Tác động của dự án Khoa học Công nghệ thuộc Chương trình Nông thôn miền núi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Chương trình nông thôn miền núi là một chương trình rất có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của những vùng còn khó khăn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Thông qua hoạt động xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản xuất và đời sống đã giúp cho người dân tiếp cận nhanh những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật. Hỗ trợ kinh phí để người dân xây dựng mô hình, sản phẩm được người dân thụ hưởng, điều này đã có ý nghĩa rất lớn đối với việc huy động nguồn vốn từ người dân làm cơ sở vững chắc cho dân mạnh dạn đầu tư vốn để phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, Chương trình cũng đã tạo tiền đề cho những vùng sản xuất tương đối phát triển để tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm mang tính hàng hoá có giá trị cao, thương mại lớn. Chính vì vậy, Chương trình nông thôn miền núi trong thời gian qua đã có sự tác động rất tích cực phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Trung tâm Nghiên cứu Khảo nghiệm và Dịch vụ vật nuôi trực thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Tuy là đơn vị mới được sáp nhập và thành lập từ năm 2019 nhưng cũng đã kịp thời tham gia chương trình Nông thôn miền núi bắt đầu thực hiện từ năm 2019 với Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt tại các huyện trung du, miền núi của tỉnh Thanh Hóa”.  Dự án đã triển khai thực hiện những nội dung của chương trình cụ thể: Tiếp nhận Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò và Quy trình kỹ thuật chăm sóc bò mẹ mang thai và chăm sóc bò lai F1,  Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm bò lai hướng thịt giai đoạn khác nhau, Quy trình phối trộn và sản xuất thức ăn hỗn hợp, Quy trình chế biến dự trữ một số phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn để từ đó xây dựng các mô hình trình trình diễn tạo nền móng cho việc phát triển kinh tế xã hội tại vùng nông thôn và miền núi. Dự án đã thực hiện một số nội dung chính sau:

  1. Xây dựng mô hình nuôi bò cái lai zebu sinh sản để TTNT bằng tinh đông lạnh bò giống Droughtmaster: Mô hình đã tạo ra 2150 con bò lai F1 (Droughtmaster-Zebu) giúp cho địa phương chủ động tạo đàn bò cái nền phục vụ sản xuất giống bò thịt chất lượng cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng năngsuất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Phát triển các sản phẩm có lợi thế của địa phương;
  2. Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm bò lai F1 an toàn sinh học: Dự án đã tiếp nhận quy trình công nghệ và tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia dự án xây dựng được 20 mô hình tại các gia trại trên địa bàn các huyện tham gia dự án với quy mô 200 con bò lai F1 Droughmates trong đó co 100 con do dự án hỗ trờ và 100 con là đối ứng của hộ tham gia mô hình. Kết quả sau 12 tháng bò lai F1 sinh trưởng phát triển khá tốt, thích nghi với điêu kiện khí hậu tại địa phương;đạt khối lượng 240kg.con đối với bò đực và 205kg/đối với bò cái, tăng trọng cao hơn từ 3-5% so với một số giống bò Zebu.
Lớp tập huấn Đào tạo Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc – Thạc sỹ Lê Trần Thái, Chủ nhiệm Dự án đang cấp phát trang thiết bị phục vụ dự án
Lớp tập huấn Đào tạo Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc – Thạc sỹ Lê Trần Thái, Chủ nhiệm Dự án đang cấp phát trang thiết bị phục vụ dự án

Xây dựng mô hình nuôi vỗ béo bò lai F1 (Droughtmaster x lai zebu) từ 21-24 tháng tuổi:Dự án đã xây dựng 05 mô hình vỗ béo tại 5 huyện với quy mô 5 bò đực/mô hình.  Kết quả cho thấy,  Khối lượng lúc giết thịt lúc 24 tháng tuổi đạt trung bình 506,24 kg/con, Tỷ lệ thịt xẻ ≥ 51%,Tỷ lệ thịt tinh ≥ 39,2%. Đây là cơ sở để Xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm thịt bò an toàn vệ sinh thực phẩm mang thương hiệu sản phẩm của dự án thuộc các vùng nông thôn, miền núi.

Phó Viện trưởng Viện Nông nghiệp – Lê Khắc Chiến phát biểu tại Hội nghị triển khai thực hiện Dự án

Dự án đã đào tạo được 12 kỹ thuật viên cơ sở làm công tác thụ tinh nhân tạo cho bò; tập huấn kỹ thuật cho kỹ thuật cho 300 lượt nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt an toàn sinh học, giải quyết được việc làm cho gần một nghìn lao động tại các địa bàn dự án; làm chủ được 05 công nghệ mới và đã tổ chức 01 cuộc hội nghị, hội thảo đầu bờ bước đầu khuyến cáo tới cộng đồng dân cư trên địa bàn. Dự án bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, năng suất chất lượng sản phẩm của mô hình được dự báo tăng lên rõ rệt.

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm bò lai F1 an toàn sinh học

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Bộ KH&CN, Văn phòng chương trình NTMN, các Vụ của Bộ KH&CN, công tác chỉ đạo sát sao của Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trong việc thực hiện dự án thuộc chương trình NTMN trên địa bàn Thanh Hóa trong thời gian qua. Nhìn chung dự án đã đạt được tiến độ đặt ra, sản phẩm trong các dự án có triển vọng tốt, hứa hẹn khả năng mở rộng cao, đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Dự án được triển khai đều tập trung vào những hướng ưu tiên trọng điểm của tỉnh, những vùng có điều kiện kinh tế tương đối khó khăn. Thông qua việc triển khai dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt tại các huyện trung du, miền núi của tỉnh Thanh Hóa” thuộc chương trình NTMN đã huy động đồng bộ các nguồn lực từ các tổ chức khoa học công nghệ, chính quyền các cấp, doanh nghiệp, chủ trang trại và người dân tham gia thực hiện công tác chuyển giao khoa học và công nghệ vào địa bàn nông thôn và miền núi, hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà “Nhà nước –  nhà khoa học – nhà nông – nhà doanh nghiệp”.

Đào tạo kỹ thuật TTNT cho bò

Chương trình NTMN thực sự đã có tác động rất lớn và tích cực đối với tỉnh Thanh Hóa, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo đà ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. Để thực hiện chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và Miền núi” trong thời gian tới, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã có một số đề xuất với UBND tỉnh trình Bộ KHCN tạo điều kiện hơn nữa cho tỉnh tiếp tục được tham gia thực hiện dự án, tăng cường trong việc phối hợp giữa cơ quan quản lý Trung ương và cơ quan quản lý địa phương, nhất là trong công tác kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện dự án. Cần có quy định linh động hơn trong quản lý quá trình thực hiện dự án, đơn giản hóa các thủ tục. Cho phép có sự thay đổi hợp lý về nội dung dự án theo yêu cầu thực tế ở từng giai đoạn thực hiện./.

Chủ nhiệm Dự án: Ths.Lê Trần Thái
Trung tâm Nghiên cứu Khảo nghiệm và Dịch vụ vật nuôi
Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Nguyễn Đình Hải
Viện trưởng Viện Nông nghiệp

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để xây dựng các mô hình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho người dân trên địa bàn tỉnh

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp về khoa học và công nghệ là “Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn”. Trên cơ sở đó, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã chủ động bám sát nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương, kiên trì thực hiện mục tiêu lấy nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất và đời sống, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm. Việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN đã giải quyết kịp thời các vấn đề bức thiết, nhất là trong lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phục vụ đối tượng hưởng lợi là nông dân. Qua đó đã hình thành các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa; xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo bước chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội.

Đời sống người dân các địa phương trong tỉnh đa phần còn gặp nhiều khó khăn, trình độ kỹ thuật canh tác còn nhiều bất cập, sản xuất theo số lượng… Do vậy, để nâng cao thu nhập cho người dân cần thiết phải nâng cao năng lực sản xuất, biết áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, liên kết sản xuất nông – lâm nghiệp bền vững, liên kết giữa trồng trọt với chăn nuôi nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, sản xuất nông nghiệp gắn bảo vệ phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn tăng hệ số kinh tế từ nhiều mặt.

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và sản xuất, giúp người dân trên địa bàn tỉnh nói chung và các đơn vị thuộc Viện Nông nghiệp nói riêng tiếp cận với các quy trình sản xuất, nâng cao năng lực áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào thực tế sản xuất trong cộng đồng và các giải pháp lâm sinh trong giao rừng cho cộng đồng góp phần xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống người đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã đặc biệt khó khăn. Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất Nông – Lâm nghiệp cho người dân các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Tại Viện Nông nghiệp, do đặc thù về địa hình, chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù và điều kiện khí hậu thời tiết, vị trí đặt trụ sở của các đơn vị thuộc Viện Nông nghiệp nên hoạt động đặc thù và sản xuất của Viện Nông nghiệp chủ yếu tập trung  vào ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm KHCN chất lượng từ các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh đã nghiệm thu cụ thể:

Về trồng trọt:

Đối với vụ xuân triển khai thực hiện sản xuất giống lúa thuần chất lượng, diện tích 19,9 ha (Bắc Thịnh SNC: 1,08 ha; Bắc Thịnh NC:16,41 ha; Sao Vàng: 2,41 ha). Tổng sản lượng đạt 133,713 tấn, trong đó: Bắc Thịnh SNC sản lượng là 5,962 tấn, đạt 170% kế hoạch (kế hoạch là 3,5 tấn); Bắc Thịnh NC sản lượng là 116,615 tấn, đạt 142% kế hoạch (kế hoạch là 82 tấn); Sao Vàng sản lượng 11,136 tấn, đạt 92,8% kế hoạch. Đặc biệt, đã lựa chọn, khảo nghiệm và chuyển giao quy trình kỹ thuật các giống lúa do Viện Nông nghiệp làm chủ cho người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận đạt chất lượng.

Ngoài ra, Viện Nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương triển khai sản xuất giống lúa thuần chất lượng Bắc Thịnh, với diện tích 41,5 ha; Tổng sản lượng thu được là 96,681 tấn, đạt 116% kế hoạch. Phối hợp với trang trại Hoa Dương, xã Thiệu Dương triển khai thực hiện trên giống lúa Đài Thơm 8 với diện tích 4,3 ha. Sản lượng thu được 24,3 tấn, sản lượng ước đạt 5,6 tấn/ha.

Đồng thời đã cơ giới hóa nông nghiệp: Gặt dịch vụ được 30ha; dịch vụ máy cấy 30ha; máy làm đất 10ha. Tổ chức thực hiện con người và máy móc đảm bảo an toàn lao động.

Diện tích lúa giống của Viện Nông nghiệp đang khảo nghiệm
Giống lúa Bắc Thịnh của Viện Nông nghiệp tại mô hình liên kết

Về chăn nuôi, thủy sản:

Trên quan điểm xác định chăn nuôi, thủy sản là một trong những mũi nhọn để nâng cao tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Hiện nay Thanh Hoá là tỉnh có tổng đàn gia súc lớn thứ 3 trong cả nước. Trong đó đàn trâu 190 ngàn con, đàn bò 265 ngàn con, Đàn lợn có 1,2 triệu con, đàn gia cầm 23,6 triệu con.

Chăn nuôi gia súc là đối tượng vật nuôi quan trọng được Viện Nông nghiệp  quan tâm đến chất lượng giống vật nuôi chủ yếu là giống địa phương. Một số chương trình của Viện Nông nghiệp đã cung cấp giống bò cái sinh sản cho các xã thuộc chương trình ngoài 30A, bò đực, trâu đực giống, gà, vit hậu bị thuộc chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo QD/50/TTg

Công tác chuyển giao quy trình kỹ thuật được Viện Nông nghiệp quan tâm, đã chuyển giao số công trình là: Kỹ thuật sử dụng tinh phân giới tính trong chăn nuôi bò sữa; Kỹ thuật sản xuất tinh trâu cọng dạ để TTNT cho trâu cái; Phương án bảo tồn nguồn gen bò vàng; nghiên cứu lai tạo giống lợn F1 ( Meishan x Móng cái) để sản xuất lợn sữa xuất khẩu; Kinh doanh thương mại vật tư TTNT cho trâu, bò nhằm cung ứng cho các dẫn tinh viên trong tỉnh Nitơ, tinh trâu, bò và vật tư (găng tay, ống gen) kèm theo, đã cung ứng 251 liều tinh trâu, 100 liều tinh bò Brahman, 650 tinh bò BBB.

Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ để sản xuất tôm, cua giống; tôm cua thương phẩm cho thị trường gồm: Tôm giống: Hơn 30 triệu con, cua xanh: 7 triệu con.

Sản phẩm của mô hình Bò lai
Sản phẩm của mô hình Lợn Meisan
Sản phẩm của mô hình Vịt cổ lũng

Tại trụ sở Viện Nông nghiệp, năm 2014-2016 được UBND giao thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh, là đơn vị chủ trì đã tiếp nhận quy trình kỹ thuật và làm chủ công nghệ, đã ứng dụng thành công và nhân rộng mô hình từ sau khi tổng kết nhiệm vụ năm 2016. Đến nay, Viện nông nghiệp đã làm chủ hoàn toàn quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo thương phẩm, luôn đảm bảo uy tín chất lượng nguồn sản phẩm đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo khô, đông trùng hạ thảo để sản xuất sản phẩm rượu…Mang lại giá trị khoa học là hoàn thiện quy trình công nghệ phù hợp với địa phương, chủ động nhân rộng và làm chủ công nghệ, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho cán bộ bộ phận kỹ thuật từ nguồn công việc đã làm chủ. Đồng thời luôn đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất để đảm bảo các sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng trên địa bàn và các tỉnh lân cận tin tưởng. Bước đầu đã tạo tiền đề thuận lợi cho Viện Nông nghiệp đi vào hoạt động.

Hàng năm, sản xuất trên 7.500 hộp Đông trùng hạ thảo cho hoạt động /năm; Rượu Đông trùng hạ thảo: Ngân 7.500 lít rượu;sản xuất các giống nấm ăn nấm dược liệu: 50.000 bịch thương phẩm/ năm.

Mặt trước sản phẩm chai rượu đông trùng hạ thảo
Mặt sau sản phẩm chai rượu đông trùng hạ thảo
Bộ sản phẩm Rượu đông trùng hạ thảo

Là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập, trực thuộc UBND tỉnh, ngoài các nhiệm vụ về thực hiện chức năng nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tư vấn về chiến lược phát triển và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa còn có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm và công nghệ lĩnh vực nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản.

Viện Nông nghiệp đã kế thừa hàng trăm lượt những công trình nghiên cứu từ các nhiệm vụ đặc thù, các nhiệm vụ khoa học công nghệ từ 06 đơn vị thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, 01 đơn vị từ sở Khoa học và công nghệ. Làm chủ và có nhiều kết quả nghiên cứu trực tiếp, là sản phẩm khoa học công nghệ, được ứng dụng thành công và cho ra thị trường các sản phẩm chất lượng, có giá trị kinh tế cao, như: Đông trùng hạ thảo, sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu, sản phẩm gạo chất lượng cao, sản phẩm từ chăn nuôi, thủy hải sản… Ngoài ra, những sản phẩm có triển vọng từ các nhiệm vụ khoa học công nghệ, hiện tại Viện Nông nghiệp chưa đáp ứng được với nhu cầu hiện nay, nhưng rất có giá trị và phù hợp với các địa phương trong tỉnh, các doanh nghiệp có nhiều lợi thế để nâng cao giá trị sản phẩm từ kết quả nghiên cứu của Viện Nông nghiệp, sự cần thiết của việc bảo vệ quyền sở hữu đối với các sản phẩm tiềm ẩn là hết sức quan trọng, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho địa phương mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc bảo vệ chính trị nội bộ các sản phẩm đặc hữu vùng miền, đậm nét giá trị văn hóa địa phương.

Hiện tại, Viện Nông nghiệp đang làm chủ và tổ chức thực hiện gồm: Lĩnh vực trồng trọt: 9 đề tài, dự án; Lĩnh vực lâm nghiệp: 9 đề tài, dự án; Lĩnh vực chăn nuôi: 18 đề tài, dự án; Lĩnh vực thủy sản: 3 đề tài, dự án; Lĩnh vực công nghệ sinh học: 13 đề tài, dự án.

Ngoài ra: Các công nghệ Viện Nông nghiệp đã chuyển giao: Lĩnh vực trồng trọt: 4 công nghệ; Lĩnh vực thủy sản: 2 công nghệ; Lĩnh vực Công nghệ sinh học: 5 công nghệ.

Từ các nhiệm vụ đã được tiếp nhận và chuyển giao, Viện Nông nghiệp đã tổ chức triển khai, ứng dụng thành công để sản xuất sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng, mang lại giá trị và hiệu quả về:

Xã hội: Nâng cao thu nhập cho cán bộ trực tiếp thực hiện tại các bộ phận thuộc Viện, người dân khu vực dựu án được thụ hưởng, từng bước góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đói trong nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tạo cơ sở để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao khối lượng nông sản hàng hoá có giá trị, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư trong vùng dự án. Nâng cao trình độ dân trí, khả năng tiếp cận và hình thành nên ý thức tự giác áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cộng đồng dân tộc ít người. Góp phần hoàn thiện mô hình phát triển kinh tế – xã hội nông thôn miền núi theo hướng áp dụng tiến bộ KH-KT đồng bộ. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ địa phương ở cơ sở tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trình độ dân trí được nâng cao nhất là kiến thức về nông nghiệp, nông thôn mới.

Môi trường: Các mô hình trên đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương: Chuyển đổi sang chăn nuôi bò lai bán chăn thả cho hiệu quả thu nhập cao hơn, cải tạo đất đồi, vườn rừng bằng trồng bời lời đỏ vừa phủ xanh đất trống, chống xói mòn, vừa bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và hạn chế ô nhiễm môi trường. Nuôi bò bán chăn thả góp phần giữ gìn vệ sinh chung thôn làng, giảm dịch bệnh trên gia súc và nhân dân, việc tận dụng phế phụ phẩm để sản xuất phân hữu cơ góp phần phục hồi và nâng cao độ phì đất đai, việc trồng xen các loại cây rừng góp phần điều tiết vùng tiểu khí hậu trong khu vực, giảm thiểu những tác động xấu của thời tiết cực đoan (nắng hạn kéo dài, mưa lũ bất thường…) góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống trong khu vực…

Lê Thị Dung
Chuyên viên phòng Phân tích và thí nghiệm

 

Dự án: Sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh: “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước CHDCND Lào”

Mục tiêu

– Chuyển giao, ứng dụng được các quy trình công nghệ sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới

– Xây dựng được các mô hình sản xuất:

+ 01 mô hình sản xuất giống hoa: quy mô 1.500m2 trong nhà lưới

+ 01 mô hình sản xuất thương phẩm rau: quy mô 4.000m2 trong nhà lưới

+ 01 mô hình sản xuất thương phẩm hoa: quy mô 2.000m2 trong nhà lưới

– Xây dựng được mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm rau và hoa.

– Xây dựng được các bản hướng dẫn kỹ thuật của các loại rau và hoa phù hợp với điều kiện sản xuất tại các huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn.

– Tập huấn được 8 cán bộ và 200 người dân tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn thành thạo tay nghề sản xuất giống, thương phẩm rau, hoa trong nhà lưới.

Nội dung:

Điều tra khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình

– Điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa phăn.

– Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, phương thức sản xuất rau, hoa tại tỉnh Hủa Phăn

– Xây dựng tiêu chí lựa chọn các thành phần tham gia các mô hình dự án.

– Tổ chức lựa chọn các thành phần đáp ứng các tiêu chí đã xây dựng.

– Xây dựng, ký kết các văn bản với những thành phần tham gia để thực hiện mô hình của dự án.

Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ nhân giống, sản xuất thương phẩm

Công việc 1: Chuyển giao quy trình công nghệ:

– Quy trình công nghệ nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành

– Quy trình công nghệ nhân giống hoa hồng bằng phương pháp ghép

– Chuyển giao các quy trình công nghệ sản xuất rau, hoa thương phẩm trong nhà lưới:

+ Quy trình kỹ thuật sản xuất cải bẹ theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Quy trình kỹ thuật trồng cà chua ghép trên gốc cà tím theo VietGAP.

+ Quy trình kỹ thuật  sản xuất các loại rau ngắn ngày (cải xanh) theo VietGAP.

+ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Cúc.

+ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng.

+ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Đồng tiền.

Công việc 2: Đào tạo kỹ thuật:

– Số lượng: 08 người. Trong đó; đơn vị Chủ trì dự án 03 người, địa phương nơi triển khai dự án 05 người.

– Nội dung đào tạo:

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cải bẹ theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cà chua ghép trên gốc cà tím theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc rau cải xanh theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật nhân giống hoa Cúc bằng phương pháp giâm cành

+ Kỹ thuật nhân giống hoa Hồng bằng phương pháp ghép

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Cúc.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Hồng.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cho cây hoa Đồng tiền

– Thời gian đào tạo: Lý thuyết 04 ngày

– Địa điểm đào tạo: tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Công việc 3: Tập huấn kỹ thuật:

– Số lượng: (4 lớp): 200 người

– Nội dung tập huấn:

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cải bẹ theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cà chua ghép trên gốc cà tím theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc rau cải xanh theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Cúc.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa Hồng.

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc cho cây hoa Đồng tiền

– Thời gian tập huấn: 4 ngày

– Địa điểm tập huấn: tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng các mô hình sản xuất

Công việc 1: Chuẩn bị mặt bằng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị:

– Quy mô sản xuất: 7.500m2

– Đầu tư nhà lưới (bao gồm cả hệ thống điện, hệ thống tưới): 7.500m2

– Địa điểm: tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

Công việc 2: Xây dựng mô hình sản xuất giống hoa:

– Quy mô nhà lưới: 1.500m2 (có mái vòm màng nilon, vách lưới chống côn trùng)

– Đối tượng sản xuất: giống hoa Cúc (vàng Đài Loan, vàng hè, chi trắng, chi vàng, vàng pha lê, kim cương), giống hoa Hồng (các giống hoa hồng VR4, VR6, VR8, VR9, các giống trồng chậu)

– Sản xuất được: 540.000 cây giống hoa Cúc (trong đó 112.000 cây phục vụ mô hình sản xuất thương phẩm, số còn lại xuất bán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu); 4.800 cây giống hoa Hồng, đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

– Tiêu chuẩn cây giống đảm bảo xuất vườn:

+ Giống hoa Cúc: Cây cao 7-9cm, có 3-5 lá, rễ xuất hiện đều quanh thân

+ Giống hoa Hồng: mầm bật dài 2 – 5cm, rễ dài 3 – 4 cm đối với cây giống giâm hom; mầm dài 30 – 40 cm đối với cây giống ghép mắt.

      Công việc 3: Xây dựng mô hình trồng thương phẩm rau:

– Quy mô nhà lưới: 4.000 m2

– Đối tượng sản xuất:

+ Mô hình rau Cải bẹ: Quy mô: 1.000 m2; năng suất 25-30

tấn/ha/vụ; sản lượng: 12,5 – 15 tấn/dự án, đạt chất lượng VietGAP.

+ Mô hình Cà chua ghép trên gốc cà tím: 1.500 m2; năng suất 55-60 tấn/ha/vụ; sản lượng: 16,5- 18,0 tấn/dự án, đạt chất lượng VietGAP.

+ Mô hình sản xuất cải xanh: 1.500 m2; năng suất 18-20 tấn/ha/vụ; sản lượng: 13,5-15,0 tấn/dự án, đạt chất lượng VietGAP.

  Công việc 4: Xây dựng mô hình trồng thương phẩm hoa

   – Quy mô nhà lưới: 2.000m2

   – Đối tượng sản xuất:

   + Hoa cúc: Quy mô: 700 m2; sản lượng: 100.800 cây/dự án, đạt 100.800 cành hoa/dự án

   + Hoa hồng: Quy mô: 800 m2; sản lượng 4.000 cây/dự án, đạt: 40.000 cành hoa/dự án.

   + Hoa đồng tiền: Quy mô: 500 m2; sản lượng 4.800 cây/dự án, đạt 48.000 cành hoa/dự án.

* Theo dõi, thu thập, xử lý số liệu trong quá trình áp dụng quy trình sản xuất, để từ đó đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường của từng mô hình và rút kinh nghiệm, ổn định quy trình.

* Tổ chức các hội nghị, hội thảo đầu bờ, tổ chức tham quan, học tập tại mô hình, đánh giá kết quả và xác định hướng phát triển các giống hoa, giống rau: quy mô, đối tượng, thời vụ; hiệu quả kinh tế của các giống và các phương pháp kỹ thuật nhằm rút kinh nghiệm, mở rộng mô hình cho những năm sau.

* Quy mô, thời gian, địa điểm, sản phẩm dự án

   Quy mô:

– Mô hình sản xuất giống hoa: quy mô 1.500m2 trong nhà lưới;

 – Mô hình sản xuất thương phẩm rau: quy mô 4.000m2 trong nhà lưới

 – Mô hình sản xuất thương phẩm hoa: quy mô 2.000m2 trong nhà lưới.

Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 9/2022 – 9/2024)

Địa điểm triển khai:

Địa điểm 1: Thị Trấn Thường Xuân huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa

Địa điểm 2: Xã Đồng Lương huyện Lang Chánh tỉnh Thanh hóa

Tổng kinh phí:   Số tiền:4.320.530.000 đồng  (Trong đó: NS SNKH: 1.131.340.000đ; Kinh phí khoán: 704.800.000đồng; Kinh phí không giao khoán: 426.540.000 đồng; Tự có: 3.189.190.000Đ)

Kinh phí cấp lần 1: 452.000.000 đồng

Sản phẩm :

– Báo cáo điều tra khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình.

– Mô hình sản xuất giống hoa: quy mô 1.500m2 trong nhà lưới, Sản lượng:

+ Giống hoa Cúc: 540.000 cây/dự án, tiêu chuẩn xuất vườn: Cây cao 7 – 9cm, có 3 – 5 lá, rễ xuất hiện đều quanh thân;

+ Giống hoa Hồng: 4.800 cây/dự án, tiêu chuẩn xuất vườn: mầm bật dài 2 – 5cm, rễ dài 3 – 4 cm đối với cây giống giâm hom; mầm dài 30 – 40 cm đối với cây giống ghép mắt.

– Mô hình sản xuất thương phẩm rau: quy mô 4.000m2 trong nhà lưới, các loại rau đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng:

+ Rau cải bẹ: năng suất 25-30 tấn/ha/vụ; sản lượng: 12,5 – 15 tấn/dự án;

+ Cà chua ghép trên gốc cà tím: năng suất 55-60 tấn/ha/vụ; sản lượng: 16,5- 18,0 tấn/dự án;

+ Rau cải xanh: năng suất 18-20 tấn/ha/vụ; sản lượng: 13,5-15,0 tấn/dự án. Các loại rau đạt tiêu chuẩn VietGAP.

– Mô hình sản xuất thương phẩm hoa: quy mô 2.000m2 trong nhà lưới, sản lượng:

+ Hoa Hồng: số lượng 4.000 cây/dự án: Cây khỏe không bị sâu bệnh, đạt sản lượng: 40.000 cành hoa/dự án; Tiêu chuẩn xuất vườn: Chiều dài cành: 60 – 80cm; Đường kính bông: 2,5 – 3,0cm.

