Phim Khoa giáo: Quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo

Kính mời Quý vị theo dõi bộ phim khoa giáo: “Quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo” Bản quyền do Đài PTTH Thanh Hoá sản xuất, với sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu, sản xuất nấm đông trùng hạ thảo trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong đó có Viện Nông nghiệp.

 

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật – hướng đi cho nông nghiệp công nghệ cao

(Baothanhhoa.vn) – Ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đang là xu thế tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc. Vì vậy những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm bảo tồn và phát triển các nguồn gen thực vật có giá trị, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại có khả năng cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Từ thành công nhân giống cây lan kim tuyến…

Qua nhiều lần đi công tác, được nghe cán bộ kỹ thuật của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa nói nhiều về phương pháp kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, đó là nuôi cấy mô tế bào thực vật (hay còn gọi là công nghệ invitro) nhưng chưa lần nào tôi được quan sát các quy trình kỹ thuật để tạo ra những giống cây trồng trẻ hóa, sạch bệnh… Thấy chúng tôi tò mò về sản phẩm cây giống chất lượng cao, chị Phạm Thị Lý, Trưởng Phòng Phân tích và Thí nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa nhiệt tình dẫn chúng tôi đến nơi các kỹ sư nông nghiệp đang cần mẫn chăm sóc những mầm xanh trong phòng thí nghiệm. Chị Lý chỉ cho chúng tôi xem hàng trăm lọ thủy tinh, trong đó là giống cây keo lai được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và giải thích: “Nuôi cấy mô tế bào thực vật là quá trình tách rời một bộ phận của thực vật, nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp, ở điều kiện vô trùng 100%, sau đó, mô tế bào ban đầu sẽ phát triển thành cây hoàn thiện. Đây là kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, vì có thể khắc phục được tình trạng thoái hóa của các giống cây trồng. Với phương pháp này, năm 2020 chúng tôi đã sản xuất thành công giống cây lan kim tuyến”.

Theo chị Lý, lan kim tuyến là một loại dược liệu vô cùng quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, vì nó có tác dụng tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh, phòng ngừa loãng xương, tiểu đường và tăng cường hệ thống miễn dịch… Chính vì sự quý hiếm trên nên năm 2007 lan kim tuyến được đưa vào sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm IA, nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại. Và cũng đã có rất nhiều phương pháp nhân giống lan kim tuyến, như: nhân giống bằng hạt, bằng cây con, giâm cành. Tuy nhiên, các phương pháp trên đều không hiệu quả. Vì vậy, viện đã giao cho Phòng Phân tích và Thí nghiệm nhiệm vụ lưu giữ, phân lập và nhân giống lan kim tuyến bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật. Qua những lần làm thử nghiệm, cán bộ kỹ thuật đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm môi trường nuôi cấy phù hợp cho mỗi giai đoạn phát triển của cây với điều kiện thực tế tại phòng thí nghiệm. Song, bằng công sức và tất cả đam mê, nhóm công nghệ sinh học của phòng đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất lan kim tuyến thương phẩm bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật.

“Phòng đang phấn đấu sau năm 2025 sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng cây giống lan kim tuyến trên địa bàn tỉnh, hướng tới trở thành đơn vị đi đầu trong việc cung ứng nguồn cây giống chất lượng cao, mở rộng thị trường không chỉ tại Thanh Hóa mà còn ở các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ” – chị Lý cho hay.

… Đến mở rộng quy mô nhân giống các loại cây trồng khác

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, sau thử nghiệm sản xuất thành công giống cây lan kim tuyến, Phòng Phân tích và Thí nghiệm được Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giao nhiệm vụ mở rộng quy mô nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào với nhiều giống cây trồng khác nhau. Từ đó phòng đã sản xuất được hàng loạt các loại cây trồng, các chủng giống nấm có chất lượng cao.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa: Nuôi cấy mô tế bào thực vật là phương pháp kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay và ngày càng phổ biến, giúp sản xuất nhanh và đồng loạt các loại giống cây trồng mà vẫn lưu giữ được hoàn toàn đặc tính của cây gốc, khắc phục nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính khác như chiết, ghép hay giâm cành. Hiện, Phòng Phân tích và Thí nghiệm của Viện đang quản lý hàng chục giống cây và sản xuất theo yêu cầu của thị trường như các giống cây lâm nghiệp, cây dược liệu, các loại giống hoa, trong đó có các loại cây có giá trị kinh tế như lan kim tuyến, hoa đồng tiền, mía tím, mía đường, hoa chuông, hoa cúc… Đặc biệt, với phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, phòng đã tạo ra giống cây keo lai khẳng định tính ưu việt trong việc nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng, đã cung cấp cây giống cho các doanh nghiệp trong tỉnh.

Ngoài nghiên cứu ra các giống cây trồng quý hiếm, có chất lượng, những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã không ngừng cập nhật, cải tiến và hoàn thiện công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng từ đông trùng hạ thảo, các loại nấm ăn và nấm dược liệu, các loại rau thủy canh, rau mầm, như: Rượu đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo tươi, khô; nấm linh chi, nấm sò, nấm mộc nhĩ… Tính từ năm 2019 đến nay, viện sản xuất ra từ 5.000 đến 20.000 hộp đông trùng hạ thảo/năm, mỗi năm tăng 25% so với kế hoạch năm trước. Hiện nay, viện đang chỉ đạo Phòng Phân tích và Thí nghiệm nghiên cứu, tìm các công thức môi trường nuôi cấy đối với một số loài cây đáp ứng yêu cầu của thị trường, như: Ba kích, nhân sâm và 3 dòng keo lai mới.

“Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã bước đầu gặt hái những thành công. Đây là một bước phát triển nông nghiệp công nghệ cao giúp cho nông dân trên địa bàn tỉnh chủ động được nguồn giống các loại cây trồng có giá trị kinh tế trên thị trường. Từ đó, làm thay đổi và nâng cao nhận thức cho nông dân về mô hình nuôi trồng hiện đại để ngày càng nhân rộng quy mô và hiệu quả kinh tế trong trồng trọt trước sự tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Thời gian tới, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa sẽ tiếp tục duy trì và phát triển hơn nữa những thế mạnh của viện. Không ngừng nâng cao trình độ khoa học và công nghệ. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ trong việc nghiên cứu khoa học, nhất là việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm bảo tồn và phát triển các nguồn gen thực vật có giá trị. Trên cơ sở đó tạo ra hướng đi đúng đắn cho nông nghiệp công nghệ cao. Tiếp tục nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về nông nghiệp công nghệ cao của các đơn vị trong và ngoài nước để chủ động tìm tòi các công nghệ mới, tiếp cận và làm chủ công nghệ trong việc nhân giống cây trồng. Chú trọng đào tạo nguồn lực cán bộ chất lượng cao để đáp ứng với nhu cầu chuyên môn, nhu cầu nghiên cứu…” – Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải chia sẻ.

Bài và ảnh: Ngân Hà

Phạm Thị Lý
TP.Phân tích và Thí nghiệm

Công đoàn Viện Nông nghiệp Thanh Hoá tham gia Hội thao công chức, viên chức, lao động năm 2023

Sáng 29-9, Công đoàn Viên chức tỉnh đã tổ chức hội thao CCVCLĐ năm 2023. Dự hội thao có các đồng chí: Đinh Thị Thanh Hà, Phó Bí thư Đảng uỷ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Trịnh Thị Hoa, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh; Nguyễn Duy Tự, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa.

Dự hội thao có 33 đoàn với gần 400 vận động viên đến từ các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh. Các vận động viên tranh tài ở 3 môn thi đấu gồm: Bóng chuyền hơi, bóng bàn và cầu lông. Hội thao là sân chơi lành mạnh, bổ ích nhằm nâng cao thể chất, tăng cường sức khoẻ, tạo động lực thúc đẩy phong trào thể dục – thể thao ngày càng phát triển, nâng cao đời sống tinh thần trong CCVCLĐ. Đây cũng là dịp để CCVCLĐ giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, thắt chặt tình đoàn kết, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, chào mừng thành công Đại hội Công đoàn tỉnh Thanh Hoá lần thứ XX, chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII.

BCH Công đoàn Viện Nông nghiệp đã cử 02 vận động viên thuộc TTTVQHTT&CLPTNN tham gia hội thao CC,VC, NLĐ năm 2023 do công đoàn viên chức tỉnh tổ chức.

Một số hình ảnh về Hội thao:

Gần 400 vận động viên tham gia hội thao.
Gần 400 vận động viên tham gia hội thao.
Các vận động viên tranh tài môn bóng chuyền hơi.
Đoàn VĐV của Công đoàn Viện Nông nghiệp Thanh Hoá

Nguồn bài viết: Báo Thanh Hoá

Trần Anh Đức
Phòng QLKH

Một số nội hàm về “ Khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật; chủ động, tích tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững” cần được nhận diện, nhận thức đầy đủ trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần tổ, chức thực hiện thành công Nghị Quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa Lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, cũng như tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đóng vai trò rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Dưới đây là một số nội dung chi tiết cần được nhận diện, nhận thức đầy đủ:

1. Nghiên cứu khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp

a. Tập trung nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, kháng bệnh tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Đánh giá Điều kiện tự nhiên của từng vùng:

+Thu thập và phân tích dữ liệu về khí hậu, đất, nước và các yếu tố môi trường khác của từng khu vực.

