Công tác sản xuất thương phẩm các giống keo lai tại viện nông nghiệp

Thực hiện Nghị quyết số 185, ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, về việc ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 – 2025; Quyết định 252/QĐ-VNN ngày 02/6/2021 của Viện trưởng Viện Nông nghiệp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, đơn vị trực thuộc, Phòng Phân tích và thí nghiệm được giao nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây trồng có giá trị để phục vụ phát triển sản xuất và đời sống đồng thời cung ứng giống cây trồng cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Hiện nay nuôi cấy mô đã không còn xa lạ với ngành nông nghiệp, chính vì vậy việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là hướng phát triển tất yếu hiện nay. Nuôi cấy mô có vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp nhằm tạo ra các giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt, sạch bệnh. Phòng Phân tích và thí nghiệm – Viện Nông nghiệp đã nghiên cứu, làm chủ được nhiều quy trình công nghệ và đưa vào sản xuất thành công nhiều giống cây nông – lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Năm 2021, phòng đã đi tiếp nhận Công nghệ nuôi cấy Keo lai bằng phương pháp in vitro từ Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp – Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, Phòng PTTN ưu tiên đến lĩnh vực công nghệ sinh học, ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật để sản xuất các cây giống nông – lâm nghiệp chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, trong đó có giống cây Keo lai nuôi cấy mô. Keo lai là giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo lá tràm. Đây là loại cây lâm nghiệp có nhiều đặc điểm phù hợp trong phát triển rừng trồng của nước ta. Đây là loại cây có khả năng sinh trưởng tốt, phù hợp với nhiều vùng sinh thái lâm nghiệp.

Cây Keo Lai nuôi cấy mô có ưu điểm là thời gian sinh trưởng nhanh; năng suất cao, có khả năng chống chịu gió bão và sâu bệnh tốt hơn hẳn, thân lên thẳng, ít phân nhánh; có rễ cọc chắc chắn, thân dẻo dai nên chịu được gió mạnh, hạn chế được gãy đổ. Rừng trồng từ giống Keo Lai nuôi cấy mô thường rất ít khi bị rủi ro giảm chi phí cho người trồng rừng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do nhu cầu thị trường ngày càng lớn, Phòng Phân tích và Thí nghiệm đã nỗ lực, kết nối để có thể tiếp nhận công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật nắm vững công nghệ sản xuất về giống cây Keo lai nuôi cấy mô.

Keo lai là loài cây trồng quan trọng và có triển vọng trong nhiều chương trình trồng rừng ở Việt Nam, đặc biệt trên những vùng đất bị thoái hóa.

Trong quản lý giống cây lâm nghiệp thì yếu tố chất lượng di truyền của giống là quan trọng nhất vì nó quyết định năng suất và chất lượng của rừng trồng. Cây keo lai nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô có những ưu điểm:

– Các cây con đồng nhất về mặt di truyền, mang đây đủ những ưu thế lai của cây mẹ.

– Hệ số nhân cao, rút ngắn thời gian đưa giống vào sản xuất.

– Nhân được một số lượng cây lớn trong một diện tích nhỏ. Trong 1m2 nền có thể để được tới 18.000 cây.

– Cây được làm sạch bệnh và không tiếp xúc với các nguồn bệnh vì vậy bảo đảm các cây giống sạch bệnh, khoẻ mạnh.

– Cây keo lai cấy mô sau khi trồng có tốc độ sinh trưởng nhanh và đồng đều, thân lên thẳng, ít phân nhánh, không chẻ thân, có rễ cọc chắc chắn, thân không giòn, chịu được gió mạnh, ít đổ ngã nên có thể trồng thành cây lâu năm lấy gỗ, nâng cao giá trị kinh tế.

Quy trình tạo ra cây keo lai nuôi cấy mô:

Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Viện nông nghiệp Thanh Hóa cho phép cải tạo cơ sở vật chất để phát triển công nghệ nuôi cấy mô nhằm tập trung sản xuất, phát triển cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cung cấp giống cho thị trường.

Cây Keo giống baừng phương pháp nuôi cấy mô

Phấn đấu sau năm 2025 cây keo lai NCM là cây mũi nhọn của VNN, thương mại hóa sản phẩm. Hoàn thiện công nghệ sản xuất cây Keo lai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tham gia nghiên cứu sản xuất. Chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong và ngoài tỉnh để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất. Phấn đấu đáp ứng được nhu cầu thị trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hướng tới trở thành đơn vị đi đầu trong việc cung ứng nguồn cây giống chất lượng cao, mở rộng thị trường không chỉ tại tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ.

Giống Keo lai trong phòng thí nghiệm

Đỗ Thị Thảo
KS. Phòng Phân tích và Thí nghiệm

Chương trình đánh giá Vilas – công nhận phòng thí nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 của văn phòng Công nhận chất lượng (BoA) tại Phòng phân tích và Thí nghiệm – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Là mô hình viện nghiên cứu nông nghiệp cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước, tạo tiền đề quan trọng trong việc tập trung nguồn lực, đầu mối nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, tư vấn về chiến lược phát triển và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Chính vì lẽ đó ngay từ khi thành lập, Viện luôn được các cập chính quyền quan tâm, xem xét, tạo điều kiện phát triển. Dự án Trụ sở làm việc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tại Quyết định số 1052/QĐ-UBND ngày 30/3/2021; Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tại Quyết định số 1551/QĐ-UBND ngày 13/5/2021. Chủ đầu tư phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công tại Quyết định số 445/QĐ-VNN ngày 7/9/2021.

Hình ảnh đoàn chuyên gia đánh giá tại Phòng thí nghiệm – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Hình ảnh đoàn chuyên gia đánh giá tại Phòng thí nghiệm – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Trong các hạng mục thi công xây dựng trụ sở Viện, phải kể đến là sự đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm khang trang với nhiều máy móc, thiết bị hiện đại. Và từ đó Viện Nông nghiệp Thanh Hóa xây dựng nhiêm vụ mục tiêu để phòng thí nghiệm đạt chứng chỉ công nhận Vilas vào nửa đầu năm 2023.

Hình ảnh đoàn chuyên gia đánh giá tại Phòng thí nghiệm – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

 

Ngày 21/4/2023, Văn phòng công nhận chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (BOA) đã có quyết định số 678/QĐ-VPCNCL ban hành quyết định về việc Thành lập đoàn Chuyên gia đánh giá đối với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Sáng ngày 25/4/2023, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa  vinh dự được tiếp đoàn đánh giá đến làm việc trực tiếp tại Phòng Phân tích và Thí nghiệm. Đoàn chuyên gia đánh giá làm việc trong 2 ngày 25 và 26/4/2023.

Trong thời gian 2 ngày làm việc, đoàn chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và các phép thử trong đơn đăng ký của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Chuẩn mục đánh giá theo Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 và các yêu cầu bổ sung trong lĩnh vực hóa (ARG 05) biên bản 2020. Song song đánh giá quản lý hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 là đánh giá kỹ thuật, thao tác thực hành của các thử nghiệm viên, đánh giá phòng thực hành cũng như hệ thống máy móc, thiết bị của phòng thí nghiệm. Với mục tiêu, đánh giá cũng như xây dựng nội dung góp ý giúp cho Phòng thí nghiệm cải tiến và hoàn thiện thống phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017. Chuyên gia xem xét kỹ các hồ sơ về nhân sự, hồ sơ về đối tượng thử nghiệm, hiệu chuẩn, hồ sơ kỹ thuật, cách lựa chọn, kiểm tra xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp, cách xây dựng kiểm soát dữ liệu, quản lý thông tin, tài liệu hệ thống quản lý, đánh giá nội bộ, xem xét của lãnh đạo, hành động giải quyết rủi ro và cơ hội, hành động khắc phục… để từ đó đưa ra những đánh giá, tư vấn cho phù hợp.

Hình ảnh các thử nghiệm viên thực hành các thao tác kỹ thuật của các phép thử theo yêu cầu của chuyên gia đánh giá

Đây là cơ hội tốt để các cán bộ phân tích tại Viện hiểu rõ hơn về hệ thống đang xây dựng, có dịp trao đổi, thảo luận về các vấn đề chuyên môn cùng chuyên gia đánh giá để có cách nhìn chính xác nhất về việc xây dựng và thực hành hệ thống theo tiêu chuẩn.

