Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để xây dựng các mô hình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho người dân trên địa bàn tỉnh

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp về khoa học và công nghệ là “Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn”. Trên cơ sở đó, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã chủ động bám sát nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương, kiên trì thực hiện mục tiêu lấy nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất và đời sống, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm. Việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN đã giải quyết kịp thời các vấn đề bức thiết, nhất là trong lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phục vụ đối tượng hưởng lợi là nông dân. Qua đó đã hình thành các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa; xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo bước chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội.

Đời sống người dân các địa phương trong tỉnh đa phần còn gặp nhiều khó khăn, trình độ kỹ thuật canh tác còn nhiều bất cập, sản xuất theo số lượng… Do vậy, để nâng cao thu nhập cho người dân cần thiết phải nâng cao năng lực sản xuất, biết áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, liên kết sản xuất nông – lâm nghiệp bền vững, liên kết giữa trồng trọt với chăn nuôi nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, sản xuất nông nghiệp gắn bảo vệ phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn tăng hệ số kinh tế từ nhiều mặt.

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và sản xuất, giúp người dân trên địa bàn tỉnh nói chung và các đơn vị thuộc Viện Nông nghiệp nói riêng tiếp cận với các quy trình sản xuất, nâng cao năng lực áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào thực tế sản xuất trong cộng đồng và các giải pháp lâm sinh trong giao rừng cho cộng đồng góp phần xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống người đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã đặc biệt khó khăn. Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất Nông – Lâm nghiệp cho người dân các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Tại Viện Nông nghiệp, do đặc thù về địa hình, chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù và điều kiện khí hậu thời tiết, vị trí đặt trụ sở của các đơn vị thuộc Viện Nông nghiệp nên hoạt động đặc thù và sản xuất của Viện Nông nghiệp chủ yếu tập trung  vào ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm KHCN chất lượng từ các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh đã nghiệm thu cụ thể:

Về trồng trọt:

Đối với vụ xuân triển khai thực hiện sản xuất giống lúa thuần chất lượng, diện tích 19,9 ha (Bắc Thịnh SNC: 1,08 ha; Bắc Thịnh NC:16,41 ha; Sao Vàng: 2,41 ha). Tổng sản lượng đạt 133,713 tấn, trong đó: Bắc Thịnh SNC sản lượng là 5,962 tấn, đạt 170% kế hoạch (kế hoạch là 3,5 tấn); Bắc Thịnh NC sản lượng là 116,615 tấn, đạt 142% kế hoạch (kế hoạch là 82 tấn); Sao Vàng sản lượng 11,136 tấn, đạt 92,8% kế hoạch. Đặc biệt, đã lựa chọn, khảo nghiệm và chuyển giao quy trình kỹ thuật các giống lúa do Viện Nông nghiệp làm chủ cho người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận đạt chất lượng.

Ngoài ra, Viện Nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương triển khai sản xuất giống lúa thuần chất lượng Bắc Thịnh, với diện tích 41,5 ha; Tổng sản lượng thu được là 96,681 tấn, đạt 116% kế hoạch. Phối hợp với trang trại Hoa Dương, xã Thiệu Dương triển khai thực hiện trên giống lúa Đài Thơm 8 với diện tích 4,3 ha. Sản lượng thu được 24,3 tấn, sản lượng ước đạt 5,6 tấn/ha.

Đồng thời đã cơ giới hóa nông nghiệp: Gặt dịch vụ được 30ha; dịch vụ máy cấy 30ha; máy làm đất 10ha. Tổ chức thực hiện con người và máy móc đảm bảo an toàn lao động.

Diện tích lúa giống của Viện Nông nghiệp đang khảo nghiệm
Giống lúa Bắc Thịnh của Viện Nông nghiệp tại mô hình liên kết

Về chăn nuôi, thủy sản:

Trên quan điểm xác định chăn nuôi, thủy sản là một trong những mũi nhọn để nâng cao tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Hiện nay Thanh Hoá là tỉnh có tổng đàn gia súc lớn thứ 3 trong cả nước. Trong đó đàn trâu 190 ngàn con, đàn bò 265 ngàn con, Đàn lợn có 1,2 triệu con, đàn gia cầm 23,6 triệu con.

Chăn nuôi gia súc là đối tượng vật nuôi quan trọng được Viện Nông nghiệp  quan tâm đến chất lượng giống vật nuôi chủ yếu là giống địa phương. Một số chương trình của Viện Nông nghiệp đã cung cấp giống bò cái sinh sản cho các xã thuộc chương trình ngoài 30A, bò đực, trâu đực giống, gà, vit hậu bị thuộc chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo QD/50/TTg

Công tác chuyển giao quy trình kỹ thuật được Viện Nông nghiệp quan tâm, đã chuyển giao số công trình là: Kỹ thuật sử dụng tinh phân giới tính trong chăn nuôi bò sữa; Kỹ thuật sản xuất tinh trâu cọng dạ để TTNT cho trâu cái; Phương án bảo tồn nguồn gen bò vàng; nghiên cứu lai tạo giống lợn F1 ( Meishan x Móng cái) để sản xuất lợn sữa xuất khẩu; Kinh doanh thương mại vật tư TTNT cho trâu, bò nhằm cung ứng cho các dẫn tinh viên trong tỉnh Nitơ, tinh trâu, bò và vật tư (găng tay, ống gen) kèm theo, đã cung ứng 251 liều tinh trâu, 100 liều tinh bò Brahman, 650 tinh bò BBB.

Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ để sản xuất tôm, cua giống; tôm cua thương phẩm cho thị trường gồm: Tôm giống: Hơn 30 triệu con, cua xanh: 7 triệu con.

Sản phẩm của mô hình Bò lai
Sản phẩm của mô hình Lợn Meisan
Sản phẩm của mô hình Vịt cổ lũng

Tại trụ sở Viện Nông nghiệp, năm 2014-2016 được UBND giao thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh, là đơn vị chủ trì đã tiếp nhận quy trình kỹ thuật và làm chủ công nghệ, đã ứng dụng thành công và nhân rộng mô hình từ sau khi tổng kết nhiệm vụ năm 2016. Đến nay, Viện nông nghiệp đã làm chủ hoàn toàn quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo thương phẩm, luôn đảm bảo uy tín chất lượng nguồn sản phẩm đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo khô, đông trùng hạ thảo để sản xuất sản phẩm rượu…Mang lại giá trị khoa học là hoàn thiện quy trình công nghệ phù hợp với địa phương, chủ động nhân rộng và làm chủ công nghệ, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho cán bộ bộ phận kỹ thuật từ nguồn công việc đã làm chủ. Đồng thời luôn đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất để đảm bảo các sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng trên địa bàn và các tỉnh lân cận tin tưởng. Bước đầu đã tạo tiền đề thuận lợi cho Viện Nông nghiệp đi vào hoạt động.

Hàng năm, sản xuất trên 7.500 hộp Đông trùng hạ thảo cho hoạt động /năm; Rượu Đông trùng hạ thảo: Ngân 7.500 lít rượu;sản xuất các giống nấm ăn nấm dược liệu: 50.000 bịch thương phẩm/ năm.

Mặt trước sản phẩm chai rượu đông trùng hạ thảo
Mặt sau sản phẩm chai rượu đông trùng hạ thảo
Bộ sản phẩm Rượu đông trùng hạ thảo

Là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập, trực thuộc UBND tỉnh, ngoài các nhiệm vụ về thực hiện chức năng nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tư vấn về chiến lược phát triển và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa còn có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm và công nghệ lĩnh vực nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản.

Viện Nông nghiệp đã kế thừa hàng trăm lượt những công trình nghiên cứu từ các nhiệm vụ đặc thù, các nhiệm vụ khoa học công nghệ từ 06 đơn vị thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, 01 đơn vị từ sở Khoa học và công nghệ. Làm chủ và có nhiều kết quả nghiên cứu trực tiếp, là sản phẩm khoa học công nghệ, được ứng dụng thành công và cho ra thị trường các sản phẩm chất lượng, có giá trị kinh tế cao, như: Đông trùng hạ thảo, sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu, sản phẩm gạo chất lượng cao, sản phẩm từ chăn nuôi, thủy hải sản… Ngoài ra, những sản phẩm có triển vọng từ các nhiệm vụ khoa học công nghệ, hiện tại Viện Nông nghiệp chưa đáp ứng được với nhu cầu hiện nay, nhưng rất có giá trị và phù hợp với các địa phương trong tỉnh, các doanh nghiệp có nhiều lợi thế để nâng cao giá trị sản phẩm từ kết quả nghiên cứu của Viện Nông nghiệp, sự cần thiết của việc bảo vệ quyền sở hữu đối với các sản phẩm tiềm ẩn là hết sức quan trọng, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho địa phương mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc bảo vệ chính trị nội bộ các sản phẩm đặc hữu vùng miền, đậm nét giá trị văn hóa địa phương.