+ Xác định các điểm mạnh và điểm yếu, cũng như những thách thức mà nông dân trong từng vùng phải đối mặt.

– Nghiên cứu và phát triển giống cây trồng và vật nuôi mới:

+ Thực hiện các thí nghiệm và nghiên cứu trên giống cây trồng và vật nuôi mới tại các trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm.

+ Hợp tác với các tổ chức nghiên cứu quốc tế và trong nước để trao đổi thông tin và kỹ thuật.

– Đánh giá năng suất và khả năng kháng bệnh:

+ Tổ chức các thử nghiệm, khảo nghiệm trên hiện trường trường để đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng thích nghi của giống cây trồng và vật nuôi trước các bệnh tật và sâu hại, điều kiện bất lợi của môi trường trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu..

+ Xác định những giống nào có năng suất cao và kháng bệnh tốt nhất để ứng dựng vào sản xuất..

– Ứng dụng và Chuyển giao kiến thức:

+ Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo và hội nghị để chia sẻ kết quả nghiên cứu và ưu điểm của giống cây trồng và vật nuôi mới đến tổ chức, hộ nông dân.

+ Khuyến khích nông dân thử nghiệm và áp dụng giống mới trên diện rộng.

– Hỗ trợ và Tư vấn:

+ Cung cấp tư vấn kỹ thuật cho nông dân về cách trồng cây và chăn nuôi nuôi vật nuôi mới.

+ Tạo ra một mạng lưới hỗ trợ cho nông dân để giải quyết bất kỳ vấn đề hoặc thách thức nào liên quan đến việc sử dụng giống mới.

Tóm lại: Nhiệm vụ này không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về khoa học nông nghiệp mà còn cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu, chính phủ và cộng đồng nông dân.

b. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường và tái sử dụng nguồn tài nguyên. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta cần xem xét nhiều khía cạnh và tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Dưới đây là nội hàm chi tiết:

– Ứng dụng Công nghệ Sinh học:

+ Phát triển và ứng dụng các giải pháp sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, y học, và công nghiệp chế biến.

+ ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống qui mô công nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

+ Tạo ra các giống cây trồng và vật nuôi biến đổi gen có khả năng kháng sâu, kháng bệnh, và thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

+ Khám phá vi khuẩn và enzyme giúp phân giải chất cặn bã và chất thải, tạo ra năng lượng hoặc sản phẩm có giá trị.

– Bảo vệ Môi trường:

+ Nghiên cứu và phát triển các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các nguồn thải công nghiệp và nông nghiệp.

+ Ứng dụng các công nghệ sinh học để xử lý nước thải và khí thải, giảm thiểu lượng phát thải CO2 và các khí nhà kính khác.

+ Tạo ra các chiến lược quản lý rác thải hữu cơ và tái sử dụng chúng như là nguồn phân bón và năng lượng.

– Tái sử dụng Nguồn Tài nguyên:

+ Khuyến khích việc sử dụng lại và tái chế các nguồn tài nguyên như nước, kim loại, và chất liệu tự nhiên khác.

+ Phát triển các kỹ thuật và công nghệ mới để thu hồi nguyên liệu từ sản phẩm và chất thải sau khi đã sử dụng.

+ Tạo ra hệ thống thu gom và tái chế chất thải tại cơ sở sản xuất và trong cộng đồng.

– Hợp tác và Chia sẻ Kiến thức:

+ Hợp tác với các tổ chức quốc tế, trường học, và trung tâm nghiên cứu để trao đổi thông tin và kỹ thuật.

+ Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo và hội nghị để truyền đạt kiến thức và kỹ thuật mới cho cộng đồng.

– Đánh giá và Theo dõi:

+ Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá hiệu suất của các giải pháp đã áp dụng.

+ Thu thập và phân tích dữ liệu để đảm bảo rằng các giải pháp đang mang lại lợi ích cho môi trường và cộng đồng.

Tóm Lại: Nhiệm vụ này đòi hỏi sự kết hợp giữa khoa học, kỹ thuật, và chính sách công. Để thành công, cần có sự hợp tác và hỗ trợ từ cả cộng đồng, chính phủ và các tổ chức quốc tế.

2. Ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật

a. Áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Áp dụng Công nghệ cao:

+ Sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại trong quá trình canh tác và thu hoạch.

+ Áp dụng công nghệ thông tin, như IoT (Internet of Things), trong việc giám sát và quản lý nông trại.

+ Sử dụng biotechnolgy như chỉnh sửa gen để phát triển giống cây trồng và vật nuôi kháng bệnh và thích nghi với khí hậu.

– Cải tiến quy trình sản xuất:

+ Chuyển từ canh tác truyền thống sang canh tác chính xác, dựa trên dữ liệu để tối ưu hóa việc sử dụng nước, phân bón và thuốc trừ sâu.

+ Ứng dụng hệ thống canh tác sạch, như hệ thống canh tác không đất, hydroponics ( công nghệ trồng thủy canh), và aquaponics.

+ Đề cao việc áp dụng phương pháp sản xuất hữu cơ và bền vững.

– Giảm thiểu tác động tới môi trường:

+ Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và giảm thiểu việc sử dụng năng lượng không tái tạo.

+ Tối ưu hóa việc sử dụng nước và tái sử dụng nước thải sau khi xử lý.

+ Ưu tiên việc sử dụng thuốc trừ sâu tự nhiên, giảm việc sử dụng các chất hóa học gây hại cho môi trường.

+ Thực hiện phân loại và tái chế chất thải nông nghiệp, đồng thời ưu tiên việc chuyển đổi chất thải thành năng lượng thông qua quá trình phân giải sinh học.

– Giáo dục và tập huấn:

+ Tổ chức các chương trình tập huấn về ứng dụng công nghệ cao và phương pháp sản xuất bền vững cho nông dân.

+ Khuyến khích sự hợp tác giữa các trường học, trung tâm nghiên cứu và ngành nông nghiệp để chia sẻ kiến thức và nguồn lực.

– Đánh giá và đổi mới liên tục:

+ Xây dựng và áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu suất sản xuất và tác động tới môi trường.

+ Khuyến khích việc nghiên cứu và đổi mới liên tục, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tác động tới môi trường.

Tóm lại: Áp dụng những giải pháp này yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và cộng đồng nông dân.

b. Sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin để quản lý và theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu:

+ Xây dựng và duy trì một hệ thống cơ sở dữ liệu chứa thông tin về nguồn gốc, quá trình sản xuất, ngày thu hoạch, và các bước xử lý của sản phẩm.

+ Tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau, như dữ liệu về thời tiết, đất đai, và thuốc bảo vệ thực vật.

+ Công nghệ theo dõi và giám sát:

+ Sử dụng các cảm biến, máy ảnh và thiết bị giám sát khác để theo dõi quy trình sản xuất theo thời gian thực.

+ Áp dụng công nghệ IoT (Internet of Things) để kết nối và truyền dữ liệu từ các thiết bị giám sát đến hệ thống quản lý trung tâm.

– Hệ thống truy xuất nguồn gốc:

+ Cung cấp mã QR hoặc NFC trên sản phẩm, cho phép người tiêu dùng truy xuất thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất của sản phẩm.

+ Đảm bảo tính minh bạch và tăng cường lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm.

– Ứng dụng phân tích dữ liệu:

+ Sử dụng phân tích dữ liệu để dự đoán và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.

+ Tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm rủi ro.

– Cảnh báo và phản hồi tức thì:

+ Thiết lập hệ thống thông báo tự động khi phát hiện vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.

+ Tích hợp kênh phản hồi từ người tiêu dùng, giúp nhanh chóng giải quyết vấn đề và cải tiến sản phẩm.

– Đào tạo và tập huấn:

+ Tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên về việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất.

+ Khuyến khích sự tiếp tục cập nhật kiến thức và kỹ năng về công nghệ mới.

Tóm lại: Áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất minh bạch, đáng tin cậy cho người tiêu dùng.

3. Chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật

a. Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, chương trình tư vấn để chuyển giao công nghệ và kiến thức mới tới người nông dân. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Xác định nhu cầu học hỏi của nông dân:

+ Phân tích nhu cầu thực tế của người nông dân về kiến thức và công nghệ ( Có thể thông qua hợp tác với hội nông dân các cấp để lấy thông tin từ như cầu của nông dân )

+ Thực hiện khảo sát trực tiếp để hiểu rõ những vấn đề mà người nông dân đang gặp phải.

– Lên kế hoạch và tổ chức buổi tập huấn:

+ Xác định các chủ đề tập trung cho buổi tập huấn, từ cơ bản đến nâng cao.

+ Mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu và những người có kinh nghiệm thực tế để giảng dạy ( hợp tác các nhà chuyên môn từ trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước các cấp)

+ Sắp xếp lịch trình sao cho phù hợp với thời gian và điều kiện của người nông dân.