Việc xây dựng duy trì hoạt động thử nghiệm đã mang đến cho Viện Nông nghiệp Thanh Hóa nhiều cơ hội và thách thức. Các hoạt động thử nghiệm ngày càng được chuẩn hóa, từ yêu cầu cao về kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị, đảm bảo điều kiện tiện nghi môi trường đến huấn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ. Chính vì vậy, các thủ tục, hồ sơ các phép thử được thực hiện tại Viện thường xuyên được hoàn thiện đầy đủ không chỉ với 17 phép thử thuộc diện đăng ký VILAS mà cả những phép thử chưa được đăng ký công nhận cũng được vận dụng tương tự. Các phép thử đăng ký công nhân vilas bao gồm:

TT Tên sản phẩm, vật liệu được thử/

Materials or product tested

Tên phép thử cụ thể/

The name of specific tests

Phương pháp thử/

Test method

1. Đất

Soil

Phương pháp xác định độ ẩm và hệ số khô kiệt

Determination of humidity and absolute dryness coefficient

TCVN 4048:2011
2. Xác định Cacbon hữu cơ tổng số

Phương pháp Walkley Black

Determination of total organic carbon Walkley Black method

TCVN 8941:2011
3. Xác định pHKCl

Dertermination pHH2O /pHKCl

TCVN 5979:2007
4. Xác định SO42-

Dertermination Water Soluble Sulfate

TCVN 6656:2000
5. Xác định Nitơ tổng số

Dertermination Total Nitrogen

TCVN 6498:1999
6. Xác định Kali tổng số

Dertermination Total Potassium

TCVN 8660:2011
7. Xác định kali dễ tiêu

Determination of bio-available potassium

TCVN 8662:2011
8. Xác định thành phần cấp hạt

Dertermination of particle size dístribution

TCVN 8567:2010
9. Xác định dung lượng cation trao đổi (CEC)

Dertermination Cation Exchange Capacity

TCVN 8568:2010
10. Xác định đồng trong dịch chiết đất bằng cường thủy. Phương pháp hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

Dertermination  of Copper in aqua regia extracts Flame-AAS methods

TCVN 6496A : 2009
11. Xác định kẽm trong dịch chiết đất bằng cường thủy. Phương pháp hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

Dertermination  of Zink in aqua regia extracts Flame-AAS methods

TCVN 6496A : 2009
12. Xác định chì trong dịch chiết đất bằng cường thủy. Phương pháp hấp thụ nguyên tử lò graphit

Dertermination  of  Lead in aqua regia extracts GF-AAS methods

TCVN 6496B : 2009
13. Xác định cadimi trong dịch chiết đất bằng cường thủy. Phương pháp hấp thụ nguyên tử lò graphit

Dertermination  of  Cadimium in aqua regia extracts GF-AAS methods

TCVN 6496B : 2009
14. Xác định Crom trong dịch chiết đất bằng cường thủy. Phương pháp hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

Dertermination  of  Crom in aqua regia extracts Flame-AAS methods

TCVN 6496A:2009
15. Xác định tổng số muối tan trong đất

Determination of total soluble salts in soil

TCVN 8727 : 2012
16. Xác định khối lượng theo thể tích nguyên khối khô (Dung trọng)

Determination of dry bulk density

TCVN 6860:2001
17. Xác định độ dẫn điện (EC)

Determination of the specific electrical conductivity

TCVN 6650:2000

Mặc dù là đơn vị mới hoàn toàn trong lĩnh vực thử nghiệm – phân tích, song Lãnh đạo cũng như các cán bộ của Viện đã rất cố gắng tìm tòi, cầu thị để học hỏi, phát huy tối đa thế mạnh về nhân lực, máy móc đã được trang bị nhằm phát triển, xây dựng cũng như cải tiến hoạt động thử nghiệm tại đơn vị.

Hàng loạt các hoạt động được Viện triển khai cụ thể trước khi đánh giá. Một mặt, việc đào tạo, huấn luyện được tiến hành, mặc khác rà soát những điểm không phù hợp trong hồ sơ hệ thống, bộ SOP, Sổ tay chất lượng, các cam kết… trong quá trình triển khai thực hiện. Cường độ làm việc cao cùng với sự tiếp cận hoàn toàn mới mẻ có những khó khăn và thách thức. Tuy vậy, với quyết tâm và nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, trong hai ngày 25-26/4/2023, tập thể Phòng thí nghiệm đã phối hợp cùng với Đoàn chuyên gia đánh giá của BoA tiến hành đánh giá toàn diện các tiêu chí của Phòng thí nghiệm theo 17 chỉ tiêu thử nghiệm.

Kết thúc 2 ngày đánh giá, đoàn chuyên gia đã có cuộc họp đưa ra kết luận đánh giá cùng Lãnh đạo viện và các cán bộ phòng thí nghiệm. Trưởng đoàn đánh giá thay mặt Văn phòng Công nhận Chất lượng có lời cảm ơn đến Viện Nông nghiệp vì đã tin tưởng để Văn phòng là địa chỉ đánh giá cho Viện. Ông đánh giá cao về sự chuẩn bị của phía Viện. Phòng Phân tích và Thí nghiệm – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa áp dụng hệ thống quản lý PTN theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 và các quy định của Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA) từ ngày 15/11/2022, PTN được thiết kế phù hợp, trang thiết bị được hiệu chuẩn, nhân sự có tay nghề phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình đánh giá, Đoàn CGĐG cũng có chỉ ra một số điều chưa phù hợp cần thực hiện hành động khắc phục, cải tiến. Cụ thể là cần bổ sung các quyết định về tổ chức Viện vào sổ tay chất lượng, cần cung cấp bằng chứng được đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP về việc đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp, trong thủ tục nhân sự nên quy định thời gian đào tạo nhân viên mới, giám sát nhân sự 12 tháng sau đào tạo ban đầu, điều chỉnh quy định kiểm soát điều kiện nhiệt độ bảo quản hóa chất, dung dịch chuẩn phù hợp bảo quản theo đúng CoA của nhà sản xuất, lập kế hoạch mua giá phơi mẫu đất, hiện tại có 2 giá lưu mẫu, chưa có giá phơi mẫu đất, xem xét khắc phục tiếng ồn do mô tơ quạt hút khí độc bị to quá mức, ảnh hưởng đến sự tập trung, chất lượng công việc và sức khỏe nghề nghiệp của các thí nghiệm viên, lập kế hoạch kiểm tra ánh sáng, tiếng ồn PTN theo quy định pháp luật. Thời gian để phòng thí nghiệm khắc phục những điểm không phù hợp đến ngày 26/5/2023. Song, đoàn đánh giá tin rằng với sự chuẩn bị kỹ càng cùng với tinh thần làm việc của cán bộ Viện, những điểm chưa phù hợp sẽ sớm được khắc phục nhanh chóng và từ đó Văn phòng Công nhận Chất lượng sẽ xem xét công nhận hệ thống quản lý của phòng thí nghiệm phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 sau khi phòng thí nghiệm thực hiện khắc phục các điểm và cấp chứng chỉ công nhận cho Viện./.

Trịnh Thị Hồng
Chuyên viên Phòng Phân tích và Thí nghiệm

Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm tại cơ sở (xã, thôn, hộ chăn nuôi) trong triển khai thực hiện dự án“Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt tại các huyện trung du, miền núi của tỉnh Thanh Hóa”.

Vùng trung du và miền núi Thanh Hóa vẫn còn nhiều tiềm năng cần khai thác, phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi. Chăn nuôi ở vùng trung du và miền núi Thanh Hóa trong những năm qua tuy có nhiều chuyển biến đáng kể, nhưng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn thấp. Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, hình thức chăn nuôi tận dụng, chưa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tình hình dịch bệnh vẫn chưa thực sự an toàn, tỷ lệ tiêm phòng thấp. Dịch vụ chăn nuôi còn kém, các chính sách phát triển chăn nuôi hiện có nhưng chưa đồng bộ, chưa phù hợp với đặc thù của vùng trung du và miền núi.

Thực hiện mục tiêu Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện trung du và miền núi Thanh Hóa đến 2020; Nghị quyết 16-NQ/TU ngày 26/5/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2015 theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 08/4/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về ban hành các danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong thời gian tới; vì vậy việc khai thác tiềm năng và thế mạnh vùng trung du và miền núi nói chung, phát triển chăn nuôi gia súc là vấn đề cần quan tâm, đang đặt ra trong quan điểm chỉ đạo và triển khai thực hiện của các cấp, các ngành trong tỉnh trong thời gian tới.

Căn cứ Quyết định số 1880/QĐ-BKHCN ngày 28/6/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kinh phí dự án do Trung ương quản lý thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025” bắt đầu thực hiện từ năm 2019 (đợt 3). Viện nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai thực hiện dự án Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt tại các huyện trung du, miền núi của tỉnh Thanh Hóa”, dự án đã hoàn thành vào tháng 10 năm 2023 với những kết quả đạt được như sau.

* Những kết quả đạt được của dự án

Công tác chuyển giao công nghệ

+ Sau khi tiếp nhận công nghệ được chuyển giao bởi Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương, đơn vị chủ trì, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm, cán bộ kỹ thuật cơ sở đã làm chủ 100% các quy trình công nghệ trong chăn nuôi bò để hướng dẫn, chỉ đạo các hộ nuôi tham gia dự án tại địa phương đã nắm vững các quy trình công nghệ và đã áp dụng vào công tác chăn nuôi của gia đình, bao gồm: Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò; Quy trình kỹ thuật chăm sóc bò mẹ mang thai và chăm sóc bò lai F1; Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm bò lai hướng thịt ở các giai đoạn khác nhau; Quy trình phối trộn và sản xuất thức ăn hỗn hợp; Quy trình chế biến dự trữ một số phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn;

+ Đối với Quy trình TTNT: Quy trình này là quy trình rất quan trọng trong việc xây dựng mô hình bò cái sinh sản, đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo huấn luyện thực hành công tác TTNT cho bò cái lai zebu bằng tinh bò thịt giống Droughtmaster tạo bê lai F1 (Droughtmaster x lai zebu) làm tiền đề cho việc thực hiện các mô hình tiếp theo;

+ Đối với quy trình kỹ thuật chăm sóc bò mẹ mang thai và chăm sóc bò lai F1: Nhờ tính thích hợp, khoa học của công nghệ được chuyển giao nên các hộ nuôi đã chăm sóc, nuôi dưỡng bò sinh sản đạt kết quả tương đối tốt, Hệ số phối giống là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của đàn bò. Kết quả này phụ thuộc vào các yếu tố như : Tay nghề TTNT của kỹ thuật viên, giống bò cái, mùa vụ, chất lượng tinh dịch và bản thân bò cái nhận tinh. Kết quả theo dõi về hệ số phối giống đậu thai cho thấy hệ số phối giống đậu thai trung bình là 1,8 liều/con có chửa.

+ Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm bò lai hướng thịt ở các giai đoạn khác nhau: Sau khi được tập huấn và được sự hướng dẫn cụ thể của cán bộ kỹ thuật, kết quả mô hình đã đạt được: Số lượng bò lai F1: 200 con; Tỷ lệ nuôi sống đạt: 100%; Khối lượng: 240,24kg/con; Khối lượng tổng mô hình: 48.048kg; Tăng trọng: 520-625g/con/ngày. Bên cạnh đó nhờ tiếp nhận được công nghệ phòng bệnh cho đàn bò trong nông hộ nên các hộ nuôi đã biết cách phòng bệnh cho đàn bò của gia đình, có thể phát hiện sớm các triệu chứng, biểu hiện một số bệnh phổ biến để có giải pháp kịp thời giúp giảm thiểu các rủi ro trong chăn nuôi so với trước khi tham gia dự án.

+ Quy trình phối trộn và sản xuất thức ăn hỗn hợp; Quy trình chế biến dự trữ một số phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn: 21hộ nuôi đã trồng được 4.2 ha cỏ cao sản làm thức ăn cho bò (bình quân 2.000 m2/hộ), cỏ trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, bình quân khoảng 180-220tấn/ha/năm. Đảm bảo chủ động được nguồn thức ăn cho bò, giải quyết được thực trạng thiếu nguồn thức ăn ở vùng cát ven biển và đáp ứng được mô hình nuôi bò nhốt thâm canh, bán thâm canh, giúp tận dụng được công lao động do phải chăn nuôi theo mô hình chăn thả truyền thống trước đây. Công nghệ chế biến, xử lý thức ăn thô xanh và các dạng thức ăn khác: Một trong những tính mới khác của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào chăn nuôi bò của dự án là việc ủ xanh, ủ chua, chế biến các phế phụ phẩm nông nghiệp giàu xơ (rơm rạ, thân ngọn lá sắn, cây ngô, cây lạc…) làm thức ăn cho bò. Các hộ nuôi đã nắm vững công nghệ sau khi được tập huấn và được sự hướng dẫn, chỉ đạo tận tình, kịp thời của cán bộ kỹ thuật và đã thực hiện thu gom, ủ, chế biến các phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò thay vì đốt, vứt bỏ hoặc có thể phơi khô, cho ăn trực tiếp (rất ít) như trước đây. Việc phế phụ phẩm nông nghiệp được ủ xanh, ủ chua, chế biến không những cho hàm lượng dinh dưỡng, tỷ lệ tiêu hóa cao hơn mà còn có thời gian bảo quản lâu hơn giúp chủ động được nguồn thức ăn vào mùa nắng hạn và mưa rét kéo dài (đặc thù thời tiết khí hậu tại địa phương).

– Công tác đào tạo và tập huấn:

+ Đã thực hiện đào tạo 12 cán bộ kỹ thuật cơ sở, đạt 100% so với thuyết minh. Các cán bộ được đào tạo nắm vững, làm chủ được tất cả các quy trình công nghệ được đào tạo. Đươc cấp chứng nhận đào tạo kỹ thuật viên

+ Đã tập huấn 5 lớp với 300 lượt nông dân tham dự (60 nông dân/lớp), đạt 100% so với thuyết minh. Các nông dân được tập huấn nắm vững được tất cả các quy trình công nghệ được tập huấn.

– Xây dựng các mô hình:

+ Mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản: Dự án đã sử dụng tinh bò đông lạnh Droughtmaster để phối giống cho 2399 con bò cái bằng phương pháp TTNT . Số bò có chửa là 2193 con đạt tỷ lệ 91,11%.

+ Mô hình nuôi thương phẩm bò lai F1 an toàn sinh học: Đã thực hiện tại 21 hộ nuôi thuộc 09 xã thực hiện dự án tại các huyện tham gia dự án. Các mô hình thực hiện đầy đủ các nội dung của dự án từ trồng cỏ; chế biến thức ăn; đối ứng bò, thức ăn tinh, cỏ giống, công lao động; nuôi bò thịt; Một số hộ đã duy trì mô hình bằng cách thu mua gom bò lai F1 (Droughtmaster x lai zebu) để tiếp tục duy trì mô hình;Đây là bước nhân rộng mô hình đầu tiên ngay tại hộ tham gia mô hình do thấy được cách làm và hiệu quả của dự án.

+ Mô hình chăn nuôi bò vỗ béo: Đã thực hiện 05 mô hình tại 05 hộ nuôi thuộc 5 huyện thực hiện dự án. Các mô hình nông hộ thực hiện đầy đủ các nội dung của dự án từ trồng cỏ; chế biến thức ăn; đối ứng thức ăn tinh, cỏ giống, công lao động; thực hiện do chủ động được thức ăn và làm chủ được các quy trình chăn nuôi nên các hộ đã tự phát triển đàn từ 05 con lên 10 con/hộ. Đây là bước nhân rộng mô hình đầu tiên ngay tại hộ tham gia mô hình do thấy được cách làm và hiệu quả của dự án.

+ Mô hình chuỗi tiêu thụ: Xây dựng và kết nối được 03 cơ sở công suất giết mổ 10con/ngày và kết nối được  04 cơ sở tiêu thụ sản phẩm thịt bò

* Bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện dự án

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ quản lý Nhà nước. Hoạt động của Viện rất đa dạng và phong phú với các nội dung chính là nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ, khi triển khai dự án đơn vị đã được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyển giao công nghệ, UBND các xã, Ban quản lý dự án các xã, cán bộ kỹ thuật cơ sở, các đoàn thể tại địa phương để thực hiện triển khai dự án từ khâu lựa chọn, khảo sát, chọn hộ đến việc thực hiện, xây dựng các mô hình nên nhận được sự thống nhất, đồng tình ủng hộ xuyên suốt từ chính quyền đến các hộ dân trong việc thực hiện các nội dung dự án và đã xây dựng 01 chương trình hoạt động hết sức cụ thể và với sự huy động các cán bộ tham gia theo từng nhiệm vụ cụ thể…

Các hoạt động của dự án rất phù hợp với hoạt động của Viện và đã góp phần giúp Viện đa dạng hóa hoạt động; xác định được phương pháp tiếp cận cơ sở;  nâng cao năng lực hoạt động và đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình hoạt động của Viện  trong thời gian tới. Các hoạt động của dự án nhiều cán bộ của Viện được tiếp nhận các quy trình, công nghệ trong chế biến thức ăn trong chăn nuôi bò, hầu hết cán bộ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia dự án đều nâng cao được năng lực làm việc cụ thể như sau:

– Xây dựng được kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng và xây dựng mô hình trình diễn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

– Xác định được nội dung, phương pháp và kỹ năng tiếp cận cơ sở trong công tác xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ.

– Phải đánh giá và xác định về các điều kiện để chuyển giao và tiếp nhận công nghệ.

– Cần huy động các lực lượng ở các địa phương và phương pháp phối hợp, làm việc nhóm trong quá trình đào tạo, huấn luyện, chuyển giao công nghệ và xây dựng các mô hình trình diễn về khoa học và công nghệ.

– Cần có kỹ năng phân tích, đánh giá điều kiện thực tiễn ở cơ sở.

– Cần có một lực lượng cán bộ nắm chắc chuyên môn, có kinh nghiệm thực hiện dự án sẵn sàng phối hợp, hợp tác với các đơn vị: Năng lực quản lý, điều hành; năng lực chuyên môn, kỹ thuật; năng lực nghiên cứu, ứng dụng; năng lực đào tạo, huấn luyện; năng lực tổ chức thực hiện; năng lực giám sát, đánh giá….

Bên cạnh đó việc họp định kỳ cán bộ kỹ thuật cơ sở cùng với đơn vị chủ trì, cơ quan chuyển giao thường xuyên đi cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện mô hình của các hộ tham gia.

Giải pháp quản lý của dự án thiết thực và hiệu quả nhờ sự tham gia tích cực của các Ban, Ngành và các tổ chức chính trị – xã hội từ tỉnh đến cơ sở (cấp thôn) do vậy các hoạt động của dự án cần được công khai, minh bạch và có sự giám sát, đánh giá của cơ quan quản lý, chuyên môn và của địa phương, cộng đồng.

Kết quả các mô hình của dự án đã có tác dụng lan tỏa và nhân rộng cao đối với người chăn nuôi trong và ngoài vùng dự án, góp phần phát triển kinh tế đối với các vùng nông thôn miền núi của tỉnh Thanh Hóa.

Nguyễn Đình Hải
Viện trưởng Viện Nông nghiệp

Tác động của dự án Khoa học Công nghệ thuộc Chương trình Nông thôn miền núi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Chương trình nông thôn miền núi là một chương trình rất có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của những vùng còn khó khăn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Thông qua hoạt động xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản xuất và đời sống đã giúp cho người dân tiếp cận nhanh những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật. Hỗ trợ kinh phí để người dân xây dựng mô hình, sản phẩm được người dân thụ hưởng, điều này đã có ý nghĩa rất lớn đối với việc huy động nguồn vốn từ người dân làm cơ sở vững chắc cho dân mạnh dạn đầu tư vốn để phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, Chương trình cũng đã tạo tiền đề cho những vùng sản xuất tương đối phát triển để tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm mang tính hàng hoá có giá trị cao, thương mại lớn. Chính vì vậy, Chương trình nông thôn miền núi trong thời gian qua đã có sự tác động rất tích cực phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Trung tâm Nghiên cứu Khảo nghiệm và Dịch vụ vật nuôi trực thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Tuy là đơn vị mới được sáp nhập và thành lập từ năm 2019 nhưng cũng đã kịp thời tham gia chương trình Nông thôn miền núi bắt đầu thực hiện từ năm 2019 với Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt tại các huyện trung du, miền núi của tỉnh Thanh Hóa”.  Dự án đã triển khai thực hiện những nội dung của chương trình cụ thể: Tiếp nhận Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò và Quy trình kỹ thuật chăm sóc bò mẹ mang thai và chăm sóc bò lai F1,  Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm bò lai hướng thịt giai đoạn khác nhau, Quy trình phối trộn và sản xuất thức ăn hỗn hợp, Quy trình chế biến dự trữ một số phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn để từ đó xây dựng các mô hình trình trình diễn tạo nền móng cho việc phát triển kinh tế xã hội tại vùng nông thôn và miền núi. Dự án đã thực hiện một số nội dung chính sau:

  1. Xây dựng mô hình nuôi bò cái lai zebu sinh sản để TTNT bằng tinh đông lạnh bò giống Droughtmaster: Mô hình đã tạo ra 2150 con bò lai F1 (Droughtmaster-Zebu) giúp cho địa phương chủ động tạo đàn bò cái nền phục vụ sản xuất giống bò thịt chất lượng cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng năngsuất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Phát triển các sản phẩm có lợi thế của địa phương;
  2. Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm bò lai F1 an toàn sinh học: Dự án đã tiếp nhận quy trình công nghệ và tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia dự án xây dựng được 20 mô hình tại các gia trại trên địa bàn các huyện tham gia dự án với quy mô 200 con bò lai F1 Droughmates trong đó co 100 con do dự án hỗ trờ và 100 con là đối ứng của hộ tham gia mô hình. Kết quả sau 12 tháng bò lai F1 sinh trưởng phát triển khá tốt, thích nghi với điêu kiện khí hậu tại địa phương;đạt khối lượng 240kg.con đối với bò đực và 205kg/đối với bò cái, tăng trọng cao hơn từ 3-5% so với một số giống bò Zebu.
Lớp tập huấn Đào tạo Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc – Thạc sỹ Lê Trần Thái, Chủ nhiệm Dự án đang cấp phát trang thiết bị phục vụ dự án
Lớp tập huấn Đào tạo Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc – Thạc sỹ Lê Trần Thái, Chủ nhiệm Dự án đang cấp phát trang thiết bị phục vụ dự án

Xây dựng mô hình nuôi vỗ béo bò lai F1 (Droughtmaster x lai zebu) từ 21-24 tháng tuổi:Dự án đã xây dựng 05 mô hình vỗ béo tại 5 huyện với quy mô 5 bò đực/mô hình.  Kết quả cho thấy,  Khối lượng lúc giết thịt lúc 24 tháng tuổi đạt trung bình 506,24 kg/con, Tỷ lệ thịt xẻ ≥ 51%,Tỷ lệ thịt tinh ≥ 39,2%. Đây là cơ sở để Xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm thịt bò an toàn vệ sinh thực phẩm mang thương hiệu sản phẩm của dự án thuộc các vùng nông thôn, miền núi.

Phó Viện trưởng Viện Nông nghiệp – Lê Khắc Chiến phát biểu tại Hội nghị triển khai thực hiện Dự án

Dự án đã đào tạo được 12 kỹ thuật viên cơ sở làm công tác thụ tinh nhân tạo cho bò; tập huấn kỹ thuật cho kỹ thuật cho 300 lượt nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt an toàn sinh học, giải quyết được việc làm cho gần một nghìn lao động tại các địa bàn dự án; làm chủ được 05 công nghệ mới và đã tổ chức 01 cuộc hội nghị, hội thảo đầu bờ bước đầu khuyến cáo tới cộng đồng dân cư trên địa bàn. Dự án bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, năng suất chất lượng sản phẩm của mô hình được dự báo tăng lên rõ rệt.

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm bò lai F1 an toàn sinh học

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Bộ KH&CN, Văn phòng chương trình NTMN, các Vụ của Bộ KH&CN, công tác chỉ đạo sát sao của Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trong việc thực hiện dự án thuộc chương trình NTMN trên địa bàn Thanh Hóa trong thời gian qua. Nhìn chung dự án đã đạt được tiến độ đặt ra, sản phẩm trong các dự án có triển vọng tốt, hứa hẹn khả năng mở rộng cao, đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Dự án được triển khai đều tập trung vào những hướng ưu tiên trọng điểm của tỉnh, những vùng có điều kiện kinh tế tương đối khó khăn. Thông qua việc triển khai dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt tại các huyện trung du, miền núi của tỉnh Thanh Hóa” thuộc chương trình NTMN đã huy động đồng bộ các nguồn lực từ các tổ chức khoa học công nghệ, chính quyền các cấp, doanh nghiệp, chủ trang trại và người dân tham gia thực hiện công tác chuyển giao khoa học và công nghệ vào địa bàn nông thôn và miền núi, hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà “Nhà nước –  nhà khoa học – nhà nông – nhà doanh nghiệp”.

Đào tạo kỹ thuật TTNT cho bò

Chương trình NTMN thực sự đã có tác động rất lớn và tích cực đối với tỉnh Thanh Hóa, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo đà ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. Để thực hiện chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và Miền núi” trong thời gian tới, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã có một số đề xuất với UBND tỉnh trình Bộ KHCN tạo điều kiện hơn nữa cho tỉnh tiếp tục được tham gia thực hiện dự án, tăng cường trong việc phối hợp giữa cơ quan quản lý Trung ương và cơ quan quản lý địa phương, nhất là trong công tác kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện dự án. Cần có quy định linh động hơn trong quản lý quá trình thực hiện dự án, đơn giản hóa các thủ tục. Cho phép có sự thay đổi hợp lý về nội dung dự án theo yêu cầu thực tế ở từng giai đoạn thực hiện./.

Chủ nhiệm Dự án: Ths.Lê Trần Thái
Trung tâm Nghiên cứu Khảo nghiệm và Dịch vụ vật nuôi
Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Nguyễn Đình Hải
Viện trưởng Viện Nông nghiệp

PHỐI KẾT HỢP XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU GỖ TRỒNG TẠI 05 HUYỆN (NHƯ THANH, NHƯ XUÂN, THƯỜNG XUÂN, LANG CHÁNH, THẠCH THÀNH) VÀ THỊ XÃ NGHI SƠN – TỈNH THANH HÓA

Thực hiện Công văn số 17586/UBND-NN ngày 24/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, về giải quyết đề nghị về lập Phương án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy sản xuất viên gỗ nén và chế biến gỗ công nghệ cao của Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn.

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa và Công ty TNHH Biomass Feul Nghi Sơn – Thanh Hóa. Hôm nay, ngày 14/3/2023, Viện Nông nghiệp có buổi làm việc với ông EiSuKa Nomura tổng giám đốc các nhà máy Biomass Fuel và ông Kazunari Ishii – trợ lý giám đốc công ty Sunitomo Corporation, công ty tài trợ chính cho Công ty TNHH Biomass Feul Nghi Sơn – Thanh Hóa xây dựng nhà máy sản xuất viên gỗ nén và chế biến gỗ công nghệ cao của Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa.

– Công suất của nhà máy

– Viên gỗ nén: 210.000 tấn/năm.

– Gỗ xẻ thanh: 5.000 tấn/năm.

– Gỗ ván ép: 45.000 tấn/năm.

– Chuỗi quy trình tối ưu sử dụng tài nguyên gỗ

– Nhu cầu nguyên liệu

TT Sản phẩm Thành phẩm ĐVT Hệ số Nguyên liệu
1 Viên gỗ nén 210.000 tấn 2,4 504.000
2 Gỗ xẻ thanh 5.000 tấn 1,0 5.000
3 Gỗ bóc 45.000 tấn 1,0 45.000
  Tổng cộng:       554.000

Với chủ trương đồng thuận của UBND tỉnh Thanh Hóa về xây dựng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng và nhu cầu nguyên liệu, hai bên đã trao đổi và thống nhất xây dựng phương án phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng với diện tích khoảng 20.000-30.000 ha tại 4 huyện Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh và 04 Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh, Sông Chàng, Thường Xuân và Lang Chánh.

Ngài Kazunari Ishii đánh giá cáo về buổi làm việc, cảm ơn về sự đón tiếp nồng hậu của Viện trưởng – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa và cam kết sẽ phối kết hợp thực hiện theo kế hoạch, đã thỏa thuận.

Hình ảnh các thành viên tham gia về buổi làm việc:

 

Viện trưởng
Nguyễn Đình Hải

Khoa học và Công nghệ: Ứng dụng KHCN trong nuôi cấy đông trùng hạ thảo

Video Bản tin Khoa học và Công nghệ: Ứng dụng KHCN trong nuôi cấy đông trùng hạ thảo, được thực hiện bởi Đài Phát thanh và Truyền Hình Thanh Hóa tại một số cơ sở nuôi cấy đông trùng hạ thảo trong đó có Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, đại diện bởi Trưởng phòng Phân tích và Thí nghiệm Phạm Thị Lý trả lời phỏng vấn và giới thiệu mô hình sản xuất và các sản phẩm kinh tế từ Nấm Đông trùng Hạ Thạo mang thương hiệu Viện.

(ST) Phạm Thị Lý
TP. Phân tích và Thí nghiệm

 

Kỹ thuật trồng Lan Kim Tuyến từ cây nuôi cấy mô ngoài vườn ươm

Lan Kim tuyến (Anoectochilus) còn được gọi là lan trang sức vì vẻ đẹp hấp dẫn của nó. Chi Lan Kim tuyến Anoectochilus ở Việt Nam hiện thống kê được 12 loài, được biết đến nhiều không những bởi giá trị làm cảnh mà còn tác dụng dược lý của loài cây này.

Lan Kim tuyến có tác dụng tăng cường sức khoẻ, lưu thông khí huyết, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh. Loài Lan này được sử dụng để chữa trị bệnh lao phổi, đau nhức xương khớp, viêm dạ dày mãn tính. Trước đó, Lan Kim tuyến là một trong những loại thảo dược quý giúp bổ máu, dưỡng âm, chữa trị nóng phổi, nóng gan. Hơn nữa, mới đây người ta đã tìm ra khả năng phòng và chống ung thư của loài thảo dược này.

Cây Lan Kim Tuyến nuôi cấy mô ban đầu tuy nhỏ nhưng sinh trưởng phát triển rất khoẻ, sạch bệnh, năng suất và chất lượng cây sau này cao hơn  nhưng nhược điểm là giá thành cây giống cao……

Bên cạnh đó, việc trồng và đưa cây từ nuôi cấy in vitro ra ngoài môi trường nuôi cấy ex vitro đang là vấn đề cần thiết nhằm cung cấp các cây hoàn chỉnh ra ngoài thị trường, đồng thời sản xuất và chế biến các sản phẩm từ Lan Kim tuyến thành các sản phẩm hàng hoá cung ứng rộng rãi ra thị trường sẽ đẩy mạnh sản xuất, phát triển vùng dược liệu.

  1. Giá thể trồng:

– Chuẩn bị giá thể: Mùn dừa đem phơi khô, sau đó bạn ngâm trong nước vôi loãng khoảng 6 tiếng rồi vớt xơ dừa ra để ráo. Klasmann được ngâm nước và chất xử lý nấm mốc.

– Tiếp theo tiến hành trộn theo hỗn hợp theo tỉ lệ 3 phần đất, 1 rễ cây dương xỉ, 2 dớn vụn và 2 xơ dừa ủ tất cả với nước trong vòng 1 tuần ăn rồi đem đi trồng cây.

Phối trộn giá thể
  1. Chọn giống cây:

Cây Lan Kim Tuyến nuôi cấy mô để trồng ngoài sản xuất thì tiêu chuẩn cây là 3 – 5 cm, có từ 2 – 3 lá thật, 2 – 3 rễ.

Cây Lan Kim Tuyến nuôi cấy mô đủ điều kiện đưa ra ngoài vườn ươm
  1. Cách trồng:

Cho cây vào giá thể tạo thành từng cụm một, mỗi cụm khoảng 5 cây và khoảng cách giữa các cụm từ 0,5 – 1m. Sau đó dùng tay ném chặt phần đất để cố định cây thẳng đứng, rễ phải chìm hẳn giá thể. Tiếp đến bạn dùng túi nilon hoặc dùng vải lưới bọc kín giá thể để chăm 6 đến 8 ngày đầu.

  1. Chế độ phân bón:

Tùy theo độ tuổi và quá trình sinh trưởng của lan mà ta tiến hành bón các loại phân với liều lượng phù hợp khác nhau.

Vào giai đoạn lan đang phát triển (3 tháng đầu) chủ yếu nên bón thêm phân đạm cho cây, bằng cách pha loãng với nước tưới cho cây 1 tuần/1 lần. Ngoài ra có thể bổ sung thêm phân lân hoặc phân Urê để tăng thêm dưỡng chất cho cây.

  1. Tưới nước:

Dùng bình phun sương là phù hợp nhất với Lan Kim Tuyến hoặc sử dụng hệ thống dàn phun sương, tưới 2 lần/1 ngày và nên tưới đủ ẩm cho giá thể, không nên tưới quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng cây sẽ bị thối rễ.

Vào mùa mưa, bạn chỉ nên tưới 1 lần/1 ngày tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể.

  1. Chuẩn bị nhà che:

Lan Kim Tuyến không chịu được cường độ ánh sáng trực xạ cao và sương muối, mưa nhiều nên phải làm giàn che để hạn chế các điều kiện bất lợi trên bằng các nguyên vật liệu nilon trắng, lưới che râm, thép, luồng hoặc tre nứa.

  1. Sâu bệnh và cách phòng trừ:

– Sâu đất: Cần xử lý đất bằng thuốc Regent, liều 2kg/1000m2, phun vào lúc chiều tối.

– Sâu: Phun ngừa bằng thuốc Sumic EC với liều 10ml/8 lít, Lanante 18g/8lít.

– Rầy: Phòng ngừa dùng thuốc Lanante 20ml/8lít.

– Rệp: Phòng trừ bằng thuốc Lanante 18g/8lít khi thấy rầy, rệp xuất hiện.

– Bệnh sương mai: Dùng thuốc Ridomil để phòng trừ với liều 15 – 20g/ 8 lít.

– Bệnh đốm lá; bệnh đốm vàng: Aternaria sp và bệnh đốm đen Cecosposa sp. Phòng ngừa bằng cách vệ sinh đồng ruộng, bón cân đối N, P, K, phun Anracol 70WP 10g/8 lít, Allitte 80WP 8g/8lít, Daconil 75WP 8g/8lít.

– Bệnh chết rũ: Phòng ngừa bằng biện pháp luân canh trồng, dùng giống kháng, xử lý đất trước khi trồng. Phun ngừa sau trồng 15 ngày, chu kỳ phun 10 ngày/ 1 lần với các loại thuốc Monceron 25WP (10ml/8lít), Rovral 50WP (10g/8lít), Allitte 80WP (10ml/8lít), Ridomil 72 MZ (20g/8lít).

  1. Thu hái:

Cây Kim tuyến sau khi trồng từ 1 năm đến 16 tháng có thể thu hoạch tất cả các bộ phận cây. Đối với cây Kim tuyến khi thu hái nên thu hái vào buổi sáng sớm là tốt nhất, khi bề mặt lá và thân đều khô ráo. Tuy nhiên để thu hoạch Lan Kim tuyến được hiệu quả cao nhất ta nên thu hoạch khi cây đang có hoa, vào thời này trọng lượng cây đạt là cao nhất.

Cây Lan Kim Tuyến trồng tại nhà màng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
  1. Bảo quản

Lan Kim Tuyến có thân và lá chứa nhiều nước nên thu hoạch xong cần vận chuyển trong thời gian nhanh nhất (muộn nhất 24 giờ) tránh hao hụt chất lượng cây, mất nước.

 Đối với Lan Kim tuyến khi sử dụng có thể dùng dạng tươi hoặc khô, tuy nhiên hiện nay trên thị trường thường dùng sản phẩm tươi là chủ yếu vì vậy đối với mỗi cách ta cần chú ý một số điểm sau.

+ Đối với trường hợp dùng tươi: Sau khi thu hái ta chỉ rũ nhẹ thân cây để làm sạch một phần đất bám trên rể, không nên rửa vì khi vận chuyển xa có thể làm cho cây bị thối. Còn sử dụng ngay tại chỗ ta tiến hành rửa sạch đất cát bám trên thân lá, hong cây nơi thoáng mát cho ráo nước rồi đưa vào sử dụng như ( Ngâm rượu, nấu nước uống…).

+ Đối với trường hợp dùng khô: Sau khi thu hái ta tiến hành rửa sạch đất cát bám trên thân lá, hong cây nơi thoáng mát cho khô. Nếu ngày nắng ta có thể phôi khô còn ngày mưa ta có thể sấy khô. Có 2 cách sấy khô ( Sấy khô bằng máy sấy thông thường ở 50oC hoặc sấy lạnh) tuy nhiên cách sấy lạnh là tốt nhất vì cách sấy này ít làm mất giá trị dinh dưỡng của cây. Sau khi sấy khô ta cho vào bao nilon và dùng máy hút chân không để hút hết không khí ra khỏi bì đựng Kim Tuyến sau đó dập miệng. Đối với phương pháp sấy khô ta bảo quản được sản phẩm đi xa và thời gian sử dụng lâu hơn.

Nguyễn Tùng Lâm
Chuyên viên Phòng Phân tích & thí nghiệm

NẤM LINH CHI VÀ CÁCH SỬ DỤNG, PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC

  1. Sơ lược về Nấm Linh chi

Nấm Linh Chi, tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm lim (Ganodermataceae), còn có những tên gọi khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên thanh. Nấm linh chi được xếp vào loại thượng phẩm, là một vị thuốc quý trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục”. Trong y học hiện đại, tác dụng của nấm linh chi vẫn được các nhà khoa học ở nhiều nơi trên thế giới nghiên cứu và phát hiện thêm theo thời gian.

Theo sách Nấm Lớn ở Việt Nam của giáo sư Trịnh Tam Kiệt, chi Ganoderma trên thế giới có hơn 50 loài, riêng ở Trung Quốc có 48 loài, Việt Nam có khoảng 37 loài. Linh chi phân bố ở các rừng có nhiều loại gỗ cây lá rộng, nhất là rừng gỗ Lim nên còn gọi là nấm Lim. Hiện tại, chỉ có 6 loại nấm linh chi được đưa vào nghiên cứu tường tận công dụng của nó, đó là nấm linh chi đỏ, vàng, xanh da trời, tím, đen, trắng. Trong 6 loại này, linh chi đỏ và đen là có hoạt tính trị liệu tốt nhất.

Việc nuôi trồng nấm Linh Chi theo quy mô công nghiệp được bắt đầu vào năm 1936 với thành công của giáo sư Dật Kiến Vũ Hưng (Nhật). Năm 1971, Naoi Y nuôi trồng tạo được quả thể trên nguyên liệu là mùn cưa. Năm 1979, sản lượng nấm khô ở Nhật đạt 5 tấn/năm, thì đến năm 1995 sản lượng đã tăng 200 tấn/năm. Quy trình nuôi trồng của Nhật sử dụng chủ yếu là gỗ khúc và phủ đất, nên cho tai nấm to và năng suất cao, nhưng lại dễ bị sâu bệnh và cạn kiệt nguồn gỗ. Ở Thượng Hải, người ta sử dụng mạt cưa và một số phế liệu của nông lâm nghiệp, là cải tiến lớn so với cách trồng của Nhật. Nguyên liệu được cho vào chai, lọ để khử trùng rồi cấy giống. Các chai lọ được xếp lên nhau thành nhiều lớp trên mặt đất, để tưới và thu hái nấm. Ở Việt Nam việc nuôi trồng nấm Linh Chi bắt đầu từ TP.Hồ Chí Minh vào năm 1987, sau đó lan ra cả nước. Tổng sản lượng nấm Linh Chi nuôi trồng trong nước khoảng 60-65 tấn khô/năm.

  1. Tác dụng của Nấm linh chi

Từ lâu, linh chi được ghi nhận như một loại dược liệu quý, sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ. Những tác dụng của nấm linh chi đã được các nhà khoa học phát hiện và kiểm nghiệm tính cho đến thời điểm này:

 – Tác dụng của Nấm linh chi với hệ miễn dịch: Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp kháng lại các loại virus, vi khuẩn. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào Lympho nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể; làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoảng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.

 – Đối với hệ tiêu hóa: Linh Chi giúp làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống táo bón mãn tính.

– Đối với hệ thần kinh: Làm giảm mệt mỏi căng thẳng, giúp an thần, làm giảm ảnh hưởng của Caffeine, thư giãn cơ bắp. Dùng Nấm linh chi để hỗ trợ trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress sẽ có hiệu quả tốt.

– Đối với hệ bài tiết: Nhóm Sterois trong Nấm linh chi có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan, ngừng tổng hợp Cholesterol, trung hòa virus, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.

– Đối với hệ tuần hoàn: Nấm linh chi giúp chống nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và các biến chứng khác. Có tác dụng đặc biệt trong việc làm giảm Cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.

 – Tác dụng hỗ trợ chống ung thư: Chất Germanium trong nấm linh chi giúp ngăn chặn ung thư trong cơ thể , giúp loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư..

– Phòng và hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Trong Linh Chi có thành phần Polysacchanride giúp khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình điều tiết Insulin, cải thiện nhiều chức năng cơ bản của Insulin, làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.

– Tác dụng chống dị ứng: nhờ các Acid Ganoderic, Nấm linh chi tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc độc trong cơ thể và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Nấm linh chi cũng có tác dụng giúp cơ thể thải nhanh các chất độc kể cả các kim loại nặng.

 – Tác dụng làm đẹp da của Nấm linh chi: Nấm linh chi giúp loại bỏ các sắc tố lạ trên da, làm đẹp da, làm cho da hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá.

  1. Phòng tránh ngộ độc Nấm Linh chi

*Sử dụng nấm linh chi đúng cách

Để bảo toàn dược chất và phát huy tối đa công dụng, bạn cần dùng linh chi đỏ đúng cách. Nấm nấu lấy nước, hãm như trà, ngâm rượu hoặc xay nhuyễn để nấu canh, hầm với xương thịt tạo thành món súp. Món ăn này rất tốt cho người vừa trải qua bạo bệnh, người già yếu hay trong quá trình hóa xạ chữa ung thư.

Lưu ý: Nấm linh chi nên dùng vào mỗi buổi sáng, lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu thải độc của nấm. Khi sử dụng có biểu hiện đi tiểu nhiều lần chứng tỏ nấm tác dụng thanh lọc chất độc trong cơ thể.

Khi đun, hãm linh chi có thể kết hợp thêm cam thảo, táo tàu, atiso, hoặc cỏ ngọt để giảm bớt vị đắng, giúp dễ uống mà không làm ảnh hưởng đến dược tính. Nên kết hợp thêm vitamin C khi uống linh chi vì sẽ làm tăng hấp thu dược chất trong nấm.

*Những người không nên dùng nấm linh chi

Nấm linh chi rất tốt cho người bệnh cao huyết áp nhưng nó lại không tốt với những người huyết áp thấp hay người chuẩn bị phẫu thuật. Bởi với những người bệnh huyết áp thấp khi sử dụng nấm linh chi làm huyết áp xuống quá thấp gây nên tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn ảnh hưởng không tốt đến tình trạng hình thành các màng máu, tình trạng chảy máu mất kiểm soát.

Những người vừa mới phẫu thuật hay đang chờ phẫu thuật không nên sử dụng nấm linh chi bởi cơ thể lúc này cần sự ổn định để theo dõi các tác dụng phụ trước và sau phẫu thuật.

Người hay bị chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn cũng không nên dùng nấm linh chi bởi nó sẽ càng tăng bệnh hơn.

Người bị dị ứng với họ nấm cần thận trọng khi dùng nấm linh chi.

*Cách phát hiện nấm linh chi bị mốc

Khi thấy nấm có hiện tượng nhiễm mốc phải loại bỏ, không được sử dụng dưới hình thức nào. Có thể phát hiện mốc dưới mũ quả thể của nấm.

Về nguyên tắc, mặt dưới của nấm linh chi đỏ (Ganoderma lucidum), có màu trắng hoặc trắng vàng. Một số trường hợp người bán phát hiện ra nấm mốc đã dùng cồn lau. Lúc này, mặt dưới nấm sẽ bị mất màu, chuyển từ màu trắng/ trắng vàng sang màu thâm đen. Nên khi thấy mặt dưới mũ quả thể có màu này có thể nghi ngờ nấm đã bị nhiễm mốc, không mua hoặc dùng.

“Lau cồn có thể diệt được nấm mốc nhưng các chất trong nấm mốc vẫn thẩm thấu vào mặt dưới mũ quả thể mà chúng ta không xử lý được hết”, TS Ngô Xuân Nghiễn phân tích.

Phương pháp phơi sấy để chống nấm mốc: Nếu có nắng tốt, có thể phơi nấm 2-3 nắng, sau đó sấy ở nhiệt độ thấp ở khoảng 42-48 độ C. Nấm sẽ dần giảm độ ẩm về ngưỡng dưới 12%, đạt độ ẩm bảo quản. Mang nấm linh chi khô, bảo quản trong túi chống ẩm hay hút chân không. Nếu bảo quản tốt bằng cách này có thể dùng trong vòng một năm

Nông Thị Hồng
Chuyên viên Phòng Phân tích & Thí nghiệm

Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền từ cây nuôi cấy mô

Hoa Đồng tiền có tên khoa học là Gerbera jamesonii Bol.ex Adalam, là một loài hoa đẹp nở hoa quanh năm rất phong phú về màu sắc và kiểu dáng hoa. Đồng thời đây cũng là một loài hoa rất đ­ược ư­a chuộng trên thị tr­ường Việt Nam và là loài hoa cho thu nhập cao nhất trong các loài hoa thông dụng.

Cây hoa Đồng tiền nuôi cấy mô ban đầu tuy nhỏ nhưng sinh trưởng phát triển rất khoẻ, sạch bệnh, năng suất và chất lượng cây sau này cao hơn  nhưng nhược điểm là giá thành cây giống cao, có rất nhiều ­ưu điểm như­ là cây con đồng đều, đẻ nhánh khoẻ……

Trồng một sào Đồng tiền giống mới, chăm sóc tốt cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng/sào/năm trồng theo phương pháp truyền thống.

Hoa Đồng tiền có khoảng 40 loài, thuộc loại hoa l­ưu niên, đ­ược chia làm 3 nhóm: Hoa đơn, hoa kép, hoa đơn nhị kép, có rất nhiều màu sắc phong phú.

Cây hoa Đồng tiền có thân ngầm không cành mà chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ thân, rễ chùm phát triển khoẻ, rễ hình ống ăn ngang nổi trên bề mặt luống và thường v­ươn dài t­ương ứng với diện tích lá toả ra.

Đa số các loại hoa Đồng tiền đ­ược trồng đều ­ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 150C – 250C.

Đồng tiền là loại cây chịu úng và chịu hạn kém, độ ẩm không khí 55% – 65% thuận lợi cho Đồng tiền sinh trư­ởng và phát triển.

  1. Đất trồng:

Yêu cầu giá thể: thông thoáng, tơi xốp, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước cho cây, khả năng thoát nước tốt, sạch nấm bệnh và vi khuẩn, không có tuyến trùng.

Giá thể ra ngôi tốt nhất là hỗn hợp (½ trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ đất phù sa). Phun đều Ridomil (nồng độ 3g/lít) để xử lý nấm bệnh trong giá thể.

  1. Tiêu chuẩn cây in vitro khi ra ngôi

Chiều cao cây từ 4-6 cm; số lá/cây 5-6 lá; số rễ/cây 5-6 rễ, chiều dài rễ 2-3 cm. Sạch bệnh, không bị tổn tương cơ giới (dập, nát).

3.Thời vụ ra ngôi

Ra ngôi vào tháng 2 giúp nâng cao tỷ lệ sống, cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

  1. Cách trồng:

Trồng trên luống: Luống rộng 1- 1,2m, cao 20- 25cm, rãnh rộng 30- 40cm. Dải đều hỗn hợp giá thể phẳng trên mặt luống dày 10-15cm. Ra ngôi cây trên nền đã chuẩn bị sẵn; khoảng cách trồng: 7cm x 5cm.

Ra ngôi trên Khay: Khay ra ngôi có kích thước 40 x 60cm, có 70 lỗ, đường kính lỗ 5cm, chiều sâu lỗ 5cm. Cho giá thể vào đầy miệng lỗ. Mỗi lỗ trồng một cây.

Đồng tiền phải trồng nổi, cỗ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu hay bị bệnh nghẹt rễ, cây phát triển chậm hay bị bệnh thối thân. Trồng xong tưới đẫm nước, nếu cây nào ngã nghiêng phải dựng lại bổ sung đất vào gốc cây.

Chú ý: Trồng cây sao cho lấp đất kín bộ rễ nhưng vừa đủ ngập cổ rễ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nên trồng cây vào buổi chiều để cây có thời gian phục hồi tốt sau 1 đêm. Sau khi trồng tưới đẫm nước. 

  1. Chế độ phân bón:

          Khi cây bén rễ hồi xanh (sau 2 tuần) sử dụng phân bón lá Đầu trâu (N:P:K = 30:12:10) để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

      Dùng phân bón kích thích ra hoa đồng loạt như: Atonic, Kích phát tố hoa trái thiên nông, Gromore,… khoảng 10g phun/lần.

  1. Tưới nước:

          Trong 2 tuần đầu tiên cây còn nhỏ yếu nên tưới nước giữ ẩm cho cây bằng vòi phun sương tự động hoặc dùng bình phun tay. Hàng ngày phun đều cho ẩm toàn bộ cây và giá thể vào buổi sáng và chiều mát. Khi cây khỏe và phát triển tốt thì có thể dùng ô doa để tưới nước cho cây, 2-3 ngày tưới 1 lần duy trì độ ẩm 60- 70%. Tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát.

  1. Chuẩn bị nhà che:

     Đồng tiền không chịu được cường độ ánh sáng trực xạ cao và sương muối, mưa nhiều nên phải làm giàn che để hạn chế các điều kiện bất lợi trên.

       – Nilon trắng

       – Lưới che râm

       – Luồng hoặc nứa

  1. Sâu bệnh và cách phòng trừ:

    – Sâu đất: Cần xử lý đất bằng thuốc Regent, liều 2kg/1000m2, phun vào lúc chiều tối.

    – Sâu: Phun ngừa bằng thuốc Sumic EC với liều 10ml/8 lít, Lanante 18g/8lít.

    – Rầy: Phòng ngừa dùng thuốc Lanante 20ml/8lít.

    – Rệp: Phòng trừ bằng thuốc Lanante 18g/8lít khi thấy rầy, rệp xuất hiện.

    – Bệnh sương mai: Dùng thuốc Ridomil để phòng trừ với liều 15 – 20g/ 8 lít.

    – Bệnh đốm lá; bệnh đốm vàng: Aternaria sp và bệnh đốm đen Cecosposa sp. Phòng ngừa bằng cách vệ sinh đồng ruộng, bón cân đối N, P, K, phun Anracol 70WP 10g/8 lít, Allitte 80WP 8g/8lít, Daconil 75WP 8g/8lít.

    – Bệnh chết rũ: Phòng ngừa bằng biện pháp luân canh trồng, dùng giống kháng, xử lý đất trước khi trồng. Phun ngừa sau trồng 15 ngày, chu kỳ phun 10 ngày/ 1 lần với các loại thuốc Monceron 25WP (10ml/8lít), Rovral 50WP (10g/8lít), Allitte 80WP (10ml/8lít), Ridomil 72 MZ (20g/8lít).

  1. Thu hoạch và đóng gói

Sau ra ngôi khoảng 60 ngày cây đồng tiền đạt tiêu chuẩn: tươi khỏe, xanh tốt, không dị dạng, sạch bệnh, có chiều cao cây từ 15-18 cm; 4- 6 lá và có ≥ 6 rễ/cây, dài rễ 2- 4 cm thì có thể trồng ra ruộng sản xuất.

Trước khi bứng cây đi trồng 1 ngày, tưới đẫm để khi bứng cây đảm bảo rễ cây không bị đứt và giữ được bầu đất xung quanh bộ rễ. Dùng giấy gói bao quanh chặt bầu và vừa kín bộ lá để tránh bị tổn thương cây, gói 50 cây/1 bó.

Nên bứng cây trồng vào những ngày râm mát hay vào buổi chiều, tránh ngày có cường độ ánh sáng quá cao làm cây dễ bị mất nước, chậm phục hồi sau khi trồng.

Để vận chuyển đi xa xếp gọn gàng và vừa khít vào thùng cacton để tránh bị xê dịch. Đục lỗ xung quanh thùng để đảm bảo được thông thoáng.

Đỗ Thị Thảo
Phòng phân tích và thí nghiệm 

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để xây dựng các mô hình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho người dân trên địa bàn tỉnh

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp về khoa học và công nghệ là “Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn”. Trên cơ sở đó, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã chủ động bám sát nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương, kiên trì thực hiện mục tiêu lấy nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất và đời sống, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm. Việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN đã giải quyết kịp thời các vấn đề bức thiết, nhất là trong lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phục vụ đối tượng hưởng lợi là nông dân. Qua đó đã hình thành các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa; xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo bước chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội.

Đời sống người dân các địa phương trong tỉnh đa phần còn gặp nhiều khó khăn, trình độ kỹ thuật canh tác còn nhiều bất cập, sản xuất theo số lượng… Do vậy, để nâng cao thu nhập cho người dân cần thiết phải nâng cao năng lực sản xuất, biết áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, liên kết sản xuất nông – lâm nghiệp bền vững, liên kết giữa trồng trọt với chăn nuôi nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, sản xuất nông nghiệp gắn bảo vệ phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn tăng hệ số kinh tế từ nhiều mặt.

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và sản xuất, giúp người dân trên địa bàn tỉnh nói chung và các đơn vị thuộc Viện Nông nghiệp nói riêng tiếp cận với các quy trình sản xuất, nâng cao năng lực áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào thực tế sản xuất trong cộng đồng và các giải pháp lâm sinh trong giao rừng cho cộng đồng góp phần xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống người đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã đặc biệt khó khăn. Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất Nông – Lâm nghiệp cho người dân các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Tại Viện Nông nghiệp, do đặc thù về địa hình, chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù và điều kiện khí hậu thời tiết, vị trí đặt trụ sở của các đơn vị thuộc Viện Nông nghiệp nên hoạt động đặc thù và sản xuất của Viện Nông nghiệp chủ yếu tập trung  vào ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm KHCN chất lượng từ các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh đã nghiệm thu cụ thể:

Về trồng trọt:

Đối với vụ xuân triển khai thực hiện sản xuất giống lúa thuần chất lượng, diện tích 19,9 ha (Bắc Thịnh SNC: 1,08 ha; Bắc Thịnh NC:16,41 ha; Sao Vàng: 2,41 ha). Tổng sản lượng đạt 133,713 tấn, trong đó: Bắc Thịnh SNC sản lượng là 5,962 tấn, đạt 170% kế hoạch (kế hoạch là 3,5 tấn); Bắc Thịnh NC sản lượng là 116,615 tấn, đạt 142% kế hoạch (kế hoạch là 82 tấn); Sao Vàng sản lượng 11,136 tấn, đạt 92,8% kế hoạch. Đặc biệt, đã lựa chọn, khảo nghiệm và chuyển giao quy trình kỹ thuật các giống lúa do Viện Nông nghiệp làm chủ cho người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận đạt chất lượng.

Ngoài ra, Viện Nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương triển khai sản xuất giống lúa thuần chất lượng Bắc Thịnh, với diện tích 41,5 ha; Tổng sản lượng thu được là 96,681 tấn, đạt 116% kế hoạch. Phối hợp với trang trại Hoa Dương, xã Thiệu Dương triển khai thực hiện trên giống lúa Đài Thơm 8 với diện tích 4,3 ha. Sản lượng thu được 24,3 tấn, sản lượng ước đạt 5,6 tấn/ha.

Đồng thời đã cơ giới hóa nông nghiệp: Gặt dịch vụ được 30ha; dịch vụ máy cấy 30ha; máy làm đất 10ha. Tổ chức thực hiện con người và máy móc đảm bảo an toàn lao động.

Diện tích lúa giống của Viện Nông nghiệp đang khảo nghiệm
Giống lúa Bắc Thịnh của Viện Nông nghiệp tại mô hình liên kết

Về chăn nuôi, thủy sản:

Trên quan điểm xác định chăn nuôi, thủy sản là một trong những mũi nhọn để nâng cao tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Hiện nay Thanh Hoá là tỉnh có tổng đàn gia súc lớn thứ 3 trong cả nước. Trong đó đàn trâu 190 ngàn con, đàn bò 265 ngàn con, Đàn lợn có 1,2 triệu con, đàn gia cầm 23,6 triệu con.

Chăn nuôi gia súc là đối tượng vật nuôi quan trọng được Viện Nông nghiệp  quan tâm đến chất lượng giống vật nuôi chủ yếu là giống địa phương. Một số chương trình của Viện Nông nghiệp đã cung cấp giống bò cái sinh sản cho các xã thuộc chương trình ngoài 30A, bò đực, trâu đực giống, gà, vit hậu bị thuộc chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo QD/50/TTg

Công tác chuyển giao quy trình kỹ thuật được Viện Nông nghiệp quan tâm, đã chuyển giao số công trình là: Kỹ thuật sử dụng tinh phân giới tính trong chăn nuôi bò sữa; Kỹ thuật sản xuất tinh trâu cọng dạ để TTNT cho trâu cái; Phương án bảo tồn nguồn gen bò vàng; nghiên cứu lai tạo giống lợn F1 ( Meishan x Móng cái) để sản xuất lợn sữa xuất khẩu; Kinh doanh thương mại vật tư TTNT cho trâu, bò nhằm cung ứng cho các dẫn tinh viên trong tỉnh Nitơ, tinh trâu, bò và vật tư (găng tay, ống gen) kèm theo, đã cung ứng 251 liều tinh trâu, 100 liều tinh bò Brahman, 650 tinh bò BBB.

Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ để sản xuất tôm, cua giống; tôm cua thương phẩm cho thị trường gồm: Tôm giống: Hơn 30 triệu con, cua xanh: 7 triệu con.

Sản phẩm của mô hình Bò lai
Sản phẩm của mô hình Lợn Meisan
Sản phẩm của mô hình Vịt cổ lũng

Tại trụ sở Viện Nông nghiệp, năm 2014-2016 được UBND giao thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh, là đơn vị chủ trì đã tiếp nhận quy trình kỹ thuật và làm chủ công nghệ, đã ứng dụng thành công và nhân rộng mô hình từ sau khi tổng kết nhiệm vụ năm 2016. Đến nay, Viện nông nghiệp đã làm chủ hoàn toàn quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo thương phẩm, luôn đảm bảo uy tín chất lượng nguồn sản phẩm đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo khô, đông trùng hạ thảo để sản xuất sản phẩm rượu…Mang lại giá trị khoa học là hoàn thiện quy trình công nghệ phù hợp với địa phương, chủ động nhân rộng và làm chủ công nghệ, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho cán bộ bộ phận kỹ thuật từ nguồn công việc đã làm chủ. Đồng thời luôn đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất để đảm bảo các sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng trên địa bàn và các tỉnh lân cận tin tưởng. Bước đầu đã tạo tiền đề thuận lợi cho Viện Nông nghiệp đi vào hoạt động.

Hàng năm, sản xuất trên 7.500 hộp Đông trùng hạ thảo cho hoạt động /năm; Rượu Đông trùng hạ thảo: Ngân 7.500 lít rượu;sản xuất các giống nấm ăn nấm dược liệu: 50.000 bịch thương phẩm/ năm.

Mặt trước sản phẩm chai rượu đông trùng hạ thảo
Mặt sau sản phẩm chai rượu đông trùng hạ thảo
Bộ sản phẩm Rượu đông trùng hạ thảo

Là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập, trực thuộc UBND tỉnh, ngoài các nhiệm vụ về thực hiện chức năng nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tư vấn về chiến lược phát triển và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa còn có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm và công nghệ lĩnh vực nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản.

Viện Nông nghiệp đã kế thừa hàng trăm lượt những công trình nghiên cứu từ các nhiệm vụ đặc thù, các nhiệm vụ khoa học công nghệ từ 06 đơn vị thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, 01 đơn vị từ sở Khoa học và công nghệ. Làm chủ và có nhiều kết quả nghiên cứu trực tiếp, là sản phẩm khoa học công nghệ, được ứng dụng thành công và cho ra thị trường các sản phẩm chất lượng, có giá trị kinh tế cao, như: Đông trùng hạ thảo, sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu, sản phẩm gạo chất lượng cao, sản phẩm từ chăn nuôi, thủy hải sản… Ngoài ra, những sản phẩm có triển vọng từ các nhiệm vụ khoa học công nghệ, hiện tại Viện Nông nghiệp chưa đáp ứng được với nhu cầu hiện nay, nhưng rất có giá trị và phù hợp với các địa phương trong tỉnh, các doanh nghiệp có nhiều lợi thế để nâng cao giá trị sản phẩm từ kết quả nghiên cứu của Viện Nông nghiệp, sự cần thiết của việc bảo vệ quyền sở hữu đối với các sản phẩm tiềm ẩn là hết sức quan trọng, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho địa phương mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc bảo vệ chính trị nội bộ các sản phẩm đặc hữu vùng miền, đậm nét giá trị văn hóa địa phương.

Hiện tại, Viện Nông nghiệp đang làm chủ và tổ chức thực hiện gồm: Lĩnh vực trồng trọt: 9 đề tài, dự án; Lĩnh vực lâm nghiệp: 9 đề tài, dự án; Lĩnh vực chăn nuôi: 18 đề tài, dự án; Lĩnh vực thủy sản: 3 đề tài, dự án; Lĩnh vực công nghệ sinh học: 13 đề tài, dự án.

Ngoài ra: Các công nghệ Viện Nông nghiệp đã chuyển giao: Lĩnh vực trồng trọt: 4 công nghệ; Lĩnh vực thủy sản: 2 công nghệ; Lĩnh vực Công nghệ sinh học: 5 công nghệ.

Từ các nhiệm vụ đã được tiếp nhận và chuyển giao, Viện Nông nghiệp đã tổ chức triển khai, ứng dụng thành công để sản xuất sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng, mang lại giá trị và hiệu quả về:

Xã hội: Nâng cao thu nhập cho cán bộ trực tiếp thực hiện tại các bộ phận thuộc Viện, người dân khu vực dựu án được thụ hưởng, từng bước góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đói trong nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tạo cơ sở để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao khối lượng nông sản hàng hoá có giá trị, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư trong vùng dự án. Nâng cao trình độ dân trí, khả năng tiếp cận và hình thành nên ý thức tự giác áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cộng đồng dân tộc ít người. Góp phần hoàn thiện mô hình phát triển kinh tế – xã hội nông thôn miền núi theo hướng áp dụng tiến bộ KH-KT đồng bộ. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ địa phương ở cơ sở tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trình độ dân trí được nâng cao nhất là kiến thức về nông nghiệp, nông thôn mới.

Môi trường: Các mô hình trên đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương: Chuyển đổi sang chăn nuôi bò lai bán chăn thả cho hiệu quả thu nhập cao hơn, cải tạo đất đồi, vườn rừng bằng trồng bời lời đỏ vừa phủ xanh đất trống, chống xói mòn, vừa bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và hạn chế ô nhiễm môi trường. Nuôi bò bán chăn thả góp phần giữ gìn vệ sinh chung thôn làng, giảm dịch bệnh trên gia súc và nhân dân, việc tận dụng phế phụ phẩm để sản xuất phân hữu cơ góp phần phục hồi và nâng cao độ phì đất đai, việc trồng xen các loại cây rừng góp phần điều tiết vùng tiểu khí hậu trong khu vực, giảm thiểu những tác động xấu của thời tiết cực đoan (nắng hạn kéo dài, mưa lũ bất thường…) góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống trong khu vực…

Lê Thị Dung
Chuyên viên phòng Phân tích và thí nghiệm