Hiện tại, Viện Nông nghiệp đang làm chủ và tổ chức thực hiện gồm: Lĩnh vực trồng trọt: 9 đề tài, dự án; Lĩnh vực lâm nghiệp: 9 đề tài, dự án; Lĩnh vực chăn nuôi: 18 đề tài, dự án; Lĩnh vực thủy sản: 3 đề tài, dự án; Lĩnh vực công nghệ sinh học: 13 đề tài, dự án.

Ngoài ra: Các công nghệ Viện Nông nghiệp đã chuyển giao: Lĩnh vực trồng trọt: 4 công nghệ; Lĩnh vực thủy sản: 2 công nghệ; Lĩnh vực Công nghệ sinh học: 5 công nghệ.

Từ các nhiệm vụ đã được tiếp nhận và chuyển giao, Viện Nông nghiệp đã tổ chức triển khai, ứng dụng thành công để sản xuất sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng, mang lại giá trị và hiệu quả về:

Xã hội: Nâng cao thu nhập cho cán bộ trực tiếp thực hiện tại các bộ phận thuộc Viện, người dân khu vực dựu án được thụ hưởng, từng bước góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đói trong nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tạo cơ sở để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao khối lượng nông sản hàng hoá có giá trị, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư trong vùng dự án. Nâng cao trình độ dân trí, khả năng tiếp cận và hình thành nên ý thức tự giác áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cộng đồng dân tộc ít người. Góp phần hoàn thiện mô hình phát triển kinh tế – xã hội nông thôn miền núi theo hướng áp dụng tiến bộ KH-KT đồng bộ. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ địa phương ở cơ sở tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trình độ dân trí được nâng cao nhất là kiến thức về nông nghiệp, nông thôn mới.

Môi trường: Các mô hình trên đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương: Chuyển đổi sang chăn nuôi bò lai bán chăn thả cho hiệu quả thu nhập cao hơn, cải tạo đất đồi, vườn rừng bằng trồng bời lời đỏ vừa phủ xanh đất trống, chống xói mòn, vừa bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và hạn chế ô nhiễm môi trường. Nuôi bò bán chăn thả góp phần giữ gìn vệ sinh chung thôn làng, giảm dịch bệnh trên gia súc và nhân dân, việc tận dụng phế phụ phẩm để sản xuất phân hữu cơ góp phần phục hồi và nâng cao độ phì đất đai, việc trồng xen các loại cây rừng góp phần điều tiết vùng tiểu khí hậu trong khu vực, giảm thiểu những tác động xấu của thời tiết cực đoan (nắng hạn kéo dài, mưa lũ bất thường…) góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống trong khu vực…

Lê Thị Dung
Chuyên viên phòng Phân tích và thí nghiệm

 

Dự án: Sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh: “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước CHDCND Lào”

Mục tiêu

– Chuyển giao, ứng dụng được các quy trình công nghệ sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới

– Xây dựng được các mô hình sản xuất:

+ 01 mô hình sản xuất giống hoa: quy mô 1.500m2 trong nhà lưới

+ 01 mô hình sản xuất thương phẩm rau: quy mô 4.000m2 trong nhà lưới

+ 01 mô hình sản xuất thương phẩm hoa: quy mô 2.000m2 trong nhà lưới

– Xây dựng được mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm rau và hoa.

– Xây dựng được các bản hướng dẫn kỹ thuật của các loại rau và hoa phù hợp với điều kiện sản xuất tại các huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn.

– Tập huấn được 8 cán bộ và 200 người dân tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn thành thạo tay nghề sản xuất giống, thương phẩm rau, hoa trong nhà lưới.

Nội dung:

Điều tra khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình

– Điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa phăn.

– Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, phương thức sản xuất rau, hoa tại tỉnh Hủa Phăn

– Xây dựng tiêu chí lựa chọn các thành phần tham gia các mô hình dự án.

– Tổ chức lựa chọn các thành phần đáp ứng các tiêu chí đã xây dựng.

– Xây dựng, ký kết các văn bản với những thành phần tham gia để thực hiện mô hình của dự án.

Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ nhân giống, sản xuất thương phẩm

Công việc 1: Chuyển giao quy trình công nghệ:

– Quy trình công nghệ nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành

– Quy trình công nghệ nhân giống hoa hồng bằng phương pháp ghép

– Chuyển giao các quy trình công nghệ sản xuất rau, hoa thương phẩm trong nhà lưới:

+ Quy trình kỹ thuật sản xuất cải bẹ theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Quy trình kỹ thuật trồng cà chua ghép trên gốc cà tím theo VietGAP.

+ Quy trình kỹ thuật  sản xuất các loại rau ngắn ngày (cải xanh) theo VietGAP.

+ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Cúc.

+ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng.

+ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Đồng tiền.

Công việc 2: Đào tạo kỹ thuật:

– Số lượng: 08 người. Trong đó; đơn vị Chủ trì dự án 03 người, địa phương nơi triển khai dự án 05 người.

– Nội dung đào tạo:

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cải bẹ theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cà chua ghép trên gốc cà tím theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc rau cải xanh theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật nhân giống hoa Cúc bằng phương pháp giâm cành

+ Kỹ thuật nhân giống hoa Hồng bằng phương pháp ghép

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Cúc.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Hồng.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cho cây hoa Đồng tiền

– Thời gian đào tạo: Lý thuyết 04 ngày

– Địa điểm đào tạo: tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Công việc 3: Tập huấn kỹ thuật:

– Số lượng: (4 lớp): 200 người

– Nội dung tập huấn:

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cải bẹ theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cà chua ghép trên gốc cà tím theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc rau cải xanh theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Cúc.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Hồng.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cho cây hoa Đồng tiền

– Thời gian tập huấn: 4 ngày

– Địa điểm tập huấn: tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng các mô hình sản xuất

Công việc 1: Chuẩn bị mặt bằng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị:

– Quy mô sản xuất: 7.500m2

– Đầu tư nhà lưới (bao gồm cả hệ thống điện, hệ thống tưới): 7.500m2

– Địa điểm: tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

Công việc 2: Xây dựng mô hình sản xuất giống hoa:

– Quy mô nhà lưới: 1.500m2 (có mái vòm màng nilon, vách lưới chống côn trùng)

– Đối tượng sản xuất: giống hoa Cúc (vàng Đài Loan, vàng hè, chi trắng, chi vàng, vàng pha lê, kim cương), giống hoa Hồng (các giống hoa hồng VR4, VR6, VR8, VR9, các giống trồng chậu)

– Sản xuất được: 540.000 cây giống hoa Cúc (trong đó 112.000 cây phục vụ mô hình sản xuất thương phẩm, số còn lại xuất bán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu); 4.800 cây giống hoa Hồng, đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

– Tiêu chuẩn cây giống đảm bảo xuất vườn:

+ Giống hoa Cúc: Cây cao 7-9cm, có 3-5 lá, rễ xuất hiện đều quanh thân

+ Giống hoa Hồng: mầm bật dài 2 – 5cm, rễ dài 3 – 4 cm đối với cây giống giâm hom; mầm dài 30 – 40 cm đối với cây giống ghép mắt.

      Công việc 3: Xây dựng mô hình trồng thương phẩm rau:

– Quy mô nhà lưới: 4.000 m2

– Đối tượng sản xuất:

+ Mô hình rau Cải bẹ: Quy mô: 1.000 m2; năng suất 25-30

tấn/ha/vụ; sản lượng: 12,5 – 15 tấn/dự án, đạt chất lượng VietGAP.

+ Mô hình Cà chua ghép trên gốc cà tím: 1.500 m2; năng suất 55-60 tấn/ha/vụ; sản lượng: 16,5- 18,0 tấn/dự án, đạt chất lượng VietGAP.

+ Mô hình sản xuất cải xanh: 1.500 m2; năng suất 18-20 tấn/ha/vụ; sản lượng: 13,5-15,0 tấn/dự án, đạt chất lượng VietGAP.

  Công việc 4: Xây dựng mô hình trồng thương phẩm hoa

   – Quy mô nhà lưới: 2.000m2

   – Đối tượng sản xuất:

   + Hoa cúc: Quy mô: 700 m2; sản lượng: 100.800 cây/dự án, đạt 100.800 cành hoa/dự án

   + Hoa hồng: Quy mô: 800 m2; sản lượng 4.000 cây/dự án, đạt: 40.000 cành hoa/dự án.

