Dự án: Sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh: “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước CHDCND Lào”

Mục tiêu

– Chuyển giao, ứng dụng được các quy trình công nghệ sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới

– Xây dựng được các mô hình sản xuất:

+ 01 mô hình sản xuất giống hoa: quy mô 1.500m2 trong nhà lưới

+ 01 mô hình sản xuất thương phẩm rau: quy mô 4.000m2 trong nhà lưới

+ 01 mô hình sản xuất thương phẩm hoa: quy mô 2.000m2 trong nhà lưới

– Xây dựng được mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm rau và hoa.

– Xây dựng được các bản hướng dẫn kỹ thuật của các loại rau và hoa phù hợp với điều kiện sản xuất tại các huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn.

– Tập huấn được 8 cán bộ và 200 người dân tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn thành thạo tay nghề sản xuất giống, thương phẩm rau, hoa trong nhà lưới.

Nội dung:

Điều tra khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình

– Điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa phăn.

– Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, phương thức sản xuất rau, hoa tại tỉnh Hủa Phăn

– Xây dựng tiêu chí lựa chọn các thành phần tham gia các mô hình dự án.

– Tổ chức lựa chọn các thành phần đáp ứng các tiêu chí đã xây dựng.

– Xây dựng, ký kết các văn bản với những thành phần tham gia để thực hiện mô hình của dự án.

Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ nhân giống, sản xuất thương phẩm

Công việc 1: Chuyển giao quy trình công nghệ:

– Quy trình công nghệ nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành

– Quy trình công nghệ nhân giống hoa hồng bằng phương pháp ghép

– Chuyển giao các quy trình công nghệ sản xuất rau, hoa thương phẩm trong nhà lưới:

+ Quy trình kỹ thuật sản xuất cải bẹ theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Quy trình kỹ thuật trồng cà chua ghép trên gốc cà tím theo VietGAP.

+ Quy trình kỹ thuật  sản xuất các loại rau ngắn ngày (cải xanh) theo VietGAP.

+ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Cúc.

+ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng.

+ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Đồng tiền.

Công việc 2: Đào tạo kỹ thuật:

– Số lượng: 08 người. Trong đó; đơn vị Chủ trì dự án 03 người, địa phương nơi triển khai dự án 05 người.

– Nội dung đào tạo:

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cải bẹ theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cà chua ghép trên gốc cà tím theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc rau cải xanh theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật nhân giống hoa Cúc bằng phương pháp giâm cành

+ Kỹ thuật nhân giống hoa Hồng bằng phương pháp ghép

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Cúc.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Hồng.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cho cây hoa Đồng tiền

– Thời gian đào tạo: Lý thuyết 04 ngày

– Địa điểm đào tạo: tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Công việc 3: Tập huấn kỹ thuật:

– Số lượng: (4 lớp): 200 người

– Nội dung tập huấn:

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cải bẹ theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cà chua ghép trên gốc cà tím theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc rau cải xanh theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Cúc.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Hồng.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cho cây hoa Đồng tiền

– Thời gian tập huấn: 4 ngày

– Địa điểm tập huấn: tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng các mô hình sản xuất

Công việc 1: Chuẩn bị mặt bằng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị:

– Quy mô sản xuất: 7.500m2

– Đầu tư nhà lưới (bao gồm cả hệ thống điện, hệ thống tưới): 7.500m2

– Địa điểm: tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

Công việc 2: Xây dựng mô hình sản xuất giống hoa:

– Quy mô nhà lưới: 1.500m2 (có mái vòm màng nilon, vách lưới chống côn trùng)

– Đối tượng sản xuất: giống hoa Cúc (vàng Đài Loan, vàng hè, chi trắng, chi vàng, vàng pha lê, kim cương), giống hoa Hồng (các giống hoa hồng VR4, VR6, VR8, VR9, các giống trồng chậu)

– Sản xuất được: 540.000 cây giống hoa Cúc (trong đó 112.000 cây phục vụ mô hình sản xuất thương phẩm, số còn lại xuất bán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu); 4.800 cây giống hoa Hồng, đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

– Tiêu chuẩn cây giống đảm bảo xuất vườn:

+ Giống hoa Cúc: Cây cao 7-9cm, có 3-5 lá, rễ xuất hiện đều quanh thân

+ Giống hoa Hồng: mầm bật dài 2 – 5cm, rễ dài 3 – 4 cm đối với cây giống giâm hom; mầm dài 30 – 40 cm đối với cây giống ghép mắt.

      Công việc 3: Xây dựng mô hình trồng thương phẩm rau:

– Quy mô nhà lưới: 4.000 m2

– Đối tượng sản xuất:

+ Mô hình rau Cải bẹ: Quy mô: 1.000 m2; năng suất 25-30

tấn/ha/vụ; sản lượng: 12,5 – 15 tấn/dự án, đạt chất lượng VietGAP.

+ Mô hình Cà chua ghép trên gốc cà tím: 1.500 m2; năng suất 55-60 tấn/ha/vụ; sản lượng: 16,5- 18,0 tấn/dự án, đạt chất lượng VietGAP.

+ Mô hình sản xuất cải xanh: 1.500 m2; năng suất 18-20 tấn/ha/vụ; sản lượng: 13,5-15,0 tấn/dự án, đạt chất lượng VietGAP.

  Công việc 4: Xây dựng mô hình trồng thương phẩm hoa

   – Quy mô nhà lưới: 2.000m2

   – Đối tượng sản xuất:

   + Hoa cúc: Quy mô: 700 m2; sản lượng: 100.800 cây/dự án, đạt 100.800 cành hoa/dự án

   + Hoa hồng: Quy mô: 800 m2; sản lượng 4.000 cây/dự án, đạt: 40.000 cành hoa/dự án.

   + Hoa đồng tiền: Quy mô: 500 m2; sản lượng 4.800 cây/dự án, đạt 48.000 cành hoa/dự án.

* Theo dõi, thu thập, xử lý số liệu trong quá trình áp dụng quy trình sản xuất, để từ đó đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường của từng mô hình và rút kinh nghiệm, ổn định quy trình.

* Tổ chức các hội nghị, hội thảo đầu bờ, tổ chức tham quan, học tập tại mô hình, đánh giá kết quả và xác định hướng phát triển các giống hoa, giống rau: quy mô, đối tượng, thời vụ; hiệu quả kinh tế của các giống và các phương pháp kỹ thuật nhằm rút kinh nghiệm, mở rộng mô hình cho những năm sau.

* Quy mô, thời gian, địa điểm, sản phẩm dự án

   Quy mô:

– Mô hình sản xuất giống hoa: quy mô 1.500m2 trong nhà lưới;

 – Mô hình sản xuất thương phẩm rau: quy mô 4.000m2 trong nhà lưới

 – Mô hình sản xuất thương phẩm hoa: quy mô 2.000m2 trong nhà lưới.

Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 9/2022 – 9/2024)

Địa điểm triển khai:

Địa điểm 1: Thị Trấn Thường Xuân huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa

Địa điểm 2: Xã Đồng Lương huyện Lang Chánh tỉnh Thanh hóa

Tổng kinh phí:   Số tiền:4.320.530.000 đồng  (Trong đó: NS SNKH: 1.131.340.000đ; Kinh phí khoán: 704.800.000đồng; Kinh phí không giao khoán: 426.540.000 đồng; Tự có: 3.189.190.000Đ)

Kinh phí cấp lần 1: 452.000.000 đồng

Sản phẩm :

– Báo cáo điều tra khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình.

– Mô hình sản xuất giống hoa: quy mô 1.500m2 trong nhà lưới, Sản lượng:

+ Giống hoa Cúc: 540.000 cây/dự án, tiêu chuẩn xuất vườn: Cây cao 7 – 9cm, có 3 – 5 lá, rễ xuất hiện đều quanh thân;

+ Giống hoa Hồng: 4.800 cây/dự án, tiêu chuẩn xuất vườn: mầm bật dài 2 – 5cm, rễ dài 3 – 4 cm đối với cây giống giâm hom; mầm dài 30 – 40 cm đối với cây giống ghép mắt.

– Mô hình sản xuất thương phẩm rau: quy mô 4.000m2 trong nhà lưới, các loại rau đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng:

+ Rau cải bẹ: năng suất 25-30 tấn/ha/vụ; sản lượng: 12,5 – 15 tấn/dự án;

+ Cà chua ghép trên gốc cà tím: năng suất 55-60 tấn/ha/vụ; sản lượng: 16,5- 18,0 tấn/dự án;

+ Rau cải xanh: năng suất 18-20 tấn/ha/vụ; sản lượng: 13,5-15,0 tấn/dự án. Các loại rau đạt tiêu chuẩn VietGAP.

– Mô hình sản xuất thương phẩm hoa: quy mô 2.000m2 trong nhà lưới, sản lượng:

+ Hoa Hồng: số lượng 4.000 cây/dự án: Cây khỏe không bị sâu bệnh, đạt sản lượng: 40.000 cành hoa/dự án; Tiêu chuẩn xuất vườn: Chiều dài cành: 60 – 80cm; Đường kính bông: 2,5 – 3,0cm.

+ Hoa Cúc: số lượng: 100.800 cây/dự án: Cây khỏe không bị sâu bệnh, đạt sản lượng 100.800 cành hoa/dự án; Tiêu chuẩn xuất vườn: Chiều dài cành: 60 – 80cm; Đường kính bông: 10 – 13cm;

+ Hoa Đồng tiền: số lượng 4.800 cây/dự án: Cây khỏe không bị sâu bệnh, đạt sản lượng: 48.000 cành hoa/dự án Tiêu chuẩn xuất vườn: Chiều dài cành: 30 – 40 cm; Đường kính bông: 7- 10 cm

– Các bản hướng dẫn kỹ thuật của các loại rau và hoa phù hợp với điều kiện sản xuất tại một số huyện biên giới Thanh Hóa-Hủa Phăn:

+ Kỹ thuật sản xuất giống hoa Hồng trong nhà lưới.

+ Kỹ thuật sản xuất giống hoa Cúc trong nhà lưới;

+ Kỹ thuật trồng thương phẩm rau trong nhà lưới: Cải bẹ, cà chua ghép trên gốc cà tím, cải xanh.

+ Kỹ thuật trồng thương phẩm hoa trong nhà lưới: hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Đồng tiền.

– 8 cán bộ kỹ thuật và 200 người dân biên giới Thanh Hóa -Hủa Phăn được tập huấn thành thạo tay nghề sản xuất giống và trồng rau, hoa thương phẩm trong nhà lưới.

– Báo cáo xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm rau và hoa.

– Báo cáo phương án sử dụng kết quả và nhận rộng các mô hình của dự án được cơ quan đề xuất đặt hàng (Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, UBND huyện Lang Chánh) đồng ý tiếp nhận.

– Báo cáo tổng kết dự án.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA DỰ ÁN

KS. Lê Thị Mai
Phó TP. Phân tích và Thí nghiệm

Bài viết liên quan