Hội thảo Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát tiển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao

Sáng 8/12, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội thảo tham vấn xây dựng Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát tiển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo

Dự hội thảo có đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan đến công tác bảo tồn nguồn gen sinh vật và các chuyên gia, nhà khoa học.

Đ/c Phạm Xuân Thanh, Trưởng phòng Quản lý khoa học thay mặt Ban lãnh đạo phát biểu khai mạc Hội thảo
Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Viện Trưởng Viện Nông nghiệp Nguyễn Đình Hải phát biểu tại hội thảo.
Phó GĐ sở Khoa học và Công nghệ Trịnh Văn Suý phát biểu tại Hội thảo

Trong 10 năm qua, hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn, phát triển nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kết quả các đề tài, dự án khoa học và công nghệ về quỹ gen đã góp phần chuyển biến tích cực về chất lượng, cơ cấu giống nông nghiệp, nhất là việc khai thác phát triển một số nguồn gen bản địa quý hiếm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa là hoạt động canh tác, khai thác tài nguyên kém bền vững đã làm môi trường thay đổi, các quần thể động, thực vật quý hiếm bị suy giảm, các loài thực vật đặc trưng của vùng bị mất đi, những loài có giá trị kinh tế cao bị khai thác một cách triệt để, như: Pơ mu, đinh hương, sa nhân tím, gấu, cá lăng chấm… Vì vậy, cần có biện pháp khai thác hợp lý, chú ý đến việc tái sinh các loài và tạo môi trường bảo tồn thích hợp đối với động vật, thực vật, dược liệu và thủy sản nhằm giữ vững và làm đa dạng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Phó GĐ sở Khoa học và Công nghệ Trịnh Văn Suý và Viện trưởng Viện Nông nghiệp Nguyễn Đình Hải đồng chủ trì Hội thảo

Trên cơ sở đánh giá bối cảnh và thực trạng hoạt động sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật và nấm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2020, những định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng của Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát tiển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao

Đề án đã đặt ra mục tiêu, xác định nội dung, nhiệm vụ và đề xuất giải pháp thực hiện phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản nói riêng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cải tạo giống, đảm bảo duy trì sự đa dạng sinh học và những tiền đề cần thiết về tài nguyên sinh học để phát triển nông nghiệp bền vững.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về hiệu quả của đề án, hệ thống quản lý nguồn gen… Đồng thời đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như: Quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển các nguồn gen, ứng dụng khoa học-kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực…

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Đại biểu tham luận về hệ thống quản lý nguồn gen. 

Phát biểu bế mạc hội thảo, đại diện lãnh đạo Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cảm ơn những ý kiến của các đại biểu và nhấn mạnh đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.

Trần Anh Đức
P.Quản lý Khoa học

Viện Nông nghiệp Thanh Hoá tham gia Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá, năm 2023

Sáng 9/11, tại tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá, năm 2023” đã thu hút 138 đơn vị tham gia với 200 gian hàng. Trong đó, có 40 gian hàng của 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa; 10 gian hàng của 5 tổ chức, hiệp hội, ngành hàng; 118 gian hàng của 84 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP và 32 gian hàng của 22 tỉnh, thành phố trên cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Thái Bình, Yên Bái, Nam Định, Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Ninh Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Bình Dương…

Đây được xem là cơ hội “vàng” để các doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh có thêm cơ hội tìm hiểu, ký kết các hợp đồng kinh tế, các biên bản ghi nhớ về cung cấp, tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, lưu thông, chế biến và tiêu thụ hàng hóa nông sản, thực phẩm an toàn giữa các địa phương gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Dưới đây là một số hình ảnh tại các gian hàng trưng bày sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn đến từ nhiều tỉnh, thành phố:

Viện Nông nghiệp Thanh Hoá cũng vinh dự có gian hàng tại số 132-133, với nhiều sản phẩm nông sản sạch, chất lượng và các sản phẩm Ocop của tỉnh nhà:

Kết nối cung - cầu sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn, cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp
Sản phẩm Đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Kết nối cung - cầu sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn, cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp
Gian hàng và các sản phẩm của Viện Nông nghiệp
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá đến tham quan gian hàng của Viện Nông nghiệp
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá đến tham quan gian hàng của Viện Nông nghiệp
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá đến tham quan gian hàng của Viện Nông nghiệp

Trần Anh Đức
P.Quản lý Khoa học

Hội nghị công bố và bàn giao kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng – nông hoá huyện Mường Lát

Sáng 21-8, tại huyện Mường Lát, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Mường Lát tổ chức công bố và bàn giao kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa huyện Mường Lát phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và lập Đề án Phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dự hội nghị có Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Mường Lát, Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 5; chuyên viên Viện Nông nghiệp Thanh Hóa; chuyên gia thổ nhưỡng – nông hóa; Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt kiểm lâm huyện; các tổ chức, đoàn thể, phòng ban, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện Mường Lát.

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát phát biểu ý kiến tại hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe lãnh đạo Viện Nông nghiệp Thanh Hóa khái quát tình hình sử dụng tài nguyên đất đai, giải pháp khai thác tối đa, hiệu quả nguồn tài nguyên đất trong sản xuất nông, lâm nghiệp, phục vụ Đề án “Phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045”.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa là đơn vị được UBND tỉnh giao nhiệm vụ xây dựng đề án, trong quá trình xây dựng đã phối hợp với UBND huyện và các đơn vị có liên quan để xây dựng bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa phục vụ đánh giá chất lượng đất, đánh giá thích nghi cây trồng và đề xuất hướng sử dụng hiệu quả, bền vững. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện điều tra, đánh giá lấy mẫu thổ nhưỡng, nông hóa và phân tích các chỉ tiêu về lý, hóa học đất, được thực hiện từ tháng 3-2022 đến tháng 8-2023.

Ông Lê Xuân Bắc, Trưởng phòng Kế hoạch Viện Nông nghiệp Thanh Hóa khái quát về nguồn tài nguyên đất trên địa bàn huyện Mường Lát

Tại hội nghị, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã công bố và bàn giao kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa huyện Mường Lát. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng để UBND huyện Mường Lát làm cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, kinh tế – xã hội của huyện và giúp cho các cấp, ngành địa phương, tổ chức, đơn vị chủ rừng, doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cập nguồn tài liệu này để chủ động trong công tác tổ chức sản xuất của đơn vị mình đạt hiệu quả cao nhất.

Qua kết quả điều tra, đánh giá, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa trên địa bàn huyện, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tiến hành lấy 1.174 mẫu, trong đó 208 mẫu phân tích các chỉ tiêu thổ nhưỡng (16 chỉ tiêu), 966 mẫu phân tích chỉ tiêu nông hóa (10 chỉ tiêu) trên tổng diện tích 79.050 ha trên 8 loại đất của huyện Mường Lát. Với kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên đất của huyện phổ biến có độ dốc cao, độ dày tầng đất mịn mỏng với khoảng 55.254,77 ha, chiếm 68,51% diện tích đất; đất có độ dốc >25o khoảng 63.899,73 ha, chiếm 79,23% diện tích đất và có tầng dày < 70 cm. Kết quả phân tích, đánh giá chất lượng thông qua các chỉ tiêu nông hóa cho thấy có trên 52.795,18 ha, chiếm 66,8% diện tích đất của huyện khá giàu chất hữu cơ tổng số và Kali trao đổi, dung tích hấp thu cation trung bình khá, nhưng có nhược điểm là đất chua và nghèo Lân dễ tiêu. Đây là căn cứ quan trọng cho việc đánh giá mức độ thích hợp đất đai và bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm năng của địa phương.

Ông Trần Văn Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Mường Lát tham luận tại hội nghị

Trên cơ sở tổng hợp thông tin kết quả điều tra khảo sát thực địa cho phép lựa chọn 16 loại cây trồng rừng có khả năng phát triển được ở địa bàn Mường Lát (gồm: quế, trẩu lá xẻ, thông ba lá, thông Caribea, thông nhựa, thông đuôi ngựa, sa mu, bồ đề, dổi xanh, mỡ, luồng, vầu, cọ phèn, cọ khiết, đậu thiều và lát hoa) để đưa vào phân hạng, đánh giá thích nghi, làm căn cứ đề xuất sử dụng, Viện Nông nghiệp đề xuất một số cây trồng lâm nghiệp chính theo vùng sinh thái, như:

Vùng 1 (Trung Lý, Mường Lý, Tam Chung): quế, trẩu, thông ba lá, thông Caribea, thông nhựa, thông đuôi ngựa, sa mu, bồ đề, dổi ăn hạt, mỡ, luồng, vầu, cọ phèn, dậu thiều, lát hoa.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc BQL Rừng phòng hộ phát biểu tham luận tại hội nghị

Vùng 2 (Quang Chiểu, Mường Chanh): quế, trẩu, thông Caribea, thông nhựa, thông đuôi ngựa, sa mu, bồ đề, dổi ăn hạt, mỡ, luồng, cọ phèn, đậu thiều, lát hoa.

Vùng 3 (Pù Nhi, Nhi Sơn): trẩu, thông ba lá, thông Caribea, thông nhựa, thông đuôi ngựa, sa mu, vầu.

Vùng 4 (Thị trấn Mường Lát): trẩu, thông Caribea, thông nhựa, thông đuôi ngựa, sa mu, bồ đề, đậu thiều.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đề nghị trên cơ sở tài liệu, bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa bàn giao, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mường Lát chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền, khai thác, sử dụng tài liệu đưa vào xây dựng kế hoạch sản xuất, bố trí cây trồng của địa phương trong thời gian tới đạt kết quả cao nhất.

Ông Đỗ Đình Đài, chuyên gia nông học – thổ nhưỡng Viện Nông nghiệp Hà Nội, phát biểu tại hội nghị

Sau khi có kết quả báo cáo của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, UBND huyện Mường Lát sẽ tổ chức tuyên truyền đến người dân về những kết quả nghiên cứu giúp người dân có thể tự trang bị cho mình các kiến thức về sử dụng đất hợp lý, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Việc điều tra, đánh giá thổ nhưỡng, nông hóa trên địa bàn huyện mở ra hướng phát triển mới cho lĩnh vực nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị

Người nông dân được hiểu rõ tính chất của các loại đất, hàm lượng các nguyên tố vi lượng, chất dinh dưỡng để lựa chọn cho đất một loại cây trồng phù hợp nhất theo cơ cấu 4 vùng sinh thái của huyện. Từ đó hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô phù hợp với điều điện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện, đảm bảo hiệu quả môi trường, kinh tế và sử dụng đất bền vững.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trao hồ sơ cho UBND huyện Mường Lát

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, nông hóa và đánh giá phân hạng đất đai, cây trồng hiện có phân bố trên địa bàn huyện đã đánh giá được 16 loài và nhóm loài cây trồng lâm nghiệp tương đối phù hợp với từng khu vực tại 8 xã, thị trấn của huyện. Qua đó, giúp cho các cơ quan quản lý giám sát, cập nhật tình hình sử dụng đất sản xuất nông, lâm nghiệp và xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hợp lý. Đồng thời, giúp người nông dân tra cứu về hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm đất đai, mức độ thích hợp của các loại cây trồng và bón phân cân đối cho cây trồng đạt hiệu quả.

Nguồn: Báo Thanh Hoá

Trần Anh Đức
Chuyên viên Văn phòng

Bài viết đặc biệt: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT CỦA CÂY SA MU DẦU (Cunninghamia konishii Hayta) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Bài báo nghiên cứu được dịch song ngữ (Anh – Việt) – The article is bilingually translated (English – Vietnamese)

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa xin trân trọng gửi tới bạn đọc bài viết đặc biệt Bài viết đặc biệt: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT CỦA CÂY SA MU DẦU (Cunninghamia konishii Hayta) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM, với sự tham gia, nghiên cứu của:

Đặng Ngọc Huyền(1), Hoàng Thị Thu Trang(2), Vũ Đình Duy(1), Nguyễn Văn Sinh(3),Phạm Thị Lý(4), Đỗ Thị Tuyến(5), Phạm Mai Phương(1)
(1)Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Hà Nội
(2)Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội
(3)Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
(4)Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Thành phố Thanh Hoá
(5)Phân viện Công nghệ sinh học, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Hà Nội.

I. Phiên bản tiếng Việt

II. English version

Phạm Thị Lý
TP.Phân tích và Thí nghiệm



HỘI THẢO KHOA HỌC: TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI CUNG CẦU CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2017 – 2022 VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐẾN NĂM 2030

Ngày 18/11/2022, Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An phối hợp với Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động kết nối cung cầu công nghệ giai đoạn 2017 – 2022 và định hướng hoạt động đến năm 2030”.

Toàn cảnh Hội thảo đánh giá kết quả hoạt động kết nối cung cầu công nghệ giai đoạn 2017 – 2022 và định hướng hoạt động đến năm 2030.

Tham dự Hội thảo có Về phía Cục UD&PTCN có Ông Nguyễn Văn Chức- Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, bà Trần Thị Hồng Lan – Phó Cục trưởng, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, ông Thân Ngọc Hoàng – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, ông Nguyễn Đức Quang (Phó Chủ tịch Tổng Hội Nông nghiệp Việt Nam)..  Về phía Sở KH&CN có Ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, cán bộ Sở KH&CN Nghệ An cùng lãnh đạo và Cán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN NA. Ông Trần Quốc Thành và bà Trần Thị Hồng Lan – Phó Cục trưởng, ông Thân Ngọc Hoàng – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ chủ trì hội thảo.

Theo báo cáo từ Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ KH&CN), từ năm 2016 đến nay, Cục đã phối hợp với các Sở KH&CN tại một số địa phương, các Viện, Trường đại học đã thành lập 14 điểm kết nối cung – cầu công nghệ, đại diện cho các vùng, địa phương trong cả nước. Mặc dù các điểm kết nối mới thành lập và đi vào hoạt động, nhưng trong vòng 5 năm qua (2017 – 2022), mỗi năm đơn vị đã tiếp nhận khoảng 400 nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp; Tìm kiếm và cung cấp thông tin khoảng 3.000 nguồn cung công nghệ trong và ngoài nước; Cung cấp 374 hồ sơ chuyên gia công nghệ theo nhu cầu doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ đã tổ chức hơn 4.000 cuộc kết nối cung cầu công nghệ bao gồm cả trực tiếp và trực tuyến. Hơn 1000 công nghệ được trình diễn và giới thiệu tại các điểm kết nối hoặc được các điểm kết nối mang đi giới thiệu tại các sự kiện như Techdemo, Techconnect, Techfest, Techmart; Gần 100 hội thảo, tọa đàm giới thiệu, tư vấn về công nghệ đã diễn ra. Tổ chức thành công gần 300 lớp tập huấn về kỹ thuật cho hơn 4000 người.

Bà Trần Thị Hồng Lan – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ

 Tại Nghệ An, điểm kết nối cung cầu công nghệ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2017, sau 5 năm đi vào hoạt động đã thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Đơn vị đã kết nối, giới thiệu, áp dụng các kết quả nghiên cứu của các Viện, trường, tổ chức KHCN vào thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng công nghệ, thiết bị phù hợp vào thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, đơn vị đã tư vấn giúp các tổ chức, các địa phương trong tỉnh xây dựng, đề xuất thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ phù hợp với đặc thù của địa phương, như: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý; phát triển sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị; bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý; nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ trong sản xuất…

Tại hội thảo, đại diện Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An và các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động kết nối cung cầu công nghệ. Trong đó tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: Giải pháp kết nối trực tuyến, kết hợp với các định chế trung gian hiện có để nâng cao hiệu quả kết nối cung – cầu công nghệ; Kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường KH&CN; Hình thành và phát triển doanh nghiệp thông qua hoạt động hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KH&CN; Phát triển công nghệ thông qua hoạt động kết nối cung – cầu công nghệ; Thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ hội thảo, đại diện Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, ông Nguyễn Đình Hải – (Viện trưởng) đã lắng nghe, chia sẻ và tiếp thu những nội dung mà tinh thần hội thảo đưa ra, có bài phát biểu tham luận xây dựng.

Cũng tại Hội thảo đã Ký kết các thỏa thuận, Hợp đồng CGCN như: Ký kết hợp tác toàn diện về hoạt động KH&CN giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An; Ký kết hợp tác thành lập văn phòng đại diện dự án “Con đường xanh” tại vùng Bắc Trung Bộ giữa Hội đồng khoa học, khu Công nghệ cao Tp Hồ Chí Minh với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An; Ký kết hợp tác phát triển thị trường công nghệ MET tại vùng Bắc Trung Bộ giữa Công ty TNHH Xử lý nước TA với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An.

Ký kết hợp tác toàn diện về hoạt động KH&CN giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

 

          Tham gia trong khuôn khổ hội thảo, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã mang một số sản phẩm đặc trưng của Viện đến để trưng bày và giới thiệu.

Hình ảnh sản phẩm Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trưng bày tại hội thảo
Viện trưởng Nguyễn Đình Hải và Các đại biểu tham quan các gian hàng sản phẩm trưng bày

Có thể nói, tham dự hội thảo “Tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động kết nối cung cầu công nghệ giai đoạn 2017 – 2022 và định hướng hoạt động đến năm 2030” là cầu nối gắn kết giữa các bên cung và cầu; với các đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học với các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Là cơ sở khoa học để lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan chuyên môn ở Trung ương; lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành địa phương có sự nhìn nhận đánh giá kết quả và có giải pháp, kế hoạch hỗ trợ, phát triển các Điểm kết nối cung cầu công nghệ thông qua các chương trình hoạt động hàng năm. Từ đó Viện Nông nghiệp Thanh Hóa sẽ có phương hướng cũng như kế hoạch hành động cụ thể để xây dựng và phát triển trong hoạt động kết nối cung – cầu trong thời gian tới./.

Trịnh Thị Hồng
Phòng Phân tích và thí nghiệm

 

HỘI THẢO GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MƯỜNG LÁT, TỈNH THANH HÓA

Ngày 04/10/2022 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Văn phòng điều phối Nông thôn mới – Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Viện Nông nghiệp, UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội thảo giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần xây dựng Nông thôn mới tại huyện Mường Lát. Đồng chí Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đến dự và chỉ đạo Hội thảo.

Tham dự Hội thảo thành phần gồm; Đại diện các cơ quan Trung ương có lãnh đạo Cục Trồng trọt, chăn nuôi, Kinh tế hợp tác và PTNT, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp,Viện Khoa học lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và PTNT; về phía tỉnh Thanh Hóa có đại diện các ban của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở ngành của tỉnh Thanh Hóa; lãnh đạo huyện Mường Lát, lãnh đạo các xã, bản cùng đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Thanh Hóa và các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá về kết quả xây dựng các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phát triển nông thôn, các mô hình phát triển sản xuất và xây dựng NTM tại huyện Mường Lát, giai đoạn 2011 – 2022; thực trạng sản xuất nông nghiệp, cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện giai đoạn 2023 – 2025, định hướng đến năm 2030. Các đại biểu cũng thảo luận một số giải pháp phát triển lâm nghiệp; thực trạng và định hướng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; thực trạng phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mường Lát…

Hội thảo cũng được nghe báo cáo tham luận của của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa với chủ đề “Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Mường Lát giai đoạn 2011-2022, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2023-2030”. Bài tham luận đã đánh giá rất sâu sắc về thực trạng về kinh tế – xã hội, môi trường và các tiến bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã và đang áp dụng tại huyện Mường Lát; những thuận lợi, khó khăn về phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp, du lịch cộng đồng, phát triển sản phẩm OCOP, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Mường Lát, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Và các bài tham luận trực tiếp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và UBND huyện Mường Lát.

Hội thảo được nghe bài phát biểu chỉ đạo của Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang, đồng chí đã bày tỏ vui mừng và gửi lời cảm ơn tới các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan trung ương, các nhà khoa học và các đơn vị liên quan đã quan tâm tổ chức hội thảo ý nghĩa dành cho huyện Mường Lát. Theo đồng chí, sau 26 năm thành lập huyện, được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, và Nhân dân, huyện Mường Lát đã có sự phát triển đáng kể. Song do đặc thù là huyện vùng cao, trọng điểm của thiên tai, ít đất sản xuất và nhiều điều kiện không thuận lợi nên Mường Lát hiện vẫn là huyện khó khăn nhất tỉnh và là một trong những huyện nghèo nhất cả nước. Hội thảo đã gợi mở được nhiều vấn đề và định hướng phát triển cây trồng, vật nuôi, định hướng xây dựng Nông thôn mới – những nội dung hết sức có ý nghĩa cho huyện vùng cao biên giới này. Đồng chí Phó chủ tịch tỉnh cũng đề nghị Bộ NNPTNT, các cơ quan Trung ương quan tâm, hỗ trợ huyện Mường Lát xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung; xây dựng mô hình trồng cây ăn quả ở vùng có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp; xây dựng mô hình trồng và chế biến, tiêu cây thụ dược liệu…

Tại Hội thảo đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan, phải khẩn trương tham mưu cho tỉnh xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ gạo cho Nhân dân trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ở 11 huyện miền núi nói chung và huyện Mường Lát nói riêng; chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho đồng bào huyện Mường Lát; giúp huyện quy hoạch lại vùng, quy hoạch lại sản xuất; nghiên cứu xây dựng đề tài khoa học du nhập, phát triển dược liệu dưới tán rừng trên địa bàn huyện Mường Lát; bám sát kế hoạch của UBND tỉnh đã ban hành về xây dựng NTM, khẩn trương đề suất một số nhiệm vụ trong nguồn vốn sự nghiệp ưu tiên cho Mường Lát…Đặc biệt đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh giao Viện Nông nghiệp Thanh Hóa khẩn trương hoàn thành đề án Phát triển rừng bền vững huyện Mường lát giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 và tham mưu cho UBND huyện Mường Lát lập quy hoạch vùng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi; phối với các đơn vị liên quan của Bộ NN & PTNT xây dựng Đề tài du nhập, khảo nghiệm, phát triển dược liệu trên địa bàn huyện Mường Lát; và nghiên cứu xây dựng nhiệm vụ đặt hàng công ích để du nhập, nghiên cứu, khảo nghiệm và phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi phù hợp, hiệu quả kinh tế cao tại Mường Lát.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang cũng đề nghị lãnh đạo huyện Mường Lát tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu sâu về Nghị quyết 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phổ biến rộng rãi kết quả của Hội thảo “Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần xây dựng nông thôn mới tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa”; rà soát lại quy hoạch vùng mà UBND tỉnh đã phê duyệt năm 2021, đảm bảo sự liên kết, thúc đẩy nhau cùng phát triển; tích cực kêu gọi, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp vào địa bàn trên tinh thần tự lực, tự cường để phát triển kinh tế xã hội huyện Mường Lát một các bền vững.

Kết luận hội thảo, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh nhấn mạnh: Cần đánh giá lại tiềm năng, lợi thế của huyện Mường Lát một cách bài bản hơn để đưa các giải pháp công nghệ phù hợp đối với sự phát triển của địa phương. Đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, cần tập trung phát triển các giá trị bản địa, gồm cây trồng, vật nuôi, dược liệu bản địa, thậm chí là sơ chế, bảo quản bản địa, tiến tới nhân rộng các mô hình và chuyển giao công nghệ, đồng thời Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cam kết sẽ xem xét nghiêm túc các đề nghị của đại biểu về phát triển nông nghiệp, nông thôn tại huyện Mường Lát. Các ý kiến của đại biểu tham dự hội thảo sẽ được tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ NN & PTNT, các cơ quan liên quan để có những giải pháp tháo gỡ khó khăn và định hướng phát triển nông nghiệp & xây dựng nông thôn mới  cho huyện Mường Lát../.

ThS. Lê Trần Thái

                          Trung tâm Nghiên cứu Khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi

Hội thảo khoa học liên ngành “Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp bền vững” giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa và trường Đại học Hồng Đức

Chiều 23-8, Trường Đại học Hồng Đức phối hợp với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo khoa học liên ngành “Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp bền vững”

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo nhấn mạnh: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng đã và đang là xu hướng tất yếu để tạo ra bước đột phá cho sự phát triển bền vững nền nông nghiệp Việt Nam.

Toàn cảnh Hội nghị

Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất có thể phát triển thêm các dịch vụ hỗ trợ, giúp việc quản lý và sản xuất, bảo vệ nguồn tài nguyên, quản lý sản lượng, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và truy xuất nguồn gốc hàng hóa… trở nên hiệu quả và bền vững hơn.

PGS Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức trình bày báo cáo đề dẫn tại hội thảo.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 cũng đã xác định tập trung chỉ đạo thực hiện 6 chương trình trọng tâm và 3 khâu đột phá, tạo động lực cho phát triển nhanh và bền vững. Trong đó có “Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” và khâu đột phá “Ứng dụng nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao KHCN, chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững”.

Viện trưởng Viện Nông nghiệp Nguyễn Đình Hải và Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức Bùi Văn Dũng nghe báo cáo tham luận của đại diện Viện Nông nghiệp

Trên cơ sở đó, HĐND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong phát triển nông nghiệp. Đây là những quyết sách quan trọng, có tính chiến lược nhằm định hướng và đảm bảo cho hoạt động nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý, các cơ quan nghiên cứu, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp đã tập trung thảo luận, nhận diện và hướng đến các giải pháp, chiến lược phù hợp với thực tiễn, nhằm phát huy các nguồn lực trong cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0.

Đại diện trường Đại học Hồng Đức báo cáo tham luận tại hội thảo.

Trong đó, tập trung vào 4 nhóm vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ trong phát triển nông nghiệp gồm: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý môi trường, quản lý dinh dưỡng, quản lý dịch bệnh, chế biến sâu nông sản… theo hướng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, điện toán đám mây, từ trường, trí tuệ nhận tạo… trong đánh giá đất và quy hoạch vùng sản xuất, quản lý sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu quản lý, bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa; ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo, lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới nhằm tạo năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất quy mô lớn; ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Các đại biểu dự hội thảo

Hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học viên cao học, sinh viên, trao đổi chuyên môn, thảo luận các vấn đề khoa học quan tâm và công bố kết quả nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực khoa học nông nghiệp, đặc biệt hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường.

Kết quả của hội thảo cũng sẽ góp phần để Trường Đại học Hồng Đức và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa có những điều chỉnh phù hợp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các hướng nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Nguồn: Báo Thanh Hóa

Trần Anh Đức, Văn phòng Viện (ST)