Mô hình nuôi thủy sản đa con cho hiệu quả kinh tế cao

Nhờ nắm bắt được nhu cầu thị trường và nhạy bén trong việc chuyển hướng sản xuất kinh doanh, anh Nguyễn Sỹ Thuấn, phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa đã xây dựng thành công mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng đa con, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, trên diện tích chỉ có 5000m2. Trước đây, gia đình anh Thuấn thường nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống, giá thành thấp nên thu nhập không đáng kể. Năm 2013, sau một lần được đi tham quan trang trại nuôi thủy sản ở Đồng Tháp, anh đã ấp ủ ý tưởng xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt đa con. Được tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp từ các ngân hàng, anh Thuấn đã mạnh dạn đầu tư 1,4 tỷ đồng nuôi trồng các loại thủy sản đang được thị trường ưa chuộng như cá lóc, ếch, lươn, chạch, cá rô đồng… Riêng khu nuôi cá quả, cá rô đầu vuông, anh Thuấn đã xây 12 bể xi măng, phía trên lợp mái kiên cố, phía dưới sử dụng hệ thống lọc nước tự động, bảo đảm vô trùng để con nuôi không bị nhiễm bệnh. Ngoài kinh nghiệm được tích lũy sau nhiều năm nuôi cá nước ngọt theo phương thức truyền thống, anh Thuấn còn rất chịu khó tìm hiểu kỹ thuật nuôi trên sách, mạng internet, tham khảo thực tế các mô hình sản xuất trong và ngoài tỉnh. Theo anh, để con nuôi phát triển tốt, quan trong nhất là việc quản lí môi trường nước và chọn mua giống đảm bảo chất lượng. Ngoài nguồn giống được nhập ở Viện Nuôi trồng thủy sản Nha Trang, trong quá trình nuôi, anh Thuấn cũng đã tự nghiên cứu sản xuất giống con nuôi, giúp giảm được khoảng 30% chi phí đầu vào. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, môi trường bảo đảm nên các con nuôi của gia đình anh ít bị dịch bệnh và phát triển tốt, toàn bộ sản phẩm được các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh đặt mua và đến lấy hàng tại ao. Trung bình mỗi năm, anh Thuấn thu hoạch khoảng hơn 30 tấn sản phẩm các loại, trừ chi phí, cho thu lãi 500 triệu đồng. Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, anh Thuấn còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nhiều hộ ở thành phố Thanh Hóa và các huyện trong tỉnh làm theo.

Nhờ nắm bắt được nhu cầu thị trường và nhạy bén trong việc chuyển hướng sản xuất kinh doanh, anh Nguyễn Sỹ Thuấn, phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa đã xây dựng thành công mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng đa con, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, trên diện tích chỉ có 5000m2.
Trước đây, gia đình anh Thuấn thường nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống, giá thành thấp nên thu nhập không đáng kể. Năm 2013, sau một lần được đi tham quan trang trại nuôi thủy sản ở Đồng Tháp, anh đã ấp ủ ý tưởng xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt đa con. Được tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp từ các ngân hàng, anh Thuấn đã mạnh dạn đầu tư 1,4 tỷ đồng nuôi trồng các loại thủy sản đang được thị trường ưa chuộng như cá lóc, ếch, lươn, chạch, cá rô đồng… Riêng khu nuôi cá quả, cá rô đầu vuông, anh Thuấn đã xây 12 bể xi măng, phía trên lợp mái kiên cố, phía dưới sử dụng hệ thống lọc nước tự động, bảo đảm vô trùng để con nuôi không bị nhiễm bệnh.
Ngoài kinh nghiệm được tích lũy sau nhiều năm nuôi cá nước ngọt theo phương thức truyền thống, anh Thuấn còn rất chịu khó tìm hiểu kỹ thuật nuôi trên sách, mạng internet, tham khảo thực tế các mô hình sản xuất trong và ngoài tỉnh. Theo anh, để con nuôi phát triển tốt, quan trong nhất là việc quản lí môi trường nước và chọn mua giống đảm bảo chất lượng. Ngoài nguồn giống được nhập ở Viện Nuôi trồng thủy sản Nha Trang, trong quá trình nuôi, anh Thuấn cũng đã tự nghiên cứu sản xuất giống con nuôi, giúp giảm được khoảng 30% chi phí đầu vào.
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, môi trường bảo đảm nên các con nuôi của gia đình anh ít bị dịch bệnh và phát triển tốt, toàn bộ sản phẩm được các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh đặt mua và đến lấy hàng tại ao. Trung bình mỗi năm, anh Thuấn thu hoạch khoảng hơn 30 tấn sản phẩm các loại, trừ chi phí, cho thu lãi 500 triệu đồng. Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, anh Thuấn còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nhiều hộ ở thành phố Thanh Hóa và các huyện trong tỉnh làm theo.
Nguồn tin: Báo thanh hóa

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tôm hùm và tôm càng đỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn sổ 6862/BNN-TCTS ngày 18/9/2019, trong thời gian gần đây, việc sản xuất, kinh doanh trái phép tôm hùm nước ngọt (có tên khoa học là Procambarus clarkii) và tôm càng đỏ hay còn gọi là tôm hùm đất (có tên khoa học là Cherax quadricarinalus) vẫn còn diễn ra tại một số địa phương. Để xử lý triệt để các hành vi vi phạm trên, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan như sau:
1.Tập trung thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại các công văn số 6273/UBND-NN ngày 23/5/2019 và số 6772/UBND-NN ngày 04/6/2019 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài tôm hùm nước ngọt và tôm càng đỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là kinh doanh thủy sản làm cảnh, giải trí nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi nuôi, lưu trữ, sản xuất, kinh doanh trái phép tôm hùm nước ngọt và tôm càng đỏ theo quy định của pháp luật.
3. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về tác hại của tôm hùm nước ngọt và tôm càng đỏ đối với môi trường tự nhiên và sản xuất nông nghiệp; vận động người dân, doanh nghiệp không sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ loài tôm hùm nước ngọt và tôm càng đỏ.
Nguồn tin: Truyền hình Thanh Hóa

 

Thành phố Thanh Hóa chú trọng thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng mùa khô hanh 2019 – 2020

Với kinh nghiệm thực tế sau nhiều năm triển khai thực hiện các biện pháp phòng cháy rừng, ngay đầu mùa khô hanh năm 2019, Hạt Kiểm lâm thành phố Thanh Hóa đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, chủ rừng triển khai, thực hiện các biện pháp bảo vệ và phòng cháy rừng phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn.

Sau thời gian thực hiện Luật Lâm nghiệp năm 2017, đơn vị đã tham mưu Chủ tịch UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo toàn diện công tác lâm nghiệp; trong đó chú trọng công tác phòng cháy rừng, quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp, bảo vệ ĐVHD, chim tự nhiên. Tiếp tục phổ biến, quán triệt thực hiện văn bản quy phạm pháp luật quan trọng: Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ; Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; Nghị định số 06/2019/NĐ-CP 22/01/2019 Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp; Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, ngoài truyền thông trên Đài truyền thanh TP, loa đài phát thanh xã, phường, Kiểm lâm thành phố dự 35 hội nghị Dân vận, Công an, Kiểm lâm lắng nghe ý kiến của nhân dân, đã tuyên truyền, phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản nhất về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và bảo vệ chim tự nhiên. Thời gian nguy cơ cháy rừng cấp IV, V sẽ được thông báo, cảnh báo phòng chống cháy rừng trên loa phát thanh hàng ngày; thực hiện tuyên truyền lưu động bằng ô tô, xe máy những khu vực trọng điểm dân cư ven rừng, gần rừng.

Hội nghị Dân vận, Công an, Kiểm lâm lắng nghe ý kiến nhân dân

Tham mưu thực hiện các giải pháp, biện pháp PCCCR: Trưởng Ban chỉ đạo lâm nghiệp TP ban hành thông báo phân công lịch trực chỉ huy bảo vệ rừng, PCCCR, thời gian thực hiện từ 01/10/2019 đến 31/3/2020; theo đó Kiểm lâm TP tham mưu thành viên BCĐ TP tăng cường đôn đốc công tác phòng cháy rừng ở cấp xã, chủ rừng; thực hiện nghiêm lịch trực chỉ huy, đặc biệt các ngày nghỉ, Lễ, Tết. Duy trì và phát huy hoạt động của Ban chỉ đạo lâm nghiệp cấp xã; tổ đội bảo vệ rừng; tổ tuyên truyền ở thôn, phố; đội cơ động nhanh chữa cháy rừng. BCĐ lâm nghiệp xã thực hiện kiểm tra rừng, kiểm tra hoạt động lâm nghiệp trong rừng, ven rừng; các hoạt động khác liên quan phòng cháy rừng, sử dụng đất quy hoạch lâm nghiệp, định kỳ 01 lần/tháng.

Hạt Kiểm lâm TP chủ động rà soát lại các khu vực rừng trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao, thông báo phân công trực 11 điểm canh phòng lửa rừng, thực hiện thường xuyên, liên tục thời gian dự báo cháy rừng cấp III trở lên. Rà soát, đảm bảo ô tô, máy, thiết bị, dụng cụ sẵn sàng ứng cứu chữa cháy rừng.

Chủ rừng (Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng) rà soát các khu vực gần dân, sát dân nguy cơ cháy cao, ưu tiên nguồn vốn phát dọn, đưa vật liệu cháy ra khỏi rừng. Theo báo cáo của chủ rừng, thời gian cuối tháng 9, đầu tháng 10/2019, đã phát dọn, làm giảm vật liệu cháy 36 ha, tại khoảnh 3,5, tiểu khu 363H rừng đặc dụng Hàm Rồng.

Dự kiến kế hoạch thực hiện biện pháp đốt trước vật liệu cháy; phát dọn làm đường ranh cản lửa kết hợp đường tuần tra rừng sẽ thực hiện từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020./.

Thanh Hoá trồng được 8200 ha rừng tập trung trong 9 tháng

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hoá, trong 9 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã trồng được 8200 ha rừng tập trung, bằng 82% kế hoạch của cả năm.
Để hoàn thành kế hoạch trồng rừng và thực hiện chỉ đạo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ rừng trên cơ sở kế hoạch trồng rừng được giao đôn đốc các đơn vị thường xuyên cập nhật, theo dõi tình hình biến động thời tiết, tập trung mọi nguồn lực, chuẩn bị nhân lực, vật tư, cây giống để tập trung trồng rừng khi điều kiện thời tiết cho phép, đồng thời tổ chức gieo ươm cây giống, chuẩn bị tốt các điều kiện khác phục vụ cho nhiệm vụ trồng rừng năm 2020./.
Nguồn tin: Truyền hình Thanh Hóa

Cảnh báo cháy rừng tại Thanh Hóa

Theo tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm và thông tin dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 8/7 đến ngày 15/7/2019, trên địa bàn một số huyện của tỉnh Thanh Hóa có nguy cơ xảy ra cháy rừng từ cấp 3 tới cấp 4.

Dự báo cấp cháy rừng ở các huyện như sau:

Các huyện Tĩnh Gia, Hà Trung, TP Thanh Hóa, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Như Thanh, Thạch Thành, Triệu Sơn, Quảng Xương dự báo cháy rừng cấp 4, cấp nguy hiểm. Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đề nghị các địa phương: Thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt các vùng trọng điểm dễ cháy; tổ chức lực lượng tuần tra canh gác 12/24 giờ trong ngày, chú ý các giờ cao điểm, để kịp thời phát hiện điểm cháy và tổ chức dập cháy ngay. Đồng thời, cấm chủ rừng xử lý thực bì trồng rừng, đốt nương rẫy và các hành vi sử dụng lửa trong và ven các khu rừng dễ cháy. Khi xảy ra cháy rừng, Chủ tịch UBND các cấp huy động mọi lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy.

Các huyện, thị xã còn lại dự báo cháy rừng cấp 3, cấp cao. Các địa phương chỉ đạo lực lượng

Nguồn tin: Truyền hình Thanh Hóa

Thực hiện các giải pháp phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, do ảnh hưởng của thời tiết, vụ thu mùa 2019 sẽ có các loài sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại, như: Bệnh lùn sọc đen phương nam có nguy cơ gây hại cao; sâu cuốn lá dự kiến sẽ có 3 lứa, gây hại nặng trên diện rộng, nhất là ở các huyện ven biển, vùng bán sơn địa, trên trà lúa mùa sớm, chính vụ giai đoạn đẻ nhánh.

Sâu đục thân 2 chấm dự báo sẽ phát sinh từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8 trên lúa mùa sớm và chính vụ, giai đoạn đẻ nhánh và đến giữa tháng 9 sẽ gây hại nặng cho trà lúa trổ muộn giai đoạn trổ đến chín sữa. Rầy nâu, rầy lưng trắng dự báo sẽ gây hại nhẹ ngay từ giai đoạn mạ, gây hại nặng vào giai đoạn lúa trổ – chín sữa, vào thời điểm cuối tháng 8, đầu tháng 9 sẽ gây cháy cục bộ trên diện rộng nếu không có biện pháp phòng, trừ kịp thời. Trong điều kiện nắng nóng kéo dài, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đen lép hạt dự báo sẽ gây hại nặng trên các giống lúa lai và lúa thuần Trung Quốc, nhất là trên những ruộng bón thừa đạm, làm đất không kỹ…

Trên cơ sở dự báo, dự tính tình hình sâu bệnh có thể xảy ra trong vụ thu mùa, vào các giai đoạn cụ thể, ngay từ đầu vụ, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện các giải pháp nhằm phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng trong toàn vụ thu mùa 2019.

Để bảo vệ cây trồng trước nguy cơ sâu bệnh trong vụ thu mùa 2019, với phương châm phòng là chính, nên ngay từ khi thu hoạch lúa chiêm xuân, huyện Quảng Xương đã chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân thu hoạch lúa chiêm xuân đến đâu khẩn trương giải phóng đất đến đó nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh. Thành lập ban chỉ đạo sản xuất ngay từ đầu vụ, phân công lãnh đạo, cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở, kiểm tra, theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến sâu bệnh, dự tính khả năng phát sinh của các loại sâu bệnh để có biện pháp phòng, trừ thích hợp, hiệu quả. Cùng với đó, huyện cũng đã có kế hoạch phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị của ngành nông nghiệp, các đơn vị truyền thông để tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân nhận biết, phát hiện dịch hại và các biện pháp phòng, trừ hiệu quả khi có dịch bệnh xảy ra.

Đồng hành cùng với các địa phương trong công tác phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng trong vụ thu mùa, từ tháng 5-2019, chi cục bảo vệ thực vật đã xây dựng phương án phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng trong vụ thu mùa năm 2019, từ đó làm cơ sở, định hướng để các địa phương triển khai thực hiện. Chi cục bảo vệ thực vật cũng đang đẩy mạnh thực hiện công tác điều tra, phát hiện, dự báo chính xác tình hình dịch hại; đồng thời, kiểm tra, theo dõi, nắm chắc diễn biến và sự phân bố của các đối tượng dịch hại trên đồng ruộng, dự tính khả năng phát sinh trong thời gian tới, xác định mức độ gây hại để tham mưu kịp thời các biện pháp xử lý cho các địa phương. Tăng cường phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ thực vật, nhất là kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn, đào tạo chuyên sâu, tuyên truyền và triển khai xây dựng mô hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng kỹ thuật, xây dựng các chương trình giám sát chất lượng thuốc bảo vệ thực vật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đã và đang triển khai trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả trong sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường sinh thái.

Để công tác phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng trong vụ thu mùa đạt hiệu quả cao, chi cục bảo vệ thực vật khuyến cáo chính quyền các địa phương và bà con nông dân cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách) khi thực hiện phun trừ các đối tượng sâu hại. Đồng thời, đẩy mạnh công tác chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là chương trình IPM, 3 giảm, 3 tăng, tức là: 3 giảm gồm: Giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm phân đạm; 3 tăng gồm: Tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo và tăng hiệu quả kinh tế. Hoặc ứng dụng công nghệ SRI, gồm: Cấy mạ non, cấy thưa, cấy 1 dảnh, sử dụng phân dúi vào sản xuất… nhằm tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh sớm, tăng tính chống chịu với dịch hại. Hạn chế tối đa những giống lúa nhiễm rầy, mẫn cảm với bệnh lùn sọc đen phương nam vào gieo trồng trong vụ thu mùa.

Nguồn tin: http://baothanhhoa.vn

Phát triển hiệu quả và bền vững giá trị cây luồng xứ Thanh

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển rừng luồng với trữ lượng lớn, tập trung ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển cây luồng hiện nay vẫn chưa đáp ứng giá trị kinh tế và lợi ích của nó trong đời sống. Vì vậy, cần có các cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển rừng luồng theo hướng hiệu quả và bền vững, qua đó quảng bá tiềm năng, thế mạnh cũng như tạo cơ hội để nâng cao giá trị cây luồng.

Cây luồng – cây xóa đói, giảm nghèo

Luồng là cây đặc hữu của Thanh Hóa, được tỉnh quan tâm lập quy hoạch, gây trồng từ hàng chục năm trước. Cây luồng đã gắn bó với đời sống nhân dân qua các thập niên, đến nay vẫn giữ vai trò không nhỏ trong xóa đói, giảm nghèo, phục vụ đời sống sinh hoạt cho người dân các huyện miền núi và trung du.

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX, tỉnh ta đã được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi thư khen ngợi 5 lần và một lần được đón cố Thủ tướng về thăm phong trào trồng luồng tại xã Ngọc Liên, huyện Lương Ngọc (Ngọc Lặc ngày nay) vào năm 1969. Từ đó diện tích rừng luồng của tỉnh đã tăng lên từ 11.795 ha năm 1972 lên 50.000 ha năm 2000, đến nay là 78.657 ha; trong đó huyện Quan Hóa có 27.268,6 ha; Lang Chánh có 13.015,1 ha; Quan Sơn có 12.431,12 ha; Bá Thước có 11.119,73 ha;… Luồng Thanh Hóa chiếm 50% diện tích rừng luồng cả nước, phần lớn là rừng trồng thuần loài. Tính đến nay, trên 80% diện tích rừng luồng đã được giao lâu dài cho hộ dân chủ động quản lý, khai thác, có thu nhập từ nghề rừng.

Theo số liệu thống kê những năm gần đây, hàng năm tỉnh ta cung cấp ra thị trường khoảng 24 triệu cây/năm (trị giá khoảng 240 tỷ đồng) tương đương 0,55 triệu tấn. Tuy nhiên, năng suất này đang là con số khiêm tốn, nếu được quản lý, bảo vệ, chăm sóc thâm canh, khai thác đúng quy trình kỹ thuật, hàng năm có thể cung cấp ra thị trường khoảng 70 triệu cây luồng, tương đương 1,6 triệu tấn, tạm tính doanh thu từ bán luồng cây là 700 tỷ đồng/năm. Những năm gần đây, cây luồng đã được đưa vào chế biến công nghiệp làm ra nhiều sản phẩm có giá trị như: Đũa, tăm mành, ván sàn, đồ thủ công mỹ nghệ, là nguyên liệu cho sản xuất giấy sợi, phế liệu của cây luồng (mắt, gốc, cành, ngọn…) còn dùng để sản xuất than hoạt tính. Măng luồng là loại thực phẩm sạch, chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra rừng luồng còn có giá trị phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn và lưu giữ khí cac-bon (khí nhà kính) bảo vệ môi trường.

Về Quan Hóa thăm rừng luồng lớn nhất tỉnh ta, anh Cao Văn Thụ ở bản Tân Sơn, xã Thanh Xuân, chia sẻ: “Gia đình tôi hiện trồng 15 ha rừng luồng với khoảng 3.000 gốc. Do được tập huấn cách trồng, chăm sóc, thường xuyên chặt tỉa, phát dọn vệ sinh nên rừng luồng của gia đình tôi luôn xanh tốt, mỗi năm cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng”.

Cũng như anh Thụ, gia đình chị Lương Thị Nguyệt ở bản Sại, xã Phú Lệ có gần 7ha rừng luồng với 1.000 gốc. Chị Nguyệt cho hay: “Ngoài việc chăm sóc phát dọn tỉa cành, gia đình tôi còn thực hiện đúng kỹ thuật, bón phân cho gốc luồng mỗi năm 2 lần theo định kỳ. Vì vậy rừng luồng cứ thế sinh sôi phát triển, mỗi năm cho thu nhập khoảng 150 triệu”.

Chị Hà Thị Nga, phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Quan Hóa, cho biết: Toàn huyện có 27.268,6 ha, chiếm 34,32% tổng diện tích rừng luồng toàn tỉnh. Phần lớn diện tích rừng luồng thuộc quy hoạch rừng sản xuất và thuộc đất 02 của các hộ gia đình, cá nhân. Trên địa bàn có 23 công ty, HTX, cơ sở chế biến lâm sản chuyên thu mua và chế biến các mặt hàng sơ chế chủ yếu là đũa, giấy, vàng mã, ván sàn… Để thực hiện thâm canh phục tráng rừng luồng, huyện đã và đang phối hợp với ngành lâm nghiệp phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ phát triển vùng luồng thâm canh; hướng dẫn các hộ đăng ký tham gia phục tráng rừng luồng; tập huấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân phục tráng rừng luồng… Năm 2019, huyện chỉ đạo thâm canh phục tráng rừng luồng 1.800 ha ở 12 xã với 1.335 hộ tham gia. Đặc biệt, huyện đã có 2.369,6 ha rừng luồng với 545 hộ ở 4 xã: Thanh Xuân, Phú Xuân, Phú Sơn và Phú Lệ được cấp chứng nhận bảo vệ rừng FSC (được dùng cho các nhà quản lý rừng hay những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng đảm bảo được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường (rừng) với lợi ích xã hội của các bên liên quan (nhà sản xuất, xã hội và người dân địa phương). Điều này giúp cho cây luồng của huyện đứng vững trên thị trường vì được đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng cũng như giá cả, đầu ra cho sản phẩm.

Vượt qua khó khăn, tìm hướng đi cho cây luồng

Thời gian qua, việc trồng, chăm sóc và khai thác sử dụng cây luồng còn rất nhiều hạn chế đã làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng rừng luồng. Một số diện tích luồng hiện có đã và đang bị suy thoái mạnh, năng suất và chất lượng giảm sút, chế biến chưa hiệu quả, giá cả bấp bênh, các sản phẩm còn nghèo nàn… Nguyên nhân do luồng là sản phẩm nhân dân tự trồng nên đã được hưởng chính sách thông thoáng trong khai thác, vận chuyển, thương mại, vì vậy việc quản lý của chính quyền, cơ quan chuyên môn rất hạn chế. Những khu vực chủ yếu do nhân dân tự trồng từ trước đến nay, trong đó một số diện tích trồng trên các điều kiện địa hình không phù hợp (cao, dốc, độ ẩm thấp), nên rừng luồng sinh trưởng phát triển rất kém. Thực tế, người dân chưa có thói quen trồng luồng thâm canh, chăm sóc rừng trồng chưa tốt, chưa chú trọng phòng trừ sâu bệnh, khai thác tự do, người trực tiếp khai thác chỉ quan tâm về tiền công khai thác, chủ rừng chỉ quan tâm về tiền bán luồng… nên năng suất, chất lượng rừng luồng còn thấp, thu nhập bình quân chỉ đạt khoảng 7–10 triệu đồng/ha/năm, tính bền vững thấp.

Bên cạnh đó, các cơ sở chế biến từ tre luồng đã hình thành nhưng chưa phát triển mạnh, chủ yếu là nhỏ, lẻ, chế biến nhóm sản phẩm truyền thống, chưa có cơ sở đủ mạnh đầu tư chế biến sản phẩm công nghệ cao. Tính gắn kết bền vững lâu dài giữa doanh nghiệp và hộ dân chưa cao, có đến 60% sản lượng luồng cây bán cho các tỉnh ngoài. Giá bán luồng cây còn thấp do tư thương bao vùng, ép giá, quyết định giá mua. Đường giao thông, đường vận chuyển ra bãi tập kết một số vùng chưa có, hoặc có cũng rất khó khăn nên khó bán luồng, giá bán rất rẻ, dẫn tới nhiều hộ dân chưa thiết tha chăm sóc rừng. Chưa có sự gắn kết giữa khoa học kỹ thuật với người dân, hoặc có nhưng mới ở phạm vi nhỏ lẻ. Đội ngũ khuyến lâm viên các huyện miền núi yếu và thiếu, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Sự quan tâm của các cơ quan chuyên môn chưa sâu rộng, mới ở quy mô xây dựng mô hình, chưa nhân rộng phổ biến mô hình. Yếu tố quan trọng là 92% diện tích rừng trồng tre luồng là của hộ gia đình, kéo theo chuỗi hệ thống các nhân tố chủ quan từ trồng, chăm sóc, khai thác chưa đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến năng suất, chất lượng rừng luồng ngày càng suy giảm.

Ông Phạm Chí Dũng, Phó chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh, cho biết: UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch vùng thâm canh luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020; ban hành cơ chế chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, nhằm phát huy hiệu quả kinh tế – xã hội của vùng luồng. Từ đó góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế ở trung du, miền núi Thanh Hóa, tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn hộ gia đình nông dân và xóa đói, giảm nghèo bền vững theo tinh thần Nghị quyết 30a của Chính phủ, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ rừng đầu nguồn và bảo vệ môi trường sinh thái. Ngành lâm nghiệp cũng đã có công văn gửi các huyện trong quy hoạch vùng luồng thâm canh, tập trung chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các hộ gia đình thực hiện kỹ thuật thâm canh phục tráng rừng luồng; nâng cấp, làm mới hệ thống đường lâm sinh; tổ chức tập huấn cho các hộ về kỹ thuật thâm canh phục tráng rừng luồng…

Hy vọng với những cơ chế chính sách và giải pháp trên, cây luồng có cơ sở để phát huy tiềm năng thế mạnh, trở thành cây xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi tỉnh ta.

Nguồn tin: Báo thanh hóa

Thanh Hóa nỗ lực phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn Thanh Hóa đã hơn 7 tháng và vẫn diễn biến phức tạp. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, góp phần ổn định sản xuất. Thanh Hóa có tổng đàn 1,2 triệu con lợn, 500 trang trại, trên 2.300 gia trại, trên 190.000 hộ chăn nuôi. Kể từ khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã được cấp 162.000 lít hóa chất, 896 tấn vôi bột phục vụ phòng, chống dịch, thực hiện tiêu độc, khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm giết mổ, buôn bán lợn, thịt lợn và những khu vực có nguy cơ cao. Từ khi xảy ra dịch toàn tỉnh cũng đã thành lập hơn 600 trạm, chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động. thực hiện tuần tra, kiểm tra các hoạt động vận chuyển động vật, kinh doanh, các sản phẩm từ lợn. Đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì 272 chốt kiểm soát giám sát công tác phòng chống dịch bệnh. Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch tả lợn Châu Phi gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đặc biệt quan tâm kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đàn lợn, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt ở khu vực đang xảy ra dịch nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh tả lợn Châu Phi lây lan trên địa bàn.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn Thanh Hóa đã hơn 7 tháng và vẫn diễn biến phức tạp. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, góp phần ổn định sản xuất.
Thanh Hóa có tổng đàn 1,2 triệu con lợn, 500 trang trại, trên 2.300 gia trại, trên 190.000 hộ chăn nuôi. Kể từ khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã được cấp 162.000 lít hóa chất, 896 tấn vôi bột phục vụ phòng, chống dịch, thực hiện tiêu độc, khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm giết mổ, buôn bán lợn, thịt lợn và những khu vực có nguy cơ cao. Từ khi xảy ra dịch toàn tỉnh cũng đã thành lập hơn 600 trạm, chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động. thực hiện tuần tra, kiểm tra các hoạt động vận chuyển động vật, kinh doanh, các sản phẩm từ lợn. Đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì 272 chốt kiểm soát giám sát công tác phòng chống dịch bệnh.
Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch tả lợn Châu Phi gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đặc biệt quan tâm kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đàn lợn, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt ở khu vực đang xảy ra dịch nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh tả lợn Châu Phi lây lan trên địa bàn.
Nguồn tin: Truyền hình Thanh Hóa

Bắt giữ xe tải chở lợn không có giấy tờ kiểm dịch

Các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện, bắt giữ một xe tải chở lợn không có giấy tờ kiểm dịch từ Ninh Bình vào Thanh Hóa tiêu thụ.

Theo thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Khoảng 20h tối 3-7, lực lượng liên ngành tại Chốt kiểm dịch động vật Thành Vân, huyện Thạch Thành đã phát hiện xe tải mang BKS 17C-037.84 chở 8 con lợn nái có trọng lượng 1600kg, có biểu hiện ốm yếu, không có giấy tờ kiểm dịch từ xã Tân Thành, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) vào huyện Hoằng Hóa tiêu thụ.

Được biết, số hàng này là của ông là Hoàng Văn Sơn, sinh năm 1976, xóm 3, xã Tân Thành, huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

Để qua mắt lực lượng chức năng, Hoàng Văn Sơn xuất phát từ xã Tân Thành đi đường vòng, tránh Chốt kiểm dịch động vật Quốc lộ 10, Dốc Xây nhưng đến Chốt kiểm dịch động vật Thành Vân thì bị bắt giữ.

Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã xử phạt đối tượng 7 triệu, đồng thời tiêu hủy toàn bộ số lợn trên.

Kiểm tra công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn TP. Thanh Hóa

Sáng 26/6/2019, đồng chí Nguyễn Viết Thái – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đã đi kiểm tra công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn TP. Thanh Hóa. Cùng đi có đại diện phòng Chăn nuôi, Văn phòng Sở, Chi cục Thú y và các đơn vị có liên quan.

Đoàn công tácđã đi kiểm travà chỉ đạo thành phố Thanh Hóa cũng như các huyện có kênh Bắc đi qua tiến hành lập rào chắn trên kênh Bắc nhằm ngăn rác, xác động vật vứt trên kênh, bảo vệ môi trường cũng như ngăn ngừa lây lan dịch tả lợn Châu Phi.

Kiểm tra thực tế tạicống Mật Sơn, phường Đông Vệ và cống Đường Sắt, phường Phú Sơn, đồng chí Nguyễn Viết Thái – Phó Giám đốc Sởđề nghịUBND thành phố Thanh Hóa sớm lập rào chắn trên kênh Bắc điểm tiếp giáp với huyện Đông Sơn để ngăn xác động vật, rác trôi vào địa bàn thành phố. Các huyện có tuyến kênh Bắc đi qua như: Thường Xuân, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Đồng Sơn, Quảng Xương cũng như Công ty TNHH một thành viên Sông Chu thường xuyên trực gác trên các cống, các rào chắn trên tuyến kênh, kịp thời trục vớt xác động vật, rác thải, tiến hành tiêu hủy theo đúng hướng dẫn để khơi thông dòng chảy, đảm bảo nguồn nước, môi trường và phòng chống sự lây lan của dịch tả lợn Châu Phi. Các hóa chất, vải bạt sau khi tiêu hủy phải được phun tiêu độc khử trùng rắc vôi bột để không ảnh hưởng đến môi trường, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh.

Hiện dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn tỉnh, do đó tình trạng vứt xác lợn chết trên các tuyến kênh sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao về lây lan dịch bệnh. Việc lập rào chắn, quản lý chặt tình trạng người dân vứt xác động vật, rác xuống kênh sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường và ngăn chặn sự lây lan các mầm bệnh trên đàn vật nuôi.

Nguồn tin: Văn phòng Sở NNTH