Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để xây dựng các mô hình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho người dân trên địa bàn tỉnh

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp về khoa học và công nghệ là “Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn”. Trên cơ sở đó, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã chủ động bám sát nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương, kiên trì thực hiện mục tiêu lấy nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất và đời sống, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm. Việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN đã giải quyết kịp thời các vấn đề bức thiết, nhất là trong lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phục vụ đối tượng hưởng lợi là nông dân. Qua đó đã hình thành các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa; xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo bước chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội.

Đời sống người dân các địa phương trong tỉnh đa phần còn gặp nhiều khó khăn, trình độ kỹ thuật canh tác còn nhiều bất cập, sản xuất theo số lượng… Do vậy, để nâng cao thu nhập cho người dân cần thiết phải nâng cao năng lực sản xuất, biết áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, liên kết sản xuất nông – lâm nghiệp bền vững, liên kết giữa trồng trọt với chăn nuôi nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, sản xuất nông nghiệp gắn bảo vệ phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn tăng hệ số kinh tế từ nhiều mặt.

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và sản xuất, giúp người dân trên địa bàn tỉnh nói chung và các đơn vị thuộc Viện Nông nghiệp nói riêng tiếp cận với các quy trình sản xuất, nâng cao năng lực áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào thực tế sản xuất trong cộng đồng và các giải pháp lâm sinh trong giao rừng cho cộng đồng góp phần xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống người đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã đặc biệt khó khăn. Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất Nông – Lâm nghiệp cho người dân các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Tại Viện Nông nghiệp, do đặc thù về địa hình, chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù và điều kiện khí hậu thời tiết, vị trí đặt trụ sở của các đơn vị thuộc Viện Nông nghiệp nên hoạt động đặc thù và sản xuất của Viện Nông nghiệp chủ yếu tập trung  vào ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm KHCN chất lượng từ các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh đã nghiệm thu cụ thể:

Về trồng trọt:

Đối với vụ xuân triển khai thực hiện sản xuất giống lúa thuần chất lượng, diện tích 19,9 ha (Bắc Thịnh SNC: 1,08 ha; Bắc Thịnh NC:16,41 ha; Sao Vàng: 2,41 ha). Tổng sản lượng đạt 133,713 tấn, trong đó: Bắc Thịnh SNC sản lượng là 5,962 tấn, đạt 170% kế hoạch (kế hoạch là 3,5 tấn); Bắc Thịnh NC sản lượng là 116,615 tấn, đạt 142% kế hoạch (kế hoạch là 82 tấn); Sao Vàng sản lượng 11,136 tấn, đạt 92,8% kế hoạch. Đặc biệt, đã lựa chọn, khảo nghiệm và chuyển giao quy trình kỹ thuật các giống lúa do Viện Nông nghiệp làm chủ cho người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận đạt chất lượng.

Ngoài ra, Viện Nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương triển khai sản xuất giống lúa thuần chất lượng Bắc Thịnh, với diện tích 41,5 ha; Tổng sản lượng thu được là 96,681 tấn, đạt 116% kế hoạch. Phối hợp với trang trại Hoa Dương, xã Thiệu Dương triển khai thực hiện trên giống lúa Đài Thơm 8 với diện tích 4,3 ha. Sản lượng thu được 24,3 tấn, sản lượng ước đạt 5,6 tấn/ha.

Đồng thời đã cơ giới hóa nông nghiệp: Gặt dịch vụ được 30ha; dịch vụ máy cấy 30ha; máy làm đất 10ha. Tổ chức thực hiện con người và máy móc đảm bảo an toàn lao động.

Diện tích lúa giống của Viện Nông nghiệp đang khảo nghiệm
Giống lúa Bắc Thịnh của Viện Nông nghiệp tại mô hình liên kết

Về chăn nuôi, thủy sản:

Trên quan điểm xác định chăn nuôi, thủy sản là một trong những mũi nhọn để nâng cao tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Hiện nay Thanh Hoá là tỉnh có tổng đàn gia súc lớn thứ 3 trong cả nước. Trong đó đàn trâu 190 ngàn con, đàn bò 265 ngàn con, Đàn lợn có 1,2 triệu con, đàn gia cầm 23,6 triệu con.

Chăn nuôi gia súc là đối tượng vật nuôi quan trọng được Viện Nông nghiệp  quan tâm đến chất lượng giống vật nuôi chủ yếu là giống địa phương. Một số chương trình của Viện Nông nghiệp đã cung cấp giống bò cái sinh sản cho các xã thuộc chương trình ngoài 30A, bò đực, trâu đực giống, gà, vit hậu bị thuộc chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo QD/50/TTg

Công tác chuyển giao quy trình kỹ thuật được Viện Nông nghiệp quan tâm, đã chuyển giao số công trình là: Kỹ thuật sử dụng tinh phân giới tính trong chăn nuôi bò sữa; Kỹ thuật sản xuất tinh trâu cọng dạ để TTNT cho trâu cái; Phương án bảo tồn nguồn gen bò vàng; nghiên cứu lai tạo giống lợn F1 ( Meishan x Móng cái) để sản xuất lợn sữa xuất khẩu; Kinh doanh thương mại vật tư TTNT cho trâu, bò nhằm cung ứng cho các dẫn tinh viên trong tỉnh Nitơ, tinh trâu, bò và vật tư (găng tay, ống gen) kèm theo, đã cung ứng 251 liều tinh trâu, 100 liều tinh bò Brahman, 650 tinh bò BBB.

Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ để sản xuất tôm, cua giống; tôm cua thương phẩm cho thị trường gồm: Tôm giống: Hơn 30 triệu con, cua xanh: 7 triệu con.

Sản phẩm của mô hình Bò lai
Sản phẩm của mô hình Lợn Meisan
Sản phẩm của mô hình Vịt cổ lũng

Tại trụ sở Viện Nông nghiệp, năm 2014-2016 được UBND giao thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh, là đơn vị chủ trì đã tiếp nhận quy trình kỹ thuật và làm chủ công nghệ, đã ứng dụng thành công và nhân rộng mô hình từ sau khi tổng kết nhiệm vụ năm 2016. Đến nay, Viện nông nghiệp đã làm chủ hoàn toàn quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo thương phẩm, luôn đảm bảo uy tín chất lượng nguồn sản phẩm đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo khô, đông trùng hạ thảo để sản xuất sản phẩm rượu…Mang lại giá trị khoa học là hoàn thiện quy trình công nghệ phù hợp với địa phương, chủ động nhân rộng và làm chủ công nghệ, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho cán bộ bộ phận kỹ thuật từ nguồn công việc đã làm chủ. Đồng thời luôn đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất để đảm bảo các sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng trên địa bàn và các tỉnh lân cận tin tưởng. Bước đầu đã tạo tiền đề thuận lợi cho Viện Nông nghiệp đi vào hoạt động.

Hàng năm, sản xuất trên 7.500 hộp Đông trùng hạ thảo cho hoạt động /năm; Rượu Đông trùng hạ thảo: Ngân 7.500 lít rượu;sản xuất các giống nấm ăn nấm dược liệu: 50.000 bịch thương phẩm/ năm.

Mặt trước sản phẩm chai rượu đông trùng hạ thảo
Mặt sau sản phẩm chai rượu đông trùng hạ thảo
Bộ sản phẩm Rượu đông trùng hạ thảo

Là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập, trực thuộc UBND tỉnh, ngoài các nhiệm vụ về thực hiện chức năng nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tư vấn về chiến lược phát triển và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa còn có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm và công nghệ lĩnh vực nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản.

Viện Nông nghiệp đã kế thừa hàng trăm lượt những công trình nghiên cứu từ các nhiệm vụ đặc thù, các nhiệm vụ khoa học công nghệ từ 06 đơn vị thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, 01 đơn vị từ sở Khoa học và công nghệ. Làm chủ và có nhiều kết quả nghiên cứu trực tiếp, là sản phẩm khoa học công nghệ, được ứng dụng thành công và cho ra thị trường các sản phẩm chất lượng, có giá trị kinh tế cao, như: Đông trùng hạ thảo, sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu, sản phẩm gạo chất lượng cao, sản phẩm từ chăn nuôi, thủy hải sản… Ngoài ra, những sản phẩm có triển vọng từ các nhiệm vụ khoa học công nghệ, hiện tại Viện Nông nghiệp chưa đáp ứng được với nhu cầu hiện nay, nhưng rất có giá trị và phù hợp với các địa phương trong tỉnh, các doanh nghiệp có nhiều lợi thế để nâng cao giá trị sản phẩm từ kết quả nghiên cứu của Viện Nông nghiệp, sự cần thiết của việc bảo vệ quyền sở hữu đối với các sản phẩm tiềm ẩn là hết sức quan trọng, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho địa phương mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc bảo vệ chính trị nội bộ các sản phẩm đặc hữu vùng miền, đậm nét giá trị văn hóa địa phương.

Hiện tại, Viện Nông nghiệp đang làm chủ và tổ chức thực hiện gồm: Lĩnh vực trồng trọt: 9 đề tài, dự án; Lĩnh vực lâm nghiệp: 9 đề tài, dự án; Lĩnh vực chăn nuôi: 18 đề tài, dự án; Lĩnh vực thủy sản: 3 đề tài, dự án; Lĩnh vực công nghệ sinh học: 13 đề tài, dự án.

Ngoài ra: Các công nghệ Viện Nông nghiệp đã chuyển giao: Lĩnh vực trồng trọt: 4 công nghệ; Lĩnh vực thủy sản: 2 công nghệ; Lĩnh vực Công nghệ sinh học: 5 công nghệ.

Từ các nhiệm vụ đã được tiếp nhận và chuyển giao, Viện Nông nghiệp đã tổ chức triển khai, ứng dụng thành công để sản xuất sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng, mang lại giá trị và hiệu quả về:

Xã hội: Nâng cao thu nhập cho cán bộ trực tiếp thực hiện tại các bộ phận thuộc Viện, người dân khu vực dựu án được thụ hưởng, từng bước góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đói trong nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tạo cơ sở để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao khối lượng nông sản hàng hoá có giá trị, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư trong vùng dự án. Nâng cao trình độ dân trí, khả năng tiếp cận và hình thành nên ý thức tự giác áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cộng đồng dân tộc ít người. Góp phần hoàn thiện mô hình phát triển kinh tế – xã hội nông thôn miền núi theo hướng áp dụng tiến bộ KH-KT đồng bộ. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ địa phương ở cơ sở tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trình độ dân trí được nâng cao nhất là kiến thức về nông nghiệp, nông thôn mới.

Môi trường: Các mô hình trên đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương: Chuyển đổi sang chăn nuôi bò lai bán chăn thả cho hiệu quả thu nhập cao hơn, cải tạo đất đồi, vườn rừng bằng trồng bời lời đỏ vừa phủ xanh đất trống, chống xói mòn, vừa bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và hạn chế ô nhiễm môi trường. Nuôi bò bán chăn thả góp phần giữ gìn vệ sinh chung thôn làng, giảm dịch bệnh trên gia súc và nhân dân, việc tận dụng phế phụ phẩm để sản xuất phân hữu cơ góp phần phục hồi và nâng cao độ phì đất đai, việc trồng xen các loại cây rừng góp phần điều tiết vùng tiểu khí hậu trong khu vực, giảm thiểu những tác động xấu của thời tiết cực đoan (nắng hạn kéo dài, mưa lũ bất thường…) góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống trong khu vực…

Lê Thị Dung
Chuyên viên phòng Phân tích và thí nghiệm

 

Bài viết liên quan