– Tổ chức hội thảo:

+ Mời các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp tham gia để trình bày về những tiến bộ và ứng dụng mới trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Tạo cơ hội cho người nông dân gặp gỡ, trao đổi thông tin và kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp.

– Chương trình tư vấn:

+ Cung cấp dịch vụ tư vấn một cửa cho người nông dân về các vấn đề kỹ thuật, quản lý, và thị trường, phòng chống dịch hại.

+ Mở rộng mạng lưới cố vấn kỹ thuật tại các khu vực nông thôn để hỗ trợ nông dân trực tiếp tại chỗ.

– Tài liệu và tài nguyên học tập:

Phát triển và phân phối tài liệu học tập, video hướng dẫn và các ứng dụng di động giúp nông dân tự học và nâng cao kiến thức.

– Đánh giá và phản hồi:

+ Thu thập phản hồi từ người nông dân sau mỗi buổi tập huấn và hội thảo để cải thiện chất lượng và nội dung trong tương lai.

+ Thực hiện đánh giá hiệu quả của các chương trình tư vấn, xác định những điểm mạnh và điểm cần cải thiện.

– Hợp tác và liên kết:

+ Hợp tác với các tổ chức nghiên cứu, trường học và doanh nghiệp để cập nhật thông tin và kiến thức mới nhất.

+ Xây dựng mạng lưới hợp tác giữa người nông dân, cơ sở nghiên cứu và nhà sản xuất để tăng cường chuyển giao công nghệ.

Tóm lại: Mục tiêu cuối cùng của nhiệm vụ này là đảm bảo người nông dân luôn được cập nhật với những kiến thức và công nghệ mới nhất, giúp họ nâng cao năng suất và chất lượng sản

b. Hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận và áp dụng các giải pháp mới vào sản xuất. Dưới đây là chi tiết nội hàm của nhiệm vụ này:

– Đào tạo và tập huấn:

+ Tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về giải pháp, công nghệ và quy trình mới.

+ Hướng dẫn thực hành trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, giúp người nông dân áp dụng kiến thức vào thực tế.

– Tư vấn kỹ thuật trực tiếp:

Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ, giúp người nông dân giải quyết các vấn đề thực tiễn khi áp dụng giải pháp mới.

– Hỗ trợ tài chính:

+ Hướng dẫn và hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi dành cho việc áp dụng công nghệ mới.

+ Giới thiệu và kết nối với các chương trình hỗ trợ, tài trợ từ chính phủ và tổ chức phi chính phủ.

– Chương trình thử nghiệm và minh họa:

Thiết lập các cơ sở thử nghiệm, mô hình minh họa giúp người nông dân trải nghiệm và hiểu rõ hơn về giải pháp mới trước khi quyết định áp dụng rộng rãi ( xây dựng các mô hình trình diễn với cây co giống mới và kỷ thuật canh tác tiên tiến).

– Hỗ trợ tiếp cận thông tin:

+ Xây dựng và cập nhật liên tục cơ sở dữ liệu, ứng dụng, trang web với thông tin về giải pháp và công nghệ mới.

+ Tổ chức các hội thảo, hội nghị cập nhật thông tin và kết nối người nông dân với các nhà cung cấp, chuyên gia.

– Phát triển mạng lưới hợp tác:

Kết nối người nông dân với các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và các nhóm nông dân khác để chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong việc áp dụng giải pháp mới.

– Đánh giá và phản hồi:

+ Thu thập ý kiến phản hồi từ người nông dân sau khi áp dụng giải pháp mới để cải thiện và tối ưu hóa hỗ trợ trong tương lai.

+ Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả và lợi ích mang lại từ việc áp dụng các giải pháp và công nghệ mới.

Tớm lại: Việc hỗ trợ người nông dân một cách toàn diện, từ tài chính, kỹ thuật đến kiến thức, sẽ giúp họ tự tin hơn trong việc áp dụng các giải pháp mới, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

4. Tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong nông nghiệp

a. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các công nghệ số hóa để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

– Phân tích dữ liệu lớn (Big Data):

+ Thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như cảm biến, máy bay không người lái, hệ thống thời tiết, và cơ sở dữ liệu thị trường.

+ Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để nhận biết xu hướng, mô hình và dự đoán tình hình thời tiết, giá cả thị trường.

– Trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý sản xuất:

+ Ứng dụng AI để tự động hóa quá trình tưới tiêu, bón phân và bảo vệ thực vật dựa trên dữ liệu và thuật toán phân tích.

+ Sử dụng AI để nhận diện và phát hiện sự xuất hiện của các bệnh và côn trùng gây hại, giúp người nông dân kịp thời can thiệp.

– Công nghệ số hóa trong quản lý:

+ Xây dựng hệ thống quản lý nông trại số hóa, cho phép người nông dân theo dõi, quản lý và điều chỉnh quy trình sản xuất từ xa.

+ Ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng để đảm bảo tính minh bạch và nguồn gốc của sản phẩm.

– Hệ thống dự báo và giảm thiểu rủi ro:

+ Xây dựng mô hình dự đoán thời tiết, giá cả thị trường và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sản xuất.

+ Phát triển hệ thống cảnh báo sớm để người nông dân có thể chuẩn bị và ứng phó kịp thời với các tình huống bất lợi.

– Nâng cao chất lượng sản phẩm:

+ Áp dụng công nghệ AI và dữ liệu lớn để tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ lựa chọn giống, quản lý đất, tới thu hoạch, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Sử dụng công nghệ để giám sát và đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chế biến.

– Đào tạo và hỗ trợ người nông dân:

+ Tổ chức các khóa đào tạo giúp người nông dân nắm vững kiến thức và kỹ năng về ứng dụng công nghệ tiên tiến.

+ Cung cấp tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ trong việc triển khai các giải pháp công nghệ tại các trang trại.

– Tối ưu hóa chuỗi cung ứng:

Ứng dụng AI để dự đoán nhu cầu thị trường, giúp người nông dân quyết định về mức độ sản xuất và phân phối sản phẩm một cách hiệu quả.

Tóm lại: Nhiệm vụ này giúp nông nghiệp hướng tới sự hiện đại, bền vững và hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi ích cho

b. Phát triển nền nông nghiệp thông minh, ứng dụng các giải pháp IoT (Internet of Things) trong quản lý và điều hành nông trại. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

– Đánh giá Hiện trạng:

+ Đánh giá tình hình sử dụng công nghệ trên nông trại: phần cứng, phần mềm, mạng lưới truyền dữ liệu, khả năng truy cập Internet…

+ Xác định các vấn đề cần giải quyết và các cơ hội phát triển thông qua việc áp dụng IoT.

– Chọn lựa thiết bị và giải pháp:

+ Các cảm biến giám sát môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, pH, nồng độ dinh dưỡng…

+ Thiết bị tự động hóa: hệ thống tưới tiết kiệm, máy gặt, máy trồng…

+ Hệ thống giám sát từ xa qua mạng lưới không dây.

– Xây dựng và triển khai hệ thống:

+ Lắp đặt và tích hợp các cảm biến và thiết bị vào hệ thống IoT của nông trại.

+ Xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu và phân tích dữ liệu từ các cảm biến.

+ Xây dựng ứng dụng di động hoặc web giúp người quản lý có thể giám sát và điều khiển nông trại từ xa.

– Phân tích và tối ưu dữ liệu:

+ Xử lý và phân tích dữ liệu thực tế thu thập từ cảm biến để đưa ra các quyết định tối ưu cho việc sản xuất nông nghiệp.

+ Tạo ra các mô hình dự đoán để cải thiện hiệu suất và giảm thiểu rủi ro (ví dụ: dự đoán bệnh tật ở cây trồng).

– Đào tạo và hỗ trợ:

+ Tổ chức các khóa đào tạo cho người lao động và quản lý nông trại về cách sử dụng và bảo trì hệ thống IoT.

+ Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật khi gặp sự cố hoặc nhu cầu nâng cấp.

– Mở rộng và nâng cấp:

+ Theo dõi và cập nhật các công nghệ mới liên quan đến IoT trong nông nghiệp.

+ Mở rộng việc áp dụng giải pháp IoT sang các khu vực khác của nông trại hoặc đối với các loại cây trồng và vật nuôi khác.

– Tích hợp với các hệ thống khác:

Kết nối hệ thống IoT của nông trại với các hệ thống thông tin khác như ERP, SCM, hoặc CRM để tối ưu hoá toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

Kết luận: việc ứng dụng IoT trong nông nghiệp thông minh không chỉ giúp nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm, mà còn giúp quản lý nông trại một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro.

5. Phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững:

a. Thúc đẩy việc tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản, giảm phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

– Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm:

+ Phát triển và cải tiến giống: Tạo ra giống cây trồng và gia súc cao cấp, phù hợp với điều kiện khí hậu và thị trường.

+ Tăng cường công nghệ sau thu hoạch: Phát triển các công nghệ chế biến, bảo quản giúp nâng cao giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản và mở rộng thị trường tiêu thụ.

+ Giảm chi phí sản xuất:

+ Ưu tiên sử dụng công nghệ: Áp dụng các giải pháp tự động hóa, máy móc giúp tăng năng suất và giảm lượng lao động.

+ Tối ưu hóa nguồn lực: Áp dụng quản lý tài nguyên nước hiệu quả, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý và tiết kiệm.

+ Chuyển đổi mô hình sản xuất: Ứng dụng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hợp tác hoặc nông nghiệp kết hợp.

– Nâng cao giá trị trong chuỗi cung ứng:

+ Khuyến khích hợp tác và liên kết: Giữa nông dân, nhà chế biến, và người tiêu thụ để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng.

+ Tập trung vào tiếp thị và branding: Xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng giá bán.

+ Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: Tìm kiếm và kết nối với các đối tác nước ngoài, tham gia vào các chuỗi cung ứng quốc tế.

– Đào tạo và truyền đạt kiến thức:

+ Tổ chức các khóa đào tạo: Cho nông dân về các kỹ thuật, công nghệ mới và quản lý nông trại hiệu quả.

+ Hỗ trợ thông tin thị trường: Cung cấp thông tin về giá cả, xu hướng thị trường, và nhu cầu của người tiêu thụ.

– Khuyến khích đổi mới và nghiên cứu:

+ Tạo điều kiện cho việc nghiên cứu: Tạo ra giải pháp giúp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.

+ Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi: Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trong nông nghiệp.

Tóm lại: Mỗi một bước trên đều đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tạo ra giá trị gia tăng, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

b. Phát triển bền vững nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đảm bảo an ninh lương thực. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

.- Chuyển đổi hướng nông nghiệp bền vững:

+ Ứng dụng nông nghiệp hữu cơ: Giảm thiểu sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân tự nhiên và kỹ thuật canh tác sinh học.

+ Phát triển nông nghiệp hợp sinh: Ứng dụng canh tác xen canh, canh tác kết hợp giữa cây trồng và chăn nuôi để tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

– Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường:

+ Quản lý và tái sử dụng nước: Tối ưu hóa việc sử dụng nước, ưu tiên hệ thống tưới nhỏ giọt, thu nước mưa và tái sử dụng nước.

+ Phát triển năng lượng tái tạo: Sử dụng năng lượng mặt trời, gió và sinh khối trong hoạt động nông nghiệp.

+ Quản lý rác thải và tái chế: Tập trung vào việc giảm lượng rác thải từ nông sản và tái chế chất còn lại từ quá trình sản xuất.

– Đảm bảo an ninh lương thực:

+ Diversification: Đa dạng hóa các loại cây trồng và gia súc để giảm thiểu rủi ro từ các yếu tố như bệnh tật, biến đổi khí hậu.

+ Tăng cường hệ thống dự trữ lương thực: Xây dựng và duy trì kho lưu trữ lương thực ở mức an toàn, đảm bảo cung cấp thực phẩm trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiếu hụt.

+ Nâng cao năng lực dự báo và phản ứng: Phát triển hệ thống giám sát và dự báo để đảm bảo sẵn sàng phản ứng trước các yếu tố đe dọa an ninh lương thực.

– Đào tạo và nâng cao nhận thức:

+ Tổ chức các chương trình đào tạo: Dành cho nông dân về các kỹ thuật canh tác bền vững và quản lý tài nguyên môi trường.

+ Phổ biến kiến thức: Qua các chiến dịch truyền thông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và an ninh lương thực.

– Tăng cường hợp tác quốc tế:

+ Chia sẻ kiến thức và công nghệ: Hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để chia sẻ và học hỏi các kỹ thuật, giải pháp và best practices.

+ Tham gia các thỏa thuận quốc tế: Về bảo vệ môi trường, an ninh lương thực và phát triển bền vững.

Tóm lại: Khi thực hiện nhiệm vụ này, cần có sự đồng lòng và hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, cộng đồng nông dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự.

Tóm lại: Để có cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn nữa về thực hiện khâu đột phá “ Về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật; chủ động, tích tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững” theo Nghị quyết Đại hội Lần thứ XIX của tỉnh Thanh Hóa, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu tham khảo, cập nhật bổ các văn bản chính thức, các báo cáo hoặc chương trình phát triển của tỉnh đã ban hành trong giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030. Từ đó để xây dựng Kế hoạch trung hạn, dài hạn có nội dung toàn diện, sát thực tiễn và triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

Tác giả: Nguyễn Đình Hải –Viện trưởng Nông nghiệp Thanh Hóa

Công tác sản xuất thương phẩm các giống keo lai tại viện nông nghiệp

Thực hiện Nghị quyết số 185, ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, về việc ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 – 2025; Quyết định 252/QĐ-VNN ngày 02/6/2021 của Viện trưởng Viện Nông nghiệp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, đơn vị trực thuộc, Phòng Phân tích và thí nghiệm được giao nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây trồng có giá trị để phục vụ phát triển sản xuất và đời sống đồng thời cung ứng giống cây trồng cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Hiện nay nuôi cấy mô đã không còn xa lạ với ngành nông nghiệp, chính vì vậy việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là hướng phát triển tất yếu hiện nay. Nuôi cấy mô có vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp nhằm tạo ra các giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt, sạch bệnh. Phòng Phân tích và thí nghiệm – Viện Nông nghiệp đã nghiên cứu, làm chủ được nhiều quy trình công nghệ và đưa vào sản xuất thành công nhiều giống cây nông – lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Năm 2021, phòng đã đi tiếp nhận Công nghệ nuôi cấy Keo lai bằng phương pháp in vitro từ Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp – Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, Phòng PTTN ưu tiên đến lĩnh vực công nghệ sinh học, ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật để sản xuất các cây giống nông – lâm nghiệp chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, trong đó có giống cây Keo lai nuôi cấy mô. Keo lai là giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo lá tràm. Đây là loại cây lâm nghiệp có nhiều đặc điểm phù hợp trong phát triển rừng trồng của nước ta. Đây là loại cây có khả năng sinh trưởng tốt, phù hợp với nhiều vùng sinh thái lâm nghiệp.

Cây Keo Lai nuôi cấy mô có ưu điểm là thời gian sinh trưởng nhanh; năng suất cao, có khả năng chống chịu gió bão và sâu bệnh tốt hơn hẳn, thân lên thẳng, ít phân nhánh; có rễ cọc chắc chắn, thân dẻo dai nên chịu được gió mạnh, hạn chế được gãy đổ. Rừng trồng từ giống Keo Lai nuôi cấy mô thường rất ít khi bị rủi ro giảm chi phí cho người trồng rừng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do nhu cầu thị trường ngày càng lớn, Phòng Phân tích và Thí nghiệm đã nỗ lực, kết nối để có thể tiếp nhận công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật nắm vững công nghệ sản xuất về giống cây Keo lai nuôi cấy mô.

Keo lai là loài cây trồng quan trọng và có triển vọng trong nhiều chương trình trồng rừng ở Việt Nam, đặc biệt trên những vùng đất bị thoái hóa.

Trong quản lý giống cây lâm nghiệp thì yếu tố chất lượng di truyền của giống là quan trọng nhất vì nó quyết định năng suất và chất lượng của rừng trồng. Cây keo lai nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô có những ưu điểm:

– Các cây con đồng nhất về mặt di truyền, mang đây đủ những ưu thế lai của cây mẹ.

– Hệ số nhân cao, rút ngắn thời gian đưa giống vào sản xuất.

– Nhân được một số lượng cây lớn trong một diện tích nhỏ. Trong 1m2 nền có thể để được tới 18.000 cây.

– Cây được làm sạch bệnh và không tiếp xúc với các nguồn bệnh vì vậy bảo đảm các cây giống sạch bệnh, khoẻ mạnh.

– Cây keo lai cấy mô sau khi trồng có tốc độ sinh trưởng nhanh và đồng đều, thân lên thẳng, ít phân nhánh, không chẻ thân, có rễ cọc chắc chắn, thân không giòn, chịu được gió mạnh, ít đổ ngã nên có thể trồng thành cây lâu năm lấy gỗ, nâng cao giá trị kinh tế.

Quy trình tạo ra cây keo lai nuôi cấy mô:

Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Viện nông nghiệp Thanh Hóa cho phép cải tạo cơ sở vật chất để phát triển công nghệ nuôi cấy mô nhằm tập trung sản xuất, phát triển cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cung cấp giống cho thị trường.

Cây Keo giống baừng phương pháp nuôi cấy mô

Phấn đấu sau năm 2025 cây keo lai NCM là cây mũi nhọn của VNN, thương mại hóa sản phẩm. Hoàn thiện công nghệ sản xuất cây Keo lai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tham gia nghiên cứu sản xuất. Chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong và ngoài tỉnh để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất. Phấn đấu đáp ứng được nhu cầu thị trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hướng tới trở thành đơn vị đi đầu trong việc cung ứng nguồn cây giống chất lượng cao, mở rộng thị trường không chỉ tại tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ.

Giống Keo lai trong phòng thí nghiệm

Đỗ Thị Thảo
KS. Phòng Phân tích và Thí nghiệm

Công tác lưu giữ các giống cây bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật tại phòng thí nghiệm.

Nguồn gen là một trong những tài nguyên thiên nhiên tái tạo, có tầm quan trọng đặc biệt gắn với nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, cùng các giá trị về sinh thái, môi trường. Thực hiện Quyết định 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án phát triển Viện nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025. Việc lưu giữ, bảo tồn nguồn gen nói chung và nguồn gen cây trồng nói riêng có nhiều ý nghĩa trong phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của tỉnh cũng như mang lại giá trị văn hóa, ghi dấu ấn về những sản vật địa phương. Bên cạnh đó, lưu giữ nguồn gen cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp bảo tồn nguồn gen khác như: Hệ số nhân giống cao, tính đồng nhất và ổn định di truyền cao, nâng cao chất lượng giống do tạo được các giống sạch bệnh, loại bỏ được các nguồn vi khuẩn, virus, nấm bệnh…, nhân giống Invitro có thể nhân nhanh cây không kết hạt hoặc kết hạt kém trong những điều kiện sinh thái nhất định, có tiềm năng công nghiệp hoá do chủ động về chế độ chăm sóc, chiếu sáng, nhiệt độ …

Viện trưởng Nguyễn Đình Hải xuống thăm phòng thí nghiệm.

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là công nghệ nuôi cấy mô, tế bào và các cơ quan hoàn toàn sạch các vi sinh vật trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo trong điều kiện vô trùng; Tạo ra những giống cây trồng được trẻ hóa, khỏe, sạch bệnh, đặc biệt là bệnh về virus; Giống cây được tạo ra có độ đồng đều cao và giữ nguyên vẹn đặc tính sinh học, đặc tính kinh tế của cây bố mẹ. Nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành phương pháp nhân giống vô cùng phổ biến với nhiều loại cây trồng như: Cây công nghiệp, cây nông nghiệp, hoa, cây cảnh, cây dược liệu…

 

Công tác kiểm tra kỹ thuật nhân giống trong phòng thí nghiệm

Chính những lý do trên, việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để lưu giữ, bảo tồn và sản xuất cây giống chất lượng cao đang được tỉnh nhà hết sức quan tâm. Tại kế hoạch Số: 82/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng: Ngành Lâm nghiệp, tập trung quản lý chặt chẽ, bảo vệ và sử dụng bền vững rừng tự nhiên hiện có; Nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh đối với rừng trồng sản xuất; hình thành một số vùng chuyên canh tập trung, đạt tiêu chuẩn bền vững để đáp ứng cơ bản nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cải thiện sinh kế của người dân.

Vì vậy, công việc cấp bách cần phải đẩy mạnh kịp thời hiện nay là tìm kiếm cơ hội nhân rộng và sản xuất, phát huy thế mạnh giống cây bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật mang thương hiệu viện Nông nghiệp. Phấn đấu sau năm 2025 phòng Phân tích và thí nghiệm viện Nông nghiệp Thanh Hóa sẽ lựa chọn 02 sản phẩm cây giống bằng phương pháp này làm mũi nhọn để cung cấp thị trường.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phòng phân tích và thí nghiệm – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức nghiên cứu, triển khai và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Đặc biệt, lĩnh vực công nghệ sinh học được chú trọng phát triển nhằm phục vụ sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh. Thực hiện theo quyết định 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án phát triển viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Đã và đang thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo tồn và phát triển các nguồn gen, giống cây trồng và các chủng giống nấm ăn, nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao, cây đặc hữu của tỉnh như: Các giống Mía tím Kim tân, Giống mía đường; Giống cây Bưởi luận văn; Giống lan Kim tuyến; Nấm Đông trùng hạ thảo, nấm Linh chi,…

                        Một các giống cây lưu giữ trong phòng thí nghiệm.      
                        Một các giống cây lưu giữ trong phòng thí nghiệm.      
                        Một các giống cây lưu giữ trong phòng thí nghiệm.      
Cán bộ kỹ thuật đang thực hiện thao tác cấy cây trong PTN
Cán bộ kỹ thuật đang thực hiện thao tác cấy cây trong PTN

Cán bộ kỹ thuật đang thực hiện thao tác cấy cây trong PTN

Hiện tại, để phát huy thế mạnh cá nhân  thúc đẩy công tác NCKH và dịch vụ, khuyến khích tạo cơ chế tự chủ cho cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Tích cực tìm kiếm khai thác đơn hàng, phát triển thị trường để cung ứng sản phẩm đạt chất lượng, hợp tác và liên kết liên doanh với các công ty nhằm phối hợp, chuyển giao phát triển giống cây trồng và sản phẩm công nghệ sinh học phục vụ phát triển trong sản xuất nông nghiệp. Viện Nông nghiệp Thanh Hóa luôn quyết liệt triển khai thực hiện hiệu quả, linh hoạt các giải pháp duy trì và phát triển ổn định nhằm mục tiêu lựa chọn 02 sản phẩm cây nuôi cấy mô làm mũi nhọn để sản xuất thương phẩm phục vụ thị trường sau năm 2025, đồng thời đào tạo và quan  tâm, chú trọng phát huy thế mạnh đội ngũ chuyên sâu đủ cả về số lượng và chất lượng để sẵn sàng tiếp nhận một đơn hàng lớn. Không ngừng đào tạo củng cố kiến thức, tiếp cận công nghệ tư duy mới để bắt kịp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay, nhất là tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng máy móc, trang thiết bị quy mô công nghiệp.

Hoàng Vũ Thảo
Phó Viện trưởng

Bài tham luận Về “ Đổi mới tư duy, nhận thức, tác phong, lề lối làm việc góp phần nâng cao hiệu quả công việc thời gian qua” tại Viện Nông nghiệp nói riêng và công việc của một đảng viên nói chung.

Là đảng viên thuộc Đảng ủy Viện Nông nghiệp – đơn vị sinh hoạt thuộc Công đoàn viên chức tỉnh, tôi tên là Phạm Thị Lý – Ủy viên BCH đảng ủy Viện Nông nghiệp – Bí thư chi bộ phòng Phân tích và thí nghiệm – Trưởng phòng phân tích và thí nghiệm – Chủ tịch công đoàn cơ sở Viện Nông nghiệp, xin được tham luận với hội nghị chủ đề: Về “ Đổi mới tư duy, nhận thức, tác phong, lề lối làm việc góp phần nâng cao hiệu quả công việc thời gian qua” tại Viện Nông nghiệp nói riêng và công việc của một đảng viên nói chung.

Thưa toàn thể các đồng chí

Viện Nông nghiệp là đơn vị được Thủ thướng Chính phủ ra quyết định thành lập ngày 30 tháng 5 măn 2018, được sáp nhập từ 7 đơn vị trực thuộc của sở Nông nghiệp, phát triển nông thôn và sở Khoa học và công nghệ hợp thành.

Trong 3 năm qua, bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối, Đảng uỷ Viện Nông nghiệp đã kịp thời ban hành các văn bản[1] lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các chi bộ trực thuộc và các tổ chức chính trị xã hội tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Khoá XII) “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 phù hợp với tình hình thực tiễn tại Viện; xác định cụ thể, nội dung học tập và làm theo Bác, tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong học tập và nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận 97 ngày 15/5/2014, Kết luận 54 ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những chủ trương, chính sách về lĩnh vực an ninh lương thực, phòng, chống thiên tai, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm….Lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội; là vấn đề có tính chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.

 Nhận thức về vai trò, ý nghĩa cũng như hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, của cán bộ, đảng viên và người lao động tại Viện Nông nghiệp. Nhất là nhận thức của người cán bộ, đảng viên về vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn được nâng lên, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, Nhân dân cùng chung sức, đồng lòng với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Đồng thời, sứ mệnh khi ra đời mang tên Viện Nông nghiệp thuộc tỉnh Thanh Hóa là sự nỗ lực rất lớn, sự quan tâm hàng đầu của các cấp, sở ban ngành thuộc tỉnh Thanh Hóa rành ưu tiên cho lĩnh vực Nông nghiệp nói chung và dành cho Viện Nông nghiệp chúng tôi nói riêng.

Xác định được sự kỳ vọng của tỉnh, đảng ủy viện Nông nghiệp, tập thể lãnh đạo Viện Nông nghiệp đã chỉ đạo và điều hành đảng ủy, các chi bộ, đảng viên người lao động nhận định rõ việc “ Đổi mới tư duy, nhận thức, tác phong, lề lối làm việc góp phần nâng cao hiệu quả công việc thời gian qua” tại Viện Nông nghiệp. Từ khi sáp nhập đến nay có nhiều bước tiến quan trọng và dần ổn định được hướng đi cho lĩnh vực nông nghiệp với nhiệm vụ vừa nghiên cứu vừa sản xuất dịch vụ để sau năm 2025 Viện nông nghiệp sẽ tự chủ hoàn toàn.

Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ thường xuyên, đặt hàng và các nhiệm vụ khoa học công nghệ, Viện Nông nghiệp đã kịp thời ban hành các cơ chế, xây dựng quy chế nội bộ, hỗ trợ thúc đẩy phát triển để cán bộ thuộc đơn vị  luôn tạo được sự khích lệ, khuyến khích, chuyên tâm cho nhiệm vụ chuyên môn nhằm định hướng phát triển chung Viện nông nghiệp để tăng trưởng về kinh tế tăng thu nhập cho cán bộ trong nghề yên tâm công tác.

Tập thể lãnh đạo Viện Nông nghiệp luôn động viên, hỗ trợ về nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ, quán triệt tư tưởng bao cấp, trì trệ và bảo thủ, định hướng cơ chế dân chủ cơ sở, chủ động công việc, thảo luận phương pháp tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoán định mức, kinh thông tư tưởng thụ động, chờ đợi, rèn luyện tác phong xử lý công việc cuốn chiếu và khuyến khích tính tự chủ, tự giác của tất cả các đảng viên và tập thể người lao động từng bộ phận thuộc Viện Nông nghiệp.

Cán bộ, đảng viên, người lao động tại Viện Nông nghiệp luôn phát huy, duy trì và phát triển các sản phẩm từ nghiên cứu khoa học để ứng dụng và vận dụng vào thực tiễn sản xuất tại đơn vị, gắn việc sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm như: (12 loại sản phẩm nấm ăn nấm dược liệu, các sản phẩm lúa, gạo bắc Thịnh, rau, đậu, các sản phẩm từ hải sản, Tôm, Cua, cá đặc sản từ lĩnh vực thủy sản và đặc biệt rượu đông trùng hạ thảo được thực hiện từ khâu sản xuất đông trùng hạ thảo làm nền tảng.

Với cách làm linh hoạt của từng bộ phận, đảng viên được tập thể lãnh đạo Viện Nông nghiệp giao cho từ đầu năm đã được đẩy mạnh và đạt những kết quả tích cực, các sản phẩm đã dần được thị trường biết đến công nhận, đa phần cán bộ đã yên tâm công tác và thu nhập ổn định qua sự chỉ đạo, định hướng của tập thể lãnh đạo Viện Nông nghiệp.

 Xác định rõ, là cán bộ thuộc Viện Nông nghiệp, không đơn thuần là thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu khoa học thuần túy, mà phải linh hoạt, kết hợp giữa công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng sản xuất dich vụ để khích lệ tính chủ động, tư duy đổi mới, xóa bỏ sự trì trệ, ỷ lại của một số ít cán bộ, đảng viên thời gian trước, đồng thời đa dạng hình thức tổ chức sản xuất, nhất là triển khai các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả, thu nhập cao cho cán bộ và người dân liên quan. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi, giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm ra thị trường và có thu nhập cho cán bộ lao động tương xứng thời gian qua.

Thưa toàn thể các đồng chí

Những thành tích đạt được sau gần 5 năm thành lập Viện Nông nghiệp, sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Khoá XII) “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là hết sức tự hào, có ý nghĩa rất lớn, nhưng vẫn cần phải thẳng thắn chỉ ra các tồn tại, hạn chế đó là:

Vẫn còn lúng túng, thụ động, về tính chủ động của một số ít bộ phận đảng viên chưa đổi mới, thích ứng với tình hình hiện tại;

Công tác phát triển các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và sự kỳ vọng của các cấp, sở ban ngành trong tỉnh đối với Viện Nông nghiệp;

Việc mở rộng, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao; sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao còn ít, khả năng cạnh tranh thấp;

Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, tìm kiếm kênh tiêu thụ mới chưa được đẩy mạnh; việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn còn hạn chế;

Việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ còn chậm;

Việc duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng của thương hiệu các sản phẩm của Viện Nông nghiệp vẫn chưa ổn định, bền vững;

Nguồn lực đầu tư còn khiêm tốn; chưa hình thành nhiều các chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển nông nghiệp gắn với phát triển đô thị, dịch vụ còn rất hạn chế.

Thưa toàn thể các đồng chí

Trong không khí phấn khởi của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kỷ niệm 68 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ và hướng tới kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; cương vị là một đảng viên, tôi chân thành cảm ơn Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh cho phép tôi được trình bày tham luận của đơn vị mình góp phần nhỏ bổ sung số liệu đến Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

 Chủ tịch Hồ chí minh kính yêu của chúng ta là tấm gương cao đẹp về ý chí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước, thương dân tha thiết, tinh thần cách mạng vô sản, trong sáng. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là sự kết tinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, liên tục và lâu dài của Đảng ta. Mỗi người đảng viên chúng ta luôn thấm nhuần tư tưởng của Người, từ cá thể sẽ tạo nên tập thể, từ tập thể sẽ tạo nên phong trào để toàn đảng toàn dân luôn hướng theo và làm theo.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh và toàn thể quý đại biểu tại hội nghị đã tạo điều kiện cho tôi thời gian tham luận.

Tôi xin hết và chúc hội nghị thành công tốt đẹp!

[1] Kế hoạch số 02-KH/ĐU ngày 21/1/2022; Kế hoạch số 15-KH/ĐU ngày 24/2/2023

Phạm Thị Lý
TP. Phân tích và Thí nghiệm, Chủ tịch Công đoàn Viện

Phát triển sản xuất nghề miến dong Yên Lạc, Như Thanh

Nghề làm miến dong ở xã Yên Lạc, huyện Như Thanh đã có từ lâu. Tuy nhiên, trước đây chỉ sản xuất nhỏ lẻ để phục vụ trong các hộ gia đình và buôn bán nhỏ lẻ tại địa phương và các xã lân cận. Nhằm phát huy nghề truyền thống làm miến dong của địa phương theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị kinh tế, nghề làm miến dong đã được địa phương quan tâm chú trọng nâng cao chất lượng, hướng tới xây dựng sản phẩm theo hướng hàng hóa, hoàn chỉnh thương hiệu cho sản phẩm miến dong Yên Lạc để sản phẩm được biết đến và tiêu thụ trên cả nước.

(Diện tích trồng dong riềng của người dân xã Yên Lạc)

 Xã Yên Lạc, huyện Như Thanh hiện có 2.400ha đất tự nhiên trong đó diện tích đất màu trên 366ha với thổ nhưỡng chủ yếu là đất đỏ bazan, rất phù hợp đối với cây dong riềng. Đây là 1 điều kiện thuận lợi để cây dong riềng phát triển và cho chất lượng tốt nhất, hàm lượng tinh bột lớn nhất, mùi vị đặc trưng và thơm ngon nhất. Những năm qua, xã Yên Lạc đã quan tâm chỉ đạo bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển diện tích cây dong riềng, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất miến dong trên địa bàn, đồng thời để phát triển thương hiệu miến dong Yên Lạc thành sản phẩm hàng hóa chính của địa phương. HTX Dịch vụ nông Nghiệp Yên Lạc do ông Phạm Công Bảo làm giám đốc với 17 thành viên tham gia để HTX đứng ra quản lý toàn bộ quy trình sản xuất và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Hiện nay, trong toàn xã đã trồng phát triển được 10 ha dong riềng  với 1 vụ/năm, thời vụ thường bắt đầu từ tháng 1 đến dịp cuối tháng 10 đầu tháng 11 âm lịch hằng năm, cây dong riềng thu hoạch cũng là thời điểm HTX bắt tay vào vụ sản xuất miến. Để tạo ra được những sợi miến ngon, đảm bảo chất lượng an toàn cho sức khỏe ngay từ khâu trồng rong diềng HTX đã áp dụng quy trình trồng dong riềng theo phương pháp hữu cơ, vừa nâng cao năng suất lại bảo đảm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Để quản lý tốt các vùng nguyên liệu, các thành viên trong HTX dịch vụ nông Nghiệp Yên Lạc thường xuyên sát sao hướng dẫn các hộ dân làm đúng quy trình từ khâu chọn đất, chọn giống đến khâu thu hoạch. Các hộ trồng dong cũng tham gia quá trình kiểm tra, giám sát, học hỏi lẫn nhau về kỹ thuật trồng, từ đó cho ra những sản phẩm chất lượng, bảo đảm nguồn nguyên liệu sạch. Bà Lê Thị Oanh, thôn Ao mè, xã Yên Lạc cho biết: “Cây dong riềng là cây dễ tính, ít sâu bệnh, lại chịu hạn tốt nên phù hợp với vùng đất đồi của xã. Năng suất và chất lượng của riềng tùy thuộc vào thời gian trồng, mỗi vụ thu hoạch năng suất thu được khoảng tới 75 đến 80 tấn/ha, đất tốt lên tới 100tấn/1ha, với giá thu mua của HTX dịch vụ nông nghiệp Yên Lạc từ 2.100 – 2.200đ/1kg. Sau khi trừ chi phí gia đình tôi còn lãi gần 70-80.000 triệu đồng/ha”

(Quy trình sản xuất miến dong Yên Lạc)

Ông Phạm Công Bảo cho biết quy trình làm miến trải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu trồng dong riềng đến thu hoạch củ, dong già sau khi thu về sẽ được đưa vào lồng máy rửa sạch đất, sau đó qua máy nghiền để nghiền thành bột thô. Bột dong thô sẽ được đưa vào đánh nhuyễn nhiều lần bằng máy để tinh bột được ra hết, sau đó cho vào bể bơm đầy nước cho tinh bột lắng xuống. Sau khoảng 5 – 7 lần lọc bột loại bỏ tạp chất,  thu về bột dong nguyên chất sau đó bột được làm chín và đưa qua khuôn cắt thành sợi. Miến ra khuôn được phơi nắng trên các giàn tre để không bị giòn, gãy. Và cũng chỉ miến được phơi nắng mới đảm bảo được hương vị thơm ngon chuẩn của dong. Sợi miến nhỏ có màu trong hơi xám, khi nấu sợi dẻo, mềm, độ dai vừa phải, không bị nát, có vị thơm ngon của dong riềng. Quy trình làm miến dong hoàn toàn 100% tinh bột miến được chế biến từ củ dong riềng được trồng tại địa phương, không pha trộn các loại bột khác và không sử dụng hóa chất để tẩy trắng. Tất cả những công việc này đòi hỏi sự tâm huyết, công sức, tỉ mỉ, kiên trì, khéo léo từ đôi bàn tay của bà con nông dân thành viên HTX nông nghiệp Yên Lạc vì vậy sản phẩm miến dong không chỉ là một món hàng hóa đơn thuần mà còn chứa đựng những gì đặc trưng nhất thể hiện nét văn hóa địa phương, văn hóa ẩm thực qua từng sợi miến được làm ra của vùng. Để hội nhập với nền nông nghiệp số hiện nay, HTX còn chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm miến dong Yên Lạc, sản phẩm được đóng gói bao bì bắt mắt, đăng ký mã số, mã vạch, có tem truy xuất nguồn gốc chứng nhận chất lượng sản phẩm và đăng ký bán trên các trang thương mại điện tử. Năm 2020-2021, HTX dịch vụ nông nghiệp tiêu thụ trên 1500 tấn nguyên liệu củ dong riềng, đạt 30 tấn tinh bột, sản xuất ra gần 10 tấn sản phẩm là miến dong, tạo việc làm cho gần chục lao động địa phương với thu nhập bình quân 5,5-6 triệu đồng/người/tháng.

Hiện tại đầu ra của sản phẩm được phân phối tại các đại lý, các chợ lớn tại hơn 20 điểm kinh doanh trong huyện, tỉnh và cung cấp đi các tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, Đồng Nai, Kon Tum.. và trở thành sản phẩm nông sản đặc trưng của Huyện Như Thanh.  Nhờ việc đầu tư sản xuất và kinh nghiệm sản xuất truyền thống nên sản phẩm miến dong Yên Lạc của cơ sở HTX dịch vụ Nông nghiệp Yên lạc được các thương lái lựa chọn. Hiện sản phẩm được bán lẻ với giá 75-90.000đồng/kg. So với các loại miến rong khác, miến rong Yên Lạc không rẻ hơn nhưng làm ra bao nhiêu hết bấy nhiêu nhất là vào dịp lễ tết luôn trong tình trạng cháy hàng. Một tiểu thương tại chợ Điện Biên cho biết “Miến dong Yên Lạc sợi mềm, nhỏ nhưng nấu lên dai, trắng đẹp mắt. Hơn nữa, sản phẩm làm hoàn toàn từ bột dong không chạy theo lợi nhuận mà pha trộn loại bột khác và chất bảo quản, nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Không chỉ vậy, HTX Dịch vụ nông Nghiệp Yên Lạc cũng rất chú trọng hình thức sản phẩm với bao bì nhãn mác đẹp, đầy đủ thông tin theo quy định, đóng gói túi nhỏ nên tiện sử dụng hàng ngày”. Những năm vừa qua, Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) được xã Yên Lạc quan tâm phát triển và là nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Do đó, miến dong là sản phẩm được xã lựa chọn là sản phẩm đặc trưng của địa phương để phát triển, xây dựng thương hiệu và quảng bá đến người tiêu dùng trong cả nước. Năm 2021, trải qua quá trình hoàn thiện hồ sơ, thẩm định, đánh giá sản phẩm miến dong Yên Lạc, Như Thanh được đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao của tỉnh. Nhờ đó miến dong Yên Lạc càng khẳng định được thương hiệu, đảm bảo chất lượng và quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng. Ông Lê Xuân Chinh, Chủ tịch UBND xã Yên Lạc cho biết:  “Để nhân rộng diện tích cây dong riềng trên địa bàn xã, nhằm giúp nhân dân về vốn Vừa qua, HĐND xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó, đặc biệt quan tâm đến cơ chế thưởng trong xây dựng Nông thôn mới và thưởng cho các chủ thể có sản phẩm OCOP được công nhận cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc qia. Triển khai nghị quyết này, Xã Yên lạc sẽ vận động người dân chuyển đổi những diện tích đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây dong riềng, hỗ trợ 50%  tiền giống sản xuất để xã sẽ phát triển ổn định diện tích cây dong riềng nhằm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, ”

Để xây dựng và phát triển thương hiệu lớn mạnh hơn trong những năm tới, định hướng sản xuất của HTX dịch vụ nông nghiệp Yên Lạc đó là tiếp tục đẩy mạnh công việc chế biến miến dong theo hướng hàng hóa,mở rộng quy mô trồng dong lên 25ha; từng bước đầu tư công nghệ hiện đại trong sản xuất gắn liền với yếu tố bảo vệ môi trường,mở rộng quy mô kho xưởng, bể lắng lọc, sân phơi,… phấn đấu năm 2022 đạt được 70-80 tấn sản phẩm ra thị trường; luôn quan tâm đến chất lượng, nâng cao kiến thức về quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, để HTX ngày càng phát triển, thương hiệu miến dong Yên lạc ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Bên cạnh đó HTX cũng đề ra chính sách hỗ trợ đối với những hộ nông dân mở rộng diện tích trồng riêng, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị nông sản, ổn định đầu ra và tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân của xã góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội địa phương./.

Phương Thuý

Trạm Kết Nối Cung Cầu và Hội chợ triển lãm- Trung tâm tư vấn quy hoạch Thị trường và chiến lược PTNN

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Việt Nam chỉ chuyển đổi số thành công khi đi con đường Việt Nam”

Chuyển đổi số là câu chuyện toàn cầu. Nhưng chuyển đổi số Việt Nam là con đường Việt Nam. Việt Nam chỉ phát triển được khi đi con đường Việt Nam. Nhận thức về chuyển đổi số đã rõ, lý luận đã hình thành. Con đường Việt Nam về chuyển đổi số đã định hình. Tổng diễn tập chuyển đổi số đã diễn ra trong năm 2021 và năm 2022 là năm tổng tiến công của chuyển đổi số. Đó là nhận định của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022 của Khối Công nghệ số Bộ TT&TT tổ chức ngày 28/1/2022.

Ngày 28/1/2022, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022 của Khối Công nghệ số. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng – Thứ trưởng phụ trách Khối Công nghệ số, đại diện lãnh đạo bảy đơn vị thuộc Khối Công nghệ số của Bộ bao gồm: Cục Tin học hóa, Cục An toàn thông tin, Vụ Quản lý Doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin, Viện Chiến lược TT&TT, Viện Phần mềm và Nội dung số, Trung tâm Chứng thực Điện tử Quốc gia. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Năm 2021: Khối Công nghệ số hoạt động với tinh thần “Việc 5 năm làm trong 1 năm”


Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đã báo cáo tóm tắt những nhiệm vụ công tác Khối Công nghệ số đã hoàn thành trong năm 2021. Cụ thể, Khối Công nghệ số đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc và an toàn an ninh mạng cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Việt Nam đã đạt được xếp hạng 25 về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu. Số lượng kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia tăng gấp 15 lần, từ 10 triệu năm 2020 tăng lên 200 triệu năm 2021. Đây là hệ thống CNTT lớn thứ hai của Bộ (sau hệ thống quản lý tên miền) và là hệ thống lớn thứ hai của quốc gia. Hàng tháng có 30 triệu người sử dụng nền tảng chống dịch. Thông qua Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chuyển đổi số do Bộ TT&TT khởi xướng, đã có 16 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận, dùng thử các nền tảng số xuất sắc Make in Vietnam. Đã có 2 nghìn doanh nghiệp chính thức sử dụng các nền tảng này sau khi kết thúc quá trình thử nghiệm. Cẩm nang chuyển đổi số bản điện tử tại địa chỉ dx.mic.gov.vn đã thu hút được sự quan tâm lớn của người dân, doanh nghiệp với 7 triệu lượt đọc.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, năm 2021, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhà nước đạt được nhiều thành tích đáng chú ý với việc xây dựng và trình được 26 văn bản QLNN quan trọng, trong đó có 20 văn bản được ban hành, đạt tỷ lệ hoàn thành 77%. Cụ thể, các văn bản pháp luật đã ban hành bao gồm: 1 hồ sơ luật, hai hồ sơ nghị định, 8 quyết định Thủ tướng Chính phủ, 2 thông tư, 12 tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, 1 định mức kinh tế kỹ thuật.


Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng báo cáo tóm tắt những nhiệm vụ công tác Khối Công nghệ số đã hoàn thành trong năm 2021

Năm 2021 là năm Khối Công nghệ số đã thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ của mình theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng “Việc 5 năm làm trong 1 năm”. Với khối lượng công việc làm được trong năm, nội hàm của tinh thần làm việc “Việc 5 năm làm trong 1 năm” đã được hiểu rõ nhất: Công việc làm được nhiều hơn, nỗ lực phải lớn hơn và lời giải cho các vấn đề phải đơn giản hơn, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ.

Chuyển đổi số chủ yếu là thay đổi cách tiếp cận

Ấn tượng với một số thành tựu của Khối Công nghệ số trong lĩnh vực chuyển đổi số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, triển khai chuyển đổi số muốn thành công chủ yếu phụ thuộc vào cách tiếp cận. Lấy trường hợp thành công của Cẩm nang chuyển đổi số phiên bản điện tử làm ví dụ. Chỉ với 1 người thực hiện trong 2 tháng, Cẩm nang chuyển đổi số bản điện tử đã thu hút 7 triệu lượt truy cập, cụ thể 712 nghìn lượt truy cập trong tháng 12/2021, mỗi người trung bình dừng lại khoảng 10 phút đọc cẩm nang. Cẩm nang bao gồm những câu hỏi đáp nhanh về chuyển đổi số (chuyển đổi số khi nào, là gì, là việc của ai, đem lại lợi ích gì cho người dân) và được triển khai với nguồn lực nhỏ. Điều đó cho thấy, chuyển đổi số về căn bản là nhanh, không tốn kém, chủ yếu là cách tiếp cận. Khi ta thay đổi cách tiếp cận, ta có thể giải các bài toán khó một cách dễ dàng.


Toàn cảnh Hội nghị

Về phát triển nền tảng số quốc gia trong năm 2022, là Thường trực của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Bộ TT&TT sẽ chia việc phát triển nền tảng số cho các Bộ ngành, địa phương theo lĩnh vực. Đối với nhiệm vụ này, Bộ trưởng lưu ý, khi đưa việc phát triển nền tảng số về cho các Bộ, tỉnh, cần đi kèm với các kế hoạch thực hiện theo tuần, theo tháng, thực hiện giám sát online. Có như vậy, Bộ TT&TT mới nhìn thấy sự tiến triển công việc, nếu các Bộ, tỉnh gặp khó khăn, Bộ TT&TT có thể hướng dẫn, hỗ trợ ngay. Chuyển đổi số là làm những việc mới, theo cách tiếp cận mới, chỉ có người khởi xướng, người dẫn dắt mới hiểu rõ. Do đó, khi đưa nền tảng số quốc gia về Bộ, tỉnh làm, cần phải đi kèm hướng dẫn, kế hoạch cụ thể, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Chuyển đổi số là làm cái mới, cái chưa có tiền lệ, vậy nên không sợ dốt. Kiến thức đã cũ, lỗi thời lại trở thành rào cản. Làm không ra, nghĩ không ra, đi hỏi người khác sẽ “ngộ” ra được nhiều điều, có thể tìm được lời giải cho những bài toán khó.

Trong lĩnh vực an toàn thông tin, Bộ trưởng bày tỏ sự vui mừng với việc thăng hạng về chỉ số an toàn thông tin của Việt Nam, xếp thứ 25 về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu. An toàn thông tin mạng đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam, Bộ trưởng chỉ đạo cần phải thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của lĩnh vực an toàn thông tin, thúc đẩy đào tạo nhân lực an ninh mạng để đào tạo ra những nhân lực xuất sắc. Bộ trưởng giao Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nghiên cứu phương án tổ chức các cuộc thi về ATTT với giải thưởng lớn (khoảng 500 nghìn USD).

Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng đã giải đáp, đưa ra những gợi ý cho những câu hỏi, băn khoăn, vướng mắc của đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Khối Công nghệ số liên quan đến nhiều vấn đề, từ bảo vệ dữ liệu cá nhân, xây dựng các tiêu chuẩn an toàn thông tin cho đến chuyển đổi số trong các lĩnh vực…

Thành công lớn nhất của Khối Công nghệ số năm 2021: Vượt lên nỗi sợ hãi, sợ bị chỉ trích, sợ bị phê bình.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao những thành tích đã đạt được trong năm 2021 cũng như kế hoạch hành động năm 2022 của toàn bộ Khối Công nghệ số.

Bộ trưởng nhận định, năm 2021 là năm vươn lên của Khối Công nghệ số toàn quốc. Thành công lớn nhất của Bộ TT&TT nói chung và Khối Công nghệ số nói riêng trong năm 2021 là đã vượt qua nỗi sợ, sợ bị phê bình, sợ “núi việc”. Vượt qua nỗi sợ hãi, Khối Công nghệ số đã biến nhiều việc “không thể” thành “có thể”: Xây dựng những nền tảng số quốc gia phục vụ hàng chục triệu người dùng với chi phí rất thấp.

Trong năm 2022, Bộ trưởng chỉ đạo, Bộ TT&TT với vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cần đặt ra kế hoạch hành động cho Ủy ban, đồng thời xây dựng hệ thống giám sát, báo cáo tự động, hệ thống báo cáo online.

Là Bộ dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT cần phải đi đầu về chuyển đổi số. Bộ trưởng giao Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng xây dựng kế hoạch chuyển đổi số của Bộ TT&TT, trình lên Bộ trưởng trong tháng 2.

Trong năm 2022, Bộ trưởng chỉ đạo, dịch vụ công trực tuyến vẫn cần phải tiếp tục cải tiến chất lượng, tăng tỷ lệ hồ sơ được giải quyết trực tuyến (30-70%); Bắt buộc đưa trợ lý ảo vào ứng dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước.

Liên quan đến chuyển đổi số, Bộ trưởng nhận định, nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, đầu tư, chi tiêu cho chuyển đổi số của các ngành, địa phương đã bắt đầu tăng, do vậy, Bộ cần khẩn trương ban hành các hướng dẫn triển khai, các tiêu chí đánh giá dự án chuyển đổi số, thành lập các tổ hậu kiểm, giám sát nhằm hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số tại các ngành địa phương được triển khai hiệu quả, thực sự mang lại giá trị có thể định lượng, đo đếm được.

Khối Công nghệ số được giao nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện lý luận về chuyển đổi số

Đảng và Nhà nước đã coi chuyển đổi số là động lực phát triển trong các thập kỷ tới. Trọng trách dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia được giao cho Bộ TT&TT. Đây là một sứ mệnh thiêng liêng, trọng trách lớn lao nhưng vinh quang. Trọng trách này Bộ trưởng giao cho Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng và Khối Công nghệ số. Tổng diễn tập chuyển đổi số đã diễn ra trong năm 2021 và năm 2022 là tổng tiến công chuyển đổi số.

Trong một cuộc cách mạng, sức mạnh tinh thần và niềm tin luôn mang yếu tố quyết định. Nhận thức về chuyển đổi số đã rõ, lý luận đã hình thành. Con đường Việt Nam về chuyển đổi số đã định hình. Chuyển đổi số là câu chuyện toàn cầu. Nhưng chuyển đổi số Việt Nam là con đường Việt Nam. Việt Nam chỉ phát triển được khi đi con đường Việt Nam.

Dẫn lối của Bộ TT&TT chính là nhận thức, là lý luận, là con đường Việt Nam. Người đứng đầu ngành TT&TT giao Khối Công nghệ số tiếp tục hoàn thiện lý luận về chuyển đổi số. Không có lý luận dẫn đường không làm được việc lớn, không ra được quyết định lớn. “Đầu tư nghiên cứu về chuyển đổi số, đầu tiên phải là lý luận, sau đó mới ra chiến lược, chính sách, hành động. Đây là một nhận thức mới về chuyển đổi số”, Bộ trưởng nhấn mạnh.


Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng tặng quà cho các đơn vị thuộc Khối Công nghệ số.

 * Hội nghị cũng đã vinh danh 24 cá nhân xuất sắc trên từng lĩnh vực của Khối Công nghệ số. Cụ thể: 10 gương mặt có tiềm năng trở thành nhân sự xuất sắc; Nhân sự xuất sắc trong học tập; Nhân sự xuất sắc trong quản lý nhà nước; Nhân sự xuất sắc trong quan hệ đối ngoại.


Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chụp ảnh lưu niệm với Khối Công nghệ số.

Nguồn: mic.gov.vn

Trần Anh Đức (ST)

Danh sách Thí sinh tham dự kiểm tra sát hạch vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức Viện Nông nghiệp và Nội quy phỏng vấn xét tuyển Viên chức Viện Nông nghiệp

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa xin thông báo Danh sách Thí sinh tham dự kiểm tra sát hạch vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức Viện Nông nghiệp và Nội quy phỏng vấn xét tuyển Viên chức Viện Nông nghiệp như sau:

  • Danh sách Thí sinh tham dự kiểm tra sát hạch vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức Viện Nông nghiệp:
  • Nội quy phỏng vấn xét tuyển Viên chức Viện Nông nghiệp: