Viện Nông nghiệp Thanh Hoá tham gia Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá, năm 2023

Sáng 9/11, tại tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá, năm 2023” đã thu hút 138 đơn vị tham gia với 200 gian hàng. Trong đó, có 40 gian hàng của 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa; 10 gian hàng của 5 tổ chức, hiệp hội, ngành hàng; 118 gian hàng của 84 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP và 32 gian hàng của 22 tỉnh, thành phố trên cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Thái Bình, Yên Bái, Nam Định, Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Ninh Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Bình Dương…

Đây được xem là cơ hội “vàng” để các doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh có thêm cơ hội tìm hiểu, ký kết các hợp đồng kinh tế, các biên bản ghi nhớ về cung cấp, tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, lưu thông, chế biến và tiêu thụ hàng hóa nông sản, thực phẩm an toàn giữa các địa phương gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Dưới đây là một số hình ảnh tại các gian hàng trưng bày sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn đến từ nhiều tỉnh, thành phố:

Viện Nông nghiệp Thanh Hoá cũng vinh dự có gian hàng tại số 132-133, với nhiều sản phẩm nông sản sạch, chất lượng và các sản phẩm Ocop của tỉnh nhà:

Kết nối cung - cầu sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn, cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp
Sản phẩm Đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Kết nối cung - cầu sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn, cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp
Gian hàng và các sản phẩm của Viện Nông nghiệp
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá đến tham quan gian hàng của Viện Nông nghiệp
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá đến tham quan gian hàng của Viện Nông nghiệp
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá đến tham quan gian hàng của Viện Nông nghiệp

Trần Anh Đức
P.Quản lý Khoa học

Hội nghị công bố và bàn giao kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng – nông hoá huyện Mường Lát

Sáng 21-8, tại huyện Mường Lát, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Mường Lát tổ chức công bố và bàn giao kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa huyện Mường Lát phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và lập Đề án Phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dự hội nghị có Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Mường Lát, Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 5; chuyên viên Viện Nông nghiệp Thanh Hóa; chuyên gia thổ nhưỡng – nông hóa; Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt kiểm lâm huyện; các tổ chức, đoàn thể, phòng ban, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện Mường Lát.

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát phát biểu ý kiến tại hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe lãnh đạo Viện Nông nghiệp Thanh Hóa khái quát tình hình sử dụng tài nguyên đất đai, giải pháp khai thác tối đa, hiệu quả nguồn tài nguyên đất trong sản xuất nông, lâm nghiệp, phục vụ Đề án “Phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045”.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa là đơn vị được UBND tỉnh giao nhiệm vụ xây dựng đề án, trong quá trình xây dựng đã phối hợp với UBND huyện và các đơn vị có liên quan để xây dựng bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa phục vụ đánh giá chất lượng đất, đánh giá thích nghi cây trồng và đề xuất hướng sử dụng hiệu quả, bền vững. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện điều tra, đánh giá lấy mẫu thổ nhưỡng, nông hóa và phân tích các chỉ tiêu về lý, hóa học đất, được thực hiện từ tháng 3-2022 đến tháng 8-2023.

Ông Lê Xuân Bắc, Trưởng phòng Kế hoạch Viện Nông nghiệp Thanh Hóa khái quát về nguồn tài nguyên đất trên địa bàn huyện Mường Lát

Tại hội nghị, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã công bố và bàn giao kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa huyện Mường Lát. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng để UBND huyện Mường Lát làm cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, kinh tế – xã hội của huyện và giúp cho các cấp, ngành địa phương, tổ chức, đơn vị chủ rừng, doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cập nguồn tài liệu này để chủ động trong công tác tổ chức sản xuất của đơn vị mình đạt hiệu quả cao nhất.

Qua kết quả điều tra, đánh giá, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa trên địa bàn huyện, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tiến hành lấy 1.174 mẫu, trong đó 208 mẫu phân tích các chỉ tiêu thổ nhưỡng (16 chỉ tiêu), 966 mẫu phân tích chỉ tiêu nông hóa (10 chỉ tiêu) trên tổng diện tích 79.050 ha trên 8 loại đất của huyện Mường Lát. Với kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên đất của huyện phổ biến có độ dốc cao, độ dày tầng đất mịn mỏng với khoảng 55.254,77 ha, chiếm 68,51% diện tích đất; đất có độ dốc >25o khoảng 63.899,73 ha, chiếm 79,23% diện tích đất và có tầng dày < 70 cm. Kết quả phân tích, đánh giá chất lượng thông qua các chỉ tiêu nông hóa cho thấy có trên 52.795,18 ha, chiếm 66,8% diện tích đất của huyện khá giàu chất hữu cơ tổng số và Kali trao đổi, dung tích hấp thu cation trung bình khá, nhưng có nhược điểm là đất chua và nghèo Lân dễ tiêu. Đây là căn cứ quan trọng cho việc đánh giá mức độ thích hợp đất đai và bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm năng của địa phương.

Ông Trần Văn Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Mường Lát tham luận tại hội nghị

Trên cơ sở tổng hợp thông tin kết quả điều tra khảo sát thực địa cho phép lựa chọn 16 loại cây trồng rừng có khả năng phát triển được ở địa bàn Mường Lát (gồm: quế, trẩu lá xẻ, thông ba lá, thông Caribea, thông nhựa, thông đuôi ngựa, sa mu, bồ đề, dổi xanh, mỡ, luồng, vầu, cọ phèn, cọ khiết, đậu thiều và lát hoa) để đưa vào phân hạng, đánh giá thích nghi, làm căn cứ đề xuất sử dụng, Viện Nông nghiệp đề xuất một số cây trồng lâm nghiệp chính theo vùng sinh thái, như:

Vùng 1 (Trung Lý, Mường Lý, Tam Chung): quế, trẩu, thông ba lá, thông Caribea, thông nhựa, thông đuôi ngựa, sa mu, bồ đề, dổi ăn hạt, mỡ, luồng, vầu, cọ phèn, dậu thiều, lát hoa.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc BQL Rừng phòng hộ phát biểu tham luận tại hội nghị

Vùng 2 (Quang Chiểu, Mường Chanh): quế, trẩu, thông Caribea, thông nhựa, thông đuôi ngựa, sa mu, bồ đề, dổi ăn hạt, mỡ, luồng, cọ phèn, đậu thiều, lát hoa.

Vùng 3 (Pù Nhi, Nhi Sơn): trẩu, thông ba lá, thông Caribea, thông nhựa, thông đuôi ngựa, sa mu, vầu.

Vùng 4 (Thị trấn Mường Lát): trẩu, thông Caribea, thông nhựa, thông đuôi ngựa, sa mu, bồ đề, đậu thiều.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đề nghị trên cơ sở tài liệu, bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa bàn giao, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mường Lát chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền, khai thác, sử dụng tài liệu đưa vào xây dựng kế hoạch sản xuất, bố trí cây trồng của địa phương trong thời gian tới đạt kết quả cao nhất.

Ông Đỗ Đình Đài, chuyên gia nông học – thổ nhưỡng Viện Nông nghiệp Hà Nội, phát biểu tại hội nghị

Sau khi có kết quả báo cáo của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, UBND huyện Mường Lát sẽ tổ chức tuyên truyền đến người dân về những kết quả nghiên cứu giúp người dân có thể tự trang bị cho mình các kiến thức về sử dụng đất hợp lý, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Việc điều tra, đánh giá thổ nhưỡng, nông hóa trên địa bàn huyện mở ra hướng phát triển mới cho lĩnh vực nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị

Người nông dân được hiểu rõ tính chất của các loại đất, hàm lượng các nguyên tố vi lượng, chất dinh dưỡng để lựa chọn cho đất một loại cây trồng phù hợp nhất theo cơ cấu 4 vùng sinh thái của huyện. Từ đó hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô phù hợp với điều điện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện, đảm bảo hiệu quả môi trường, kinh tế và sử dụng đất bền vững.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trao hồ sơ cho UBND huyện Mường Lát

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, nông hóa và đánh giá phân hạng đất đai, cây trồng hiện có phân bố trên địa bàn huyện đã đánh giá được 16 loài và nhóm loài cây trồng lâm nghiệp tương đối phù hợp với từng khu vực tại 8 xã, thị trấn của huyện. Qua đó, giúp cho các cơ quan quản lý giám sát, cập nhật tình hình sử dụng đất sản xuất nông, lâm nghiệp và xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hợp lý. Đồng thời, giúp người nông dân tra cứu về hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm đất đai, mức độ thích hợp của các loại cây trồng và bón phân cân đối cho cây trồng đạt hiệu quả.

Nguồn: Báo Thanh Hoá

Trần Anh Đức
Chuyên viên Văn phòng

Kỹ thuật trồng Lan Kim Tuyến từ cây nuôi cấy mô ngoài vườn ươm

Lan Kim tuyến (Anoectochilus) còn được gọi là lan trang sức vì vẻ đẹp hấp dẫn của nó. Chi Lan Kim tuyến Anoectochilus ở Việt Nam hiện thống kê được 12 loài, được biết đến nhiều không những bởi giá trị làm cảnh mà còn tác dụng dược lý của loài cây này.

Lan Kim tuyến có tác dụng tăng cường sức khoẻ, lưu thông khí huyết, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh. Loài Lan này được sử dụng để chữa trị bệnh lao phổi, đau nhức xương khớp, viêm dạ dày mãn tính. Trước đó, Lan Kim tuyến là một trong những loại thảo dược quý giúp bổ máu, dưỡng âm, chữa trị nóng phổi, nóng gan. Hơn nữa, mới đây người ta đã tìm ra khả năng phòng và chống ung thư của loài thảo dược này.

Cây Lan Kim Tuyến nuôi cấy mô ban đầu tuy nhỏ nhưng sinh trưởng phát triển rất khoẻ, sạch bệnh, năng suất và chất lượng cây sau này cao hơn  nhưng nhược điểm là giá thành cây giống cao……

Bên cạnh đó, việc trồng và đưa cây từ nuôi cấy in vitro ra ngoài môi trường nuôi cấy ex vitro đang là vấn đề cần thiết nhằm cung cấp các cây hoàn chỉnh ra ngoài thị trường, đồng thời sản xuất và chế biến các sản phẩm từ Lan Kim tuyến thành các sản phẩm hàng hoá cung ứng rộng rãi ra thị trường sẽ đẩy mạnh sản xuất, phát triển vùng dược liệu.

  1. Giá thể trồng:

– Chuẩn bị giá thể: Mùn dừa đem phơi khô, sau đó bạn ngâm trong nước vôi loãng khoảng 6 tiếng rồi vớt xơ dừa ra để ráo. Klasmann được ngâm nước và chất xử lý nấm mốc.

– Tiếp theo tiến hành trộn theo hỗn hợp theo tỉ lệ 3 phần đất, 1 rễ cây dương xỉ, 2 dớn vụn và 2 xơ dừa ủ tất cả với nước trong vòng 1 tuần ăn rồi đem đi trồng cây.

Phối trộn giá thể
  1. Chọn giống cây:

Cây Lan Kim Tuyến nuôi cấy mô để trồng ngoài sản xuất thì tiêu chuẩn cây là 3 – 5 cm, có từ 2 – 3 lá thật, 2 – 3 rễ.

Cây Lan Kim Tuyến nuôi cấy mô đủ điều kiện đưa ra ngoài vườn ươm
  1. Cách trồng:

Cho cây vào giá thể tạo thành từng cụm một, mỗi cụm khoảng 5 cây và khoảng cách giữa các cụm từ 0,5 – 1m. Sau đó dùng tay ném chặt phần đất để cố định cây thẳng đứng, rễ phải chìm hẳn giá thể. Tiếp đến bạn dùng túi nilon hoặc dùng vải lưới bọc kín giá thể để chăm 6 đến 8 ngày đầu.

  1. Chế độ phân bón:

Tùy theo độ tuổi và quá trình sinh trưởng của lan mà ta tiến hành bón các loại phân với liều lượng phù hợp khác nhau.

Vào giai đoạn lan đang phát triển (3 tháng đầu) chủ yếu nên bón thêm phân đạm cho cây, bằng cách pha loãng với nước tưới cho cây 1 tuần/1 lần. Ngoài ra có thể bổ sung thêm phân lân hoặc phân Urê để tăng thêm dưỡng chất cho cây.

  1. Tưới nước:

Dùng bình phun sương là phù hợp nhất với Lan Kim Tuyến hoặc sử dụng hệ thống dàn phun sương, tưới 2 lần/1 ngày và nên tưới đủ ẩm cho giá thể, không nên tưới quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng cây sẽ bị thối rễ.

Vào mùa mưa, bạn chỉ nên tưới 1 lần/1 ngày tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể.

  1. Chuẩn bị nhà che:

Lan Kim Tuyến không chịu được cường độ ánh sáng trực xạ cao và sương muối, mưa nhiều nên phải làm giàn che để hạn chế các điều kiện bất lợi trên bằng các nguyên vật liệu nilon trắng, lưới che râm, thép, luồng hoặc tre nứa.

  1. Sâu bệnh và cách phòng trừ:

– Sâu đất: Cần xử lý đất bằng thuốc Regent, liều 2kg/1000m2, phun vào lúc chiều tối.

– Sâu: Phun ngừa bằng thuốc Sumic EC với liều 10ml/8 lít, Lanante 18g/8lít.

– Rầy: Phòng ngừa dùng thuốc Lanante 20ml/8lít.

– Rệp: Phòng trừ bằng thuốc Lanante 18g/8lít khi thấy rầy, rệp xuất hiện.

– Bệnh sương mai: Dùng thuốc Ridomil để phòng trừ với liều 15 – 20g/ 8 lít.

– Bệnh đốm lá; bệnh đốm vàng: Aternaria sp và bệnh đốm đen Cecosposa sp. Phòng ngừa bằng cách vệ sinh đồng ruộng, bón cân đối N, P, K, phun Anracol 70WP 10g/8 lít, Allitte 80WP 8g/8lít, Daconil 75WP 8g/8lít.

– Bệnh chết rũ: Phòng ngừa bằng biện pháp luân canh trồng, dùng giống kháng, xử lý đất trước khi trồng. Phun ngừa sau trồng 15 ngày, chu kỳ phun 10 ngày/ 1 lần với các loại thuốc Monceron 25WP (10ml/8lít), Rovral 50WP (10g/8lít), Allitte 80WP (10ml/8lít), Ridomil 72 MZ (20g/8lít).

  1. Thu hái:

Cây Kim tuyến sau khi trồng từ 1 năm đến 16 tháng có thể thu hoạch tất cả các bộ phận cây. Đối với cây Kim tuyến khi thu hái nên thu hái vào buổi sáng sớm là tốt nhất, khi bề mặt lá và thân đều khô ráo. Tuy nhiên để thu hoạch Lan Kim tuyến được hiệu quả cao nhất ta nên thu hoạch khi cây đang có hoa, vào thời này trọng lượng cây đạt là cao nhất.

Cây Lan Kim Tuyến trồng tại nhà màng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
  1. Bảo quản

Lan Kim Tuyến có thân và lá chứa nhiều nước nên thu hoạch xong cần vận chuyển trong thời gian nhanh nhất (muộn nhất 24 giờ) tránh hao hụt chất lượng cây, mất nước.

 Đối với Lan Kim tuyến khi sử dụng có thể dùng dạng tươi hoặc khô, tuy nhiên hiện nay trên thị trường thường dùng sản phẩm tươi là chủ yếu vì vậy đối với mỗi cách ta cần chú ý một số điểm sau.

+ Đối với trường hợp dùng tươi: Sau khi thu hái ta chỉ rũ nhẹ thân cây để làm sạch một phần đất bám trên rể, không nên rửa vì khi vận chuyển xa có thể làm cho cây bị thối. Còn sử dụng ngay tại chỗ ta tiến hành rửa sạch đất cát bám trên thân lá, hong cây nơi thoáng mát cho ráo nước rồi đưa vào sử dụng như ( Ngâm rượu, nấu nước uống…).

+ Đối với trường hợp dùng khô: Sau khi thu hái ta tiến hành rửa sạch đất cát bám trên thân lá, hong cây nơi thoáng mát cho khô. Nếu ngày nắng ta có thể phôi khô còn ngày mưa ta có thể sấy khô. Có 2 cách sấy khô ( Sấy khô bằng máy sấy thông thường ở 50oC hoặc sấy lạnh) tuy nhiên cách sấy lạnh là tốt nhất vì cách sấy này ít làm mất giá trị dinh dưỡng của cây. Sau khi sấy khô ta cho vào bao nilon và dùng máy hút chân không để hút hết không khí ra khỏi bì đựng Kim Tuyến sau đó dập miệng. Đối với phương pháp sấy khô ta bảo quản được sản phẩm đi xa và thời gian sử dụng lâu hơn.

Nguyễn Tùng Lâm
Chuyên viên Phòng Phân tích & thí nghiệm

Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền từ cây nuôi cấy mô

Hoa Đồng tiền có tên khoa học là Gerbera jamesonii Bol.ex Adalam, là một loài hoa đẹp nở hoa quanh năm rất phong phú về màu sắc và kiểu dáng hoa. Đồng thời đây cũng là một loài hoa rất đ­ược ư­a chuộng trên thị tr­ường Việt Nam và là loài hoa cho thu nhập cao nhất trong các loài hoa thông dụng.

Cây hoa Đồng tiền nuôi cấy mô ban đầu tuy nhỏ nhưng sinh trưởng phát triển rất khoẻ, sạch bệnh, năng suất và chất lượng cây sau này cao hơn  nhưng nhược điểm là giá thành cây giống cao, có rất nhiều ­ưu điểm như­ là cây con đồng đều, đẻ nhánh khoẻ……

Trồng một sào Đồng tiền giống mới, chăm sóc tốt cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng/sào/năm trồng theo phương pháp truyền thống.

Hoa Đồng tiền có khoảng 40 loài, thuộc loại hoa l­ưu niên, đ­ược chia làm 3 nhóm: Hoa đơn, hoa kép, hoa đơn nhị kép, có rất nhiều màu sắc phong phú.

Cây hoa Đồng tiền có thân ngầm không cành mà chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ thân, rễ chùm phát triển khoẻ, rễ hình ống ăn ngang nổi trên bề mặt luống và thường v­ươn dài t­ương ứng với diện tích lá toả ra.

Đa số các loại hoa Đồng tiền đ­ược trồng đều ­ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 150C – 250C.

Đồng tiền là loại cây chịu úng và chịu hạn kém, độ ẩm không khí 55% – 65% thuận lợi cho Đồng tiền sinh trư­ởng và phát triển.

  1. Đất trồng:

Yêu cầu giá thể: thông thoáng, tơi xốp, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước cho cây, khả năng thoát nước tốt, sạch nấm bệnh và vi khuẩn, không có tuyến trùng.

Giá thể ra ngôi tốt nhất là hỗn hợp (½ trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ đất phù sa). Phun đều Ridomil (nồng độ 3g/lít) để xử lý nấm bệnh trong giá thể.

  1. Tiêu chuẩn cây in vitro khi ra ngôi

Chiều cao cây từ 4-6 cm; số lá/cây 5-6 lá; số rễ/cây 5-6 rễ, chiều dài rễ 2-3 cm. Sạch bệnh, không bị tổn tương cơ giới (dập, nát).

3.Thời vụ ra ngôi

Ra ngôi vào tháng 2 giúp nâng cao tỷ lệ sống, cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

  1. Cách trồng:

Trồng trên luống: Luống rộng 1- 1,2m, cao 20- 25cm, rãnh rộng 30- 40cm. Dải đều hỗn hợp giá thể phẳng trên mặt luống dày 10-15cm. Ra ngôi cây trên nền đã chuẩn bị sẵn; khoảng cách trồng: 7cm x 5cm.

Ra ngôi trên Khay: Khay ra ngôi có kích thước 40 x 60cm, có 70 lỗ, đường kính lỗ 5cm, chiều sâu lỗ 5cm. Cho giá thể vào đầy miệng lỗ. Mỗi lỗ trồng một cây.

Đồng tiền phải trồng nổi, cỗ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu hay bị bệnh nghẹt rễ, cây phát triển chậm hay bị bệnh thối thân. Trồng xong tưới đẫm nước, nếu cây nào ngã nghiêng phải dựng lại bổ sung đất vào gốc cây.

Chú ý: Trồng cây sao cho lấp đất kín bộ rễ nhưng vừa đủ ngập cổ rễ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nên trồng cây vào buổi chiều để cây có thời gian phục hồi tốt sau 1 đêm. Sau khi trồng tưới đẫm nước. 

  1. Chế độ phân bón:

          Khi cây bén rễ hồi xanh (sau 2 tuần) sử dụng phân bón lá Đầu trâu (N:P:K = 30:12:10) để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

      Dùng phân bón kích thích ra hoa đồng loạt như: Atonic, Kích phát tố hoa trái thiên nông, Gromore,… khoảng 10g phun/lần.

  1. Tưới nước:

          Trong 2 tuần đầu tiên cây còn nhỏ yếu nên tưới nước giữ ẩm cho cây bằng vòi phun sương tự động hoặc dùng bình phun tay. Hàng ngày phun đều cho ẩm toàn bộ cây và giá thể vào buổi sáng và chiều mát. Khi cây khỏe và phát triển tốt thì có thể dùng ô doa để tưới nước cho cây, 2-3 ngày tưới 1 lần duy trì độ ẩm 60- 70%. Tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát.

  1. Chuẩn bị nhà che:

     Đồng tiền không chịu được cường độ ánh sáng trực xạ cao và sương muối, mưa nhiều nên phải làm giàn che để hạn chế các điều kiện bất lợi trên.

       – Nilon trắng

       – Lưới che râm

       – Luồng hoặc nứa

  1. Sâu bệnh và cách phòng trừ:

    – Sâu đất: Cần xử lý đất bằng thuốc Regent, liều 2kg/1000m2, phun vào lúc chiều tối.

    – Sâu: Phun ngừa bằng thuốc Sumic EC với liều 10ml/8 lít, Lanante 18g/8lít.

    – Rầy: Phòng ngừa dùng thuốc Lanante 20ml/8lít.

    – Rệp: Phòng trừ bằng thuốc Lanante 18g/8lít khi thấy rầy, rệp xuất hiện.

    – Bệnh sương mai: Dùng thuốc Ridomil để phòng trừ với liều 15 – 20g/ 8 lít.

    – Bệnh đốm lá; bệnh đốm vàng: Aternaria sp và bệnh đốm đen Cecosposa sp. Phòng ngừa bằng cách vệ sinh đồng ruộng, bón cân đối N, P, K, phun Anracol 70WP 10g/8 lít, Allitte 80WP 8g/8lít, Daconil 75WP 8g/8lít.

    – Bệnh chết rũ: Phòng ngừa bằng biện pháp luân canh trồng, dùng giống kháng, xử lý đất trước khi trồng. Phun ngừa sau trồng 15 ngày, chu kỳ phun 10 ngày/ 1 lần với các loại thuốc Monceron 25WP (10ml/8lít), Rovral 50WP (10g/8lít), Allitte 80WP (10ml/8lít), Ridomil 72 MZ (20g/8lít).

  1. Thu hoạch và đóng gói

Sau ra ngôi khoảng 60 ngày cây đồng tiền đạt tiêu chuẩn: tươi khỏe, xanh tốt, không dị dạng, sạch bệnh, có chiều cao cây từ 15-18 cm; 4- 6 lá và có ≥ 6 rễ/cây, dài rễ 2- 4 cm thì có thể trồng ra ruộng sản xuất.

Trước khi bứng cây đi trồng 1 ngày, tưới đẫm để khi bứng cây đảm bảo rễ cây không bị đứt và giữ được bầu đất xung quanh bộ rễ. Dùng giấy gói bao quanh chặt bầu và vừa kín bộ lá để tránh bị tổn thương cây, gói 50 cây/1 bó.

Nên bứng cây trồng vào những ngày râm mát hay vào buổi chiều, tránh ngày có cường độ ánh sáng quá cao làm cây dễ bị mất nước, chậm phục hồi sau khi trồng.

Để vận chuyển đi xa xếp gọn gàng và vừa khít vào thùng cacton để tránh bị xê dịch. Đục lỗ xung quanh thùng để đảm bảo được thông thoáng.

Đỗ Thị Thảo
Phòng phân tích và thí nghiệm 

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO – Những điều cần biết về tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng.

Đông trùng hạ thảo chính là một trong những loại dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Đây là loại dược liệu quý, rất hiếm gặp trong tự nhiên, thường chỉ được phát hiện tại vùng cao nguyên Tây Tạng thuộc Trung Quốc do đó mà giá thành rất cao, người tiêu dùng khó tiếp cận. Hiện nay, nhờ sự tiến bộ KHKT mà Đông Trùng Hạ Thảo đã có thể được nuôi cấy nhân tạo, cho ra sản phẩm có giá trị sử dụng cao và phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, công dụng thực sự của Đông Trùng Hạ Thảo là gì, sử dụng như thế nào cho hiệu quả nhất? Những thông tin trên sẽ được cập nhật trong bài viết dưới đây.

Thành phần dược tính

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong thành phần của ĐTHT tự nhiên có chứa 17 – 19 các axit amin cùng các nguyên tố vi lượng như (Selen, Natri, Kali, Silic, Nhôm,…) cùng vitamin (A, E, B12, C, K,…) và D – mannitol cần thiết, có lợi cho sức khỏe.

Thêm vào đó, ĐTHT còn chứa Cordiceptic acid, Cordycepin, Adenosine, Hydroxyethyl – Adenosine đều là những hoạt chất có công dụng kỳ diệu trong chữa bệnh.     Đặc biệt, nhóm HEAA (Hydroxy-Ethyl Adenosine- Analogs ) khó có thể tìm thấy ở các loại dược liệu từ thiên nhiên nào khác, mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư.

Gần đây, nghiên cứu từ các nhà khoa học cũng chỉ ra thành phần protein, chất béo, đường mannitol cùng nhiều dưỡng chất khác có lợi cho cơ thể.

Tác dụng dược lý của đông trùng hạ thảo theo y học hiện đại
Chống oxy hoá:
Trên thực nghiệm: dịch chiết bằng nước và rượu, cả Cordyceps tự nhiên và
nuôi cấy cho thấy tác dụng chống oxy hoá:
– Ức chế khả năng oxy hoá Acid Linoleic
– Khử hoạt tính của chất 1,1-Diphenyl-2-Picryl Hydrazyl (DDPH),
Hydrogen Peroxide, gốc tự do Hydroxyl, Anion Superoxide, hoạt tính bắt giữ kim loại
– Poly Phenolic và Flavonoid có trong Cordyceps là chất Anti Oxidants
Tác dụng kháng tế bào ung thư:
Nghiên cứu trên các loại tế bào ung thư khác nhau như: hạch, gan, đại tràng, tuyến tiền liệt, và vú, cho thấy dịch chiết rượu từ Cordyceps có tác dụng chống tăng sinh của các loại tế bào ung thư này.
Một nghiên cứu khác cho thấy Cordyceps ức chế tăng sinh tế bào ung thư đại tràng qua con đường ức chế sự thoái giáng của chất I-kappa B-alpha trong tế bào và ức chế hoạt tính của NF-Kappa B.
Tác dụng chống mệt mỏi và stress:
          Dịch chiết bằng nước nóng của Cordyceps Sinensis có tác dụng chống mệt mỏi và stress trên chuột ICR và chuột Sprague-Dawly.
Tác dụng trên hệ hô hấp:
          Dịch chiết bằng cồn cho kết quả:
– Ức chế sự tăng sinh những tế bào BALF (Bronchoalveolar Lavage Fluids) được hoạt hóa bởi lipopolysaccharide (LPS),
– Ức chế sự sản xuất IL-1 beta, IL-6, IL-8, IL-10 và INF – alpha trên BALF.
Tác dụng chống sợi hoá gan:
          Trên mô hình chuột Sprague –Dawly, gây sợi hóa gan bằng Dimethyl nitrosamine, cho uống Cordyceps sinensis, kết quả cho thấy giảm đáng kể sợi hóa ở gan, bởi nó thúc đẩy sự thoái giáng chất collagen như Hydroxyproline, ức chế metalloproteinase – 2 ở mô, Collagen loại IV và loại I.
Tác dụng chống sợi hoá phổi:
          Nghiên cứu được thực hiện trên người bệnh SARS đã phục hồi, chia 2 nhóm:
– Nhóm thử: 16 người (4 nam và 12 nữ); tuổi trung bình 34,3 tuổi; cho uống 3g Cordyceps mỗi ngày.
– Nhóm chứng: 15 người, được chăm sóc bằng y học hiện đại.
– Kết quả đánh giá bằng chụp CT scanner phổi, xét nghiệm Serum soluble Interleukin – 2 Receptor (SIL – 2R): nhóm thử thuốc cải thiện tốt trên CTscanner và giảm nồng độ SIL – 2R, trong khi nhóm chứng không có được kết quả này.
Tác dụng kích thích hệ miễn dịch:
          Tính chất điều hòa hệ miễn dịch của Polysaccharides từ Cordyceps Sinensis đã được khảo qua xét nghiệm máu ngoại vi.
Kết quả: dịch chiết có khả năng gây sản xuất yếu tố hoại tử bướu alpha (TNF-alpha), Interleukin (IL) -6, và IL-10.

Sử dụng ĐTHT đúng cách

          Pha trà Đông trùng hạ thảo

          Sử dụng một lượng Đông trùng hạ thảo, nhân sâm, mỗi loại 5g rồi cho vào bình trà cùng với nước sôi và để khoảng 10 phút là có thể sử dụng.

          Ngâm rượu hoặc mật ong

          Sử dụng ĐTHT ngâm rượu kết hợp nhân sâm hay kỷ tử, lộc nhung,… vô cùng bổ dưỡng, điển hình các thực hiện như sau:

  • Rượu trùng thảo nhân sâm: Chuẩn bị Đông trùng hạ thảo, nhân sâm với lượng tương đương và một lượng rượu vừa đủ. Đem ngâm trong vòng 10 ngày là dùng được. Mỗi ngày dùng 1 ly nhỏ.
  • Rượu kỷ tử trùng thảo: Ngâm ĐTHT 30g, kỷ tử 30g với 500ml rượu trắng. Ngâm trong 10 ngày là có thể dùng được. Mỗi lần dùng 15ml rượu, ngày dùng đều đặn 2 – 3 lần.
  • Rượu lộc nhung trùng thảo: Lấy khoảng 90g Đông trùng hạ thảo và 20g nhung hươu, đem dược liệu ngâm với 1,5 lít rượu trong 10 ngày. Mỗi ngày dùng 20 – 30ml, có thể dùng 1 lần hoặc chia thành 2 lần uống.

          Ngoài ra, sử dụng ĐTHT ngâm mật ong cũng mang đến nhiều lợi ích. Cách này cũng khá phổ biến và được nhiều người áp dụng.

          Chế biến món ăn

          Dùng ĐTHT để nấu cháo, hầm thịt gà, thịt vịt, chim bồ câu, bào ngư, nấu canh, món xào,… không chỉ hấp dẫn mà còn bổ dưỡng cho sức khỏe. Đây cũng là một trong những cách sử dụng khá phổ biến và được nhiều người áp dụng.

          Nhai sống trực tiếp

          Bên cạnh những cách trên thì việc dùng ĐTHT nhai sống trực tiếp là đơn giản nhất. Tuy nhiên, với những người không chịu được vị hăng từ loại dược liệu này khi ăn sống thì có thể tìm đến những cách chế biến khác.

Lưu ý khi dùng Đông trùng hạ thảo

          Dược liệu trên cần sử dụng đúng cách, đúng đối tượng và liều lượng. Người dùng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không nên dùng cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc trẻ em dưới 14 tuổi.
  • Người bị sốt nếu sử dụng thảo dược này có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng.
  • Nếu thấy nổi mề đay, phát ban,… thì cần ngưng sử dụng lập tức.
  • Trùng hạ thảo có thể sử dụng để ngâm rượu, tuy nhiên không nên dùng quá nhiều.
  • Người cảm lạnh, ho, sốt thì nên tránh sử dụng.
  • Khi chế biến loại thảo dược nên dùng nồi đất thay vì nồi kim loại để bảo toàn dưỡng chất.
  • Phụ nữ đang cho con bú, người bị rối loạn đông máu, người vừa phẫu thuật hoặc chuẩn bị phẫu thuật, mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, đa xơ cứng, trẻ nhỏ, người đang bị chảy máu,… không nên sử dụng.
  • Cần kiêng đồ cay nóng khi đang dùng ĐTHT.
  • Loại dược liệu này có thể tương tác với thuốc chống đông máu, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc trị tiểu đường, thuốc ức chế miễn dịch,… Nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

          Trong các loài Cordyceps thì C. militaris là một trong các dược liệu quý và có giá trị cao. Trên thế giới, việc sản xuất Cordyceps chủ yếu tập trung vào hệ sợi nấm bằng kỹ thuật lên men chìm. Tuy nhiên, trong thực tế, người tiêu dùng vẫn có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm nguyên thủy (có mang quả thể). Hiện nay, có nhiều sản phẩm đông trùng hạ thảo trên thị trường với chất lượng và giá cả khác nhau hầu như không kiểm soát được. Do đó, việc nghiên cứu sản xuất C. militaris có mang quả thể trong điều kiện nhân tạo là phù hợp với nhu cầu thực tế tại Việt Nam.

          Đông trùng hạ thảo viện nông nghiệp Thanh Hóa là sản phẩm Khoa học công nghệ – kết quả của dự án “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình sản xuât giống và nuôi thương phẩm nấm Cordyceps militaris L.ex Fr. (Đông trùng hạ thảo) tại tỉnh Thanh Hóa”. Tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật đều được áp dụng  nghiêm ngặt để tạo ra sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo an toàn và chất lượng cung cấp đủ cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

          Viện nông nghiệp Thanh Hóa không ngừng cập nhật, cải tiến và hoàn thiện công nghệ nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã sản phẩm để đem đến người tiêu dùng sản phẩm đông trùng hạ thảo tốt nhất. Kết quả phân tích Adenosine ở 1.152 cao hơn sản phẩm trước đây khi kết thúc dự án K9 forHCN năm 2019, trung bình Cordyceps: 4,4; Adenosine: 0.747). So với công bố của một số chuyên gia, Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên thành phàn Adenosine giao động 2.45± 0.03 mg/g, Cordycepin 0.006-6.36mg/g.

Cán bộ phòng Phân tích & Thí nghiệm với các sản phẩm từ Đông Trùng Hạ Thảo.

Với những kết quả kể trên, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa vẫn đang tiếp tục duy trì và phát triển sản phẩm Đông trùng hạ thảo với mục tiêu tạo nên thương hiệu uy tín chất lượng, nâng tầm vị thế trên thị trường.

Trịnh Trúc Giang
Chuyên viên phòng Phân tích Và Thí Nghiệm

Dự án: Sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh: “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước CHDCND Lào”

Mục tiêu

– Chuyển giao, ứng dụng được các quy trình công nghệ sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới

– Xây dựng được các mô hình sản xuất:

+ 01 mô hình sản xuất giống hoa: quy mô 1.500m2 trong nhà lưới

+ 01 mô hình sản xuất thương phẩm rau: quy mô 4.000m2 trong nhà lưới

+ 01 mô hình sản xuất thương phẩm hoa: quy mô 2.000m2 trong nhà lưới

– Xây dựng được mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm rau và hoa.

– Xây dựng được các bản hướng dẫn kỹ thuật của các loại rau và hoa phù hợp với điều kiện sản xuất tại các huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn.

– Tập huấn được 8 cán bộ và 200 người dân tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn thành thạo tay nghề sản xuất giống, thương phẩm rau, hoa trong nhà lưới.

Nội dung:

Điều tra khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình

– Điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa phăn.

– Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, phương thức sản xuất rau, hoa tại tỉnh Hủa Phăn

– Xây dựng tiêu chí lựa chọn các thành phần tham gia các mô hình dự án.

– Tổ chức lựa chọn các thành phần đáp ứng các tiêu chí đã xây dựng.

– Xây dựng, ký kết các văn bản với những thành phần tham gia để thực hiện mô hình của dự án.

Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ nhân giống, sản xuất thương phẩm

Công việc 1: Chuyển giao quy trình công nghệ:

– Quy trình công nghệ nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành

– Quy trình công nghệ nhân giống hoa hồng bằng phương pháp ghép

– Chuyển giao các quy trình công nghệ sản xuất rau, hoa thương phẩm trong nhà lưới:

+ Quy trình kỹ thuật sản xuất cải bẹ theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Quy trình kỹ thuật trồng cà chua ghép trên gốc cà tím theo VietGAP.

+ Quy trình kỹ thuật  sản xuất các loại rau ngắn ngày (cải xanh) theo VietGAP.

+ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Cúc.

+ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng.

+ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Đồng tiền.

Công việc 2: Đào tạo kỹ thuật:

– Số lượng: 08 người. Trong đó; đơn vị Chủ trì dự án 03 người, địa phương nơi triển khai dự án 05 người.

– Nội dung đào tạo:

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cải bẹ theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cà chua ghép trên gốc cà tím theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc rau cải xanh theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật nhân giống hoa Cúc bằng phương pháp giâm cành

+ Kỹ thuật nhân giống hoa Hồng bằng phương pháp ghép

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Cúc.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Hồng.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cho cây hoa Đồng tiền

– Thời gian đào tạo: Lý thuyết 04 ngày

– Địa điểm đào tạo: tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Công việc 3: Tập huấn kỹ thuật:

– Số lượng: (4 lớp): 200 người

– Nội dung tập huấn:

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cải bẹ theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cà chua ghép trên gốc cà tím theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc rau cải xanh theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Cúc.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Hồng.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cho cây hoa Đồng tiền

– Thời gian tập huấn: 4 ngày

– Địa điểm tập huấn: tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng các mô hình sản xuất

Công việc 1: Chuẩn bị mặt bằng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị:

– Quy mô sản xuất: 7.500m2

– Đầu tư nhà lưới (bao gồm cả hệ thống điện, hệ thống tưới): 7.500m2

– Địa điểm: tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

Công việc 2: Xây dựng mô hình sản xuất giống hoa:

– Quy mô nhà lưới: 1.500m2 (có mái vòm màng nilon, vách lưới chống côn trùng)

– Đối tượng sản xuất: giống hoa Cúc (vàng Đài Loan, vàng hè, chi trắng, chi vàng, vàng pha lê, kim cương), giống hoa Hồng (các giống hoa hồng VR4, VR6, VR8, VR9, các giống trồng chậu)

– Sản xuất được: 540.000 cây giống hoa Cúc (trong đó 112.000 cây phục vụ mô hình sản xuất thương phẩm, số còn lại xuất bán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu); 4.800 cây giống hoa Hồng, đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

– Tiêu chuẩn cây giống đảm bảo xuất vườn:

+ Giống hoa Cúc: Cây cao 7-9cm, có 3-5 lá, rễ xuất hiện đều quanh thân

+ Giống hoa Hồng: mầm bật dài 2 – 5cm, rễ dài 3 – 4 cm đối với cây giống giâm hom; mầm dài 30 – 40 cm đối với cây giống ghép mắt.

      Công việc 3: Xây dựng mô hình trồng thương phẩm rau:

– Quy mô nhà lưới: 4.000 m2

– Đối tượng sản xuất:

+ Mô hình rau Cải bẹ: Quy mô: 1.000 m2; năng suất 25-30

tấn/ha/vụ; sản lượng: 12,5 – 15 tấn/dự án, đạt chất lượng VietGAP.

+ Mô hình Cà chua ghép trên gốc cà tím: 1.500 m2; năng suất 55-60 tấn/ha/vụ; sản lượng: 16,5- 18,0 tấn/dự án, đạt chất lượng VietGAP.

+ Mô hình sản xuất cải xanh: 1.500 m2; năng suất 18-20 tấn/ha/vụ; sản lượng: 13,5-15,0 tấn/dự án, đạt chất lượng VietGAP.

  Công việc 4: Xây dựng mô hình trồng thương phẩm hoa

   – Quy mô nhà lưới: 2.000m2

   – Đối tượng sản xuất:

   + Hoa cúc: Quy mô: 700 m2; sản lượng: 100.800 cây/dự án, đạt 100.800 cành hoa/dự án

   + Hoa hồng: Quy mô: 800 m2; sản lượng 4.000 cây/dự án, đạt: 40.000 cành hoa/dự án.

   + Hoa đồng tiền: Quy mô: 500 m2; sản lượng 4.800 cây/dự án, đạt 48.000 cành hoa/dự án.

* Theo dõi, thu thập, xử lý số liệu trong quá trình áp dụng quy trình sản xuất, để từ đó đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường của từng mô hình và rút kinh nghiệm, ổn định quy trình.

* Tổ chức các hội nghị, hội thảo đầu bờ, tổ chức tham quan, học tập tại mô hình, đánh giá kết quả và xác định hướng phát triển các giống hoa, giống rau: quy mô, đối tượng, thời vụ; hiệu quả kinh tế của các giống và các phương pháp kỹ thuật nhằm rút kinh nghiệm, mở rộng mô hình cho những năm sau.

* Quy mô, thời gian, địa điểm, sản phẩm dự án

   Quy mô:

– Mô hình sản xuất giống hoa: quy mô 1.500m2 trong nhà lưới;

 – Mô hình sản xuất thương phẩm rau: quy mô 4.000m2 trong nhà lưới

 – Mô hình sản xuất thương phẩm hoa: quy mô 2.000m2 trong nhà lưới.

Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 9/2022 – 9/2024)

Địa điểm triển khai:

Địa điểm 1: Thị Trấn Thường Xuân huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa

Địa điểm 2: Xã Đồng Lương huyện Lang Chánh tỉnh Thanh hóa

Tổng kinh phí:   Số tiền:4.320.530.000 đồng  (Trong đó: NS SNKH: 1.131.340.000đ; Kinh phí khoán: 704.800.000đồng; Kinh phí không giao khoán: 426.540.000 đồng; Tự có: 3.189.190.000Đ)

Kinh phí cấp lần 1: 452.000.000 đồng

Sản phẩm :

– Báo cáo điều tra khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình.

– Mô hình sản xuất giống hoa: quy mô 1.500m2 trong nhà lưới, Sản lượng:

+ Giống hoa Cúc: 540.000 cây/dự án, tiêu chuẩn xuất vườn: Cây cao 7 – 9cm, có 3 – 5 lá, rễ xuất hiện đều quanh thân;

+ Giống hoa Hồng: 4.800 cây/dự án, tiêu chuẩn xuất vườn: mầm bật dài 2 – 5cm, rễ dài 3 – 4 cm đối với cây giống giâm hom; mầm dài 30 – 40 cm đối với cây giống ghép mắt.

– Mô hình sản xuất thương phẩm rau: quy mô 4.000m2 trong nhà lưới, các loại rau đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng:

+ Rau cải bẹ: năng suất 25-30 tấn/ha/vụ; sản lượng: 12,5 – 15 tấn/dự án;

+ Cà chua ghép trên gốc cà tím: năng suất 55-60 tấn/ha/vụ; sản lượng: 16,5- 18,0 tấn/dự án;

+ Rau cải xanh: năng suất 18-20 tấn/ha/vụ; sản lượng: 13,5-15,0 tấn/dự án. Các loại rau đạt tiêu chuẩn VietGAP.

– Mô hình sản xuất thương phẩm hoa: quy mô 2.000m2 trong nhà lưới, sản lượng:

+ Hoa Hồng: số lượng 4.000 cây/dự án: Cây khỏe không bị sâu bệnh, đạt sản lượng: 40.000 cành hoa/dự án; Tiêu chuẩn xuất vườn: Chiều dài cành: 60 – 80cm; Đường kính bông: 2,5 – 3,0cm.

+ Hoa Cúc: số lượng: 100.800 cây/dự án: Cây khỏe không bị sâu bệnh, đạt sản lượng 100.800 cành hoa/dự án; Tiêu chuẩn xuất vườn: Chiều dài cành: 60 – 80cm; Đường kính bông: 10 – 13cm;

+ Hoa Đồng tiền: số lượng 4.800 cây/dự án: Cây khỏe không bị sâu bệnh, đạt sản lượng: 48.000 cành hoa/dự án Tiêu chuẩn xuất vườn: Chiều dài cành: 30 – 40 cm; Đường kính bông: 7- 10 cm

– Các bản hướng dẫn kỹ thuật của các loại rau và hoa phù hợp với điều kiện sản xuất tại một số huyện biên giới Thanh Hóa-Hủa Phăn:

+ Kỹ thuật sản xuất giống hoa Hồng trong nhà lưới.

+ Kỹ thuật sản xuất giống hoa Cúc trong nhà lưới;

+ Kỹ thuật trồng thương phẩm rau trong nhà lưới: Cải bẹ, cà chua ghép trên gốc cà tím, cải xanh.

+ Kỹ thuật trồng thương phẩm hoa trong nhà lưới: hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Đồng tiền.

– 8 cán bộ kỹ thuật và 200 người dân biên giới Thanh Hóa -Hủa Phăn được tập huấn thành thạo tay nghề sản xuất giống và trồng rau, hoa thương phẩm trong nhà lưới.

– Báo cáo xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm rau và hoa.

– Báo cáo phương án sử dụng kết quả và nhận rộng các mô hình của dự án được cơ quan đề xuất đặt hàng (Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, UBND huyện Lang Chánh) đồng ý tiếp nhận.

– Báo cáo tổng kết dự án.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA DỰ ÁN

KS. Lê Thị Mai
Phó TP. Phân tích và Thí nghiệm

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tham gia Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022

Sáng ngày 05/11/2022, tại Trung tâm Triển lãm – Hội chợ – Quảng cáo tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khai trương Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022. Hội nghị đã thu hút 102 đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia, với 150 gian hàng. Trong đó có 91 đơn vị, với 132 gian hàng trong tỉnh; các tỉnh bạn có 11 đơn vị, với 18 gian hàng. Sự kiện diễn ra từ ngày 05/11/2022 đến ngày 08/11/ 2022 với các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn trong và ngoài tỉnh; kết nối cung cầu.

Toàn cảnh lễ khai trương

Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022 được tổ chức thực sự đã tạo ra sân chơi bổ ích để bà con nông dân, các HTX, doanh nghiệp, các địa phương trong và ngoài tỉnh có cơ hội giao lưu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm an toàn tiêu biểu của địa phương đến được với đông đảo người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất và hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao. Đồng thời, trên cơ sở đó đi đến ký kết các hợp đồng kinh tế, các biên bản ghi nhớ về cung cấp, tiêu thụ các sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, lưu thông, chế biến và tiêu thụ hàng hóa nông sản, thực phẩm an toàn giữa các địa phương, HTX, doanh nghiệp và bà con nông dân gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đây cũng là cơ hội để tỉnh Thanh Hóa đón tiếp quý vị đại biểu thuộc các tỉnh, thành phố trong cả nước giới thiệu về mảnh đất, con người Xứ Thanh, quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư của tỉnh đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.. .Các cấp, ngành, các địa phương, doanh nghiệp và các hộ sản xuất trong tỉnh tiếp thu được nhiều thông tin quý báu về nhu cầu thị trường, từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Nhận thấy tầm quan trọng của Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022, Phòng Phân tích và thí nghiệm – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã phối với một số phòng ban và Trung tâm trực thuộc viện đưa các sản phẩm của Viện để tham gia trưng bày tại hội nghị.

Để hoạt động quảng bá sản phẩm, hình ảnh Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thông qua chương trình hội chợ trưng bày, các cán bộ được giao nhiệm vụ đã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai công tác hội nghị, điển hình một số công việc trọng tâm như: chuẩn bị các sản phẩm chất lượng trưng bày; in tờ rơi để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm; in market và chuẩn bị đồ trang trí gian hàng; kết hợp với các phòng và trung tâm để bổ sung một số sản phẩm làm đa dạng hàng hóa; quảng bá sản phẩmcủa Viện.

Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đem đến Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022 các sản phẩm đặc trưng để trưng bày, giới thiệu và bán như: nấm đông trùng hạ thảo tươi, nấm đông trùng hạ thảo khô, rượu đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rau thủy canh, rau mầm, các loại nấm ăn, các sản phẩm nuôi cấy mô,… và trưng bày các sản phẩm phong lan của Phòng Quản lý khoa học, một số loại cây của Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng, sản phẩm cua lột của Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi.

Chiều ngày 04/11/2022, Phòng Phân tích và thí nghiệm đã hoàn thiện khâu chuẩn bị và tiến hành trang trí cũng như trưng bày các sản phẩm tại gian hàng của Hội nghị với tiêu chí đẹp, bắt mắt để thu hút và chất lượng để giữ chân khách hàng.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đến tham quan gian hàng của Viện trong quá trình chuẩn bị chiều 04/11/2022.

Hình ảnh gian hàng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tại hội chợ trưng bày , giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022

Một số hình ảnh tại gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Trong 4 ngày diễn ra hội nghị, gian hàng của Viện đã thu hút hàng trăm lượt người đến tham quan và mua sắm. Đa số khách hàng khi dùng thử sản phẩm đều đánh giá sản phẩm của Viện không chỉ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng mà hình thức, mẫu mã phong phú, đẹp; chất lượng đảm bảo, các sản phẩm đều tươi, ngon và được tư vấn nhiệt tình. Hội nghị kết nối cung – cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022 là cầu nối hiệu quả và là kênh xúc tiến thương mại quan trọng cho các sản phẩm có chất lượng của Viện đến gần hơn với khách hàng, tạo cơ hội giao lưu, quảng bá hình ảnh Viện.

Sự kiện này đã tạo ra một sân chơi rất hiệu quả để các sản phẩm đặc trưng của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa hội nhập với các sản phẩm của địa phương; quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ từ đó không ngừng nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm để sẵn sàng tham gia vào thị trường tiêu dùng trong tỉnh và mở rộng ra các khu vực lân cận cũng như cả nước. Hội nghị cũng là dịp để các cán bộ của đơn vị được trau dồi thêm kỹ năng bán hàng, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm đến gần với người tiêu dùng./.

Th.s. Mai Thị Hồng Lâm
Chuyên viên phòng Phân tích và thí nghiệm

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM OCOP XỨ THANH QUA HỘI CHỢ TRIỂN LÃM NÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ LẦN THỨ 22 AGROVIET 2022

Thanh Hóa sau 4 năm triển khai, thực hiện chương trình OCOP đã góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất của người dân khu vực nông thôn, tiếp tục tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế của Tỉnh và thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung. Đến tháng 8/2022, toàn tỉnh đã có 236 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 51 sản phẩm 4 sao và 184 sẩn phẩm 3 sao của 158 chủ thể thuộc 139 xã, phường ở 27 huyện, thị xã, thành phố. Chương trình không chỉ giúp bà con nâng cao giá trị thu nhập, giữ gìn bản sắc văn hóa mà còn góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, sản phẩm OCOP chưa được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, các chủ thể còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra. Công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP của các chủ thể còn manh mún, chủ yếu qua các kênh truyền thống, chưa thu hút, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm địa phương ngày càng tăng cao bởi các đặc tính “bản sắc địa phương”, “tự nhiên”, “lành mạnh” và “đáng tin cậy”, “mắt thấy tai nghe”,… thì hoạt động xúc tiến thương mại bằng hình thức trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại hội chợ triển lãm chính là một giải pháp hiệu quả, mang ý nghĩa khuếch trương, quảng cáo cho các chủ thể, đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn.

Nhận thấy tầm quan trọng của Hội Chợ triển Lãm Nông Nghiệp Quốc tế lần thứ 22 AgroViet 2022, Trung tâm tư vấn quy hoạch, thị trường và chiến lược phát triển nông nghiệp thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp đưa sản phẩm OCOP xứ Thanh để tham gia trưng bày tại hội chợ.

Để hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP qua chương trình hội chợ đạt kết quả, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai công tác hội chợ, điển hình một sốt công việc trọng tâm như: Tư vấn các Doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh có sản phẩm OCOP từ 3 – 5 sao chuẩn bị các sản phẩm, tờ rơi, card visit để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm; trao đổi để các chủ thể hiểu rõ tầm quan trọng việc đưa các sản phẩm OCOP tham gia triển lãm hội chợ, tại hội chợ, chủ thể có thể thực hiện các hoạt động truyền thông như giới thiệu về quy trình sản xuất sản phẩm hay chia sẻ những câu chuyện văn hóa gắn với sản phẩm tới khách hàng.

Hình ảnh tại lễ Khai mạc Hội Chợ triển Lãm Nông Nghiệp Quốc tế lần thứ 22 AgroViet 2022

Sau một thời gian chuẩn bị, Trung tâm đã đem đến hội chợ để trưng bày, giới thiệu và bán 64 chủng loại với 850 sản phẩm OCOP từ 3 – 5 sao. Trong đó nhiều sản phẩm OCOP khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu địa phương, gắn với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể như: nước mắm, moi khô Cự Nham – Quảng Nham; nấm bào ngư xám, linh chi đỏ, miến dong riềng Yên Lạc – Như Thanh; các loại trà xanh túi lọc, trà cà gai leo – Triệu Sơn; rượu Sâm Báo – Vĩnh Lộc, bánh gai – Thọ Xuân, Yến sào Xứ Thanh, … Tại Hội chợ Agroviet 2022 có quy mô gần 200 gian hàng đến từ các địa phương trên cả nước, có 29 Doanh nghiệp quốc tế đến từ các nước Úc, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, New Zealand,…

 Một số hình ảnh tại gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP Thanh Hóa của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Trong 4 ngày diễn ra hội chợ, gian hàng đã thu hút trên 1000 lượt người đến tham quan và mua sắm. Đa số khách hàng khi dùng thử sản phẩm đều đánh giá sản phẩm OCOP của Thanh Hóa không chỉ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, mà hình thức, mẫu mã phong phú, đẹp; chất lượng đảm bảo, mỗi loại đều có hương vị đặc trưng riêng. Hội Chợ triển Lãm Nông Nghiệp Quốc tế lần thứ 22 AgroViet 2022 là cầu nối hiệu quả và là kênh xúc tiến thương mại quan trọng cho các sản phẩm có chất lượng từ khu vực kinh tế nông thôn, tạo cơ hội cho các tỉnh giao lưu, quảng bá tiềm năng kinh tế, dịch vụ của mình; mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất, cung cấp được tiếp cận và nắm bắt thị hiếu của đông đảo người tiêu dùng, đồng thời thiết lập kênh phân phối, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống người dân. Khẳng định chất lượng đặc biệt riêng có ở các sản phẩm đặc sản đặc trưng của từng vùng, miền và phát triển theo hướng bền vững, từng bước tạo niềm tin với người tiêu dùng.

Giá trị các sản phẩm nông nghiệp không ngừng gia tăng qua những lần tham gia Hội chợ, là động lực để các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp OCOP, HTX trong và ngoài tỉnh tiếp tục đầu tư phát triển nhanh về quy mô, số lượng theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị góp phần từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín gắn với vai trò của các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp vừa và nhỏ. Góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng hàng hóa tập trung, xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh của các chủ thể, hướng đến xây dựng OCOP Thanh Hóa trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.

Thông qua sự kiện xúc tiến thương mại tại Hội Chợ triển Lãm Nông Nghiệp Quốc tế lần thứ 22 AgroViet 2022 tạo ra một sân chơi rất hiệu quả để các sản phẩm truyền thống, nông nghiệp đặc trưng của tỉnh Thanh Hóa hội nhập với các sản phẩm trong nước và khu vực; các sản phẩm OCOP Thanh Hóa được quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ; từ đó không ngừng nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm và sẵn sàng tham gia vào thị trường tiêu dùng trên cả nước và Quốc tế.

Nguyễn Yến
Trạm Kết nối Cung cầu
Trung tâm TVQHTT&CLPTNN

Làm chủ Công nghệ sản xuất, chế biến Đông trùng hạ thảo, một số công nghệ sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu và công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật

Xuất phát từ thực nhiệm nhiệm vụ cấp tỉnh về dự án thử nghiệm, sản xuất: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm nấm đông trùng hạ thảo tại tỉnh Thanh Hóa từ năm 2017-2019”, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa làm chủ được công nghệ sản xuất giống và thương phẩm Đông trùng hạ thảo. Qua đó hàng năm cung cấp ra thị trường mỗi năm vài chục nghìn hộp sản phẩm đông trùng hạ thảo. Đây là loại nuôi cấy nhân tạo, được tạo nên dựa trên công nghệ sinh học. Nấm Ophiocordyceps sinensis sẽ được nuôi cấy trên cơ thể ấu trùng hoặc trên cơ chất khác như gạo lứt, đậu xanh, ngô,…Chất lượng của sản phẩm nhân tạo cũng rất sát với loại tự nhiên.

Đông trùng hạ thảo được coi là linh dược của thiên nhiên, mùa đông, nấm Ophiocordyceps sinensis phát triển mạnh và sẽ ký sinh vào cơ thể ấu trùng qua đường ăn hoặc lỗ thở. Sau đó chúng bắt đầu ăn sâu, xâm chiếm hết các mô của vật chủ và hút hết chất dinh dưỡng. Ấu trùng cũng vì vậy mà dần dần chết đi. Mùa hè, loại nấm này bắt đầu mọc ra từ cơ thể của ấu trùng. Nó phát triển và vươn nhánh, có màu vàng nâu và trở thành một loại dược liệu quý giá. Với các loại được khai thác tự nhiên, người ta sử dụng cả phần thân ấu trùng và nhánh cây để làm thuốc. Chính quá trình hình thành này cũng là sự giải thích cho ý nghĩa cái tên của nó: “Đông trùng” chính là ấu trùng vào mùa đông, còn “hạ thảo” là loại cây phát triển vào mùa hè.

Sản phầm Đông trùng hạ thảo tại hội nghị đánh giá năng lực và thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản năm 2020       

Nấm đông trùng hạ thảo được biết đến như một loại dược liệu, có giá trị rất quý trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như:

  1. Giúp giảm cholesterol trong máu: Với khả năng này, đông trùng hạ thảo sẽ giúp ngăn ngừa và khắc phục các bệnh như béo phì, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch,…
  2. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy khả năng lưu thông máu toàn cơ thể, ổn định đường huyết: Loại thảo dược này là giải pháp rất tốt để cân bằng lượng đường trong máu và ổn định huyết áp. Vì thế nên đây cũng là phương thuốc rất tốt dành cho người bị tiểu đường;
  3. Cải thiện chức năng thận: Một trong những tác dụng của đông trùng hạ thảo là giải độc, bổ sung thận khí. Từ đó giúp tăng cường chức năng thận, giảm tiểu đêm, ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh sỏi thận, suy thận;
  4. Cải thiện sinh lý nam: Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, vị thuốc có nguồn gốc từ ấu trùng và nấm này có thể hỗ trợ khắc phục các chứng: Xuất tinh sớm, tinh trùng loãng, rối loạn cương dương, giảm ham muốn ở nam giới;
  5. Cải thiện hệ hô hấp: Khoa học đã chứng minh loại dược liệu này có tác dụng cải thiện bệnh hen suyễn, viêm phế quản. Đồng thời nó còn giúp làm sạch phổi và phục hồi các tế bào nang phổi bị hư hỏng do hút thuốc thường xuyên;
  6. Đẩy lùi bệnh tim mạch: Nhờ khả năng ổn định nhịp tim và tăng cường chức năng tim mạch, dược liệu này rất hữu hiệu trong việc ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, đột quỵ, viêm cơ tim. Đây chính là một vị thuốc giúp bạn có trái tim khỏe mạnh;
  7. Ngăn ngừa ung thư: Với người khỏe mạnh, việc sử dụng vị thuốc này được cho là sẽ giúp làm giảm tối đa nguy cơ ung thư. Còn với những người đang điều trị ung thư, vị thuốc này sẽ giúp thu nhỏ kích thước khối u và ngăn chặn quá trình phát triển của tế bào ung thư;
  8. Đẩy nhanh quá trình phục hồi: Với những người có sức khỏe kém hoặc đang điều trị bệnh, dùng dược liệu này sẽ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, tăng cường sức chống chọi với bệnh tật, từ đó có thể nhanh chóng bình phục. Ngoài ra, còn hỗ trợ cân bằng nội tiết, đẩy lùi lão hóa.
    Đông trùng hạ thảo Viện Nông nghiệp

    Rượu Đông trùng hạ thảo

Hiện nay, Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo.Tuy nhiện, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã và đang chủ động sản xuất, phân lập và nhân giống bằng phương pháp ưu việt của bộ môn công nghệ sinh học, lựa chọn cá thể trội, phân lập, nhân giống theo quy trình nghiêm ngặt, đặc biệt sử dụng giá thể hữ cơ để sản xuất sản phẩm, giá trị về chất lượng luôn được đội ngũ cán bội của Viện Nông nghiệp coi trọng và là tiêu chí số 1 của việc tạo ra sản phẩm. Vì vậy, giá trị dinh dưỡng luôn ổn định, là dược liệu quí để đưa đến tay người tiêu dùng thông minh, nên giá thành đắt hơn so với một số cơ sở sản xuất tùy tiện, kiểm soát chất lượng sơ xài.

Hiện tại, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa áp dụng sản xuất Đông trùng hạ thảo theo quy trình nuôi trên giá thể tổng hợp và trên giá thể nhộng tằm với nguyên liệu đầu vào hoàn toàn là nguồn hữu cơ tự nhiên, được kiểm soát chặt chẽ; quá trình sản xuất sử dụng thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại, không hóa chất, không chất bảo quản. Do đó, sản phẩm Đông trùng hạ thảo do Viện Nông nghiệp Thanh Hóa sản xuất luôn bảo đảm giá trị, đã hoàn thiện toàn bộ hồ sơ pháp lý về vệ sinh an toàn thực phẩm, tem nhãn theo quy chuẩn, truy xuất nguồn gốc, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, được Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia – Bộ Y tế kiểm nghiệm và chứng nhận sản phẩm.

Qua phân tích cho thấy đây là loài có giá trị dược liệu cao, hoạt chất Cordycepin trong Cordyceps militaris cao hơn so với Cordyceps sinensis. Cordycepin được chứng minh là có khả năng kháng ung thư, kháng oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, gan, thận, ác bệnh liên quan đến thận, hệ miễn dịch, điều tiết đường huyết, kiểm soát bệnh tiểu đường, các bệnh liên quan đến tim, gan, chống mệt mỏi, ứng dụng trong điều trị HIV/AIDS.v.v… Đặc biệt đối với nam giới yếu sinh lý, liệt dương, suy giảm ham muốn.… (Tuli và ctv. 2014).

Đông trùng hạ thảo khô sấy thăng hoa
trà đông trùng hạ thảo

Việc đẩy mạnh sản xuất đông trùng hạ thảo thương phẩm, một mặt sẽ đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu tiêu dùng và chữa trị cho người dân trong tỉnh và cả nước; mặt khác góp phần thúc đẩy ngành nuôi trồng dược liệu phát triển, tạo thêm cơ hội mới về sản phẩm vốn đang được ưa chuộng trên thị trường.

Cách sử dụng đông trùng hạ thảo được nhiều người ưa thích đó là:

+ Ngâm rượu: Ngâm 20-100g tươi đông trùng hạ thảo/ 01 lít rượu. Có nồng độ cồn từ 33 độ đến 40 độ; trong vòng 03 tháng là sử dụng. (Có thể kết hợp ngâm rượu cùng cao ban long, nhung hươu thái lát, cá ngựa, nhân sâm tươi, kỷ tử, sao biển… để mang đến hiệu quả cao);

+ Hãm trà: Dùng 05 con (sợi)/01 lít nước sôi trong khoảng 10 phút để dùng thay trà các loại hằng ngày, (khuyến khích uống trà khi nước còn ấm, hoặc nóng, có thể ngâm cùng mật ong…)

+ Cho vào bát cháo, bát mỳ tôm, bát phở, bát súp, bát canh…: Dùng 05 con (sợi)/01 bát trong khoảng 10 phút trộn đều trước ăn (khuyến khích nên dùng khi còn ấm, hoặc nóng).

Phạm Thị Lý

TP. Phòng Phân tích và Thí nghiệm

Trồng dưa lê Kim Hoàng Hậu cho năng suất cao tại Viện Nông nghiệp

Bắt đầu từ tháng 2/2021 , Phòng Phân tích và Thí nghiệm thuộc Viện Nông nghiệp đã triển khai mô hình trồng dưa Kim Hoàng Hậu công nghệ cao ngay tại nhà lưới của trụ sở Viện.

Giống dưa lê Kim Hoàng Hậu có nguồn gốc từ Thái Lan được Phòng Phân tích và Thí nghiệm trồng thử nghiệm bằng phương pháp hữu cơ ở điều kiện nhà lưới. Qua quá trình khảo nghiệm cho thấy giống dưa sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết của tỉnh Thanh Hóa.

Toàn cảnh nhà lưới trồng dưa lê Kim Hoàng Hậu của Viện Nông nghiệp

Thông thường, thời gian sinh trưởng của dưa Kim Hoàng Hậu và dưa lê hữu cơ dao động từ 75 – 80 ngày, nhưng nếu do tình hình thời tiết khắc nghiệt sẽ kéo dài tới 90 ngày. Do dưa phản ứng rất mạnh với ánh sáng nên với cường độ ánh sáng yếu, cây dưa sẽ sinh trưởng chậm. Ngoài ra, dưa còn ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, nếu trong điều kiện thời tiết cực lạnh sẽ gây bất lợi lớn cho việc sinh trưởng, phát triển của dưa.

Chăm sóc dưa lê Kim Hoàng Hậu
Khi trồng trong nhà lưới, giống dưa lê Kim Hoàng Hậu có thể đậu trái đến 98%, có thể điều tiết được dinh dưỡng đầu vào để cho mật độ, cân nặng, cũng như hàm lượng đường của quả theo nhu cầu của thị trường. Đây chính là yếu tố sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mà tỉnh đang hướng tới.
Thời gian trồng dưa thường kéo dài từ cuối tháng 2 đến khoảng đầu tháng 9 hàng năm. Do đó, mỗi năm có thể trồng từ 3 – 4 vụ dưa liên tục. Thu nhập đối với 500m2 dưa khoảng 25 – 30 triệu đồng/vụ, trung bình mỗi năm đạt khoảng 100 triệu đồng/500m2.
Dưa lê Kim Hoàng Hậu khi chín
Dưa Kim Hoàng Hậu là một loại dưa vỏ có màu vàng tươi hoặc nhạt, Khi dưa kim hoàng hậu mới cắt thì màu của vỏ dưa còn vàng nhạt để lâu thì chuyển sang màu vàng sậm hơn. Kích cỡ của một trái dưa kim hoàng hậu thường không to bằng dưa hấu hay như một số loại dưa khác. Trung bình mỗi trái nặng tầm 1 cân đến 1,5 cân mà thôi. Dưa vàng Kim Hoàng Hậu có hình oval, vỏ thuộc loại trơn, nhẵn, ít khi bị rạn sần. Dưa Hoàng Hậu được người tiêu dùng đánh giá ngọt hơn dưa hấu đỏ và dưa lê Hoàng kim. Hiện tại dưa Kim Hoàng Hậu được gieo trồng ở rất nhiều tỉnh thành và đều theo tiêu chuẩn của VietGap.

Giống như những loại hoa quả giàu giá trị dinh dưỡng khác, dưa Kim Hoàng Hậu cũng mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta, cùng tìm hiểu xem đó là những tác dụng gì nhé!

  • Do bên trong dưa Kim Hoàng Hậu chất lycopene – chất có vai trò chống oxy hóa có chứa rất nhiều trong đó, nên dưa Kim Hoàng Hậu có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa các bệnh về ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến.
  • Chất arginine có chứa trong dưa Kim Hoàng Hậu giúp cho làm giảm lượng glucose có trong máu, giúp ích cho những người bị bệnh tiểu đường và những người mắc bệnh tim.
  • Lượng vitamin A dồi dào có trong dưa lê Hoàng Hậu giúp cho mắt bạn sẽ dáng và tốt hơn, giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng.
  • Vitamin C có trong dưa lê Kim Hoàng Hậu giúp cho các vết thương được làm lành nhanh chóng, tăng cường được hệ miễn dịch.
  • Lượng chất xơ có trong dưa Hoàng Hậu giúp ích cho việc ngăn ngừa các bệnh về xương khớp như lão hóa xương. Đồng thời giúp cho tình trạng táo bón được cải thiện.
  • Chất beta- carotene có trong dưa hoàng hậu giúp cho ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính khi được kết hợp với vitamin C có trong nó.
  • Giúp điều hòa huyết áp nhờ vào lượng Kali có trong dưa hoàng hậu.
  • Tốt cho phụ nữ mang thai, và thai nhi
  • Nạp năng lượng cho ngày hè
  • Tốt cho làn da, giúp da được tươi sáng hơn nhờ lượng vitamin có trong dưa kim hoàng hậu.
Hiện tại, Phòng Phân tích và Thí nghiệm đang tích cực hoàn tất các bước để nghiệm thu, từng bước đưa giống, kĩ thuật trồng dưa lê Kim Hoàng Hậu cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá, nếu chủ động được sản lượng, mẫu mã và đảm bảo an toàn sinh học thì giống dưa lê này sẽ có đầu ra ổn định, với giá bán cao hơn các loại dưa lê thông thường.
Trần Anh Đức