (lạc) phục vụ thị trường ăn tươi (sử dụng giống lạc mới LDH.09 và công nghệ tưới tiết kiệm nước) tại Thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, Bình Định, Giống lạc LDH.09 thuộc nhóm quả to, phù hợp với ăn tươi, kháng bệnh héo xanh khá và phù hợp trên đất cát nhiễm mặn nhẹ vùng ven biển, Giống lạc LDH.01 thuộc loại hình vỏ mỏng, năng suất cao, phù hợp với chế biến dầu ăn, chịu hạn khá.

Mô hình thí nghiệm chọn lọc dòng ưu tú cây đậu tương

(3) Tham quan Cơ sở nghiên cứu và chọn tạo giống rau (Bí đỏ, dưa lưới, khổ qua, dưa chuột, dưa hấu); Cơ sơ nghiên cứu sản xuất đạm cá và sử dụng đạm cá sản xuất rau hữu cơ đô thị.

Mô hình sản xuất giống dựa lưới F1 Hoàng Ngân

Giống dưa chuột thơm F1 Thiên Hương 1

Giống mướp đắng F1 Hà Thành 1

Mô hình lưu giữ các loài lan đai trâu

(4) Tham quan Trung tâm nghiên cứu và Phát triển cây lâu năm tại Phù Cát và thăm quan mô sinh sản xuất và thâm canh cây dừa xiêm xanh tại xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

D:\Năm 2024\06. TÀI LIỆU THAM KHẢO\Quy nhơn\12.jpg

Mô hình trình diễn các biện pháp kỹ thuật canh tác dừa xiêm vùng Nam Trung bộ

D:\Năm 2024\06. TÀI LIỆU THAM KHẢO\Quy nhơn\6.jpg

Đoàn công tác thưởng thức nước dừa xiêm tại vườn nhà anh Nguyễn Kế Hải tại Thôn Tùng Chánh, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

(5) Tham gia Hội nghị tham vấn ý kiến phản hồi của các bên liên quan về giải pháp mở rộng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới và định hướng nghiên cứu hướng đến người sử dụng trong thời gian tới, cụ thể:

Đoàn thăm quan khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại Viện

Quả dừa xiêm sản xuất tại huyện Phù Cát

Men vi sinh sản xuất đạm cá

Đạm cá hữu cơ thành phẩm

(1) Tham vấn ý kiến của các nhà Quản lý và Chuyên gia (Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ Thực vật, UNND của Quận huyện, nhà Khoa học, …); Tham vấn ý kiến của các đơn vị sử dụng công nghệ (Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Các Doanh nghiệp; Đại lý Phân phối; Đầu mối thu mua nông sản; Cơ sở chế biến lúa gạo, …); (2) Tham vấn ý kiến các Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ Thực vật thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Gia Lai; (3) Tham vấn ý kiến của UBND một số huyện/thị, Phòng Nông nghiệp & PTNT/ Phòng Kinh tế và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi và Gia Lai; (4) Tham vấn ý kiến các Doanh nghiệp, Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh giống cây trồng; Đại lý Phân phối giống và vật tư nông nghiệp; Đầu mối thu mua nông sản; Cơ sở chế biến lúa gạo tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi và Gia Lai

TS. Nguyễn Đình Hải – Viện Trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tham vấn ý kiến tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo của các đơn vị cấp trên (VAAS, Cục Trồng trọt, Vụ Khoa học, CN và MT, …)

PGS.TS. Phạm Văn Toản, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Đ/c: Lê Anh Tùng – Phó trưởng phòng Phân tích và thí nghiệm

THỎA THUẬN HỢP TÁC GIỮA VIỆN NÔNG NGHIỆP THANH HOÁ VÀ VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.

Ngày 24 tháng 2 năm 2024, tại Viện Nông nghiệp Thanh Hoá và Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ về ký thỏa thuận hợp tác.

Nội dung hợp tác nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hoá và Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ về các lĩnh vực mà mỗi bên có thế mạnh riêng và có cùng sự quan tâm, nhu cầu hợp tác.

Đại diện Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ: Ông Hồ Huy Cường – Viện trưởng chủ trì cùng đoàn công tác.

Đại diện Viện Nông nghiệp: Ông Nguyễn Đình Hải – Viện trưởng chủ trì và cán bộ chuyên môn thuộc viện;

Cùng nhau ký kết Thỏa thuận hợp tác (sau đây gọi tắt là “Thỏa thuận”), các nội dung gồm:

1. Mục tiêu:

– Phát huy thế mạnh của hai bên nhằm đẩy mạnh hợp tác trong công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phối hợp thực hiện các đề tài, dự án, đề án.

– Chia sẻ thông tin, nguồn vật liệu và tham quan trao đổi kinh nghiệm.

2. Phương thức:

a. Nguyên tắc hợp tác

– Hợp tác song phương, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

– Các nội dung hợp tác mà hai bên thống nhất tại Thỏa thuận này được triển khai cụ thể trong từng giai đoạn và phù hợp với các điều khoản đã được ký.

b. Phương thức hợp tác

– Hai bên cung cấp, trao đổi thông tin kịp thời, thường xuyên về các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi bên theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.

– Hai bên ưu tiên dành sự quan tâm tham gia các chương trình mục tiêu, trong chiến lược và kế hoạch phát triển của mỗi bên nhằm hỗ trợ cụ thể, thiết thực, làm tăng hiệu quả của việc hợp tác và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

– Khi có nhu cầu trong phát triển dự án, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, hoặc khi cần tìm đối tác hợp tác, hai bên giành sự ưu tiên trao đổi thông tin trong phạm vi pháp luật cho phép; hợp tác sử dụng nguồn lực theo khả năng của từng bên và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.

3. Nội dung:

– Hợp tác trong đề xuất và phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ liên quan đến cây dừa xiêm (dùa uống nước) trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, dự kiến bắt đầu thực hiện từ năm 2025.

– Hợp tác trong nghiên cứu thử nghiệm và phát triển một số giống rau lai mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá như: Dưa chuột thơm lai F1 Thiên Hương 1, dưa lưới vàng Hoàng Ngân do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ nghiên cứu chọn tạo, dự kiến thực hiện từ năm 2024.

– Hai bên chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nguồn vật liệu và nhân lực để phục vụ cho công tác nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án, dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá và các địa phương khác.

– Hợp tác trong các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm.

4. Lưu ý:

– Thỏa thuận này là căn cứ để triển khai quan hệ hợp tác giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hoá và Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ. Hai bên sẽ trực tiếp trao đổi và ký kết các phụ lục trong từng hoạt động cụ thể kèm theo Thỏa thuận này;

– Thường xuyên trao đổi về quan hệ hợp tác và thông báo cho nhau tình hình phát triển của mỗi bên trong các vấn đề thuộc lĩnh vực hợp tác mà hai bên đã thỏa thuận;

– Trong quá trình thực hiện, mỗi bên có thể hủy bỏ Thỏa thuận này với điều kiện phải thông báo cho phía bên kia bằng văn bản ít nhất trước ba (03) tháng; đồng thời việc chấm dứt Thỏa thuận trước thời hạn không phương hại tới hiệu lực của các Hợp đồng chi tiết nêu tại điều III của Thỏa thuận này đã được các bên xác lập trước thời điểm chấm dứt;

– Trong quá trình thực hiện Thỏa thuận này nếu có vấn đề phát sinh, hai bên cùng bàn bạc và phối hợp giải quyết trên tinh thần hợp tác và vì lợi ích chung mà không có sự can thiệp của bên thứ ba;

Thỏa thuận này được lập thành bốn (04) bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ hai (02) bản.

Trên tinh thần hợp tác, hai bên thống nhất thực hiện và trao đổi thông tin để kịp thời nắm bắt các nội dung đã và đang tiến hành triển khai kịp thời nhất./.

Một số hình ảnh của buổi ký kết thoả thuận:

Đ/c Phạm Thị Lý – Trưởng phòng Phân tích và thí nghiệm