   + Hoa đồng tiền: Quy mô: 500 m2; sản lượng 4.800 cây/dự án, đạt 48.000 cành hoa/dự án.

* Theo dõi, thu thập, xử lý số liệu trong quá trình áp dụng quy trình sản xuất, để từ đó đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường của từng mô hình và rút kinh nghiệm, ổn định quy trình.

* Tổ chức các hội nghị, hội thảo đầu bờ, tổ chức tham quan, học tập tại mô hình, đánh giá kết quả và xác định hướng phát triển các giống hoa, giống rau: quy mô, đối tượng, thời vụ; hiệu quả kinh tế của các giống và các phương pháp kỹ thuật nhằm rút kinh nghiệm, mở rộng mô hình cho những năm sau.

* Quy mô, thời gian, địa điểm, sản phẩm dự án

   Quy mô:

– Mô hình sản xuất giống hoa: quy mô 1.500m2 trong nhà lưới;

 – Mô hình sản xuất thương phẩm rau: quy mô 4.000m2 trong nhà lưới

 – Mô hình sản xuất thương phẩm hoa: quy mô 2.000m2 trong nhà lưới.

Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 9/2022 – 9/2024)

Địa điểm triển khai:

Địa điểm 1: Thị Trấn Thường Xuân huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa

Địa điểm 2: Xã Đồng Lương huyện Lang Chánh tỉnh Thanh hóa

Tổng kinh phí:   Số tiền:4.320.530.000 đồng  (Trong đó: NS SNKH: 1.131.340.000đ; Kinh phí khoán: 704.800.000đồng; Kinh phí không giao khoán: 426.540.000 đồng; Tự có: 3.189.190.000Đ)

Kinh phí cấp lần 1: 452.000.000 đồng

Sản phẩm :

– Báo cáo điều tra khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình.

– Mô hình sản xuất giống hoa: quy mô 1.500m2 trong nhà lưới, Sản lượng:

+ Giống hoa Cúc: 540.000 cây/dự án, tiêu chuẩn xuất vườn: Cây cao 7 – 9cm, có 3 – 5 lá, rễ xuất hiện đều quanh thân;

+ Giống hoa Hồng: 4.800 cây/dự án, tiêu chuẩn xuất vườn: mầm bật dài 2 – 5cm, rễ dài 3 – 4 cm đối với cây giống giâm hom; mầm dài 30 – 40 cm đối với cây giống ghép mắt.

– Mô hình sản xuất thương phẩm rau: quy mô 4.000m2 trong nhà lưới, các loại rau đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng:

+ Rau cải bẹ: năng suất 25-30 tấn/ha/vụ; sản lượng: 12,5 – 15 tấn/dự án;

+ Cà chua ghép trên gốc cà tím: năng suất 55-60 tấn/ha/vụ; sản lượng: 16,5- 18,0 tấn/dự án;

+ Rau cải xanh: năng suất 18-20 tấn/ha/vụ; sản lượng: 13,5-15,0 tấn/dự án. Các loại rau đạt tiêu chuẩn VietGAP.

– Mô hình sản xuất thương phẩm hoa: quy mô 2.000m2 trong nhà lưới, sản lượng:

+ Hoa Hồng: số lượng 4.000 cây/dự án: Cây khỏe không bị sâu bệnh, đạt sản lượng: 40.000 cành hoa/dự án; Tiêu chuẩn xuất vườn: Chiều dài cành: 60 – 80cm; Đường kính bông: 2,5 – 3,0cm.

+ Hoa Cúc: số lượng: 100.800 cây/dự án: Cây khỏe không bị sâu bệnh, đạt sản lượng 100.800 cành hoa/dự án; Tiêu chuẩn xuất vườn: Chiều dài cành: 60 – 80cm; Đường kính bông: 10 – 13cm;

+ Hoa Đồng tiền: số lượng 4.800 cây/dự án: Cây khỏe không bị sâu bệnh, đạt sản lượng: 48.000 cành hoa/dự án Tiêu chuẩn xuất vườn: Chiều dài cành: 30 – 40 cm; Đường kính bông: 7- 10 cm

– Các bản hướng dẫn kỹ thuật của các loại rau và hoa phù hợp với điều kiện sản xuất tại một số huyện biên giới Thanh Hóa-Hủa Phăn:

+ Kỹ thuật sản xuất giống hoa Hồng trong nhà lưới.

+ Kỹ thuật sản xuất giống hoa Cúc trong nhà lưới;

+ Kỹ thuật trồng thương phẩm rau trong nhà lưới: Cải bẹ, cà chua ghép trên gốc cà tím, cải xanh.

+ Kỹ thuật trồng thương phẩm hoa trong nhà lưới: hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Đồng tiền.

– 8 cán bộ kỹ thuật và 200 người dân biên giới Thanh Hóa -Hủa Phăn được tập huấn thành thạo tay nghề sản xuất giống và trồng rau, hoa thương phẩm trong nhà lưới.

– Báo cáo xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm rau và hoa.

– Báo cáo phương án sử dụng kết quả và nhận rộng các mô hình của dự án được cơ quan đề xuất đặt hàng (Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, UBND huyện Lang Chánh) đồng ý tiếp nhận.

– Báo cáo tổng kết dự án.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA DỰ ÁN

KS. Lê Thị Mai
Phó TP. Phân tích và Thí nghiệm

Bài viết đặc biệt: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT CỦA CÂY SA MU DẦU (Cunninghamia konishii Hayta) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Bài báo nghiên cứu được dịch song ngữ (Anh – Việt) – The article is bilingually translated (English – Vietnamese)

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa xin trân trọng gửi tới bạn đọc bài viết đặc biệt Bài viết đặc biệt: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT CỦA CÂY SA MU DẦU (Cunninghamia konishii Hayta) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM, với sự tham gia, nghiên cứu của:

Đặng Ngọc Huyền(1), Hoàng Thị Thu Trang(2), Vũ Đình Duy(1), Nguyễn Văn Sinh(3),Phạm Thị Lý(4), Đỗ Thị Tuyến(5), Phạm Mai Phương(1)
(1)Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Hà Nội
(2)Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội
(3)Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
(4)Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Thành phố Thanh Hoá
(5)Phân viện Công nghệ sinh học, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Hà Nội.

I. Phiên bản tiếng Việt

II. English version

Phạm Thị Lý
TP.Phân tích và Thí nghiệm



HỘI THẢO KHOA HỌC: TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI CUNG CẦU CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2017 – 2022 VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐẾN NĂM 2030

Ngày 18/11/2022, Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An phối hợp với Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động kết nối cung cầu công nghệ giai đoạn 2017 – 2022 và định hướng hoạt động đến năm 2030”.

Toàn cảnh Hội thảo đánh giá kết quả hoạt động kết nối cung cầu công nghệ giai đoạn 2017 – 2022 và định hướng hoạt động đến năm 2030.

Tham dự Hội thảo có Về phía Cục UD&PTCN có Ông Nguyễn Văn Chức- Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, bà Trần Thị Hồng Lan – Phó Cục trưởng, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, ông Thân Ngọc Hoàng – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, ông Nguyễn Đức Quang (Phó Chủ tịch Tổng Hội Nông nghiệp Việt Nam)..  Về phía Sở KH&CN có Ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, cán bộ Sở KH&CN Nghệ An cùng lãnh đạo và Cán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN NA. Ông Trần Quốc Thành và bà Trần Thị Hồng Lan – Phó Cục trưởng, ông Thân Ngọc Hoàng – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ chủ trì hội thảo.

Theo báo cáo từ Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ KH&CN), từ năm 2016 đến nay, Cục đã phối hợp với các Sở KH&CN tại một số địa phương, các Viện, Trường đại học đã thành lập 14 điểm kết nối cung – cầu công nghệ, đại diện cho các vùng, địa phương trong cả nước. Mặc dù các điểm kết nối mới thành lập và đi vào hoạt động, nhưng trong vòng 5 năm qua (2017 – 2022), mỗi năm đơn vị đã tiếp nhận khoảng 400 nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp; Tìm kiếm và cung cấp thông tin khoảng 3.000 nguồn cung công nghệ trong và ngoài nước; Cung cấp 374 hồ sơ chuyên gia công nghệ theo nhu cầu doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ đã tổ chức hơn 4.000 cuộc kết nối cung cầu công nghệ bao gồm cả trực tiếp và trực tuyến. Hơn 1000 công nghệ được trình diễn và giới thiệu tại các điểm kết nối hoặc được các điểm kết nối mang đi giới thiệu tại các sự kiện như Techdemo, Techconnect, Techfest, Techmart; Gần 100 hội thảo, tọa đàm giới thiệu, tư vấn về công nghệ đã diễn ra. Tổ chức thành công gần 300 lớp tập huấn về kỹ thuật cho hơn 4000 người.