+ Hoa Cúc: số lượng: 100.800 cây/dự án: Cây khỏe không bị sâu bệnh, đạt sản lượng 100.800 cành hoa/dự án; Tiêu chuẩn xuất vườn: Chiều dài cành: 60 – 80cm; Đường kính bông: 10 – 13cm;

+ Hoa Đồng tiền: số lượng 4.800 cây/dự án: Cây khỏe không bị sâu bệnh, đạt sản lượng: 48.000 cành hoa/dự án Tiêu chuẩn xuất vườn: Chiều dài cành: 30 – 40 cm; Đường kính bông: 7- 10 cm

– Các bản hướng dẫn kỹ thuật của các loại rau và hoa phù hợp với điều kiện sản xuất tại một số huyện biên giới Thanh Hóa-Hủa Phăn:

+ Kỹ thuật sản xuất giống hoa Hồng trong nhà lưới.

+ Kỹ thuật sản xuất giống hoa Cúc trong nhà lưới;

+ Kỹ thuật trồng thương phẩm rau trong nhà lưới: Cải bẹ, cà chua ghép trên gốc cà tím, cải xanh.

+ Kỹ thuật trồng thương phẩm hoa trong nhà lưới: hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Đồng tiền.

– 8 cán bộ kỹ thuật và 200 người dân biên giới Thanh Hóa -Hủa Phăn được tập huấn thành thạo tay nghề sản xuất giống và trồng rau, hoa thương phẩm trong nhà lưới.

– Báo cáo xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm rau và hoa.

– Báo cáo phương án sử dụng kết quả và nhận rộng các mô hình của dự án được cơ quan đề xuất đặt hàng (Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, UBND huyện Lang Chánh) đồng ý tiếp nhận.

– Báo cáo tổng kết dự án.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA DỰ ÁN

KS. Lê Thị Mai
Phó TP. Phân tích và Thí nghiệm

Bài viết đặc biệt: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT CỦA CÂY SA MU DẦU (Cunninghamia konishii Hayta) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Bài báo nghiên cứu được dịch song ngữ (Anh – Việt) – The article is bilingually translated (English – Vietnamese)

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa xin trân trọng gửi tới bạn đọc bài viết đặc biệt Bài viết đặc biệt: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT CỦA CÂY SA MU DẦU (Cunninghamia konishii Hayta) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM, với sự tham gia, nghiên cứu của:

Đặng Ngọc Huyền(1), Hoàng Thị Thu Trang(2), Vũ Đình Duy(1), Nguyễn Văn Sinh(3),Phạm Thị Lý(4), Đỗ Thị Tuyến(5), Phạm Mai Phương(1)
(1)Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Hà Nội
(2)Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội
(3)Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
(4)Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Thành phố Thanh Hoá
(5)Phân viện Công nghệ sinh học, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Hà Nội.

I. Phiên bản tiếng Việt

II. English version

Phạm Thị Lý
TP.Phân tích và Thí nghiệm



HỘI THẢO KHOA HỌC: TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI CUNG CẦU CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2017 – 2022 VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐẾN NĂM 2030

Ngày 18/11/2022, Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An phối hợp với Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động kết nối cung cầu công nghệ giai đoạn 2017 – 2022 và định hướng hoạt động đến năm 2030”.

Toàn cảnh Hội thảo đánh giá kết quả hoạt động kết nối cung cầu công nghệ giai đoạn 2017 – 2022 và định hướng hoạt động đến năm 2030.

Tham dự Hội thảo có Về phía Cục UD&PTCN có Ông Nguyễn Văn Chức- Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, bà Trần Thị Hồng Lan – Phó Cục trưởng, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, ông Thân Ngọc Hoàng – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, ông Nguyễn Đức Quang (Phó Chủ tịch Tổng Hội Nông nghiệp Việt Nam)..  Về phía Sở KH&CN có Ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, cán bộ Sở KH&CN Nghệ An cùng lãnh đạo và Cán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN NA. Ông Trần Quốc Thành và bà Trần Thị Hồng Lan – Phó Cục trưởng, ông Thân Ngọc Hoàng – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ chủ trì hội thảo.

Theo báo cáo từ Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ KH&CN), từ năm 2016 đến nay, Cục đã phối hợp với các Sở KH&CN tại một số địa phương, các Viện, Trường đại học đã thành lập 14 điểm kết nối cung – cầu công nghệ, đại diện cho các vùng, địa phương trong cả nước. Mặc dù các điểm kết nối mới thành lập và đi vào hoạt động, nhưng trong vòng 5 năm qua (2017 – 2022), mỗi năm đơn vị đã tiếp nhận khoảng 400 nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp; Tìm kiếm và cung cấp thông tin khoảng 3.000 nguồn cung công nghệ trong và ngoài nước; Cung cấp 374 hồ sơ chuyên gia công nghệ theo nhu cầu doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ đã tổ chức hơn 4.000 cuộc kết nối cung cầu công nghệ bao gồm cả trực tiếp và trực tuyến. Hơn 1000 công nghệ được trình diễn và giới thiệu tại các điểm kết nối hoặc được các điểm kết nối mang đi giới thiệu tại các sự kiện như Techdemo, Techconnect, Techfest, Techmart; Gần 100 hội thảo, tọa đàm giới thiệu, tư vấn về công nghệ đã diễn ra. Tổ chức thành công gần 300 lớp tập huấn về kỹ thuật cho hơn 4000 người.

Bà Trần Thị Hồng Lan – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ

 Tại Nghệ An, điểm kết nối cung cầu công nghệ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2017, sau 5 năm đi vào hoạt động đã thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Đơn vị đã kết nối, giới thiệu, áp dụng các kết quả nghiên cứu của các Viện, trường, tổ chức KHCN vào thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng công nghệ, thiết bị phù hợp vào thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, đơn vị đã tư vấn giúp các tổ chức, các địa phương trong tỉnh xây dựng, đề xuất thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ phù hợp với đặc thù của địa phương, như: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý; phát triển sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị; bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý; nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ trong sản xuất…

Tại hội thảo, đại diện Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An và các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động kết nối cung cầu công nghệ. Trong đó tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: Giải pháp kết nối trực tuyến, kết hợp với các định chế trung gian hiện có để nâng cao hiệu quả kết nối cung – cầu công nghệ; Kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường KH&CN; Hình thành và phát triển doanh nghiệp thông qua hoạt động hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KH&CN; Phát triển công nghệ thông qua hoạt động kết nối cung – cầu công nghệ; Thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ hội thảo, đại diện Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, ông Nguyễn Đình Hải – (Viện trưởng) đã lắng nghe, chia sẻ và tiếp thu những nội dung mà tinh thần hội thảo đưa ra, có bài phát biểu tham luận xây dựng.

Cũng tại Hội thảo đã Ký kết các thỏa thuận, Hợp đồng CGCN như: Ký kết hợp tác toàn diện về hoạt động KH&CN giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An; Ký kết hợp tác thành lập văn phòng đại diện dự án “Con đường xanh” tại vùng Bắc Trung Bộ giữa Hội đồng khoa học, khu Công nghệ cao Tp Hồ Chí Minh với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An; Ký kết hợp tác phát triển thị trường công nghệ MET tại vùng Bắc Trung Bộ giữa Công ty TNHH Xử lý nước TA với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An.

Ký kết hợp tác toàn diện về hoạt động KH&CN giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

 

          Tham gia trong khuôn khổ hội thảo, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã mang một số sản phẩm đặc trưng của Viện đến để trưng bày và giới thiệu.

Hình ảnh sản phẩm Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trưng bày tại hội thảo
Viện trưởng Nguyễn Đình Hải và Các đại biểu tham quan các gian hàng sản phẩm trưng bày

Có thể nói, tham dự hội thảo “Tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động kết nối cung cầu công nghệ giai đoạn 2017 – 2022 và định hướng hoạt động đến năm 2030” là cầu nối gắn kết giữa các bên cung và cầu; với các đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học với các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Là cơ sở khoa học để lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan chuyên môn ở Trung ương; lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành địa phương có sự nhìn nhận đánh giá kết quả và có giải pháp, kế hoạch hỗ trợ, phát triển các Điểm kết nối cung cầu công nghệ thông qua các chương trình hoạt động hàng năm. Từ đó Viện Nông nghiệp Thanh Hóa sẽ có phương hướng cũng như kế hoạch hành động cụ thể để xây dựng và phát triển trong hoạt động kết nối cung – cầu trong thời gian tới./.

Trịnh Thị Hồng
Phòng Phân tích và thí nghiệm

 

SẢN XUẤT ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Cordyceps militaris) AN TOÀN, CHẤT LƯỢNG CAO TẠI VIỆN NÔNG NGHIỆP THANH HÓA

  1. Giới thiệu chung

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm dược liệu cổ truyền của Trung Quốc có giá trị từ hàng ngàn năm nay. Nó có tác dụng phòng chống và chữa trị thành công một số bệnh nan y như lipit máu, viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm thận mạn tính, suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính, ung thư phổi và thiểu năng sinh dục.
Tạp chí STINFO (2015) đã trích dẫn những nhận định Bác sĩ Trần Văn
Năm – Phó viện trưởng Viện Y dược học Thành Phố Hồ Chí Minh về tác dụng của nấm ĐTHT của như sau:

Hình 1: Vòng đời nấm đông trùng hạ thảo (dongtrunghathao.org.vn)

Hai thành phần dược liệu chính trong nấm ĐTHT là hợp chất adenosine (C10H13N5O4) và cordycepin (3′-deoxyadenosine, C10H13N5O3) – một chất tương tự như nucleoside. (Khan et al., 2010). Hợp chất Cordycepin Theo Khan et al.(2010) hợp chất codycepin trong nấm ĐTHT có khả năng ức chế sự phát triển của khối u, kéo dài thời gian sống và ức chế sự phát triển và di căn của tế bào ung thư.  Adenosine xuất hiện khá nhiều trong quả thể và được cho là phong phú ở hầu hết các loài nấm Cordyceps với hàm lượng dao động từ 0,28 – 14,15 mg/g. Adenosine được cho là có tác dụng điều hòa miễn dịch, bảo vệ tim mạch.

  1. Sự phát triển tạo nên thương hiệu sản phẩm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Đông trùng hạ thảo viện nông nghiệp Thanh Hóa là sản phẩm Khoa học công nghệ – kết quả của dự án “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình sản xuât giống và nuôi thương phẩm nấm Cordyceps militaris L.ex Fr. (Đông trùng hạ thảo) tại tỉnh Thanh Hóa”.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa là đơn vị được đầu tư và chuyển giao quá trình sản xuất đầy đủ, hoàn chỉnh công nghệ từ một đơn vị nghiên cứu có uy tín Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Sau khi kết thúc dự án, Viện nông nghiệp đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ sản xuất đông trùng hạ thảo, từ giai đoạn nhân giống cho đến giai đoạn nuôi trồng. Tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật đều được áp dụng  nghiêm ngặt để tạo ra sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo an toàn và chất lượng cung cấp đủ cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Từ năm 2019 đến nay, Viện vẫn tiếp tục duy trì sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất. Sản xuất đông trùng hạ thảo từ 5.000 đến 10.000 hộp/năm đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Hình 2: KTV  thực hiện cấy giống dịch thể (C2)

 

Viện nông nghiệp Thanh Hóa không ngừng cập nhật, cải tiến và hoàn thiện công nghệ nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã sản phẩm để đem đến người tiêu dùng sản phẩm đông trùng hạ thảo tốt nhất.

KTV nghiên cứu bổ sung thêm một số dưỡng chất vào giá thể tổng hợp để tìm ra được môi trường thích hợp nhằm tạo sản lượng cũng như hàm lượng dược tính của nấm Đông trùng hạ thảo. Kết quả phân tích Adenosine ở 1.152 cao hơn sản phẩm trước đây khi kết thúc dự án KHCN năm 2019,  trung bình Cordyceps: 4,4; Adenosine: 0.747). So với công bố của một số chuyên gia, Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên thành phàn Adenosine giao động 2.45± 0.03 mg/g, Cordycepin 0.006-6.36mg/g (Phùng Trung Mỹ – Vncreatures.net).

Hình 3: Đánh giá sinh trưởng, phát triển Đông trùng hạ thảo ở các giá thể

CT1: 200g/l dịch chiết giá đỗ, 300g/l dịch chiết khoai tây, 100ml/l nước dừa, 2g/l cao nấm men, 2g/l peptone và 100g/l nhộng tằm tươi; CT2: giá thể nhộng tằm; CT3: Bổ sung 40 g Nhộng tằm nguyên con đặt trên nền cơ chất (15g gạo lứt + 30ml dung dịch dinh dưỡng);

Các combo quà biếu chất lượng làm quà biếu cho người thân: Đông trùng hạ thảo khô, đông trùng hạ thảo tươi

Hình ảnh đông trùng hạ thảo khô và tươi

Đặc biệt các sản phẩm từ rượu đông trùng hạ thảo, một năm sản xuất và cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh 7.500 lit rượu được kiểm nghiệm và công nhận chất lượng bởi cơ quan có chức năng, thẩm quyền. Sản phẩm tâm huyết, chất lượng cao, với mẫu mã đẹp mắt, giá cả phải chăng, vừa lòng khách hàng, từ năm 2019 đến nay đã ổn định và giữ vững trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Hình ảnh: Combo quà biếu sản phẩm từ nấm Đông trùng hạ thảo

Để sản phẩm đông trùng hạ thảo được đa dạng hóa, nhóm nghiên cứu viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đề xuất dự án, được phê duyệt và đang thực hiện từ tháng 7 năm 2021: “Xây dựng mô hình sản xuât, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) theo chuỗi giá trị tại Thanh Hóa” Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đủ điều kiện, nền tảng mở rộng mô hình sản xuất và chế biến đa dạng sản phẩm từ Đông trùng hạ thảo.

Hình ảnh: Nhóm chuyên gia thực hiện sản xuất nấm đông trùng hạ thảo

Dự án hoàn thiện giai đoạn 1. Do đã làm chủ được công nghệ từ khâu nhân giống cho đến khâu sơ chế sản phẩm, đã chủ động được nguyên liệu đầu vào đáp ứng quy trình chế biến các sản phẩm từ Đông trùng hạ thảo, đây là một yếu tố làm nên sự thành công của dự án.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tiếp tục duy trì và phát triển sản phẩm Đông trùng hạ thảo, tạo nên thương hiệu Đông trùng hạ thảo viện Nông nghiệp Thanh Hóa uy tín chất lượng, nâng tầm vị thế trên thị trường trong và ngoài tỉnh, vươn xa ra các nước bạn trên thế giới.

Th.s. Ngô Thị Ánh
Chuyên viên phòng Phân tích và thí nghiệm

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO BẰNG NHÂN GIỐNG CÂY (INVITRO) NUÔI CẤY MÔ TẠI VIỆN NÔNG NGHIỆP THANH HÓA

Quyết định số: 1426/QĐ – UBND, ngày 24 tháng 04 năm 2020 Quyết định phê duyệt đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025; Xây dựng và phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa theo hướng hiện đại và hội nhập, chủ động khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực để nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; xây dựng và nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật mới, tư vấn chiến lược, cung cấp dịch vụ, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại có khả năng cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Có thể nói, việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là hướng phát triển tất yếu hiện nay. Tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) cao mới bắt đầu thực hiện và ở quy mô chưa lớn nhưng đã khẳng định hiệu quả và thích nghi tốt đối với trình độ của nông dân. Ứng dụng KH&CN cao trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh đã được thực hiện trong cả quá trình sinh trưởng của cây trồng nhằm hạn chế sự tác động bất lợi của thời tiết, khí hậu, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, đồng đều, trong đó có kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.

Cán bộ phòng phân tích và thí nghiệm đang kiểm tra cây giống keo nuôi cấy mô

Phương pháp nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật là kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay và ngày càng phổ biến với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp khắc phục nhanh tình trạng thoái hóa của các giống cây trồng. Những năm qua, Phòng Phân tích và thí nghiệm – Viện Nông nghiệp đã nghiên cứu, làm chủ nhiều quy trình công nghệ và đưa vào sản xuất thành công nhiều giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô đã lưu giữ, phát triển và sản xuất được hàng loạt các loại cây trồng, các chủng giống nấm có chất lượng cao.

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là phương pháp nhân giống vô tính được sử dụng nhằm sản xuất nhanh và đồng loạt các loại giống cây trồng lưu giữ được hoàn toàn đặc tính của cây gốc, khắc phục nhược điểm của các phương pháp nhân vô tính khác như chiết, ghép hay giâm cành. Với tính toàn năng của tế bào thực vật, chúng có khả năng thay đổi quá trình trao đổi chất, sinh trưởng để tái sinh thành cây hoàn chỉnh. Môi trường nuôi cấy mô thực vật chứa tất cả các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường của cây trồng. Ưu điểm của phương pháp công nghệ này là nhân giống với số lượng lớn mang đặc tính tốt giống hệt cây mẹ, hệ số nhân giống cao, đáp ứng nguồn giống quanh năm với chất lượng tốt đồng đều, sạch bệnh, mang đến hiệu quả kinh tế cao chỉ cần trong một thời gian ngắn. Phương pháp này còn giúp bảo vệ các giống cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Quy trình nuôi cấy mô là một công đoạn dài và khó khăn, phòng đã nghiên cứu và thực hành một số loại cây mà thị trường yêu cầu.

Phòng Phân tích và thí nghiệm đã thực hiện kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. Phòng đã phát triển nhân giống bằng phương pháp này với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Việc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tạo ra cây giống có chất lượng cao, sạch bệnh, mang đặc tính di truyền từ cây mẹ. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong điều kiện biến đổi khí hậu không ngừng tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Sau thử nghiệm sản xuất thành công giống cây Lan kim tuyến từ năm 2020, Phòng đã mở rộng quy mô nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào với nhiều giống cây trồng khác nhau. Phòng nuôi cấy mô của Viện được đầu tư khá quy mô và trang bị cơ sở vật chất thiết bị đủ khả năng sản xuất rất nhiều lượng cây giống cung cấp cho thị trường. Hiện Phòng đang quản lý hàng chục giống cây và sản xuất theo yêu cầu của thị trường như các giống cây lâm nghiệp, cây dược liệu, các loại giống hoa, trong đó có các loại cây có giá trị kinh tế như lan kim tuyến, đông trùng hạ thảo,  nấm linh chi, đùi gà, hoa đồng tiền, mía tím, mía đường, hoa chuông, hoa cúc… Đặc biệt, với phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật đã tạo ra giống cây keo lai khẳng định tính ưu việt trong việc nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng, đã cung cấp cây giống cho các doanh nghiệp trong tỉnh.

Cây giống mía Kim Tân

Cây hoa chuông từ nuôi cấy môCây hoa cúc từ nuôi cấy mô

Cây hoa đồng tiền từ nuôi cấy mô

Cây Lan kim tuyến được sản xuất từ nuôi cấy mô

Hiện nay phòng đã làm chủ được hoàn toàn các quy trình kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Phương pháp này có thể sàng lọc những cây có tính trạng tốt để sản xuất đồng loạt giống cây có chất lượng tốt cho ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao nhiều hơn so với cây nhân giống bằng phương pháp truyền thống. Cây nuôi cấy mô sạch bệnh, sáng màu, đồng đều hơn. Áp dụng phương pháp này có thể nhân giống  nhanh và đồng đều các giống cây, đáp ứng kịp thời vụ cây trồng trong trường hợp gặp rủi ro thiên tai như vừa qua. Sắp tới, Phòng sẽ triển khai nghiên cứu, sản xuất giống cây lan kim tuyến là một loại dược liệu quý có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã bước đầu gặt hái những thành công. Đây là một bước phát triển nông nghiệp công nghệ cao giúp cho nông dân trên địa bàn chủ động được nguồn giống các loại cây trồng có giá trị kinh tế trên thị trường. Từ đó làm thay đổi và nâng cao nhận thức cho nông dân về mô hình nuôi trồng hiện đại này để ngày càng nhân rộng quy mô và hiệu quả kinh tế trong trồng trọt trước sự tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

Hồ Thị Quyên
Phòng phân tích và thí nghiệm 

Quyết định Phê duyệt Điều khoản tham chiếu (TOR) nhiệm vụ xây dựng đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số loài cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2030”

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa xin công bố:

Quyết định Phê duyệt Điều khoản tham chiếu (TOR) nhiệm vụ xây dựng đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số loài cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2030

Dưới đây là toàn văn Quyết định:

 

Kết quả thu thập, đánh giá tập đoàn vật liệu các giống cây hoa

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoa mang lại giá trị tinh thần và giá trị kinh tế lớn cho con người. Đối với những người yêu hoa, chơi hoa thì không có gì sánh bằng những phút giây tĩnh lặng thả hồn theo những cảm xúc phong cảnh thiên nhiên được thu nhỏ trước sân nhà. Trong không gian trầm lắng ấy dường như giúp cho mọi người trút đi mọi ưu phiền, rũ bỏ hết những trăn trở trong cuộc sống mưu sinh thường nhật, mang lại cho cuộc sống những giá trị tinh thần vô giá. Việc lựa chọn, đầu tư chú trọng vào các loại hoa hiếm có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện ở từng vùng, từng địa phương sẽ cho giá trị kinh tế rất cao khoảng 70 – 200 triệu đồng/ha/năm. Vì vậy, việc thu thập, đánh giá  tập đoàn vật liệu các giống hoa được xem là sự phát triển của thị trường hoa cao cấp. Để đánh giá được các giống hoa cao cấp trồng ở Thanh Hóa, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, Trung tâm NCKN  thực hiện  thí nghiệm thu thập, đánh giá tập đoàn vật liệu các giống hoa”.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

  1. Vật liệu nghiên cứu: Thu thập 50 giống được thu thập từ nhiều địa điểm khác nhau. Các vật liệu được chia làm 5 nhóm:

         + Nhóm hoa thân gỗ: thu thập được 5 giống (hoa giấy Thạch bích, giấy vàng, giấy 2 màu, Ngọc nữ, dâm bụt)

+ Nhóm hoa cúc: thu thập được 9 giống (cúc chi rủ bông to, cúc chi rủ bông nhỏ, cúc pha lê, cúc cổ Sơn la,….)

          + Nhóm hoa đồng tiền: thu thập được 4 giống (Đồng tiền vàng, cam vàng, trắng, đỏ cam)

          + Nhóm hoa hướng dương: thu thập được 6 giống (Hướng dương lùn, Hướng dương đổi màu, hướng dương bông xù,….)

          + Nhóm hoa khác: thu thập được 26 giống (dừa cạn, mắt nai tím, mắt nai tím hồng, mào gà cam,…)

  1. Phương pháp nghiên cứu

          Thí nghiệm : Đánh giá, xác định các giống hoa ưu tú, phù hợp nhất . Bố trí thí nghiệm theo thứ tự không nhắc lại, diện tích ô 10 m2 (5m x 2m). Thí nghiệm được thực hiện trong vụ xuân 2021 tại Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng Thanh Hóa

  1. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: Thực hiện trên chương trình Excell.

 

 

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

  1. Kết quả thu thập tập đoàn vật liệu các giống hoa

          Trong 6 tháng đầu năm 2021, đã tiến hành thu thập được tổng số 50 vật liệu các giống hoa, trong đó các vật liệu giống hoa được thu thập ở nhiều nơi, nhiều địa phương đem về tiến hành gieo trồng và đánh giá trên đồng ruộng, lựa chọn ra các vật liệu ưu tú, phù hợp để tiến hành chọn lọc, duy trì ở các vụ tiếp theo.

Bảng 1: Danh sách tập đoàn vật liệu các giống hoa thu thập được

trong 6 tháng đầu năm 2021

TT Tên/mã vật liệu giống TT Nguồn gốc
1 Nhóm hoa thân gỗ 5 Nhóm hoa khác
Hoa giấy thạch bích Mười giờ vàng
Hoa giấy 2 màu Mười giờ cam
Hoa giấy vàng Ngọc thảo tím (cánh đơn)
Trinh nữ Ngọc thảo cam (cánh đơn)
Dâm bụt vàng Ngọc thảo hồng (cánh đơn)
2 Nhóm hoa cúc Ngọc thảo cam (cánh kép)
 Cúc tiểu thư Ngọc thảo hồng (cánh kép)
Cúc cổ Sơn La Mào gà đỏ
Cúc chi rủ bông nhỏ Mào gà cam
Cúc chi rủ bông to Mào gà vàng
Cúc đổi màu Sao nhái hồng (cánh đơn)
Cúc rubi Sao nhái trắng (cách đơn)
cúc mai nhật Sao nhái đỏ (cánh đơn)
cúc phale Sao nhái cam (cánh kép)
Cúc thân gỗ Sống đời trắng (kép)
3 Nhóm hoa đồng tiền Sống đời đỏ (kép)
Đồng tiền vàng Sống đời vàng (kép)
Đồng tiền cam vàng Sống đời tím (kép)
Đồng tiền trắng Sống đời hồng (kép)
Đồng tiền đỏ cam Sống đời cam (kép)
4 Nhóm hoa hướng dương Sống đời hồng sen (kép)
hướng dương lùn bambino dừa cạn
hướng dương lùn Mắt nai tím
hướng dương đỏ mắt nai tím hồng
hướng dương tháp baby đỏ
hướng dương đổi màu baby trắng
hướng dương đổi màu bông xù  
  1. Kết quả đánh giá tập đoàn vật liệu các giống hoa

2.1. Kết quả đánh giá đặc điểm hình thái

          Theo dõi, quan sát đặc điểm hình thái của tập đoàn vật liệu các giống hoa gieo trồng trong vụ xuân 2021, kết quả được chia làm 3 nhóm:

– Các vật liệu giống có đặc điểm hình thái đẹp, phù hợp với sản xuất gồm 10 vật liệu: Hoa Ngọc nữ, giấy vàng, Cúc chi bông to, cúc chi bông nhỏ, đồng tiền vàng, hướng dương lùn, hướng dương đổi màu, hướng dương bông xù, dừa cạn và mắt nai tím

– Các vật liệu giống có đặc điểm hình thái trung bình đến khá, khi đưa ra sản xuất có thể chấp nhận được gồm 13 vật liệu: Hoa giấy 2 màu, cúc tiều thư, cúc đổi màu, đồng tiền cam, hướng dương đỏ, hướng dương tháp, mào gà đỏ, mào gà cam, mào gà vàng, sao nhái hồng, sao nhái trắng, sao nhái đỏ, sao nhái cam.

          – Các vật liệu giống có đặc điểm hình thái xấu, không phù hợp để đưa ra sản xuất gồm 27 vật liệu: Hoa giấy thạch bích, cúc cổ Sơn La, cúc rubi, cúc mai nhật, cúc phale, cúc thân gỗ, mười giờ vàng, mười giờ cam, ngọc thảo tím (cánh đơn), ngọc thảo cam (cánh đơn), ngọc thảo hồng (cánh đơn), ngọc thảo cam (cánh kép), ngọc thảo hồng (cánh kép), dâm bụt vàng, đồng tiền trắng, đồng tiền đỏ cam, sống đời trắng (kép), sống đời đỏ (kép), sống đời vàng (kép), sống đời tím (kép), sống đời hồng (kép), sống đời cam (kép), sống đời hồng sen (kép), mắt nai tím hồng, baby đỏ, baby trắng, hướng dương lùn bambino

 2.2. Kết quả đánh giá đặc điểm về thời gian sinh trưởng của vật liệu giống

          Sau khi theo dõi, đánh giá các đặc điểm hình thái của tập đoàn vật liệu, bước đầu đánh giá sơ bộ về đặc điểm hình thái đã loại bỏ được 27 vật liệu giống có đặc điểm hình thái xấu không phù hợp đưa ra sản xuất.  Đối với 23 vật liệu còn lại, tiếp tục theo dõi đánh giá các đặc điểm sinh trưởng phát triển để lựa chọn được các vật liệu giống tốt, phù hợp, có triển vọng để phát triển ngoài sản xuất. Trong đó:

– Các vật liệu giống có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 81- 117 ngày), trồng theo mùa vụ, ra hoa sớm, gồm 14 vật liệu: Hoa hướng dương lùn, hướng dương đổi màu, hướng dương bông xù, hướng dương đỏ, hướng dương tháp, mào gà đỏ, mào gà cam, mào gà vàng, sao nhái hồng, sao nhái trắng, sao nhái đỏ, sao nhái cam, dừa cạn và mắt nai tím

– Các vật liệu giống có thời gian sinh trưởng dài từ 1 năm trở lên gồm 9 vật liệu: Hoa ngọc nữ, giấy vàng, giấy 2 màu, cúc chi bông to, cúc chi bông nhỏ, cúc tiểu thư, cúc đổi màu, đồng tiền vàng, đồng tiền cam

2.3. Kết quả đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển khác:

          Qua theo dõi, đo đếm một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển khác, như: chiều cao cây, kích thước cành, kích thước hoa, số lượng hoa….. của các vật liệu giống hoa, kết quả trong 5 nhóm hoa thu thâp chọn lọc được 10 loại vật liệu ưu tú:

* Nhóm hoa thân gỗ:

          – Hoa ngọc nữ: có chiều cao cây là 77,4cm, chiều cao phân cành cấp 1 thấp 11,2cm, cây phân cành nhiều (3,1 cành cấp 1 và 5,9 cành cấp 2),chiều dài cành hoa  đạt 18,3cm, số hoa/chùm 29,6 hoa, số hoa/cây đạt 103,4hoa. Cây ra hoa liên tục, đường kính hoa nở là 1,5cm

          – Hoa giấy vàng: có chiều cao cây là 91,4cm, chiều cao phân cành cấp 1 thấp 11,7cm, cây phân cành nhiều (3,9 cành cấp 1 và 6,6 cành cấp 2),chiều dài cành hoa  đạt 16,0cm, số hoa/chùm 22,6 hoa, số hoa/cây đạt 81,7hoa. Đường kính nụ 2,3cm, đường kính hoa nở là 2,8cm, số lần lặp hoa 2 lần.

* Nhóm hoa cúc:

          – Cúc chi bông to: có chiều cao cây thấp 53,3cm, chiều cao phân cành cấp 1 rất thấp 4,9cm, cây phân cành nhiều (5,1 cành cấp 1 và 9,9 cành cấp 2).

          – Cúc chi bông nhỏ: có chiều cao cây thấp 54,4cm, chiều cao phân cành cấp 1 rất thấp 4,3cm, cây phân cành nhiều (5,0 cành cấp 1 và 9,6 cành cấp 2).

* Nhóm hoa đồng tiền:

          – Hoa đồng tiền vàng: có chiều cao cây rất thấp 29,5cm, nhánh cấp 1 mọc ra từ thân chính dưới mặt đất, số hoa/cây đạt 4,3hoa. Đường kính nụ 1,9cm, đường kính hoa nở là 6,9cm, cây ra hoa liên tục.

* Nhóm hoa hướng dương:

          – Hướng dương lùn: có chiều cao cây là 71,5cm, cây không phân cành, chiều dài cành hoa là 12,1cm, số hoa/cành đạt 1,6 hoa, số hoa/cây đạt  1,8 hoa. Đường kính nụ 6,7cm, đường kính hoa nở là 14,7cm, cây ra hoa 1 đợt.

          – Hướng dương bông xù: có chiều cao cây là 73,5cm, cây không phân cành, chiều dài cành hoa là 14,7cm, số hoa/cành đạt 5,4 hoa, số hoa/cây đạt 3,4 hoa . Đường kính nụ 9,6cm, đường kính hoa nở là 18,6cm, cây ra hoa 1 đợt.

          – Hướng dương đổi màu: có chiều cao cây là 61,5cm, cây không phân cành, chiều dài cành hoa là 27,4cm, số hoa/cành đạt 7,5 hoa, số hoa/cây đạt 10,4 hoa . Đường kính nụ 4,7cm, đường kính hoa nở là 10,7cm, cây ra hoa 1 đợt.

* Nhóm hoa khác  :

          – Dừa cạn: có chiều cao cây là 30,5cm, chiều cao phân cành cấp 1 rất thấp 3,9cm, cây phân cành nhiều (3,6 cành cấp 1 và 6,3 cành cấp 2),chiều dài cành hoa  đạt 5,0cm, số hoa/chùm 4,0 hoa, số hoa/cây đạt 19,6 hoa. Cây ra hoa liên tục, đường kính hoa nở là 2,8cm, hoa nở liên tục.

          – Mắt nai tím: có chiều cao cây là 29,7cm, chiều cao phân cành cấp 1 rất thấp 4,5cm, cây phân cành nhiều (4,1 cành cấp 1 và 7,1 cành cấp 2),chiều dài cành hoa  đạt 5,1cm, số hoa/chùm 5,9 hoa, số hoa/cây đạt 24,1 hoa. Cây ra hoa liên tục, đường kính hoa nở là 1,4cm, hoa nở liên tục.

 

IV. KẾT LUẬN

          Trong 6 tháng đầu năm 2021, đã thu thập được tổng số 50 vật liệu các giống hoa. Sau khi thu thập về đã tiến hành  gieo trồng và đánh giá trên đồng ruộng, kết quả đã xác định được 10 vật liệu giống có đặc điểm tốt, phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa, gồm: 5 nhóm

* Nhóm hoa thân gỗ:

          Đánh giá được 2 vật liệu giống hoa có đặc điểm tốt, gồm: Hoa ngọc nữ và hoa giấy vàng. Các giống hoa thân gỗ chọn được có đặc điểm: Là cây lâu năm,  phân cành cấp 1 thấp, số lượng cành cấp 1 và cấp 2 nhiều, chùm hoa có chiều dài từ 11,7 – 18,3cm, số lượng hoa trên cây rất nhiều, hoa có kích thước nhỏ, màu rất đẹp.

* Nhóm hoa cúc:

Đánh giá được 2 vật liệu giống hoa có đặc điểm tốt, gồm: cúc chi bông to và cúc chi bông nhỏ. Các giống hoa cúc chọn được có đặc điểm: là cây lâu năm, có khả năng sinh trưởng phát triển rất tốt , khả năng  phân cành rất thấp, rất nhiều tạo tiềm năng năng suất hoa trong 6 tháng cuối năm.

* Nhóm hoa đồng tiền:

          Đánh giá được 1 vật liệu giống hoa đồng tiền có đặc điểm tốt, là giống đồng tiền vàng . Giống hoa đồng tiền vàng  chọn được có đặc điểm: cây rất thấp 29,5cm, khả năng đẻ nhánh mạnh, nhiều, lá xanh bóng, hoa  to, đường kính là 6,9cm , màu sắc đẹp, độ bền hoa là 20 ngày, hoa ra liên tục với số lượng nhiều 4,3 hoa/cây.

* Nhóm hoa hướng dương:

          Đánh giá được 3 vật liệu giống hoa hướng dương có đặc điểm tốt, gồm Hướng dương lùn, bông xù, đổi màu. Các giống hoa hướng dương chọn được có đặc điểm: là cây thời vụ có thời gian sinh trưởng ngắn từ 95 – 107 ngày, hoa  to đường kính đạt 18,6 – 10,7cm, hoa rất đẹp,có độ bền lâu từ 10 – 12 ngày. Trên mỗi hoa đều có rất nhiều hạt, thời gian thu hoạch hạt từ 28 – 30 ngày.

* Nhóm hoa khác  :

          Đánh giá được 2 vật liệu giống hoa có đặc điểm tốt, gồm: dừa cạn và mắt nai tím. Các giống hoa chọn được có đặc điểm: là cây thời vụ, thân thảo, chiều cao cây thấp 29,7 – 30,5cm, cây phân cành nhiều, hoa mọc thành chùm 4,0 – 5,9 hoa, số hoa/ cây nhiều, hoa có kích thước nhỏ, màu sắc đẹp mắt.

          Bảng 2: Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng của các vật liệu giống hoa đánh giá trong vụ xuân 2021

TT Tên/mã vật liệu giống Thời gian ươm cây Thời gian từ trồng đến…. Độ bền hoa (ngày) Thời gian ra hoa – đậu hạt

(ngày)

Thời gian phát triển hạt

(ngày)

Thời gian thu hoạch hạt

(ngày)

Thời gian sinh trưởng

(ngày)

bắt đầu ra hoa

(ngày)

kết thúc ra hoa (ngày)
I Nhóm hoa thân gỗ                
Ngọc nữ 30 45 3 12 20 30
Giấy vàng 45 70 5
Giấy 2 màu 47 75 5
II Nhóm hoa cúc
Cúc chi bông to
Cúc chi bông nhỏ
Cúc tiểu thư
Cúc đổi màu
III Nhóm đồng tiền                
Đồng tiền vàng 50 72 20
Đồng tiền cam 52 68 17
VI Nhóm hoa hướng dương                
Hướng dương lùn 16 36 42 10 12 15 28 96
Hướng dương đổi màu 16 45 51 10 10 14 30 107
Hướng dương bông xù 16 34 39 12 12 14 28 95
Hướng dương đỏ 18 36 44 10 12 16 25 97
Hướng dương tháp 16 34 43 8 13 14 27 94
V Nhóm hoa khác
Dừa cạn 18 32 62 5 7 16 30 115
mắt nai tím 18 30 62 7 10 16 30 117
Mào gà đỏ 18 25 32 10 12 14 30 90
Mào gà cam 18 27 35 8 11 16 32 93
Mào gà vàng 18 27 33 10 12 14 31 92
Sao nhái hồng (cánh đơn) 18 25 40 3 5 10 20 81
Sao nhái trắng (cách đơn) 18 25 42 3 6 11 20 83
Sao nhái đỏ (cánh đơn) 18 25 40 3 5 10 20 81
Sao nhái cam (cánh kép) 18 25 45 4 5 10 21 88

 

Bảng 3: Một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển khác của các vật liệu giống hoa đánh giá trong vụ xuân 2021

(các vật liệu giống qua đánh giá sơ bộ trên đồng ruộng đạt triển vọng)

TT Tên/mã vật liệu giống chiều cao cây (cm) Chiều cao phân cành cấp 1

(cm)

số cành cấp 1

(cành)

Số cành cấp 2

(cành)

Chiều dài cành hoa

(cm)

 

Số hoa/chùm

(hoa)

Số hoa/cây

(hoa)

Đường kính nụ

(cm)

Đường kính hoa nở

(cm)

Số lần lặp hoa

(lần)

 

I Nhóm hoa thân gỗ            
Ngọc nữ 77,4 11,2 3,1 5,9 18,3 29,6 103,4 1,2 1,5 3
Giấy vàng 91,4 11,7 3,9 6,6 16,04 22,2 81,7 2,3 2,8 2
II Nhóm hoa cúc
Cúc chi bông to 53,3 4,9 5,1 9,9
Cúc chi bông nhỏ 54,4 4,3 5 9,6
III Nhóm đồng tiền
Đồng tiền vàng 29,5 2,9 17,5 1 4,3 1,9 6,9 1
VI Nhóm hoa hướng dương  
Hướng dương lùn 71,5 12,1 1,6 1,8 6,7 14,7 1
hướng dương đổi màu 73,5 14,7 5,4 2 9,6 18,6 1
hướng dương bông xù 61,5 27,4 7,5 10,4 4,7 10,7 1
V Nhóm hoa khác
Dừa cạn 30,5 3,9 3,6 6,3 5 4 19,6 0,2 2,8 1
mắt nai tím 29,7 4,5 4,1 7,1 5,1 5,9 24,1 0,9 1,4 1

 

KS. Lưu Thị Hoa
Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng

 

Thanh Hóa sản xuất thành công Tinh trâu Murrah đông lạnh phục vụ công tác cải tiến nâng cao tầm vóc đàn trâu

Thanh Hoá là tỉnh đã triển khai công tác thụ tinh nhân tạo cho bò từ những năm 1990 thuộc chương trình  cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò. Hiện  nay có 20/27 huỵên thị, thành phố đã triển khai công tác truyền tinh nhân tạo cho  bò,  mỗi huyện có từ 15 – 20 kỹ thuật viên đang làm công tác truyền tinh nhân tạo. Mạng lưới TTNT đươc thực hiện có tổ chức từ tỉnh đến huyện, xã…. Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo đã được đầu tư tương đối đầy đủ như Bình ni tơ, súng bắn tinh và các dụng cụ chuyên ngành khác.

Năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu ƯDKHKT chăn nuôi là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp TTNT và một số giải pháp để phối giống thành công cho trâu cái từ nguồn tinh trâu đực giống Murrah nhập khẩu từ Ấn Độ. Kết quả để phối giống thử nghiệm trên đàn trâu của huyện Thọ Xuân và thị xã Bỉm Sơn có tỷ lệ đậu thai từ 35-40%,  đã có sản phẩm là nghé lai F1 giống Murrah ra đời. Nghé sinh ra khoẻ mạnh, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của Thanh Hoá. Từ kết của đó, Trung tâm đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo với UBND tỉnh trình cơ chế chính sách hỗ trợ nâng cao tầm vóc đàn trâu trên địa bàn tỉnh như Quyết định 271/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 về việc ban hành cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cấm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015. Theo đó tỉnh đã hỗ trợ kinh phí mua vật tư phối giống, gồm: Tinh, ni tơ, dụng cụ để phối giống; Hỗ trợ tiền công phối giống TTNT nhằm cải tạo nâng cao tầm vóc đàn trâu nội của tỉnh. Từ đó hàng năm, Trung tâm đã nhập khẩu và cung ứng cho các huyện trong tỉnh từ 2500-3000 liều tinh trâu giống Murrah để thực hiện công tác TTNT cho trâu. Tuy nhiên do nguồn tinh trâu Murrah phải nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam qua rất nhiều thủ tục pháp lý của nhà nước nên không chủ động được nguồn tinh gây khó khăn trong việc cung ứng, phục vụ nhu cầu của bà con nuôi trâu trong tỉnh.

Khai thác tinh trâu Murah

Thực hiện Nghị quyết 16 NQ/TU ngày 20/4/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Trung tâm đã xây dựng dự án sản xuất tinh trâu đông lạnh cọng ra trình báo cáo UBND tỉnh cho phép thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất tinh trâu cọng rạ phục vụ công tác cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn trâu tại Thanh Hóa” nhằm phát huy các công năng của Trung tâm đã được tỉnh đầu tư đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng công tác nghiên cứu sản xuất tinh trâu nhằm thúc đẩy công tác TTNT cho đàn trâu trên địa bàn tỉnh.

Trâu lai F1 Murrah sinh ra tại Bỉm Sơn

Sau 03 năm triển khai thực hiên đề tài, Trung tâm đã nghiên cứu thành công việc huấn luyện, khai thác và sản xuất tinh trâu Murrah đông lạnh dạng cọng dạ. Kết quả đề tài đã Tuyển chọn được 02 trâu đực giống Murrah để huấn luyện khai thác tinh dịch. Các trâu đực có tầm vóc, khối lượng lớn đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tất cả các trâu đực đều có phản xạ nhảy giá tốt để khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả. Nghiên cứu được 01 môi trường pha loãng tinh dịch để sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của  trâu Murrah đảm bảo chất lượng tốt (hoạt lực tinh trùng sau giải đông ≥40%, tỷ lệ thụ thai ≥50%). Xây dựng được 01 quy trình kỹ thuật sản xuất tinh đông lạnh của trâu đực giống Murrah. Tổng số có 02 trâu đực giống Muraah đủ điều kiện sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ, đạt 70% kế hoạch đề ra (02 con) Sản xuất được 10.000 liều tinh đông lạnh dạng cọng rạ trâu Murrah) có chất lượng tốt: hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt 42,96-43,14% và tỷ lệ thụ thai trên đàn trâu cái trung bình đạt 50,77-51,15%. Đào tạo được 05 kỹ thuật viên làm công tác huấn luyện sản xuất tinh trâu. Tâp huấn cho 20 kỹ thuật viên làm công tác TTNT cho trâu. Có 190 trâu cái phối giống có chửa và có 35 nghé lai F1 Murah được sinh ra ( tính đến tháng 6/2021). Khả năng sinh trưởng của nghé lai F1: Khối lượng sơ sinh, 3 tháng tuổi và 6 tháng tuổi bình quân đối với con đực lần lượt đạt là: 29,35kg/con, 80,1kg/con và 120,65kg/con; con cái lần lượt đạt là:28,1kg/con, 76,9Kg/con; 115,15kg/con. So với Nghé nội khả năng sinh trưởng cao và nhanh hơn 15-20%

Từ kết quả sản xuất được tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ đạt chất lượng cao, phục vụ công tác TTNT trâu góp phần cải tạo, nâng cao số lượng và chất lượng đàn trâu Thanh Hóa. Đồng thời, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn bởi sản phẩm tinh trâu sản xuất trong nước có chất lượng giống, chất lượng tinh  tương đương với tinh trâu nhập khẩu song giá thành chỉ bằng 1/3 giá tinh nhập khẩu và chủ động được nguồn tinh cho bà con nuôi trâu

Trâu lai F1 Murrah sinh ra tại Bỉm Sơn

Thanh Hóa và các tỉnh lân cận như: Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh có số lượng đàn trâu lớn và đã triển khai tốt công tác phối giống cho trâu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Chăn nuôi trâu hiện nay đang được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm, được bà con nhân dân ủng hộ. Trong khi đó việc sản xuất tinh trâu động lạnh để phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo tại Thanh Hóa và các tỉnh lân cận chưa có. Đây là điều kiện để tiêu thụ và thương mại hóa các sản phẩm tạo ra khi dự án được triển khai thực hiện thành công. Đồng thời tạo điều kiện để các địa phương xây dựng các vùng chăn nuôi trâu chuyên canh sản xuất thịt nhằm phát triển kinh tế chăn nuôi đặc trưng của vùng miền góp phần và thành công chung trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững.

Tác giả: Ths. Lê Trần Thái

                                     PGĐ Trung tâm KNVN – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa