PHỐI KẾT HỢP XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU GỖ TRỒNG TẠI 05 HUYỆN (NHƯ THANH, NHƯ XUÂN, THƯỜNG XUÂN, LANG CHÁNH, THẠCH THÀNH) VÀ THỊ XÃ NGHI SƠN – TỈNH THANH HÓA

Thực hiện Công văn số 17586/UBND-NN ngày 24/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, về giải quyết đề nghị về lập Phương án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy sản xuất viên gỗ nén và chế biến gỗ công nghệ cao của Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn.

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa và Công ty TNHH Biomass Feul Nghi Sơn – Thanh Hóa. Hôm nay, ngày 14/3/2023, Viện Nông nghiệp có buổi làm việc với ông EiSuKa Nomura tổng giám đốc các nhà máy Biomass Fuel và ông Kazunari Ishii – trợ lý giám đốc công ty Sunitomo Corporation, công ty tài trợ chính cho Công ty TNHH Biomass Feul Nghi Sơn – Thanh Hóa xây dựng nhà máy sản xuất viên gỗ nén và chế biến gỗ công nghệ cao của Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa.

– Công suất của nhà máy

– Viên gỗ nén: 210.000 tấn/năm.

– Gỗ xẻ thanh: 5.000 tấn/năm.

– Gỗ ván ép: 45.000 tấn/năm.

– Chuỗi quy trình tối ưu sử dụng tài nguyên gỗ

– Nhu cầu nguyên liệu

TT Sản phẩm Thành phẩm ĐVT Hệ số Nguyên liệu
1 Viên gỗ nén 210.000 tấn 2,4 504.000
2 Gỗ xẻ thanh 5.000 tấn 1,0 5.000
3 Gỗ bóc 45.000 tấn 1,0 45.000
  Tổng cộng:       554.000

Với chủ trương đồng thuận của UBND tỉnh Thanh Hóa về xây dựng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng và nhu cầu nguyên liệu, hai bên đã trao đổi và thống nhất xây dựng phương án phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng với diện tích khoảng 20.000-30.000 ha tại 4 huyện Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh và 04 Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh, Sông Chàng, Thường Xuân và Lang Chánh.

Ngài Kazunari Ishii đánh giá cáo về buổi làm việc, cảm ơn về sự đón tiếp nồng hậu của Viện trưởng – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa và cam kết sẽ phối kết hợp thực hiện theo kế hoạch, đã thỏa thuận.

Hình ảnh các thành viên tham gia về buổi làm việc:

 

Viện trưởng
Nguyễn Đình Hải

Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023

Sáng 30-12, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Toàn cảnh Hội nghị
Viện trưởng Nguyễn Đình Hải phát biểu tại Hội nghị

Trong năm 2022, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã thực hiện 26 nhiệm vụ đặc thù thuộc 8 nhóm nhiệm vụ. Qua đó, đã chọn tạo, bảo tồn và lưu giữ các giống cây trồng, vật nuôi bảo đảm chất lượng, góp phần đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất đại trà. Các nhiệm vụ đặc thù, nhiệm vụ đặt hàng được thực hiện đúng tiến độ, sản phẩm đầu ra được nghiệm thu đạt yêu cầu.

Các đại biểu phát biểu tham luận tại Hội nghị
Các đại biểu phát biểu tham luận tại Hội nghị
Các đại biểu phát biểu tham luận tại Hội nghị
Các đại biểu phát biểu tham luận tại Hội nghị
Các đại biểu phát biểu tham luận tại Hội nghị
Các đại biểu phát biểu tham luận tại Hội nghị
Các đại biểu phát biểu tham luận tại Hội nghị

Trong năm, Viện đã thực hiện 27 nhiệm vụ khoa học – công nghệ (KHCN) các cấp. Hiện đã có 2 nhiệm vụ cấp Nhà nước đã được nghiệm thu và 3 nhiệm vụ cấp tỉnh được phê duyệt. Nhìn chung các đề tài, dự án ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, có tính ứng dụng cao vào đời sống sản xuất. Trong hoạt động dịch vụ tư vấn, đơn vị đã quy hoạch chung, lập kế hoạch chi tiết, lập kế hoạch sử dụng đất cho 50 xã của các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Nông Cống, Hoằng Hóa…

Năm 2023, Viện Nông nghiệp định hướng tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm về chuyên môn, gồm: Nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; đề xuất, tổ chức thực hiện nhiệm vụ KHCN các cấp; hợp tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật; thực hiện các nhiệm vụ đặc thù, nhiệm vụ đặt hàng; hoạt động dịch vụ tư vấn; đẩy mạnh hoạt động sản xuất, dịch vụ, xúc tiến thương mại.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đánh giá cao những kết quả mà tập thể Viện Nông nghiệp đã đạt được trong năm qua. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị trong thời gian tới, Viện Nông nghiệp cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2023 để có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể sát với nhiệm vụ chức năng của mình. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ KHCN các cấp và nhiệm vụ đặt hàng của tỉnh.

Tiếp tục chăm lo đời sống cho cán bộ, người lao động, tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi. Đồng thời, thu hút, bồi dưỡng cán bộ có chuyên môn sâu phù hợp với nhu cầu của đơn vị, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ.

Tăng cường quản lý đất đai, tài sản, trang bị đầu tư đã được đầu tư phục vụ nghiên cứu, phát triển các sản phẩm KHCN, tránh gây lãng phí. Tăng cường liên doanh, liên kết với các đơn vị trong nước và quốc tế để mở rộng hợp tác chuyển giao KHCN vào thực tiễn sản xuất. Trước mắt, tập trung thực hiện hoàn thành một số nhiệm vụ mà UBND tỉnh đã giao cho đơn vị trong năm qua. Các nhiệm vụ KHCN các cấp phải có cơ chế quản lý, phát huy được sáng tạo của các chủ nhiệm đề tài.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan của tỉnh tạo điều kiện cho Viện Nông nghiệp hoạt động trong năm tới. Đối với những đề xuất kiến nghị tại hội nghị, Viện Nông nghiệp tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét.

Các cá nhân, tập thể được Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tặng Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm 2021.
Các cá nhân, tập thể được Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tặng Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm 2021.
Các cá nhân, tập thể được Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tặng Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm 2021.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chụp ảnh lưu niệm với tập thể Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Nhân dịp này, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã kiểm tra cơ sở vật chất các phòng chuyên môn của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã kiểm tra cơ sở vật chất các phòng chuyên môn của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã kiểm tra cơ sở vật chất các phòng chuyên môn của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Trần Anh Đức, Văn phòng Viện

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN MƯỜNG LÁT GIAI ĐOẠN 2011-2022, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM GIAI ĐOẠN 2023-2030

Mường Lát là huyện miền núi cao xa nhất của tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lí: Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Quan Hóa; Phía Bắc giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La; Phía Tây và Nam giáp hai huyện Viêng Xay và Xốp Pâu, tỉnh Hủa Phăn, Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với 105,5 km đường biên giới.

Diện tích tự nhiên của huyện 81.240,94 ha, trong đó: đất nông nghiệp 77.668,45 ha (đất lúa 1.281,27 ha với 472,2 ha lúa nước; đất lâm nghiệp 74.450,38 ha chiếm 91,6% dt tự nhiên (rừng phòng hộ 23.574,51 ha, rừng đặc dụng 5.728,3 ha, rừng sản xuất 45.147,57 ha), đất nuôi trồng thủy sản 38 ha); Đất phi nông nghiệp và đất khác 16.538,45 ha([1]). Dân số 41.114 người/8.731 hộ (2022), hộ nghèo 4.905 hộ/24.468 khẩu; hộ cận nghèo 1.104 hộ/4.928([2]); mật độ dân số đạt 50 người/km²; trên địa bàn huyện có 6 dân tộc sinh sống là: Thái, H’Mông, Mường, Dao, Khơ Mú và Kinh, trong đó 2 dân tộc chiếm đa số là Thái (48,25%) và Mông (42,89%).

Huyện Mường Lát, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, kinh tế – xã hội có một số đặc trưng mang nét riêng khác với 10 huyện miền núi còn lại của tỉnh Thanh Hóa, như: lượng mưa thường thấp so với trung bình toàn tỉnh,  lượng mưa trung bình năm 1.266 mm, lượng mưa cao nhất 1.969 mm, lượng mưa thấp nhất 1.014 mm; chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam khí hậu khắc nghiệt, khô nóng; nằm ở độ cao từ 650 m trở lên, địa hình phức tạp núi cao, chia cắt mạnh bởi dòng sông Mã và hệ thống thủy văn; sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên vùng đất dốc, nương rẫy cũ (chịu hậu quả của tập quán du canh, du cư do lịch sử để lại), tập quán canh tác lạc hậu, trình độ dân trí không đồng đều, phần lớn còn thấp, một số người dân còn ỷ lại, chưa có ý chí vươn lên thoát nghèo…vì vậy, sản xuất nông nghiệp có những khó khăn, hạn chế nhất định. Đến nay, huyện Mường Lát đang là huyện nghèo nhất trong 6 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa và nghèo nhất cả nước theo Nghị Quyết 30a của Chính phủ([3]).

I. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Mường Lát, giai đoạn 2011-2022

  1. Kết quả trọng tâm đạt được

Mường Lát do chịu nhiều khó khăn khách quan bởi yếu tố tự nhiên đem lại, vì vậy mà huyện được những ưu tiên riêng, ngoài các chương trình phát triển kinh tế – xã hội chung cho vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số của Trung ương và của tỉnh nói chung, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm bố trí thêm những chương trình đề án, dự án cho huyện Mường Lát, riêng lĩnh vực nông nghiệp, đáng quan tâm nhất là việc tỉnh Thanh Hóa thành lập Đoàn chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội huyện Mường Lát chuyên trách, giúp UBND tỉnh, Ban chỉ đạo cấp tỉnh và Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp huyện Mường Lát giai đoạn 2011-2015([4]); phê duyệt kế hoạch phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững huyện Mường Lát, giai đoạn 2011 – 2015 với tổng vốn 144,294 tỷ đồng([5]), nhờ đó trong giai đoạn 2011-2015, kinh tế huyện Mường Lát có tốc độ tăng trưởng khá; nhiều mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả được nhân rộng; công tác trồng rừng đã đạt nhiều kết quả tích cực, đã trồng được trên 12.000 ha (chủ yếu là Xoan, Lát, Luồng); diện tích gieo cấy lúa nước được quan tâm mở rộng; chăn nuôi gia súc, gia cầm được đẩy mạnh, hàng năm toàn huyện có 13.000 – 15.000 con trâu, đàn lợn trên 14.000 con và khoảng 80.000 con gia cầm; mô hình chăn nuôi lợn, gia cầm dưới tán rừng phát huy hiệu quả([6])

Giai đoạn 2015 – 2020, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục giữ được quy mô sản xuất và phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị trên một đơn vị diện tích. Giá trị sản xuất bình quân ngành trồng trọt đạt 103 tỷ đồng/năm, tăng 18,3% so với đầu nhiệm kỳ([7]).

Về ứng dụng khoa học trong sản xuất nông nghiệp, từ năm 2016-2021, trên địa bàn huyện Mường Lát được Trung ương hỗ trợ triển khai xây dựng 31 mô hình sản xuất nông nghiệp (10 mô hình cây trồng, 10 mô hình vật nuôi, 01 mô hình dược liệu (sa nhân tím), 10 mô hình sản phẩm lợi thế). Tổng kinh phí thực hiện 7.288 triệu đồng (NSNN 6.278 triệu đồng, đối ứng của hộ gia đình 1.010 triệu đồng). Tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ xây dựng 11 mô hình sản xuất nông nghiệp (03 mô hình cây trồng, 06 mô hình vật nuôi, 02 mô hình sản phẩm lợi thế). Tổng kinh phí thực hiện 3.061 triệu đồng (NSNN 1.564 triệu đồng, kinh phí đối ứng của hộ gia đình 1.497 triệu đồng). Mức hỗ trợ xây dựng các mô hình: Hỗ trợ giống trâu, bò cái sinh sản, mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/hộ nghèo và không thấp hơn 70% mức này (tương đương 07 triệu đồng/hộ nghèo); hỗ trợ giống gia súc khác (dê cái hoặc lợn nái…), mức hỗ trợ không quá 05 triệu đồng/hộ nghèo và không thấp hơn 70% mức này (tương đương 3,5 triệu đồng/hộ nghèo); hỗ trợ chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vắc xin tiêm phòng, máy móc, công cụ sản xuất, mức hỗ trợ không quá 02 triệu đồng/hộ nghèo và không thấp hơn 70% mức này (tương đương 1,4 triệu đồng/hộ nghèo). Hỗ trợ giống, thức ăn gia cầm, vắc xin tiêm phòng, máy móc, công cụ sản xuất, mức hỗ trợ không quá 05 triệu đồng/hộ nghèo và không thấp hơn 70% mức này (tương đương 3,5 triệu đồng/hộ nghèo). Một số mô hình triển khai bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, năng xuất và hiệu quả kinh tế mang lại tăng khoảng 1,5-2 lần so với sản xuất truyền thống; giúp người dân hình thành một nghề phát triển sản xuất, giải quyết một số việc làm cho người dân lao động thực hiện dự án, xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn([8]). Đến nay, huyện Mường Lát có 01 sản phẩm – Gạo nếp Cay Nọi của Hợp tác xã nông lâm Chung Thành (bản Pùng, xã Quang Chiểu) được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao([9]).

  1. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Tồn tại hạn chế

– Sản xuất cây trồng huyện Mường Lát còn lạc hậu, canh tác quảng canh, chủ yếu dựa vào thiên nhiên, nước trời là chính; chưa có ứng dụng nhiều cơ giới hóa, chưa quan tâm đến chăm sóc, bón phân; chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn thả rông là chính, chưa có nuôi nhốt và chủ động nguồn thức ăn…do vậy năng suất, hiệu quả thấp. Lâm nghiệp mặc dù được quan tâm nhưng tỷ lệ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc còn thấp, chưa có cơ cấu cây trồng thực sự mang lại hiệu quả.

– Trong thời gian qua, khi triển khai các chương trình dự án công tác khảo sát lựa chọn mô hình đôi khi chưa sát với tình hình thực tế, phong tục tập quán của người dân, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của địa phương; vốn cấp thực hiện dự án muộn, ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện mô hình và hiệu quả mang lại cho người dân; đôi khi nguồn vốn về đã hết khung thời vụ hoặc vào giai đoạn không thuận lợi để tổ chức triển khai thực hiện dự án; thủ tục đấu thầu mua bán làm chậm tiến độ thực hiện dự án.

– Việc phát triển và nhân ra diện rộng sau khi kết thúc mô hình phát triển sản xuất chưa thực sự có hiệu quả.

2.2. Nguyên nhân

– Tập quán canh tác còn lạc lậu, diện tích manh mún, phân tán và độ dốc lớn nên khó áp dụng cơ giới hóa, còn mang nặng tính bản năng, tập quán, kinh nghiệm.

– Các chương trình, dự án, mô hình nhà nước thời gian qua mới chỉ hỗ trợ cây giống, con giống cho các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, chưa quan tâm đến chuyển giao khoa học, tập huấn kỹ thuật canh tác, chăn nuôi; hạn mức hỗ trợ thấp, quy mô nhỏ nên chưa tạo ra được hàng hóa và hình thành mô hình sinh kế cho người dân; kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất về chậm, các thủ tục mua bán đấu thầu kéo dài dẫn đến không đúng thời vụ, thời điểm để phát triển sản xuất ngành nông nghiệp. Phần lớn mới chỉ cấp cây giống, con giống, chưa quan tâm bố trí lượng cán bộ có chuyên môn, tâm huyết xuống cơ sở để hướng dẫn, triển khai và đồng hành với bà con nông dân trong việc triển khai thực hiện.

– Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, mới thoát nghèo còn cao, họ không có tư liệu sản xuất, còn trông chờ, ỷ lại chính sách của nhà nước, chưa chủ động đầu tư sản xuất.

– Thị trường đầu ra cho sản phẩm còn hạn chế, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ của người dân và cung cấp nội vùng xã, huyện; chưa có sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường ngoài huyện.

  1. Đánh giá chung

Huyện Mường Lát với rất nhiều khó khăn, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp: Khí hậu khô nóng, đất canh tác nông nghiệp độ dốc lớn, trình độ canh tác, hủ tục của người dân lạc hậu, khó áp dụng cơ giới hóa, vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngày càng thiếu hụt lao động trong nông nghiệp (nhất là lao động qua đào tạo), đường xá xa xôi, cước vận chuyển cao… dẫn đến sức cạnh tranh nền nông nghiệp rất yếu, trong khi năng suất thấp, quy mô nhỏ chưa mang lại hiệu quả và sinh kế cho người dân. Mặc dù được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương nhưng sản xuất nông nghiệp của huyện Mường Lát đến nay còn nhiều hạn chế, vẫn là huyện nghèo nhất của tỉnh và cả nước; đời sống người dân còn nhiều khó khăn, kết quả các chương trình, dự án, đề án được đầu tư, hỗ trợ của nhà nước bước đầu mới làm chuyển biến nhận thức của cán bộ và nhân dân trong quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp là chính, hiệu quả kinh tế và sản xuất nông nghiệp của huyện chưa có nhiều chuyển biến …

  1. Bài học kinh nghiệm

Một là: Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh, huyện đến cơ sở và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cần phải thật sự sâu sát cơ sở, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát sản xuất, hoạt động đầu tư, hỗ trợ của nhà nước đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với đặc thù của địa phương.

Hai là: Các chương trình, đề án, dự án khi lựa chọn các đối tượng, quy mô sản xuất cần phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, quan tâm bố trí đội ngũ cán bộ chuyển giao kỹ thuật sâu sát với người dân, kỹ thuật áp dụng phù hợp với khả năng tiếp thu, năng lực và trình độ sản xuất của người dân sở tại.

Ba là: Do quy mô thửa đất nhỏ, manh mún cần bố trí nhiều vùng liên kết để tạo ra quy mô sản xuất đủ lớn, tạo ra được hàng hóa, từ đó mới tạo được nguồn thu nhập, sinh kế cho người dân.

Bốn là: Trong khó khăn về mọi mặt đối với huyện Mường Lát, nhưng bên cạnh đó tiềm ẩn những tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, như: có những nguồn gen bản địa quý hiếm (lúa Cay Nọi, Bí Phấn, Khoai mán ruột vàng, Mận, Đào, Gà Mông, vịt bầu cổ rụt, lợn đen, cánh kiến, dược liệu…) cần quan tâm khai thác, phát triển thành hàng hóa đặc sản, giá trị kinh tế cao, hạn chế sản xuất những đối tượng thông thường, đại trà như các vùng miền xuôi (sức cạnh tranh và giá thành sản phẩm thấp).

Năm là: Để thay đổi được nền sản xuất cũ sang hướng canh tác sản xuất mới, tiến bộ hơn cần phải có vai trò của khoa học công nghệ, giúp đánh giá, nghiên cứu, khảo nghiệm, hoàn thiện các quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm, quy trình quản lý, xây dựng các mô hình để người dân học tập, nhân rộng; quy hoạch mở rộng vùng sản xuất gắn với chuỗi liên kết sản xuất.

II. Phương hướng nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng tâm góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Mường Lát, giai đoạn 2022-2030.

       Trên cơ sở mục tiêu của huyện Mường Lát: Đến năm 2030, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 02 lần so với năm 2020 đạt 349 tỷ đồng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng, để đưa độ che phủ rừng đạt trên 80%. Giá trị sản xuất trên 01 ha đất canh tác bình quân trên 70 triệu đồng/ha. Có 07/07 xã về đích nông thôn mới, có ít nhất 01 xã được công nhận NTM nâng cao và có từ 02 bản được công nhận NTM kiểu mẫu. Thành lập thêm được ít nhất 05 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Toàn huyện có trên 8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP  hạng 3 sao, trong đó có 01 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao cấp tỉnh. Có 100% hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh, trong đó có ≥ 45% hộ dân được sử dụng nước sạch. Có 100% HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, 100% nghề truyền thống được bảo tồn và phát triển([10])… Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đề xuất một số phương hướng nhiệm vụ trọng tâm, như sau:

  1. Lĩnh vực trồng trọt

Đối với đất lúa 1.281,27 ha: Cần tập trung tổ chức thâm canh 472,2 ha lúa nước bằng những giống lúa đặc sản, giá trị kinh tế cao, sản xuất theo hướng hữu cơ (lúa Cay Nọi và khảo nghiệm bổ sung một số giống lúa chất lượng, năng suất cao); diện tích còn lại đẩy mạnh khai hoang, phục hóa ruộng bậc thang, phát triển thủy lợi để tăng diện tích lúa thâm canh; nghiên cứu, khảo nghiệm bộ giống lúa chịu hạn và canh tác tổng hợp trồng xen với cây khác (nhất là cây dược liệu) để cải tạo đất và hạn chế xói mòn, rửa trôi đất.

Đẩy mạnh phát triển vùng trồng cây làm thức ăn chăn nuôi (cho gia súc, gia cầm và thủy sản), lấy cây trồng là sản phẩm trung gian (cung cấp nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi là chính), quan tâm vào các sản phẩm đầu cuối có giá trị để tạo thu nhập cho người dân (sản phẩm con nuôi đặc sản); quan tâm phát triển các sản phẩm rau mầu bản địa, đặc sản, canh tác hữu cơ, như: rau cải Mông, rau, đậu các loại, rau dược liệu và một số cây trồng bản địa mang lại giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng.

Tập trung cải tạo vườn tạp, phát triển mô hình gia trại vườn đồi tổng hợp (kết hợp trồng cây ăn quả xen cây rau mầu và chăn nuôi nông hộ có kiểm soát).

  1. Lĩnh vực lâm nghiệp

– Tăng cường bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên; chú trọng làm giàu rừng (trồng bổ sung hoặc sử dụng máy bay gieo hạt trực tiếp giải quyết được vấn đề thiếu hụt lao động trồng rừng); quan tâm đầu tư phát triển dược liệu dưới tán rừng phát huy cao nhất giá trị môi trường rừng, đồng thời giải quyết được vấn đề hạn chế về quỹ đất sản xuất của huyện Mường Lát (phát triển dược liệu dưới tán rừng không đòi hỏi phải quỹ đất).

– Đẩy mạnh trồng rừng mới trên đất trống, đồi núi trọc, trong đó chú trọng phát triển cây lâm nghiệp đặc sản, cây đa tác dụng; đối với cây lấy gỗ cần ưu tiên những cây có giá trị và chu kỳ kinh doanh dài kết hợp phát triển dược liệu và lâm sản ngoài gỗ khác dưới tán rừng, nhằm hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, lũ ống, lũ quét, tạo nguồn sinh thủy cho vùng thượng nguồn của tỉnh.

  1. Lĩnh vực con nuôi

– Đẩy mạnh khai thác, phát triển các nguồn gen gia súc, gia cầm bản địa như (trâu, bò sinh sản, lợn đen, vịt Bầu cổ rụt, ngan bản địa, gà Mông (gà da đen, xương đen), gà Ri,…); chuyển giao một số mô hình con nuôi mới có giá trị kinh tế cao và khai thác được nguồn vật liệu thức ăn tại chỗ (như Dúi, Hươu lấy nhung, Dê, ong mật…)

– Tăng cường phát triển nuôi trồng thủy sản ở các khu vực gần khe suối, nhất là nuôi lồng bè trên sông và lòng hồ thủy điện kết hợp với khai thác đánh bắt tự nhiên.

  1. Công tác chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Cần làm tốt công tác quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với chế biến;  quan tâm đầu tư xây dựng chợ, cơ sở đầu mối thu mua, chế biến nông sản: chế biến lúa gạo, chế biến các sản phẩm lợi thế (măng) và chế biến gia súc, gia cầm, thủy sản; đóng gói hàng hóa và cung cấp theo chuỗi.

  1. Thúc đẩy phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp

Tăng cường trồng cây phân tán, cây cảnh quan góp phần khai thác quỹ đất phân tán, nhỏ lẻ manh mún nhưng sản phẩm tạo ra là rất lớn; trồng cây cảnh quan đường phố và trong sản xuất nông nghiệp cần bố trí canh tác quan tâm đến cảnh quan (ruộng bậc thang, vườn cây ăn quả, vườn đào…) sẽ tạo ra tiềm năng du lịch rất lớn, đây cũng là mô hình mang lại thu nhập cho người dân và thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nông sản.

III. Kiến nghị đề xuất

  1. Đề xuất Bộ Nông nghiệp và PTNT

– Quan tâm cho phép Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thực hiện dự án thí điểm làm giàu rừng, phục hồi rừng trên địa bàn huyện Mường Lát sử dụng phương pháp gieo hạt giống bằng thiết bị bay không người lái (Drone).

– Cho phép Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thực hiện dự án khuyến nông từ năm 2023-2030 giúp người dân được hỗ trợ vật tư, cây giống tốt, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.

  1. Đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa

– Quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi (nhất là các công trình thủy lợi nhỏ, nước tự chảy đến chân ruộng); hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng; ưu tiên bố trí nguồn vốn hỗ trợ các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi (vốn hỗ trợ của nhà nước và tiếp cận vay vốn chính sách ưu đãi);

– Giao cho Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thực hiện nhiệm vụ đặt hàng công ích nghiên cứu lai tạo, chọn lọc, khảo nghiệm xây dựng bộ giống lúa, giống rau, giống dược liệu, cây lâm nghiệp, vật nuôi chủ lực cho huyện Mường Lát; xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật xuống đến người dân huyện Mường Lát, giai đoạn 2023-2030./.

[1] Nguồn số liệu Quy hoạch đất đai đến năm 2030, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa

[2] Công văn số 7747 /UBND-VX ngày 02/6/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa v/v báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh năm 2022

[3] Trang thông tin điện tử Truyền hình Thanh Hóa (https://truyenhinhthanhhoa.vn/ban-chi-dao-901-khao-sat-tai-huyen-muong-lat-1808387783.htm)

[4] QĐ số 2386/QĐ-UBND, ngày 22/7/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

[5] QĐ số 2772/QĐ-UBND, ngày 24/8/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

[6] Thông báo số 85/TB-UBND, ngày 16/6/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

[7] Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện Mường Lát, nhiệm kỳ 2015-2020.

[8] CV số 1747/UBND-DT ngày 02/8/2021 của UBND huyện Mường Lát

[9] Trang thông tin điện tử huyện Mường Lát (https://muonglat.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2021-12-10/Muong-Lat-Xay-dung-lua-nep-Cay-Noi-tro-thanh-san-ps0rz6b.aspx)

[10] Báo cáo tham luận của UBND huyện Mường Lát

 

TS. Nguyễn Đình Hải
Viện trưởng Viện Nông nghiệp

HỘI THẢO KHOA HỌC: TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI CUNG CẦU CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2017 – 2022 VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐẾN NĂM 2030

Ngày 18/11/2022, Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An phối hợp với Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động kết nối cung cầu công nghệ giai đoạn 2017 – 2022 và định hướng hoạt động đến năm 2030”.

Toàn cảnh Hội thảo đánh giá kết quả hoạt động kết nối cung cầu công nghệ giai đoạn 2017 – 2022 và định hướng hoạt động đến năm 2030.

Tham dự Hội thảo có Về phía Cục UD&PTCN có Ông Nguyễn Văn Chức- Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, bà Trần Thị Hồng Lan – Phó Cục trưởng, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, ông Thân Ngọc Hoàng – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, ông Nguyễn Đức Quang (Phó Chủ tịch Tổng Hội Nông nghiệp Việt Nam)..  Về phía Sở KH&CN có Ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, cán bộ Sở KH&CN Nghệ An cùng lãnh đạo và Cán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN NA. Ông Trần Quốc Thành và bà Trần Thị Hồng Lan – Phó Cục trưởng, ông Thân Ngọc Hoàng – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ chủ trì hội thảo.

Theo báo cáo từ Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ KH&CN), từ năm 2016 đến nay, Cục đã phối hợp với các Sở KH&CN tại một số địa phương, các Viện, Trường đại học đã thành lập 14 điểm kết nối cung – cầu công nghệ, đại diện cho các vùng, địa phương trong cả nước. Mặc dù các điểm kết nối mới thành lập và đi vào hoạt động, nhưng trong vòng 5 năm qua (2017 – 2022), mỗi năm đơn vị đã tiếp nhận khoảng 400 nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp; Tìm kiếm và cung cấp thông tin khoảng 3.000 nguồn cung công nghệ trong và ngoài nước; Cung cấp 374 hồ sơ chuyên gia công nghệ theo nhu cầu doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ đã tổ chức hơn 4.000 cuộc kết nối cung cầu công nghệ bao gồm cả trực tiếp và trực tuyến. Hơn 1000 công nghệ được trình diễn và giới thiệu tại các điểm kết nối hoặc được các điểm kết nối mang đi giới thiệu tại các sự kiện như Techdemo, Techconnect, Techfest, Techmart; Gần 100 hội thảo, tọa đàm giới thiệu, tư vấn về công nghệ đã diễn ra. Tổ chức thành công gần 300 lớp tập huấn về kỹ thuật cho hơn 4000 người.

Bà Trần Thị Hồng Lan – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ

 Tại Nghệ An, điểm kết nối cung cầu công nghệ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2017, sau 5 năm đi vào hoạt động đã thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Đơn vị đã kết nối, giới thiệu, áp dụng các kết quả nghiên cứu của các Viện, trường, tổ chức KHCN vào thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng công nghệ, thiết bị phù hợp vào thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, đơn vị đã tư vấn giúp các tổ chức, các địa phương trong tỉnh xây dựng, đề xuất thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ phù hợp với đặc thù của địa phương, như: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý; phát triển sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị; bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý; nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ trong sản xuất…

Tại hội thảo, đại diện Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An và các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động kết nối cung cầu công nghệ. Trong đó tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: Giải pháp kết nối trực tuyến, kết hợp với các định chế trung gian hiện có để nâng cao hiệu quả kết nối cung – cầu công nghệ; Kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường KH&CN; Hình thành và phát triển doanh nghiệp thông qua hoạt động hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KH&CN; Phát triển công nghệ thông qua hoạt động kết nối cung – cầu công nghệ; Thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ hội thảo, đại diện Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, ông Nguyễn Đình Hải – (Viện trưởng) đã lắng nghe, chia sẻ và tiếp thu những nội dung mà tinh thần hội thảo đưa ra, có bài phát biểu tham luận xây dựng.

Cũng tại Hội thảo đã Ký kết các thỏa thuận, Hợp đồng CGCN như: Ký kết hợp tác toàn diện về hoạt động KH&CN giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An; Ký kết hợp tác thành lập văn phòng đại diện dự án “Con đường xanh” tại vùng Bắc Trung Bộ giữa Hội đồng khoa học, khu Công nghệ cao Tp Hồ Chí Minh với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An; Ký kết hợp tác phát triển thị trường công nghệ MET tại vùng Bắc Trung Bộ giữa Công ty TNHH Xử lý nước TA với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An.

Ký kết hợp tác toàn diện về hoạt động KH&CN giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

 

          Tham gia trong khuôn khổ hội thảo, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã mang một số sản phẩm đặc trưng của Viện đến để trưng bày và giới thiệu.

Hình ảnh sản phẩm Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trưng bày tại hội thảo
Viện trưởng Nguyễn Đình Hải và Các đại biểu tham quan các gian hàng sản phẩm trưng bày

Có thể nói, tham dự hội thảo “Tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động kết nối cung cầu công nghệ giai đoạn 2017 – 2022 và định hướng hoạt động đến năm 2030” là cầu nối gắn kết giữa các bên cung và cầu; với các đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học với các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Là cơ sở khoa học để lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan chuyên môn ở Trung ương; lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành địa phương có sự nhìn nhận đánh giá kết quả và có giải pháp, kế hoạch hỗ trợ, phát triển các Điểm kết nối cung cầu công nghệ thông qua các chương trình hoạt động hàng năm. Từ đó Viện Nông nghiệp Thanh Hóa sẽ có phương hướng cũng như kế hoạch hành động cụ thể để xây dựng và phát triển trong hoạt động kết nối cung – cầu trong thời gian tới./.

Trịnh Thị Hồng
Phòng Phân tích và thí nghiệm

 

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tham gia Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022

Sáng ngày 05/11/2022, tại Trung tâm Triển lãm – Hội chợ – Quảng cáo tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khai trương Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022. Hội nghị đã thu hút 102 đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia, với 150 gian hàng. Trong đó có 91 đơn vị, với 132 gian hàng trong tỉnh; các tỉnh bạn có 11 đơn vị, với 18 gian hàng. Sự kiện diễn ra từ ngày 05/11/2022 đến ngày 08/11/ 2022 với các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn trong và ngoài tỉnh; kết nối cung cầu.

Toàn cảnh lễ khai trương

Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022 được tổ chức thực sự đã tạo ra sân chơi bổ ích để bà con nông dân, các HTX, doanh nghiệp, các địa phương trong và ngoài tỉnh có cơ hội giao lưu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm an toàn tiêu biểu của địa phương đến được với đông đảo người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất và hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao. Đồng thời, trên cơ sở đó đi đến ký kết các hợp đồng kinh tế, các biên bản ghi nhớ về cung cấp, tiêu thụ các sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, lưu thông, chế biến và tiêu thụ hàng hóa nông sản, thực phẩm an toàn giữa các địa phương, HTX, doanh nghiệp và bà con nông dân gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đây cũng là cơ hội để tỉnh Thanh Hóa đón tiếp quý vị đại biểu thuộc các tỉnh, thành phố trong cả nước giới thiệu về mảnh đất, con người Xứ Thanh, quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư của tỉnh đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.. .Các cấp, ngành, các địa phương, doanh nghiệp và các hộ sản xuất trong tỉnh tiếp thu được nhiều thông tin quý báu về nhu cầu thị trường, từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Nhận thấy tầm quan trọng của Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022, Phòng Phân tích và thí nghiệm – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã phối với một số phòng ban và Trung tâm trực thuộc viện đưa các sản phẩm của Viện để tham gia trưng bày tại hội nghị.

Để hoạt động quảng bá sản phẩm, hình ảnh Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thông qua chương trình hội chợ trưng bày, các cán bộ được giao nhiệm vụ đã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai công tác hội nghị, điển hình một số công việc trọng tâm như: chuẩn bị các sản phẩm chất lượng trưng bày; in tờ rơi để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm; in market và chuẩn bị đồ trang trí gian hàng; kết hợp với các phòng và trung tâm để bổ sung một số sản phẩm làm đa dạng hàng hóa; quảng bá sản phẩmcủa Viện.

Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đem đến Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022 các sản phẩm đặc trưng để trưng bày, giới thiệu và bán như: nấm đông trùng hạ thảo tươi, nấm đông trùng hạ thảo khô, rượu đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rau thủy canh, rau mầm, các loại nấm ăn, các sản phẩm nuôi cấy mô,… và trưng bày các sản phẩm phong lan của Phòng Quản lý khoa học, một số loại cây của Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng, sản phẩm cua lột của Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi.

Chiều ngày 04/11/2022, Phòng Phân tích và thí nghiệm đã hoàn thiện khâu chuẩn bị và tiến hành trang trí cũng như trưng bày các sản phẩm tại gian hàng của Hội nghị với tiêu chí đẹp, bắt mắt để thu hút và chất lượng để giữ chân khách hàng.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đến tham quan gian hàng của Viện trong quá trình chuẩn bị chiều 04/11/2022.

Hình ảnh gian hàng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tại hội chợ trưng bày , giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022

Một số hình ảnh tại gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Trong 4 ngày diễn ra hội nghị, gian hàng của Viện đã thu hút hàng trăm lượt người đến tham quan và mua sắm. Đa số khách hàng khi dùng thử sản phẩm đều đánh giá sản phẩm của Viện không chỉ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng mà hình thức, mẫu mã phong phú, đẹp; chất lượng đảm bảo, các sản phẩm đều tươi, ngon và được tư vấn nhiệt tình. Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022 là cầu nối hiệu quả và là kênh xúc tiến thương mại quan trọng cho các sản phẩm có chất lượng của Viện đến gần hơn với khách hàng, tạo cơ hội giao lưu, quảng bá hình ảnh Viện.

Sự kiện này đã tạo ra một sân chơi rất hiệu quả để các sản phẩm đặc trưng của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa hội nhập với các sản phẩm của địa phương; quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ từ đó không ngừng nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm để sẵn sàng tham gia vào thị trường tiêu dùng trong tỉnh và mở rộng ra các khu vực lân cận cũng như cả nước. Hội nghị cũng là dịp để các cán bộ của đơn vị được trau dồi thêm kỹ năng bán hàng, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm đến gần với người tiêu dùng./.

Th.s. Mai Thị Hồng Lâm
Chuyên viên phòng Phân tích và thí nghiệm

Các Quyết định về việc công bố công khai Dự toán và Quyết toán NSNN của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa năm 2021

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa công bố Các Quyết định về việc công bố công khai Dự toán và Quyết toán NSNN của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa năm 2021

STT Nội dung Quyết định Tải về
1 Quyết định số 264 ngày 27/6/2022 của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa Về việc công bố công khai quyết toán NSNN năm 2021 của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Tải về
2 Quyết định số 35 ngày 10/01/2022 của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa Về việc công bố công khai dự toán NSNN năm 2021 của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Tải về

Lễ Ký kết Chương trình Hợp tác giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa và UBND huyện Nông Cống giai đoạn 2022-2025

Ngày 27/5/2022, tại trụ sở Viện Nông nghiệp, tập thể Lãnh đạo Viện đã đón tiếp đoàn công tác của UBND Huyện Nông Cống do đồng chí Nguyễn Lợi Đức, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống làm trưởng đoàn với Chương trình hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao KHCN giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa với UBND huyện Nông Cống năm 2022.

Về phía Viện Nông nghiệp đại diện là đồng chí Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp cùng lãnh đạo các phòng và trung tâm trực thuộc Viện Nông nghiệp cũng như tập thể cán bộ, viên chức Viện đã đón tiếp đoàn công tác của UBND Huyện Nông Cống.

Trước khi làm việc với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đi thăm quan Khu lưu giữ trong phóng thí nghiệm Lam Kim tuyến, Phong Lan,… Phòng sản xuất Keo lai nuôi cấy mô, khu vực sản xuất Đông trùng Hạ thảo, nấm Linh Chi,…

Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đi thăm quan Khu lưu giữ trong phóng thí nghiệm Lam Kim tuyến, Phong Lan,… Phòng sản xuất Keo lai nuôi cấy mô, khu vực sản xuất Đông trùng Hạ thảo, nấm Linh Chi,…
Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đi thăm quan Khu lưu giữ trong phóng thí nghiệm Lam Kim tuyến, Phong Lan,… Phòng sản xuất Keo lai nuôi cấy mô, khu vực sản xuất Đông trùng Hạ thảo, nấm Linh Chi,…
Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đi thăm quan Khu lưu giữ trong phóng thí nghiệm Lam Kim tuyến, Phong Lan,… Phòng sản xuất Keo lai nuôi cấy mô, khu vực sản xuất Đông trùng Hạ thảo, nấm Linh Chi,…
Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đi thăm quan Khu lưu giữ trong phóng thí nghiệm Lam Kim tuyến, Phong Lan,… Phòng sản xuất Keo lai nuôi cấy mô, khu vực sản xuất Đông trùng Hạ thảo, nấm Linh Chi,…
Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đi thăm quan Khu lưu giữ trong phóng thí nghiệm Lam Kim tuyến, Phong Lan,… Phòng sản xuất Keo lai nuôi cấy mô, khu vực sản xuất Đông trùng Hạ thảo, nấm Linh Chi,…

Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Hải đã trình bày báo cáo của Viện Nông nghiệp về công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và Dự thảo Chương hợp tác giữa huyện Nông Cống và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2022 – 2025; Đồng chí Nguyễn Đình Hải đã nêu rõ những thành tựu, cống hiến của Viện cho nền Nông nghiệp tỉnh nhà , qua đó thấy được tầm quan trọng, sự quan tâm, ưu ái đến từ các cấp lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa dành cho Viện Nông nghiệp. Đồng thời đồng chí Nguyễn Đình Hải cũng đưa ra một số tồn tại, hạn chế của Viện đang gặp phải.

Viện trưởng Nguyễn Đình Hải phát biểu tại Hội nghị

Về nhiệm vụ chuyên môn, trong năm 2021 Viện đã thực hiện 26 nhiệm vụ đặc thù thuộc 8 nhóm nhiệm vụ. Qua đó, đã sang bầu 15.000 cây lâm nghiệp bản địa, ươm tạo 5.000 giống cây vạng trức, 10.000 cây sưa, chọn được 225 cây dự tuyển. Thực hiện nghiên cứu, chọn tạo 4 ha giống lúa; thu thập, đánh giá nguồn vật liệu trên 0,6 ha cây trồng, thu được 200 vật liệu, đánh giá 100 vật liệu phục vụ công tác lai chọn tạo giống mới; bảo tồn nguồn gen vịt Cổ Lũng, ngan sen, bò vàng, cá bống bớp…

Toàn cảnh Hội nghị

Trong năm Viện đã thực hiện 13 nhiệm vụ khoa học – công nghệ, trong đó có 4 nhiệm vụ cấp Nhà nước và 9 nhiệm vụ cấp tỉnh. Hiện đã có 2 nhiệm vụ cấp Nhà nước và 4 nhiệm vụ cấp tỉnh được phê duyệt. Nhìn chung các đề tài, dự án ngày càng được tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, có tính ứng dụng cao vào đời sống sản xuất.

Đồng chí Phạm Xuân Thanh, đại diện phòng Quản lý Khoa học phát biểu

Năm 2022, Viện Nông nghiệp định hướng tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm về chuyên môn, gồm: Chọn tạo, khảo nghiệm giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng quy trình kỹ thuật, tiếp nhận công nghệ mới; đẩy mạnh hoạt động sản xuất, dịch vụ, xúc tiến thương mại đầu tư; phát triển nguồn lực khoa học – công nghệ và tiếp tục thực hiện tốt hoạt động tư vấn, quy hoạch thị trường.

Thống nhất cao quan điểm của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Đồng chí Nguyễn Lợi Đức, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống, cũng phát biểu Báo cáo của UBND huyện Nông Cống về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện:

Phát huy kết quả đạt được trong thời gian qua, thời gian tới, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; đồng thời, phát huy tốt các cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp duy trì hoạt động và phát triển sản xuất, kinh doanh. Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thường xuyên theo dõi, hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển, nhất đối với các ngành, lĩnh vực có lợi thế như giày da, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón, chế biến nông sản…

Đồng chí Nguyễn Lợi Đức, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống phát biểu tại Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Đi đôi với đó, huyện tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng tại các cụm CN trên địa bàn. Đồng thời, tiếp tục rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới để dành quỹ đất phát triển CN, TTCN, ngành nghề nhằm phát huy lợi thế của các tuyến đường giao thông đối ngoại trên địa bàn, như: tuyến đường từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn qua địa bàn, đường Nông Cống – Quảng Xương, các điểm đấu nối vào đường bộ cao tốc Bắc – Nam, các tuyến đường tỉnh 525, 505… Đồng thời, thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động, bảo đảm môi trường, như chế biến thức ăn gia súc, nông sản, thủy sản, dược liệu; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp… Tập trung chỉ đạo phát triển TTCN gắn với các làng nghề, làng nghề truyền thống, tiếp tục nhân cấy nghề mới với những sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt.

Sau khi nghe báo cáo của UBND huyện Nông Cống về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện; Báo cáo của Viện Nông nghiệp về công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và Dự thảo Chương hợp tác giữa huyện Nông Cống và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2022 – 2025; các ý kiến phát biểu thảo luận tại hội nghị, hai bên thống nhất các nội dung thực hiện như sau:

  1. Xây dựng đề án phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Nông Cống, đến năm 2030.
  2. Xây dựng mô hình nuôi Cua Xanh thương phẩm tại xã Trường Giang, huyện Nông Cống.
  3. Xây dựng Mô hình sản xuất lúa gạo chất lượng cao đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng hữu cơ trên vùng đất lúa – rươi.
  4. Thực hiện mô hình tổ chức lại sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu lớn, sản xuất đồng nhất giống lúa tạo vùng nguyên liệu cho biến biến.
  5. Xây dựng mô hình trồng cây ăn quả 10 ha.
  6. Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt, dê.
  7. Lập các quy hoạch chi tiết xây dựng.
  8. Xây dựng mô hình trồng rừng bằng giống Keo lai mô.
Viện trưởng Nguyễn Đình Hải và Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức ký kết Chương trình hợp tác giữa UBND huyện Nông Cống và Viện Nông nghiệp năm 2022
Các đại biểu Hội nghị chụp ảnh lưu niệm

Để thực hiện hiệu quả nội dung chương trình hợp tác, UBND Huyện Nông Cống thống nhất cùng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa về việc lựa chọn địa điểm, đối tượng (tổ chức, cá nhân) tham gia thực hiện mô hình; chỉ đạo, đảm bảo các chủ thể ( tổ chức, cá nhân) tham gia thực hiện có nguồn đối ứng thực hiện mô hình theo quy định đồng thời phía bên Viện Nông nghiệp Thanh Hóa sẽ chuyển giao các TBKHKT về con giống, kỷ thuật nuôi trồng trong quá trình triển khai thực hiện mô hình để mô hình đạt hiệu quả cao nhất.

Ảnh và Thông tin: Nguyễn Đình Dũng (Phòng KHTH & HTQT)
Trần Anh Đức (Văn phòng Viện)

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022

Sáng 18-1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Năm 2021, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, song Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Viện đã tham mưu cho UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kéo dài lộ trình tự chủ của Viện Nông nghiệp đến năm 2025. Kiện toàn, bổ sung các vị trí cán bộ chủ chốt của Viện. Thực hiện cơ chế giao khoán nhiệm vụ theo hướng lượng hóa kết quả để phát huy năng lực, sở trường của từng viên chức theo vị trí việc làm…

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Về nhiệm vụ chuyên môn, trong năm 2021 Viện đã thực hiện 26 nhiệm vụ đặc thù thuộc 8 nhóm nhiệm vụ. Qua đó, đã sang bầu 15.000 cây lâm nghiệp bản địa, ươm tạo 5.000 giống cây vạng trức, 10.000 cây sưa, chọn được 225 cây dự tuyển. Thực hiện nghiên cứu, chọn tạo 4 ha giống lúa; thu thập, đánh giá nguồn vật liệu trên 0,6 ha cây trồng, thu được 200 vật liệu, đánh giá 100 vật liệu phục vụ công tác lai chọn tạo giống mới; bảo tồn nguồn gen vịt Cổ Lũng, ngan sen, bò vàng, cá bống bớp…

Trong năm Viện đã thực hiện 13 nhiệm vụ khoa học – công nghệ, trong đó có 4 nhiệm vụ cấp Nhà nước và 9 nhiệm vụ cấp tỉnh. Hiện đã có 2 nhiệm vụ cấp Nhà nước và 4 nhiệm vụ cấp tỉnh được phê duyệt. Nhìn chung các đề tài, dự án ngày càng được tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, có tính ứng dụng cao vào đời sống sản xuất.

Toàn cảnh Hội nghị

Năm 2022, Viện Nông nghiệp định hướng tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm về chuyên môn, gồm: Chọn tạo, khảo nghiệm giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng quy trình kỹ thuật, tiếp nhận công nghệ mới; đẩy mạnh hoạt động sản xuất, dịch vụ, xúc tiến thương mại đầu tư; phát triển nguồn lực khoa học – công nghệ và tiếp tục thực hiện tốt hoạt động tư vấn, quy hoạch thị trường.

Viện trưởng Viện Nông nghiệp Nguyễn Đình Hải phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trong năm 2021. Đồng thời, lưu ý một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

Đồng chí đề nghị thời gian tới Viện cần tập trung khắc phục những tồn tại hạn chế, nhất là những vấn đề đã tồn tại nhiều năm. Tiếp tục chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân của Viện. Xây dựng tinh thần đoàn kết trong lãnh, chỉ đạo, phân công công việc rõ ràng, cụ thể. Sử dụng có hiệu quả các công trình, máy móc, thiết bị, nguồn tài nguyên, nguồn lực đã và đang được đầu tư. Quan tâm, chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thích ứng với cơ chế thị trường. Xây dựng sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu của tỉnh. Quản lý tốt các dự án được giao đầu tư thực hiện, bảo đảm tiến độ và chất lượng. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ khoa học – công nghệ từ cấp Nhà nước đến tỉnh.

Phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ trong xây dựng sản phẩm OCOP.

Chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh việc liên kết, liên doanh sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại hội nghị.

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã trao Huân chương Lao động hạng ba cho Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang trao Huân chương Lao động hạng ba cho Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Nhiều cá nhân, tập thể đã được nhận Giấy khen của Viện vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm 2021.

Nguồn: Báo Thanh Hóa.

ST: Trần Anh Đức
Chuyên viên Văn phòng

Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021

Ngày 14/7/2021 Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức cuộc họp Sơ kết công tác chuyên môn 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021; thành phần tham gia hội nghị bao gồm Lãnh đạo Viện, Chánh Văn phòng; trưởng, phó các phòng trực thuộc; Chủ tịch Công đoàn và Bí thư ĐTN Viện cùng toàn thể cán bộ VC-HĐLĐ khối Văn phòng Viện.

Tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp gây nhiều cản trở, khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội chung

Sáu tháng đầu năm 2021, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa triển khai thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài; dịch bệnh trên đàn gia súc chưa được khống chế… đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội và đời sống người dân; ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành các hoạt động nghiên cứu và sản xuất của cán bộ, viên chức và người lao động toàn Viện. Trong bối cảnh đó, toàn Viện đã đồng lòng, nhất trí phát huy thế mạnh và khắc phục khó khăn, đồng thời tranh thủ được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp, hỗ trợ của các sở, ngành và địa phương trong tổ chức nhiệm vụ đã đạt được những kết quả nhất định.

Viện trưởng Nguyễn Đình Hải phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Đầu tiên và nổi bật nhất đó là được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kéo dài lộ trình tự chủ của Viện Nông nghiệp đến năm 2025 tại Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 14/6/2021.

Các kế hoạch, nhiệm vụ theo Quyết định 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2021 được giao đến các phòng, đơn vị ngay từ đầu năm với các chỉ tiêu cụ thể, cùng với đó là công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, đảm bảo các nhiệm vụ được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo về hồ sơ.

Các đề án, dự án, đề tài ngày càng được tăng lên về số lượng, nâng cao về chất lượng, hoạt động chuyển giao KHCN vào thực tiễn sản xuất rõ nét.

Công tác dịch vụ, sản xuất kinh doanh từng bước ổn định.

Sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo sát sao của các Lãnh đạo tỉnh cũng như Trung ương dành cho Viện Nông nghiệp là một nguồn động lực to lớn cho sự phát triển của Viện

Hệ thống quy chế, quy định đã cơ bản được hoàn thiện, kỷ cương, kỷ luật hành chính được tăng cường, nâng cao chất lượng cán bộ, viện chức, người lao động.

Không ngừng kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức là ưu tiên hàng đầu của Viện Nông nghiệp

Công tác thi đua được quan tâm, từng bước đi vào thực chất, xây dựng môi trường làm việc theo văn hóa kỷ luật, những người tích cực có cơ hội được cống hiến; niềm tin, tinh thần làm việc trong đa số viên chức, người lao động được tăng cường theo hướng tích cực, phát huy sức mạnh tập thể và khả năng sáng tạo, cống hiến của của viên chức, người lao động trong toàn Viện.

Các sáng kiến Nâng cao chất lượng trong công việc luôn được ban Lãnh đạo Viện chú trọng khuyến khích phát huy, nhân rộng

Bênh cạnh những kết quả đạt được, vẫn có một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục như: Một số nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ trọng điểm chậm được giải quyết dứt điểm; công tác đấu thầu còn nhiều khó khăn chưa được giải quyết; tiến độ giải ngân các chương trình, đề án chậm; các phong trào thi đua chậm đổi mới về nội dung, hình thức thực hiện; một số nhiệm vụ nghiên cứu, đặt hàng sản phẩm còn hạn chế về đối tượng nghiên cứu và hàm lượng KHCN; hệ thống quy chế, quy định, nội quy ở một số trung tâm chưa được được ban hành hoặc chấp hành chưa nghiêm dẫn đến hoạt động điều hành hiệu quả hạn chế; các hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo đề, đề tài cấp cơ sở, bài báo, bản tin, ứng dụng công nghệ thống tin chưa được thực hiện.

Để hoàn thành mục tiêu kéo “vừa phòng chống dịch Covid 19 vừa phát triển kinh tế”, thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm cụ của Viện trong 6 tháng cuối năm 2021, Viện trưởng yêu cầu các phòng, đơn vị phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, quyết liệt  và hoàn thành toàn diện, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ được giao với quyết tâm cao nhất.

Bài viết căn cứ theo Thông báo số 355/TB-VNN của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa về việc Thông báo kết luận của Viện trưởng Viện Nông nghiệp tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021.

Trần Anh Đức
Văn phòng Viện

Triển vọng của mô hình nuôi đông trùng hạ thảo Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

(Baothanhhoa.vn) – Không ngẫu nhiên mà đông trùng hạ thảo (ĐTHT) được mệnh danh là “thần dược”. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, ĐTHT tốt cho sức khỏe con người, giúp bồi bổ cơ thể, khả năng ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa cơ thể… Với tiến bộ khoa học – kỹ thuật, một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh đã nghiên cứu, nuôi cấy thành công nấm ĐTHT trong môi trường nhân tạo, mở ra hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

[…]