Bà Trần Thị Hồng Lan – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ

 Tại Nghệ An, điểm kết nối cung cầu công nghệ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2017, sau 5 năm đi vào hoạt động đã thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Đơn vị đã kết nối, giới thiệu, áp dụng các kết quả nghiên cứu của các Viện, trường, tổ chức KHCN vào thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng công nghệ, thiết bị phù hợp vào thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, đơn vị đã tư vấn giúp các tổ chức, các địa phương trong tỉnh xây dựng, đề xuất thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ phù hợp với đặc thù của địa phương, như: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý; phát triển sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị; bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý; nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ trong sản xuất…

Tại hội thảo, đại diện Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An và các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động kết nối cung cầu công nghệ. Trong đó tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: Giải pháp kết nối trực tuyến, kết hợp với các định chế trung gian hiện có để nâng cao hiệu quả kết nối cung – cầu công nghệ; Kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường KH&CN; Hình thành và phát triển doanh nghiệp thông qua hoạt động hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KH&CN; Phát triển công nghệ thông qua hoạt động kết nối cung – cầu công nghệ; Thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ hội thảo, đại diện Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, ông Nguyễn Đình Hải – (Viện trưởng) đã lắng nghe, chia sẻ và tiếp thu những nội dung mà tinh thần hội thảo đưa ra, có bài phát biểu tham luận xây dựng.

Cũng tại Hội thảo đã Ký kết các thỏa thuận, Hợp đồng CGCN như: Ký kết hợp tác toàn diện về hoạt động KH&CN giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An; Ký kết hợp tác thành lập văn phòng đại diện dự án “Con đường xanh” tại vùng Bắc Trung Bộ giữa Hội đồng khoa học, khu Công nghệ cao Tp Hồ Chí Minh với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An; Ký kết hợp tác phát triển thị trường công nghệ MET tại vùng Bắc Trung Bộ giữa Công ty TNHH Xử lý nước TA với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An.

Ký kết hợp tác toàn diện về hoạt động KH&CN giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

 

          Tham gia trong khuôn khổ hội thảo, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã mang một số sản phẩm đặc trưng của Viện đến để trưng bày và giới thiệu.

Hình ảnh sản phẩm Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trưng bày tại hội thảo
Viện trưởng Nguyễn Đình Hải và Các đại biểu tham quan các gian hàng sản phẩm trưng bày

Có thể nói, tham dự hội thảo “Tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động kết nối cung cầu công nghệ giai đoạn 2017 – 2022 và định hướng hoạt động đến năm 2030” là cầu nối gắn kết giữa các bên cung và cầu; với các đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học với các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Là cơ sở khoa học để lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan chuyên môn ở Trung ương; lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành địa phương có sự nhìn nhận đánh giá kết quả và có giải pháp, kế hoạch hỗ trợ, phát triển các Điểm kết nối cung cầu công nghệ thông qua các chương trình hoạt động hàng năm. Từ đó Viện Nông nghiệp Thanh Hóa sẽ có phương hướng cũng như kế hoạch hành động cụ thể để xây dựng và phát triển trong hoạt động kết nối cung – cầu trong thời gian tới./.

Trịnh Thị Hồng
Phòng Phân tích và thí nghiệm

 

SẢN XUẤT ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Cordyceps militaris) AN TOÀN, CHẤT LƯỢNG CAO TẠI VIỆN NÔNG NGHIỆP THANH HÓA

  1. Giới thiệu chung

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm dược liệu cổ truyền của Trung Quốc có giá trị từ hàng ngàn năm nay. Nó có tác dụng phòng chống và chữa trị thành công một số bệnh nan y như lipit máu, viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm thận mạn tính, suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính, ung thư phổi và thiểu năng sinh dục.
Tạp chí STINFO (2015) đã trích dẫn những nhận định Bác sĩ Trần Văn
Năm – Phó viện trưởng Viện Y dược học Thành Phố Hồ Chí Minh về tác dụng của nấm ĐTHT của như sau:

Hình 1: Vòng đời nấm đông trùng hạ thảo (dongtrunghathao.org.vn)

Hai thành phần dược liệu chính trong nấm ĐTHT là hợp chất adenosine (C10H13N5O4) và cordycepin (3′-deoxyadenosine, C10H13N5O3) – một chất tương tự như nucleoside. (Khan et al., 2010). Hợp chất Cordycepin Theo Khan et al.(2010) hợp chất codycepin trong nấm ĐTHT có khả năng ức chế sự phát triển của khối u, kéo dài thời gian sống và ức chế sự phát triển và di căn của tế bào ung thư.  Adenosine xuất hiện khá nhiều trong quả thể và được cho là phong phú ở hầu hết các loài nấm Cordyceps với hàm lượng dao động từ 0,28 – 14,15 mg/g. Adenosine được cho là có tác dụng điều hòa miễn dịch, bảo vệ tim mạch.

  1. Sự phát triển tạo nên thương hiệu sản phẩm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Đông trùng hạ thảo viện nông nghiệp Thanh Hóa là sản phẩm Khoa học công nghệ – kết quả của dự án “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình sản xuât giống và nuôi thương phẩm nấm Cordyceps militaris L.ex Fr. (Đông trùng hạ thảo) tại tỉnh Thanh Hóa”.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa là đơn vị được đầu tư và chuyển giao quá trình sản xuất đầy đủ, hoàn chỉnh công nghệ từ một đơn vị nghiên cứu có uy tín Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Sau khi kết thúc dự án, Viện nông nghiệp đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ sản xuất đông trùng hạ thảo, từ giai đoạn nhân giống cho đến giai đoạn nuôi trồng. Tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật đều được áp dụng  nghiêm ngặt để tạo ra sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo an toàn và chất lượng cung cấp đủ cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Từ năm 2019 đến nay, Viện vẫn tiếp tục duy trì sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất. Sản xuất đông trùng hạ thảo từ 5.000 đến 10.000 hộp/năm đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Hình 2: KTV  thực hiện cấy giống dịch thể (C2)

 

Viện nông nghiệp Thanh Hóa không ngừng cập nhật, cải tiến và hoàn thiện công nghệ nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã sản phẩm để đem đến người tiêu dùng sản phẩm đông trùng hạ thảo tốt nhất.

KTV nghiên cứu bổ sung thêm một số dưỡng chất vào giá thể tổng hợp để tìm ra được môi trường thích hợp nhằm tạo sản lượng cũng như hàm lượng dược tính của nấm Đông trùng hạ thảo. Kết quả phân tích Adenosine ở 1.152 cao hơn sản phẩm trước đây khi kết thúc dự án KHCN năm 2019,  trung bình Cordyceps: 4,4; Adenosine: 0.747). So với công bố của một số chuyên gia, Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên thành phàn Adenosine giao động 2.45± 0.03 mg/g, Cordycepin 0.006-6.36mg/g (Phùng Trung Mỹ – Vncreatures.net).

Hình 3: Đánh giá sinh trưởng, phát triển Đông trùng hạ thảo ở các giá thể

CT1: 200g/l dịch chiết giá đỗ, 300g/l dịch chiết khoai tây, 100ml/l nước dừa, 2g/l cao nấm men, 2g/l peptone và 100g/l nhộng tằm tươi; CT2: giá thể nhộng tằm; CT3: Bổ sung 40 g Nhộng tằm nguyên con đặt trên nền cơ chất (15g gạo lứt + 30ml dung dịch dinh dưỡng);

Các combo quà biếu chất lượng làm quà biếu cho người thân: Đông trùng hạ thảo khô, đông trùng hạ thảo tươi

Hình ảnh đông trùng hạ thảo khô và tươi

Đặc biệt các sản phẩm từ rượu đông trùng hạ thảo, một năm sản xuất và cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh 7.500 lit rượu được kiểm nghiệm và công nhận chất lượng bởi cơ quan có chức năng, thẩm quyền. Sản phẩm tâm huyết, chất lượng cao, với mẫu mã đẹp mắt, giá cả phải chăng, vừa lòng khách hàng, từ năm 2019 đến nay đã ổn định và giữ vững trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Hình ảnh: Combo quà biếu sản phẩm từ nấm Đông trùng hạ thảo

Để sản phẩm đông trùng hạ thảo được đa dạng hóa, nhóm nghiên cứu viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đề xuất dự án, được phê duyệt và đang thực hiện từ tháng 7 năm 2021: “Xây dựng mô hình sản xuât, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) theo chuỗi giá trị tại Thanh Hóa” Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đủ điều kiện, nền tảng mở rộng mô hình sản xuất và chế biến đa dạng sản phẩm từ Đông trùng hạ thảo.

Hình ảnh: Nhóm chuyên gia thực hiện sản xuất nấm đông trùng hạ thảo

Dự án hoàn thiện giai đoạn 1. Do đã làm chủ được công nghệ từ khâu nhân giống cho đến khâu sơ chế sản phẩm, đã chủ động được nguyên liệu đầu vào đáp ứng quy trình chế biến các sản phẩm từ Đông trùng hạ thảo, đây là một yếu tố làm nên sự thành công của dự án.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tiếp tục duy trì và phát triển sản phẩm Đông trùng hạ thảo, tạo nên thương hiệu Đông trùng hạ thảo viện Nông nghiệp Thanh Hóa uy tín chất lượng, nâng tầm vị thế trên thị trường trong và ngoài tỉnh, vươn xa ra các nước bạn trên thế giới.

Th.s. Ngô Thị Ánh
Chuyên viên phòng Phân tích và thí nghiệm

KẾT QUẢ HỌC TẬP, TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM TẠI TỈNH LÀO CAI

  1. Đặt vấn đề

        Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam. Địa hình tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp, bị chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh. Các huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm này từ Đông – Bắc sang Tây – Nam, gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống. Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80m trên mực nước biển lên tới 3.143 m trên mực nước biển (tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam). Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng.

         Lào Cai là một tỉnh có đặc điểm khí hậu đặc biệt nhất cả nước, mang cả những nét riêng của khí hậu vùng Đông Bắc, vừa có những nét riêng của khí hậu Tây Bắc. Đây là địa phương duy nhất trên cả nước mà sự phân hóa đai đầy đủ nhất, rõ rệt nhất. Với nhiệt độ trung bình hàng năm của tỉnh từ 22 – 24°C thì Lào Cai nổi tiếng là khu vực chuyên canh sản xuất lúa lai, cây ăn quả, cây dược liệu, các loài rau, hoa có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới. Hơn nữa, Lào Cai còn được biết đến với các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai nhờ có khí hậu mát mẻ mà hiếm có địa phương nào có được điều kiện đó để phát triển.

          Ngày 07/3 vừa qua Trung tâm Nghiên cứu khảo nghiệm & DV cây trồng đã tổ chức đi tham quan, thu thập vật liệu và trao đổi kinh nghiệm tại một số điểm của tỉnh Lào Cai: Trung tâm giống cây trồng Lào Cai, Trạm nghiên cứu cây ăn quả Bắc Hà, Trạm nghiên cứu lúa Bát Sát, và một số địa điểm tại thị trấn Sapa. Sau chuyến công tác, Trung tâm đã tiến hành tham luận và rút ra kết luận như sau:

  1. Thế mạnh của Trung tâm giống Lào Cai

– Cơ sở vật chất, hạ tầng: có máy móc hiện đại, sơ chế và đóng bao lúa giống theo quy mô lớn, có hệ thống nhà lưới được xây dựng bài bản, có trang bị các hệ thống mái che, tưới nhỏ giọt, thông gió.

– Nghiên cứu khoa học:   

+ Nghiên cứu và sản xuất lúa: đã chọn tạo và chọn lọc duy trì được 3 dòng mẹ bất dục đực: 137A/B, 103S, T18S; chọn tạo được 4 giống lúa lai mới: LC25, LC212 và LC270, LC18 mang thương hiệu Lào Cai, trong đó có 3 giống đã đi vào sản xuất, còn giống LC18 còn đang trong quá trình công nhận giống mới.

Về sản xuất giống lúa: Trung tâm giống Lào Cai hiện tại vẫn đang sản xuất ổn định trong tỉnh tổ hợp lúa lai 2 dòng VL20 phục vụ nội tiêu của tỉnh. Bên cạnh đó còn sản xuất các giống

Trung tâm giống Lào Cai vừa mới trở thành là 1 điểm nằm trong hệ thống khảo nghiệm của Trung tâm khảo nghiệm giống sản phẩm Quốc gia trong 2 năm nay, cũng với mục đích là để thu thập nguồn vật phục vụ công tác nghiên cứu chọn tạo giống, mặt khác là để qua đó cập nhật được xu thế phát triển giống lúa để định hướng cho việc nghiên cứu, sản xuất giống lúa của đơn vị.

          + Sản xuất cây ăn quả: có thế mạnh phát triển các loại: lê, mận, đào. Thực hiện lưu giữ cây đầu dòng và sản xuất cây giống. Có Trạm sản xuất rau quả Bắc Hà chuyên sản xuất giống cây ăn quả, mỗi năm sản xuất được khoảng 20 vạn cây/năm. Về lưu giữ cây đầu dòng được thực hiện tại Trạm Bắc Hà và cả ở Trung tâm (TP Lào Cai).

          + Sản xuất rau: thực hiện sản xuất xen canh với cây ăn quả, trồng ngay dưới tán cây ăn quả vừa hạn chế cỏ dại mọc, giảm công làm cỏ vườn cây ăn quả, vừa làm đẹp cảnh môi trường, vừa có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất rau. Thực hiện sản xuất tại Trạm Bắc Hà, chủ yếu sản xuất các loại rau ôn đới như: bắp cải, cải thảo, cải ngồng, cải mèo, dưa…..

          + Sản xuất hoa: Tập chung khai thác và trồng mô hình hoa hồng cổ Sapa theo hướng phát triển thành cây lâu năm, chất lượng cao

          + Thuỷ sản: thế mạnh là nghiên cứu và sản xuất giống cá chép lai, đã cung cấp nguồn giống đi nhiều vùng trên cả nước.

          – Công tác tổ chức, quản lý cán bộ: công tác quản lý công việc theo lịch công tác tuần, có cơ chế thưởng rõ ràng theo lợi nhuận được tạo ra vào cuối năm.

  1. Kết quả công tác thu thập vật liệu:

Vật liệu lúa: Tại Lào Cai có một số giống lúa địa phương như: Séng Cù, Khẩu nậm xít và nếp Thẩm Dương. Tuy nhiên, tại thời điểm đi thu thập, lúa ngoài đồng đang trong thời kỳ đẻ nhánh chưa trổ nên không thu được giống. CBKT sẽ liên lạc với CBKT của Trung tâm giống Lào Cai xin lại mẫu giống sau thu hoạch vụ xuân.

Ngoài ra, tại thời điểm đi thu thập, ở Trung tâm giống Lào Cai (khu nghiên cứu) có một số dòng mẹ lúa lai 2 dòng trên đồng ruộng đã có lác đác các hạt chín, CBKT của mình cũng đã thu thập được 1 ít.

Vật liệu rau, màu: thu thập (xin của Trung tâm giống Lào Cai) được 1 giống ngô lai mini phù hợp để làm cảnh. Về rau: mới chỉ thu thập được hạt giống rau cải mèo của Trung tâm giống Lào Cai và 1 giống rau cải lá to răng cưa mọc ven đường  xuống bản Cát Cát (nhổ cây về trồng). Ngoài ra, trên huyện Bắc Hà còn có một số giống rau khác như: rau đậu Hà Lan, rau cải ngồng…ăn lá ngon nhưng hiện chưa có giống, CBKT sẽ liên lạc với CBKT của Trạm Bắc Hà xin lại giống sau.

Vật liệu hoa: đã thu thập (cắt cành) được 3 giống hoa hồng: Cổ Sapa (thu thập tại Trạm Bắc Hà: hoa màu hồng), hoa hồng màu hồng phấn và hoa hồng màu vàng (thu thập trên đường đi xuống bản Cát Cát). Ngoài ra, có thu thập được 1 giống hoa cúc Lào Cai, 1 giống hoa mười giờ cánh nhỏ màu vàng, hoa tam giác mạch và một số giống hoa khác mọc ven đường không biết tên.

Vật liệu cây ăn quả: thu thập được 1 giống lê VH06 (10 cây), mận (3 cây), quả tì bà (7 hạt).

  1. Đề xuất, kiến nghị

Qua quá trình học tập, trải nghiệm thực tế tại tỉnh Lào Cai nhận thấy để phát triển cây nông nghiệp tại Trung tâm cần:

Xây dựng chặt chẽ kế hoạch tuần, tháng, quý, năm và có chế độ thưởng phạt rõ ràng.

Thường xuyên thu thập vật liệu bổ sung vào nguồn vật liệu của Trung tâm để phục vụ công tác nghiên cứu, chọn tạo ra giống mới.

Tập chung nghiên, phát triển cây rau, cây hoa phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu của Thanh Hóa. Tập chung phát triển sản xuất hoa vào vụ xuân và thu đông

Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái, kết nối với du lịch tâm linh và các điểm du lịch danh lam, thắng cảnh

Kết hợp giữa việc xây dựng, hình thành khu sản xuất nông nghiệp với đào tạo cho học sinh, sinh viên, đặc biệt học sinh các cấp tiểu học, trung học

 Hình thành, kết nối thị trường giao dịch, bán buôn hoa cây cảnh, gắn với các siêu thị vật tư nông nghiệp và sản phẩm chuyên nông nghiệp.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHUYẾN CÔNG TÁC

Đoàn tặng quà lưu niệm và làm việc với trung tâm giống Lào Cai
Đồng chí Nguyễn Trọng Quyền GĐ Trung tâm thăm vườn cây ba lá 1 hoa trồng áp dụng công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt
Đoàn thăm và làm việc Trạm nghiên cứu CĂQ Bắc Hà
Đoàn thăm ruộng lúa bố, mẹ tại Trạm nghiên cứu lúa Bát Sát

ThS. Nguyễn Thị Duyên
P.Giám đốc Trung tâm NCKN&DV cây trồng

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO BẰNG NHÂN GIỐNG CÂY (INVITRO) NUÔI CẤY MÔ TẠI VIỆN NÔNG NGHIỆP THANH HÓA

Quyết định số: 1426/QĐ – UBND, ngày 24 tháng 04 năm 2020 Quyết định phê duyệt đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025; Xây dựng và phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa theo hướng hiện đại và hội nhập, chủ động khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực để nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; xây dựng và nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật mới, tư vấn chiến lược, cung cấp dịch vụ, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại có khả năng cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Có thể nói, việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là hướng phát triển tất yếu hiện nay. Tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) cao mới bắt đầu thực hiện và ở quy mô chưa lớn nhưng đã khẳng định hiệu quả và thích nghi tốt đối với trình độ của nông dân. Ứng dụng KH&CN cao trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh đã được thực hiện trong cả quá trình sinh trưởng của cây trồng nhằm hạn chế sự tác động bất lợi của thời tiết, khí hậu, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, đồng đều, trong đó có kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.

Cán bộ phòng phân tích và thí nghiệm đang kiểm tra cây giống keo nuôi cấy mô

Phương pháp nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật là kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay và ngày càng phổ biến với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp khắc phục nhanh tình trạng thoái hóa của các giống cây trồng. Những năm qua, Phòng Phân tích và thí nghiệm – Viện Nông nghiệp đã nghiên cứu, làm chủ nhiều quy trình công nghệ và đưa vào sản xuất thành công nhiều giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô đã lưu giữ, phát triển và sản xuất được hàng loạt các loại cây trồng, các chủng giống nấm có chất lượng cao.

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là phương pháp nhân giống vô tính được sử dụng nhằm sản xuất nhanh và đồng loạt các loại giống cây trồng lưu giữ được hoàn toàn đặc tính của cây gốc, khắc phục nhược điểm của các phương pháp nhân vô tính khác như chiết, ghép hay giâm cành. Với tính toàn năng của tế bào thực vật, chúng có khả năng thay đổi quá trình trao đổi chất, sinh trưởng để tái sinh thành cây hoàn chỉnh. Môi trường nuôi cấy mô thực vật chứa tất cả các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường của cây trồng. Ưu điểm của phương pháp công nghệ này là nhân giống với số lượng lớn mang đặc tính tốt giống hệt cây mẹ, hệ số nhân giống cao, đáp ứng nguồn giống quanh năm với chất lượng tốt đồng đều, sạch bệnh, mang đến hiệu quả kinh tế cao chỉ cần trong một thời gian ngắn. Phương pháp này còn giúp bảo vệ các giống cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Quy trình nuôi cấy mô là một công đoạn dài và khó khăn, phòng đã nghiên cứu và thực hành một số loại cây mà thị trường yêu cầu.

Phòng Phân tích và thí nghiệm đã thực hiện kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. Phòng đã phát triển nhân giống bằng phương pháp này với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Việc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tạo ra cây giống có chất lượng cao, sạch bệnh, mang đặc tính di truyền từ cây mẹ. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong điều kiện biến đổi khí hậu không ngừng tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Sau thử nghiệm sản xuất thành công giống cây Lan kim tuyến từ năm 2020, Phòng đã mở rộng quy mô nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào với nhiều giống cây trồng khác nhau. Phòng nuôi cấy mô của Viện được đầu tư khá quy mô và trang bị cơ sở vật chất thiết bị đủ khả năng sản xuất rất nhiều lượng cây giống cung cấp cho thị trường. Hiện Phòng đang quản lý hàng chục giống cây và sản xuất theo yêu cầu của thị trường như các giống cây lâm nghiệp, cây dược liệu, các loại giống hoa, trong đó có các loại cây có giá trị kinh tế như lan kim tuyến, đông trùng hạ thảo,  nấm linh chi, đùi gà, hoa đồng tiền, mía tím, mía đường, hoa chuông, hoa cúc… Đặc biệt, với phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật đã tạo ra giống cây keo lai khẳng định tính ưu việt trong việc nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng, đã cung cấp cây giống cho các doanh nghiệp trong tỉnh.

Cây giống mía Kim Tân

Cây hoa chuông từ nuôi cấy môCây hoa cúc từ nuôi cấy mô

Cây hoa đồng tiền từ nuôi cấy mô

Cây Lan kim tuyến được sản xuất từ nuôi cấy mô

Hiện nay phòng đã làm chủ được hoàn toàn các quy trình kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Phương pháp này có thể sàng lọc những cây có tính trạng tốt để sản xuất đồng loạt giống cây có chất lượng tốt cho ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao nhiều hơn so với cây nhân giống bằng phương pháp truyền thống. Cây nuôi cấy mô sạch bệnh, sáng màu, đồng đều hơn. Áp dụng phương pháp này có thể nhân giống  nhanh và đồng đều các giống cây, đáp ứng kịp thời vụ cây trồng trong trường hợp gặp rủi ro thiên tai như vừa qua. Sắp tới, Phòng sẽ triển khai nghiên cứu, sản xuất giống cây lan kim tuyến là một loại dược liệu quý có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã bước đầu gặt hái những thành công. Đây là một bước phát triển nông nghiệp công nghệ cao giúp cho nông dân trên địa bàn chủ động được nguồn giống các loại cây trồng có giá trị kinh tế trên thị trường. Từ đó làm thay đổi và nâng cao nhận thức cho nông dân về mô hình nuôi trồng hiện đại này để ngày càng nhân rộng quy mô và hiệu quả kinh tế trong trồng trọt trước sự tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

Hồ Thị Quyên
Phòng phân tích và thí nghiệm 

Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa: Đột phá nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, góp phần phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

(Baothanhhoa.vn) – Khoa học và công nghệ (KHCN) là yếu tố then chốt tạo đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp (NN), chuyển đổi tư duy sản xuất NN sang tư duy kinh tế NN, thúc đẩy Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế cho thấy, việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHCN trong lĩnh vực NN còn nhiều khó khăn, thử thách. Làm thế nào để khắc phục những tồn tại, hạn chế ấy để hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KHCN có bước đột phá, mang lại hiệu quả, giá trị bền vững? Đó là nội dung xoay quanh cuộc trò chuyện giữa phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa với Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện NN Thanh Hóa.

TS Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện NN Thanh Hóa kiểm tra hoạt động chuyên môn tại phòng lưu giữ nguồn gen và nuôi cấy mô tế bào của đơn vị.

PV: Trong những năm qua, cùng với Đảng, Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến việc thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học – kỹ thuật trong lĩnh vực NN. Sự ra đời của Viện NN Thanh Hóa là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó, phải không thưa tiến sĩ?

TS Nguyễn Đình Hải: Từ nghị trường đến các cuộc hội thảo, ý kiến các chuyên gia và thực tiễn đều khẳng định: KHCN là “trụ cột”, yếu tố then chốt, không thể khác tạo bước đột phá trong tái cơ cấu NN, thúc đẩy phong trào XDNTM đi vào chiều sâu, chất lượng, xem đó vừa là mục tiêu vừa là giải pháp quan trọng đối với các vấn đề liên quan đến NN, nông dân, nông thôn.

Ngày 20-4-2015, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU về tái cơ cấu ngành NN đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Để tập trung nguồn lực, đầu mối nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN trong NN phục vụ phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) của Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đề ra, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng đề án thành lập Viện NN Thanh Hóa trình Thủ tướng Chính phủ và đã được phê duyệt tại Quyết định số 664/QĐ-TTg ngày 30-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ. Viện NN Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại từ 6 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở NN và Phát triển nông thôn và 1 đơn vị thuộc Sở KHCN tỉnh Thanh Hóa.

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, chúng tôi vinh dự và tự hào khi Viện NN Thanh Hóa là mô hình viện nghiên cứu NN cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước, tạo tiền đề quan trọng trong việc tập trung nguồn lực, đầu mối chuyên sâu, đủ năng lực, trình độ thực hiện các sứ mệnh về KHCN trong lĩnh vực NN.

PV: Kỳ vọng, sứ mệnh, mục tiêu càng lớn lao thì áp lực, thử thách càng nhiều, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay. Viện NN Thanh Hóa đã phải đối mặt với những khó khăn, thử thách gì thưa ông?

TS Nguyễn Đình Hải: Xoay quanh một vấn đề nào đó trong thực tại khách quan đều song song tồn tại cả những thuận lợi – khó khăn.

Ngay từ khi thành lập, Viện NN Thanh Hóa luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương. Là đơn vị được thành lập trên nền tảng của một số trung tâm trực thuộc Sở NN và Phát triển nông thôn, Sở KHCN nên được kế thừa một số thành quả nhất định từ đó. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tập thể cán bộ, nhân viên, người lao động có sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực, quyết tâm cao.

Bên cạnh những thuận lợi, Viện NN Thanh Hóa cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Là mô hình viện nghiên cứu NN cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước, chúng tôi giống như những người đi khai hoang, tự mở đường cho chính mình, vừa làm vừa tự đúc rút kinh nghiệm, bài học và hoàn thiện mình. Trình độ, năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, chưa có sự đồng đều, các vị trí trong công tác Đảng đều là kiêm nhiệm. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công việc.

Quan trọng hơn hết, theo chủ trương, lộ trình, Viện NN Thanh Hóa sẽ phải sớm thực hiện cơ chế tự chủ. Đây thực sự là một áp lực, trăn trở rất lớn đối với cán bộ, nhân viên, người lao động của viện trong điều kiện vừa ổn định tổ chức, “tuổi đời” còn non trẻ, hoạt động trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, diễn biến phức tạp.

PV: Bám sát chức năng, nhiệm vụ của mình, từng bước khắc phục khó khăn, thử thách, Viện NN Thanh Hóa đã có những đóng góp thiết thực, quan trọng như thế nào cho ngành NN nói riêng, phát triển KT-XH, XDNTM của tỉnh nói chung?

TS Nguyễn Đình Hải:Ngay từ khi mới thành lập, viện đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy, sắp xếp biên chế, người lao động, từng bước ổn định tổ chức, cơ sở vật chất, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chuyển tiếp và nhiệm vụ mới với tinh thần đoàn kết, nỗ lực cố gắng, quyết tâm cao độ. Công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, người đứng đầu được thực hiện theo kế hoạch, bám sát từng nhiệm vụ cụ thể và có điều chỉnh bổ sung kịp thời khi có phát sinh đột xuất, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

Hiện tại, viện đang thực hiện 26 nhiệm vụ đặc thù của 8 nhóm nhiệm vụ cơ bản. Viện đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu đề tài cấp cơ sở, đề tài và dự án cấp tỉnh, cấp bộ, cấp Nhà nước nhằm xây dựng nền tảng dữ liệu nghiên cứu góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chuyển giao khoa học vào thực tiễn, chủ động khai thác gia tăng được số lượng, chất lượng ý tưởng đề xuất và thu hút đông đảo nguồn lực trong và ngoài viện. Thực hiện tốt công tác theo dõi, quản lý, tổng hợp và lưu giữ hồ sơ các đề tài, dự án, nhiệm vụ KHCN theo quy định. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN các cấp. Tăng cường các hoạt động hội thảo chuyên đề, xây dựng bài báo, đăng bài viết, hình ảnh trên tạp chí chuyên ngành và website các kết quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ KHCN của viện. Lồng ghép đề xuất các đề tài cấp cơ sở, tổ chức hội thảo chuyên đề, xây dựng bài báo khoa học các cấp và có định hướng đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ, viên chức. Tiếp tục công tác ngoại nghiệp, điều tra thực địa phục vụ lập “Đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2025”; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung tập huấn, điều tra, thu thập dữ liệu thông tin theo yêu cầu của Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số loài cây trồng bản địa và một số loài vật nuôi, thủy sản quý hiếm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030”.

Về thực hiện nhiệm vụ sản xuất, tư vấn, dịch vụ, liên doanh, liên kết, viện đã tăng cường quản lý chất lượng các hợp đồng, dịch vụ KHCN, sản xuất, kinh doanh chuyển giao công nghệ của viện và các đơn vị trực thuộc; ký kết hợp đồng tư vấn quy hoạch, liên kết sản xuất… với các UBND huyện, thị, thành phố, các doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế kiểm soát, kiểm định chất lượng dịch vụ tư vấn, dịch vụ khoa học và sản phẩm NN gắn với phát triển bền vững…

TS Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện NN Thanh Hóa tiếp đón và giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu của Viện với các Đoàn công tác của Ngành và Lãnh đạo Tỉnh
TS Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện NN Thanh Hóa tiếp đón và giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu của Viện với các Đoàn công tác của Ngành và Lãnh đạo Tỉnh

PV: Được biết, đơn vị đã xây dựng thành công nhiều sản phẩm mang thương hiệu Viện NN, chủ yếu là các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, sản phẩm NN công nghệ cao với mẫu mã khá đa dạng, giá trị kinh tế cao. Đây có phải là một trong những ví dụ cụ thể, sinh động, thuyết phục về hiệu quả thực tiễn từ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học – kỹ thuật của Viện NN trên hành trình “tự cứu lấy mình” trước áp lực tự chủ và đóng góp tích cực vào tái cơ cấu NN, thúc đẩy KT-XH phát triển, thưa tiến sĩ?

TS Nguyễn Đình Hải:Xây dựng, phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Viện NN là một trong những nội dung trong nhiệm vụ “phát triển sản xuất, dịch vụ” được xác định trong Đề án phát triển Viện NN giai đoạn 2021-2025 nhằm: Khẳng định hiệu quả thực tiễn trong thực hiện ứng dụng thành công các kết quả của đề tài, dự án nghiên cứu các cấp của viện vào thực tiễn đời sống, góp phần đưa các sản phẩm NN chất lượng từ hoạt động KHCN đến người tiêu dùng; đồng thời tạo việc làm, tăng nguồn thu giúp viện thực hiện thành công chủ trương tự chủ chi thường xuyên của đơn vị từ năm 2025; từng bước thực hiện thành công phương châm xây dựng đội ngũ cán bộ phát triển toàn diện vừa hồng – vừa chuyên, gắn kết giữa nghiên cứu lý thuyết – đi đôi với thực hành.

Sau hơn 3 năm thành lập, hoạt động, đến nay viện đã xây dựng thành công một số nhóm sản phẩm đơn vị có lợi thế, đòi hỏi cần nguồn nhân lực thực hiện có trình độ chuyên môn cao điển hình như: Các sản phẩm nấm dược liệu, điển hình là đông trùng hạ thảo; nhóm sản phẩm giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, điển hình như keo lai mô, các giống lan, giống chuối; nhóm giống thủy sản như: cua xanh, tôm sú – tôm thẻ chân trắng…

PV: Thực tế cho thấy, nhiều đề tài, dự án KHCN được ứng dụng trong lĩnh vực NN đã phát huy hiệu quả, tác động trực tiếp đến các yếu tố thúc đẩy tái cơ cấu ngành NN, nâng cao giá trị kinh tế, thu nhập cho người nông dân, chuyển đổi các hình thức tổ chức, liên kết sản xuất… Tuy nhiên, có không ít những đề tài xa vời, chưa sát với thực tiễn, hiệu quả thấp. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?

TS Nguyễn Đình Hải: Đây là thực trạng, trăn trở chung của đất nước, của ngành NN. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận, đánh giá khách quan, từ nhiều điểm nhìn khác nhau.

So với các ngành, lĩnh vực khác, hoạt động KHCN trong lĩnh vực NN chịu nhiều tác động của yếu tố khách quan. Như ở Thanh Hóa, xét về mặt bằng chung, trong những năm qua, NN Thanh Hóa có nhiều bước phát triển, gặt hái được nhiều thành quả nhất định. Tuy nhiên, Thanh Hóa không phải là vùng quá lý tưởng cho phát triển NN khi nằm trong vùng Bắc Trung bộ với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, địa hình chia cắt, phân hóa rất sâu. Có khi cùng chung một vùng nhưng giữa từng khu, từng vùng lại có sự phân hóa khác nhau về địa tầng, thổ nhưỡng. Do đó, việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật khó có thể làm theo hướng đại trà, đồng nhất, diện rộng mà phải dựa theo đặc điểm, đặc tính của từng khu, vùng.

Chính điều đó đòi hỏi những người thực hiện nhiệm vụ KHCN phải tâm huyết, kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, không thể xa rời thực tiễn được. Tại Hội nghị tổng kết chương trình KHCN phục vụ XDNTM giai đoạn 2016-2021 và nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025 do Bộ NN và Phát triển nông thôn tổ chức, “Tư lệnh ngành” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có những chia sẻ rất sâu sắc, mang tính gợi mở: “Xây dựng và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học cần xuất phát từ thực tiễn trên cánh đồng của người nông dân, của từng địa phương”. Và “các nhà khoa học không chỉ chuyển giao KHCN mà còn chuyển giao tính chuyên nghiệp, tri thức, kỹ năng cho nông dân, giúp tăng năng suất lao động, tạo sức bật mới cho NN, nông thôn”. Đó vừa là mục tiêu vừa là “kim chỉ nam” cho hoạt động KHCN trong lĩnh vực NN thời gian tới.

PV: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định “đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN trong tất cả các lĩnh vực; khuyến khích ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tạo đột phá trong phát triển KT-XH”. Để tạo nên những đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN, góp phần phát triển NN, XDNTM, trong thời gian tới, Viện NN Thanh Hóa đã có những giải pháp cụ thể nào, thưa ông?

TS Nguyễn Đình Hải:Thời gian tới, Viện NN Thanh Hóa tập trung nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng KHCN để bảo tồn, phát triển các loại nấm, vi sinh vật, giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Cụ thể, viện tập trung, ưu tiên phát triển giống cho nhóm sản phẩm NN chủ lực và đặc sản, lợi thế của tỉnh; ứng dụng công nghệ sinh học, nghiên cứu bảo tồn, phục tráng nguồn gen cây trồng, vật nuôi nhằm cung cấp nguồn giống chuẩn, chất lượng cho người dân; tập trung nghiên cứu, xây dựng, chuyển giao mô hình vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật đưa vào thực tiễn sản xuất, phối hợp với chủ thể, địa phương xây dựng các sản phẩm NN có chỉ dẫn địa lý, hoàn thiện quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP, NN hữu cơ, hướng tới xuất khẩu.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu đề tài cấp cơ sở nhằm xây dựng nền tảng dữ liệu nghiên cứu góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chuyển giao khoa học vào thực tiễn, chủ động khai thác gia tăng được số lượng, chất lượng ý tưởng đề xuất và thu hút đông đảo nguồn lực trong và ngoài viện.

Tăng cường quản lý chất lượng các hợp đồng, dịch vụ KHCN, sản xuất, kinh doanh chuyển giao công nghệ của viện và các đơn vị trực thuộc; ký kết hợp đồng tư vấn quy hoạch, liên kết sản xuất… với các UBND huyện, thị, thành phố, các doanh nghiệp.

Xây dựng cơ chế kiểm soát, kiểm định chất lượng dịch vụ tư vấn, dịch vụ khoa học và sản phẩm NN gắn với phát triển bền vững. Tăng cường các hoạt động tư vấn, kết nối cung cầu, đưa được nhiều các thông tin sản phẩm trên sàn thương mại điện tử. Tập trung sản xuất, quản lý chất lượng các sản phẩm mang thương hiệu viện gắn với cơ chế tự chủ nhằm đa dạng hóa các sản phẩm NN chất lượng cao, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, phát huy năng lực, sáng tạo của cán bộ, nhân viên.

Viện nỗ lực phát triển nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động, toàn diện từ lý thuyết đến thực hành theo tiêu chuẩn chung của Việt Nam, hướng tới khu vực và quốc tế, có cơ chế, chính sách thu hút cán bộ đào tạo từ nước ngoài về. Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý của các sở, ngành, đơn vị sẽ hoàn thiện Đề án “Đào tạo, thu hút phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Viện NN Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030” trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Đẩy mạnh các hoạt động hội thảo chuyên đề, xây dựng bài báo, đăng bài viết, hình ảnh trên tạp chí chuyên ngành và website các kết quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ KHCN của viện. Xây dựng các chương trình hợp tác theo các cấp độ: hợp tác với viện, trường, sở, ngành, địa phương; xây dựng chương trình hợp tác với các tổ chức, các viện nghiên cứu nước ngoài nhằm học hỏi, tiếp thu các tiến bộ KHCN mới, bắt kịp xu hướng thế giới.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hương Thảo (thực hiện) (Báo Thanh Hóa).

Viện trưởng Nguyễn Đình Hải (ST)

Hội thảo khoa học “Đánh giá khả năng phát triển sản xuất lúa gạo theo VietGAP tại Thanh Hóa”

Ngày 22/9/2022 Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức Hội thảo Khoa học “Đánh giá khả năng phát triển sản xuất lúa gạo theo VietGAP tại Thanh Hóa” trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa gạo an toàn bền vững theo chuỗi giá trị tại một số huyện nông thôn miền núi tỉnh Thanh Hóa” do đồng chí Lê Khắc Chiến – Phó Viện trưởng, chủ nhiệm Dự án làm chủ tọa hội nghị.

          Về dự hội thảo có đại diện các nhà khoa học (các tác giả có bài tham luận); Đại diện chi cục trồng trọt và BVTV, đại diện Sở khoa học & Công nghệ; Lãnh đạo các huyện xã tham gai mô hình; Công ty thu mua chế biến lúa gạo; Trung tâm Kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản Thanh Hóa; đại diện các phòng ban của Viện Nông nghiệp và một số cán bộ kỹ thuật chuyên nghiên cứu lúa của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

          Sau khi chủ tạo hội nghị khai mạc và phát biểu đề dẫn đã có 8/9 bài tham luận được trình bày trước hội thảo gồm:

  1. Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa gạo an toàn theo chuỗi giá trị tại các huyện NTM tỉnh Thanh Hóa”
  2. Sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn VietGAP trong mô hình liên kết chuỗi giá trị trong thời gian tới
  3. Định hướng sản xuất nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới
  4. Định hướng mô hình liên kết sản xuất, chế biến lúa an toàn chất lượng cao theo chuỗi giá trị
  5. Sản xuất lúa gạo an toàn tập trung, cơ hội và thách thức trong thời gian tới tại Thanh Hóa
  6. Định hướng chọn giống lúa chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn tại Thanh Hóa
  7. Định hướng xây dựng và chứng nhận vùng sản xuất, lúa gạo tại Thanh Hóa
  8. Đánh giá bước đầu kết quả mô hình lúa gạo hữu cơ và một số giải pháp phát triển sản xuất lúa gạo hữu cơ trong thời gian tới tại Thanh Hóa.

Hầu hết các bài tham luận tập trung vào các vấn đề mà Dự án đã đạt được và xu hướng sản xuất trong thời gian tới. Đây cũng là những vấn đề cần thiết mà Dự án tiếp tục đề xuất trong báo cáo định hướng mở rộng kết quả Dự án.

Trong phần thảo luận các đại biểu của huyện Yên Định, xã Xuân Thành, xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân … cũng đưa ra các ý kiến mang tính xây dựng cao. Đa số ý kiến tập trung vào những vấn đề đã làm được của Dự án và đề xuất Viện Nông nghiệp tiếp tục nghiên cứu chọn tạo và chuyển giao các tiến bộ mới đến với bà con nông dân trong tỉnh.

Sau ½ ngày làm việc nghiêm túc, hội thảo đã đạt được những mục tiêu đề ra và thành công tốt đẹp.

Một số hình ảnh về hội thảo

ThS. Nguyễn Thị Duyên
Phó Giám đốc Trung tâm NCKN&DV Cây trồng

Quyết định Phê duyệt Điều khoản tham chiếu (TOR) nhiệm vụ xây dựng đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số loài cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2030”

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa xin công bố:

Quyết định Phê duyệt Điều khoản tham chiếu (TOR) nhiệm vụ xây dựng đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số loài cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2030

Dưới đây là toàn văn Quyết định: