Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Đảng uỷ Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Sáng ngày 29/12/2023, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hHội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thị Huyền – UV BTV, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị; tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Đảng uỷ Khối các Cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; Dự hội nghị có các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ Viện, Bí thư các chi bộ trực thuộc Viện cùng toàn thể cán bộ đảng viên trong Đảng bộ; Đồng chí Nguyễn Đình Hải – Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng chủ trì hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Đình Hải – Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng phát biểu khai mạc tại hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Hội nghị đã được nghe Đồng chí Lê Khắc Chiến, phó Bí thư Đảng uỷ – Phó Viện trưởng trình bày Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2023. Trong năm 2023, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trực tiếp là Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh và sự nỗ lực quyết tâm cao của cấp ủy, đảng viên trong toàn Đảng bộ, Đảng bộ Viện đã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ đã đề ra; Phối hợp với lãnh đạo chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ đảng viên và quần chúng trong cơ quan. Ban hành Nghị quyết của Đảng bộ về phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ; chương trình công tác của Đảng ủy năm 2023 để lãnh đạo triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao; phân công cụ thể các đồng chí Đảng ủy viên phụ trách, theo dõi các lĩnh vực, chủ động báo cáo các nội dung được phân công. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, trách nhiệm cao trong năm 2023, Đảng ủy và lãnh đạo chuyên môn đã phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành 100% nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu phát triển ngành trong chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của tỉnh năm 2023.

Đồng chí Lê Khắc Chiến, phó Bí thư Đảng uỷ – Phó Viện trưởng phát biểu tại Hội nghị

Đảng ủy Viện đã bám sát Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ, chương trình công tác năm 2023 để triển khai thực hiện. Đảng ủy đã phối hợp lãnh đạo tốt việc thực hiện quy chế dân chủ, nguyên tắc tập trung dân chủ; quy định về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nội quy, quy chế cơ quan được tập thể lãnh đạo, các phòng, các đơn vị trong cơ quan thực hiện nghiêm túc.
Công tác xây dựng Đảng, cơ quan, bảo vệ chính trị nội bộ, xây dựng đoàn thể vững mạnh đã được Đảng ủy đặc biệt quan tâm; đã phát huy được tính tiền phong gương mẫu của mỗi Đảng viên trong Đảng bộ đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng các phong trào thi đua, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước,
Đảng ủy đã phối hợp với lãnh đạo chuyên môn đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch của Đảng cấp trên. Để tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cơ quan, tập thể lãnh đạo Viện và Đảng ủy Viện đã phổ biến, quán triệt triển khai thực hiện đến toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan.
Cũng tại Hội nghị, Đảng bộ Viện đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023: Toàn Đảng bộ tập trung, lãnh đạo, chỉ đạo và có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế năm 2023, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trong năm 2024; làm tốt công tác phổ biến, thông tin, tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước; Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo với tinh thần quyết liệt, tiếp tục đối mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đầu của của Đảng bộ; Tăng cường, củng cố, xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Đồng chí Hoàng Văn Tuân – Bí thư chi bộ, Chánh Văn phòng phát biểu điều hành Hội nghị
Đồng chí Phạm Xuân Thanh – Bí thư chi bộ, trưởng phòng QLKH phát biểu tham luận
Đồng chí Lê Anh Tùng – Phó Bí thư chi bộ, Phó trưởng phòng PTTN phát biểu tham luận
Đồng chí Nguyễn Trọng Quyền – Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm NCKN&DV Cây trồng phát biểu tham luận
Đồng chí Bùi Tuấn Anh – Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm NCKN&DV Vật nuôi phát biểu tham luận
Đồng chí Lê Chí Giang – Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm TVQHTT&CLPTNN phát biểu tham luận
Đồng chí Lê Xuân Bắc – Bí thư chi bộ, Trưởng phòng KHTH&HTQT phát biểu tham luận

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Huyền – Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã biểu dương và đánh giá cao những kết quả đạt được của Đảng bộ Viện trong việc lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác năm 2023. Bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được đồng chí đề nghị Đảng bộ Viện cần làm rõ chỉ rõ những nguyên nhân khách quan, chủ quan, chỉ rõ địa chỉ và khả năng dự báo để xây dựng kế hoạch khắc phục. Đồng chí cũng lưu ý một số nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ Viện cần thực hiện trong năm 2024: Tăng cường tinh thần đoàn kết, nhất trí trong toàn Đảng bộ; nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng; Triển khai kịp thời các Chương trình, Nghị quyết của Đảng; đặc biệt quan tâm bổ sung việc cập nhật thông tin kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh cho các bộ đảng viên và quần chúng trong cơ quan. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; từng bước đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện nghị quyết Trung ương.

Đồng chí Nguyễn Thị Huyền – UV BTV, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Phát biểu kết luận Hội nghị, Đồng chí Nguyễn Đình Hải – Bí thư Đảng bộ, Viện trưởng tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thị Huyền – Ủy viên BTV, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, ghi nhận những ý kiến tham luận đóng góp của cán bộ đảng viên để bổ sung hoàn thiện báo cáo, đặc biết nhấn mạnh. Cần tập trung xây dựng kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong năm 2023, tiếp tục triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên và quần chúng trong Đảng bộ. Tăng cường công tác kiểm tra. Giám sát các hoạt động của Đảng bộ và các chi bộ, việc sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt chuyên đề,…. Tăng cường công tác phối hợp với Lãnh đạo chuyên môn theo quy chế phối hợp để lãnh đạo chỉ đạo các đơn vị hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao.  Vì vậy, đòi hỏi các cấp ủy đảng, đơn vị, đoàn thể và mỗi cán bộ, đảng viên phải nỗ lực hơn nữa để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra; Đảng ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2024 được Hội nghị thảo luận và thống nhất. Đồng chí cũng đề nghị toàn thể đảng viên trong Đảng bộ nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy trí tuệ tập thể, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ đảng viên, tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng Đảng bộ Viện Nông nghiệp ngày càng vững mạnh.

Đồng chí Nguyễn Đình Hải – Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng phát biểu kết luận tại hội nghị

Căn cứ vào thành tích của các tập thể và cá nhân trong năm 2023, Đảng ủy Viện đã trao các quyết định khen thưởng cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc.

Chi bộ Phòng PTTN và Chi bộ phòng KHTH&HTQT được tặng bằng khen
Các Đảng viên có thành tích xuất sắc được tặng bằng khen
Trần Anh Đức
P.QLKH

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CHẾ PHẨM Tricho-VNNTH TẠI VIỆN NÔNG NGHIỆP THANH HÓA

Trichoderma là giống nấm thuộc nhóm nấm bất toàn, thuộc họ Choanophoraceae, bộ Murcorales, lớp Phycomytes. Nấm Trichoderma là một chủng nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc tấn công, ký sinh và ức chế nhiều loại bệnh trên cây trồng, rau màu. Khuẩn lạc nấm thường có dạng bông xốp màu trắng, sau có thể chuyển sang màu vàng lục hoặc lục tươi sau chuyển sang lục sẫm. Một số loài làm môi trường nuôi cấy chuyển sang màu vàng do tiết kháng sinh. Cuống bào tử phân nhánh mạnh, thể bình hình chai, đứng riêng lẻ thành từng nhóm, bào tử màu xanh sáng. Nấm Trichoderma phát triển nhanh ở 25 – 300C có một số ít loài Trichoderma tăng trưởng được ở 450C. Mỗi dòng nấm Trichoderma spp. khác nhau sẽ yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.

Hình 1: Hình thái từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nấm Trichoderma

Vòng đời của chủng nấm này khá dài, có thể tồn tại 18 tháng trong môi trường có điều kiện phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, nếu bị phơi suốt 2 giờ dưới ánh nắng gay gắt hoặc bị ướt mưa nhiều ngày, chúng vẫn có thể bị hủy diệt một cách dễ dàng.

Cơ chế tác động của nấm Trichoderma và tác dụng của chế phẩm Tricho -VNNTH

Nấm Trichoderma tiết ra một loại enzyme đặc biệt, giúp phá hủy lớp vỏ tế bào của các loại nấm gây hại, tấn công sau vào bên trong và biến chúng thành chất dinh dưỡng. Điều này cho phép Trichoderma vừa có thể bảo vệ cây trồng khỏi các bệnh như chết nhanh chết chậm, bệnh lở cổ rễ, bệnh xì mủ, thối rễ,… vừa phục hồi, tái tạo lại những phần rễ đang bị tổn thương.

Khi được bón vào đất, nấm Trichoderma sẽ tiết ra nhiều chất kích thích để rễ cây ăn sâu vào lòng đất, giúp rễ luôn chắc chắn, đẩy mạnh khả năng hút dinh dưỡng cũng như phòng vệ.

Cộng sinh tốt với mọi loài sinh vật có lợi trong đất, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các vi sinh vật có ích như vi sinh vật phân giải lân, cố định đạm (khuẩn lạc),… giúp đất gia tăng độ tơi xốp.

Trichoderma có khả năng tiết ra enzyme phân hủy các loại phân hữu cơ, rễ cây, mùn và chuyển hóa thành dạng chất mà cây có thể hấp thụ được như: amylase, pectinase, protease, chitinase, enzyme cellulase.

Khi được trộn chung với các loại phân hữu cơ từ xác động vật, phân chuồng trong quá trình ủ, nấm Trichoderma có tác dụng giảm bớt mùi hôi cũng như thúc đẩy tiến trình phân giải, qua đó tiết kiệm được phần lớn thời gian ủ phẩn.

Hình 2: Giải pháp diệt tuyến trùng và nấm bệnh thúc đẩy sự phát triển của cây

Nhận thấy tác dụng và nhu cầu phát triển bền vững của nền nông nghiệp trong tỉnh và trên cả nước, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm Tricho –VNNTH và ứng dụng thành công đã được thông qua hội đồng khoa học xét duyệt TCCS cho chế phẩm.

Hình 3: Sản xuất chế phẩm Trichoderma tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Hình 3: Sản xuất chế phẩm Trichoderma tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Hình 4: Sản phẩm được đóng gói với bao bì đẹp mắt, thân thiện với môi trường

Hình 4: Sản phẩm được đóng gói với bao bì đẹp mắt, thân thiện với môi trường

Trên thực tế, việc sử dụng chế phẩm sinh học sản xuất từ nấm Trichoderma ủ phân hữu cơ để bón cho cây giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất; chuyển đổi các chất hữu cơ thành dạng dễ hấp thụ, chất lượng phân tốt hơn. Với cây trồng khi sử dụng phân bón từ chế phẩm sinh học sẽ giảm một nửa việc bón phân NPK phân hóa học, tăng hàm lượng Silic trong thân và hạt, làm tăng năng suất lúa và cải thiện độ phì nhiêu cho đất canh tác.

Cách sử dụng chế phẩm Tricho- VNNTH như sau:

– Ủ phân hữu cơ và xử lý giá thể: 1kg chế phẩm trộn với 1 tấn phân chuồng, chất thải hữu cơ, trộn đều, giữ ẩm đống ủ.

– Xử lý đất trước khi trồng: 2 kg chế phẩm xử lý cho 500 m2 đất trồng. Trộn với phân hữu cơ hoai mục hoặc đất bề mặt để bón cho đất trước khi trồng. Giữ ẩm đất trồng (60-70%)

– Tưới trực tiếp vào gốc: 1-2 kg chế phẩm hòa tan vào 200 lít nước tưới vào gốc.

Khi phối trộn chế phẩm Tricho-VNNTH với phân bón hữu cơ cho hiệu quả phòng trừ bệnh cao hơn, góp phần vào định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bền vững. Hiện nay chúng tôi hoàn toàn có thể làm chủ quy trình tạo chế phẩm và chuyển giao cho người sản xuất.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã được đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm chuyên hoạt động về lĩnh vực vi sinh. Trong đó, có hệ thống trang thiết bị thực hiện việc nghiên cứu và sản xuất chế phẩm vi sinh TrichoVNNTH. Vì vậy sáng kiến đã góp phần hoàn thiện và xác nhận giá trị sử dụng của chế phẩm Tricho-VNNTH phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực hiện có. Từ đó sử dụng nguồn nhân lực, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện các nhiệm vụ và dịch vụ chế phẩm Tricho-VNNTH trong đất cho các trang trại, các hộ gia đình sử dụng thay phân bón hoá học.

Đặc biệt Sản phẩm đã được trưng bày tại Hội nghị kết nối cung cầu và trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2023. Thực hiện Công văn số 5200/SNN&PTNT- QLCL, ngày 05/10/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 02/6/2023 của UBND tỉnh về tổ chức Hội nghị kết nối cung- cầu và trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá. Được sự ghé thăm và chỉ đạo của đồng chí Phó chủ tịch tỉnh Lê Đức Giang.

 Đ/c Phó chủ tịch tỉnh Lê Đức Giang cùng các đồng chí lãnh đạo ghé thăm gian hàng.

Từ kết quả nghiên cứu, trong thời gian tới, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất chế phẩm Tricho-VNNTH phục vụ nhu cầu cho các trang trại, hộ gia đình… sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trichoderma không chỉ cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng mà còn góp phần bảo vệ môi trường đất canh tác, an toàn cho người sử dụng, tạo nên thương hiệu Tricho -VNNTH viện Nông nghiệp Thanh Hóa uy tín chất lượng, nâng tầm vị thế trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Ths. Ngô Thị Ánh
Chuyên viên phòng Phân tích và thí nghiệm

Viện Nông nghiệp tổ chức Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa

Sáng 21/12, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm Bơ Booth7, Bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa”.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa
Toàn cảnh hội thảo. 

Đây là chương trình thuộc Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng thương phẩm cây Bơ Booth7, Bơ 034 tại một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa”.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ; đại diện UBND các địa phương có mô hình, các nhà khoa học cùng các hộ dân tham gia mô hình, các thành viên dự án.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa
Đại diện lãnh đạo Viện Nông nghiệp Thanh Hoá chủ trì hội thảo. 

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Hoàng Vũ Thảo, Phó Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hoá nhấn mạnh: Tỉnh Thanh Hoá hiện nay đã phát triển được 2.500 ha cây ăn quả các loại, gồm: 300 ha cam, quýt; 300 ha bưởi, 400 ha nhãn, vải, 150 ha mít, 70 ha ổi, 300 ha chuối, 600 ha dứa; 100 ha thanh long ruột hồng và nhiều loại cây ăn quả khác. Diện tích trồng chủ yếu tại một số huyện như: Triệu Sơn, Thạch Thành, Như Xuân, Vĩnh Lộc, Nông Cống, Ngọc Lặc…

Phó Viện trưởng, Hoàng Vũ Thảo phát biểu khai mạc Hội thảo

Thực tế phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh cho thấy, một số diện tích cây ăn quả năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế vẫn còn thấp, chủ yếu do người dân trồng tự phát, không tuân thủ theo định hướng của địa phương. Số lượng, quy cách, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều; số lượng sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP còn ít, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ sản phẩm.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Đặc biệt, thực trạng sản xuất các loại cây ăn quả như bơ, mít thái trên địa bàn tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế phát triển của vùng. Diện tích trồng còn ít, nhỏ lẻ, phân tán ở nhiều nơi, nông dân trồng theo hướng tự phát; công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong sản xuất chưa được hỗ trợ giải quyết thỏa đáng. Thị trường, xúc tiến thương mại, khuyến khích hỗ trợ hoạt động xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo được chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ quy mô lớn. Sản lượng và chất lượng vẫn còn chưa cao, khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại nêu trên, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng thương phẩm cây Bơ Booth7, Bơ 034 tại một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa”.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa
các đại biểu thăm mô hình vườn cây mẹ tại Viện Nông nghiệp Thanh Hoá.

Mục tiêu của dự án nhằm xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân, tạo sản phẩm có thế mạnh, giá trị cao; áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh phục vụ hàng hóa trên thị trường và xuất khẩu, tăng thu nhập, phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho cộng đồng tại địa phương, giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng chính là định hướng để phát triển ngành trồng trọt tại các huyện trên địa bàn tỉnh.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa
Thạc sĩ Phạm Thị Lý, Trưởng phòng Phân tích và Thí nghiệm – Chủ nhiệm dự án trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án. 

Trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án, Thạc sĩ Phạm Thị Lý, Chủ nhiệm dự án cho biết: Sau quá trình triển khai dự án từ năm 2021 đến nay, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tiếp nhận và làm chủ được 4 quy trình công nghệ chuyển giao. Ban thực hiện dự án đã tổ chức triển khai 3 lớp tập huấn; xây dựng mô hình vườn cây mẹ, mô hình sản xuất giống; đồng thời khảo sát, lựa chọn được 3 huyện: Thường Xuân, Thạch Thành, Như Xuân để thực hiện mô hình trồng thương phẩm giống cây Bơ Booth7, Bơ 034.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa
Vườn cây mẹ được trồng thử nghiệm tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Vườn cây mẹ được trồng thử nghiệm tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Vườn cây mẹ được trồng thử nghiệm tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Tại huyện Thường Xuân, mô hình đã được triển khai tại HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thanh Xuân và Ban Quản lý Khu BTTN Xuân Liên với tổng diện tích 4 ha, cấp 1.735 cây giống cho mô hình.

Tại huyện Thạch Thành, mô hình đã được triển khai tại thị trấn Vân Du trên tổng diện tích 1 ha với 600 cây giống.

Tại huyện Như Xuân, mô hình đã được triển khai xã Tân Bình trên tổng diện tích 4 ha với 1.220 cây giống được cấp.

Trong tổng số cây được cấp trồng mô hình thương phẩm tại 3 huyện, có 50 % số cây giống được trồng tại 3 mô hình đều là cây được Ban thực hiện dự án ghép tại vườn giống của Viện Nông nghiệp.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa
Thạc sĩ Trịnh Văn Chất, Trưởng phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và PTNT tham luận tại hội thảo. 

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung tham luận các nội dung liên quan đến quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm Bơ Booth7, Bơ 034. Các tham luận góp phần hoàn thiện hơn các kỹ thuật sản xuất cây bơ, những lưu ý trong quá trình canh tác để phù hợp với điều kiện địa phương.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa
Tiến sĩ Lê Văn Cường, Trưởng khoa Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức tham luận tại hội thảo. 

Một số tham luận có giá trị thực tiễn đi vào nhiều vấn đề cụ thể như: định hướng, giải pháp phát triển cây bơ; xác định các vùng trồng bơ phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu; quy trình sản xuất giống cây bơ 034 và bơ Booth7; kỹ thuật xen cây cải tạo đất cho vườn bơ; giải pháp quản lý sâu bệnh hại…

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa
Ông Mai Xuân Phương, Phó Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tham luận tại hội thảo. 
Phó Viện trưởng Lê Khắc Chiến, phát biểu chúc mừng thành công và bế mạc Hội thảo

Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, định hướng tìm kiếm thị trường và các giải pháp để góp phần đưa cây bơ trở thành cây trồng chủ lực để tăng giá trị kinh tế tại địa phương.

Trần Anh Đức
Phòng QLKH

CHẾ PHẨM VI SINH VẬT BIOGREEN: Điểm nhấn của nông nghiệp bền vững

Chế phẩm vi sinh vật Biogreen không chỉ đơn thuần là một phân bón hữu cơ mà còn là một giải pháp toàn diện cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Sự kết hợp tinh tế giữa các vi sinh vật có lợi và chất dinh dưỡng tự nhiên tạo ra một sản phẩm với khả năng kích thích sự phát triển của cây trồng và xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất. Chế phẩm sinh học có tên khoa học là probiotics theo nghĩa gốc, “biotic” hay “biosis” từ chữ “life” là đời sống, và “pro” là thân thiện. Nên probiotic hiểu là những chế phẩm được chế xuất từ các loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống. Và, những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên cho con người và thân thiện với môi trường

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có khả năng ngăn chặn sâu bệnh một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, mang lại hiệu quả rõ rệt, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc lạm dụng hoặc sử dụng chúng không đúng phương pháp đã và đang gây ra những hiệu quả nghiêm trọng. Sau khi đưa vào sử dụng, thuốc BVTV đã để lại một lượng tồn dư khá lớn trong đất, nước, không khí và cây trồng. Lượng thuốc này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe con người.

Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Nhiệm vụ: “Tuyển chọn, tiếp nhận công nghệ từ 1-2 chủng vi sinh vật có chức năng xử lý nước thải, chất thải, cải tạo đất ô nhiễm trong nông nghiệp” đã xây dựng kế hoạch để tiếp nhận chuyển giao công nghệ: “Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật Biogreen có chức năng xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất”. Năm 2023, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức tiếp nhận công nghệ quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh Biogreen tại viện.

Biogreen là chế phẩm có chứa các chủng vi sinh vật phân giải hợp chất Carbamat, Lân hữu cơ, Clo hữu cơ (mật độ vi sinh vật ≥108 CFU/g). Các chủng vi sinh vật được định tên đến loài và đảm bảo an toàn sinh học với người, động thực vật và môi trường. Chế phẩm vi sinh Biogreen là một sản phẩm được thiết kế để hỗ trợ quá trình giải phóng các chất hoá học có thể ảnh hưởng đến môi trường và thực vật trong đất. Các chế phẩm này thường chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất hóa học có thể gặp trong thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hoặc các chất còn lại từ quá trình nông nghiệp.

Công dụng chính của chế phẩm vi sinh Biogreen bao gồm:

Phân giải hóa chất: Các vi sinh vật có thể giúp phân giải các hợp chất hóa học trong đất thành các chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn.

Hỗ trợ sinh học đất: Các chế phẩm này có thể cung cấp các vi sinh vật có lợi, như vi khuẩn và nấm, để cải thiện sức khỏe của đất và tăng cường quá trình phân giải chất hữu cơ.

Giảm ô nhiễm môi trường: Bằng cách giảm lượng hóa chất trong đất, chế phẩm vi sinh có thể giảm thiểu tiềm ẩn của chúng trong nguồn nước và ngăn chặn sự lan truyền của chúng đến môi trường xung quanh.

Tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng: Các vi sinh vật có thể giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn thông qua quá trình tăng cường sự hòa tan và phân giải.

Chế phẩm vi sinh vật Biogreen không chỉ là một công cụ hữu ích trong việc nâng cao năng suất nông nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Quy trình kỹ thuật sản xuất chế phẩm này với chức năng xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất chính là một bước tiến quan trọng hướng tới nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

Trong quá trình tiếp nhận chuyển giao, cán bộ Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tích cực, chủ động với tinh thần học hỏi, cầu thị để tiếp nhận kiến thức và công nghệ để có thể thực hành thành thạo và đảm bảo thực hiện tốt các kỹ thuật được chuyển giao. Để từ đó là bước đà hoàn thiện quy trình công nghệ và phát triển sản phẩm chế phẩm tại tỉnh Thanh Hóa để ứng rộng rộng rãi trong nông nghiệp.

Phụ lục hình ảnh sản xuất Biogreen tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Hình ảnh các cán bộ được đào tạo quy trình chuẩn bị môi trường nuôi giống VSV

Hình ảnh đào tạo cấy giống trong phòng thí nghiệm Hình ảnh đào tạo cách phối trộn sản phẩm

Hình ảnh bao gói sản phẩm

Trịnh Thị Phương – Chuyên viên phòng PTTN

CHẾ PHẨM VI SINH VẬT BIOGREEN

Điểm nhấn của nông nghiệp bền vững

Chế phẩm vi sinh vật Biogreen không chỉ đơn thuần là một phân bón hữu cơ mà còn là một giải pháp toàn diện cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Sự kết hợp tinh tế giữa các vi sinh vật có lợi và chất dinh dưỡng tự nhiên tạo ra một sản phẩm với khả năng kích thích sự phát triển của cây trồng và xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất. Chế phẩm sinh học có tên khoa học là probiotics theo nghĩa gốc, “biotic” hay “biosis” từ chữ “life” là đời sống, và “pro” là thân thiện. Nên probiotic hiểu là những chế phẩm được chế xuất từ các loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống. Và, những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên cho con người và thân thiện với môi trường

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có khả năng ngăn chặn sâu bệnh một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, mang lại hiệu quả rõ rệt, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc lạm dụng hoặc sử dụng chúng không đúng phương pháp đã và đang gây ra những hiệu quả nghiêm trọng. Sau khi đưa vào sử dụng, thuốc BVTV đã để lại một lượng tồn dư khá lớn trong đất, nước, không khí và cây trồng. Lượng thuốc này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe con người.

Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Nhiệm vụ: “Tuyển chọn, tiếp nhận công nghệ từ 1-2 chủng vi sinh vật có chức năng xử lý nước thải, chất thải, cải tạo đất ô nhiễm trong nông nghiệp” đã xây dựng kế hoạch để tiếp nhận chuyển giao công nghệ: “Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật Biogreen có chức năng xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất”. Năm 2023, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức tiếp nhận công nghệ quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh Biogreen tại viện.

Biogreen là chế phẩm có chứa các chủng vi sinh vật phân giải hợp chất Carbamat, Lân hữu cơ, Clo hữu cơ (mật độ vi sinh vật ≥108 CFU/g). Các chủng vi sinh vật được định tên đến loài và đảm bảo an toàn sinh học với người, động thực vật và môi trường. Chế phẩm vi sinh Biogreen là một sản phẩm được thiết kế để hỗ trợ quá trình giải phóng các chất hoá học có thể ảnh hưởng đến môi trường và thực vật trong đất. Các chế phẩm này thường chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất hóa học có thể gặp trong thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hoặc các chất còn lại từ quá trình nông nghiệp.

Công dụng chính của chế phẩm vi sinh Biogreen bao gồm:

Phân giải hóa chất: Các vi sinh vật có thể giúp phân giải các hợp chất hóa học trong đất thành các chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn.

Hỗ trợ sinh học đất: Các chế phẩm này có thể cung cấp các vi sinh vật có lợi, như vi khuẩn và nấm, để cải thiện sức khỏe của đất và tăng cường quá trình phân giải chất hữu cơ.

Giảm ô nhiễm môi trường: Bằng cách giảm lượng hóa chất trong đất, chế phẩm vi sinh có thể giảm thiểu tiềm ẩn của chúng trong nguồn nước và ngăn chặn sự lan truyền của chúng đến môi trường xung quanh.

Tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng: Các vi sinh vật có thể giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn thông qua quá trình tăng cường sự hòa tan và phân giải.

Chế phẩm vi sinh vật Biogreen không chỉ là một công cụ hữu ích trong việc nâng cao năng suất nông nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Quy trình kỹ thuật sản xuất chế phẩm này với chức năng xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất chính là một bước tiến quan trọng hướng tới nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

Trong quá trình tiếp nhận chuyển giao, cán bộ Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tích cực, chủ động với tinh thần học hỏi, cầu thị để tiếp nhận kiến thức và công nghệ để có thể thực hành thành thạo và đảm bảo thực hiện tốt các kỹ thuật được chuyển giao. Để từ đó là bước đà hoàn thiện quy trình công nghệ và phát triển sản phẩm chế phẩm tại tỉnh Thanh Hóa để ứng rộng rộng rãi trong nông nghiệp.

Phụ lục hình ảnh sản xuất Biogreen tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Hình ảnh các cán bộ được đào tạo quy trình chuẩn bị môi trường nuôi giống VSV

Hình ảnh đào tạo cấy giống trong phòng thí nghiệm Hình ảnh đào tạo cách phối trộn sản phẩm

Hình ảnh bao gói sản phẩm

Trịnh Thị Phương – Chuyên viên phòng PTTN

Hội thảo Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát tiển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao

Sáng 8/12, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội thảo tham vấn xây dựng Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát tiển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo

Dự hội thảo có đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan đến công tác bảo tồn nguồn gen sinh vật và các chuyên gia, nhà khoa học.

Đ/c Phạm Xuân Thanh, Trưởng phòng Quản lý khoa học thay mặt Ban lãnh đạo phát biểu khai mạc Hội thảo
Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Viện Trưởng Viện Nông nghiệp Nguyễn Đình Hải phát biểu tại hội thảo.
Phó GĐ sở Khoa học và Công nghệ Trịnh Văn Suý phát biểu tại Hội thảo

Trong 10 năm qua, hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn, phát triển nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kết quả các đề tài, dự án khoa học và công nghệ về quỹ gen đã góp phần chuyển biến tích cực về chất lượng, cơ cấu giống nông nghiệp, nhất là việc khai thác phát triển một số nguồn gen bản địa quý hiếm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa là hoạt động canh tác, khai thác tài nguyên kém bền vững đã làm môi trường thay đổi, các quần thể động, thực vật quý hiếm bị suy giảm, các loài thực vật đặc trưng của vùng bị mất đi, những loài có giá trị kinh tế cao bị khai thác một cách triệt để, như: Pơ mu, đinh hương, sa nhân tím, gấu, cá lăng chấm… Vì vậy, cần có biện pháp khai thác hợp lý, chú ý đến việc tái sinh các loài và tạo môi trường bảo tồn thích hợp đối với động vật, thực vật, dược liệu và thủy sản nhằm giữ vững và làm đa dạng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Phó GĐ sở Khoa học và Công nghệ Trịnh Văn Suý và Viện trưởng Viện Nông nghiệp Nguyễn Đình Hải đồng chủ trì Hội thảo

Trên cơ sở đánh giá bối cảnh và thực trạng hoạt động sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật và nấm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2020, những định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng của Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát tiển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao

Đề án đã đặt ra mục tiêu, xác định nội dung, nhiệm vụ và đề xuất giải pháp thực hiện phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản nói riêng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cải tạo giống, đảm bảo duy trì sự đa dạng sinh học và những tiền đề cần thiết về tài nguyên sinh học để phát triển nông nghiệp bền vững.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về hiệu quả của đề án, hệ thống quản lý nguồn gen… Đồng thời đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như: Quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển các nguồn gen, ứng dụng khoa học-kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực…

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Đại biểu tham luận về hệ thống quản lý nguồn gen. 

Phát biểu bế mạc hội thảo, đại diện lãnh đạo Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cảm ơn những ý kiến của các đại biểu và nhấn mạnh đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.

Trần Anh Đức
P.Quản lý Khoa học

Đồng chí Trần Bình Quân, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa thăm và làm việc tại Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi

Sáng ngày 03/12/2023, đồng chí Trần Bình Quân, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã đi thăm và làm việc tại Trạm sản xuất thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản thuộc Trung tâm Nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Đình Tuấn – Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã và đồng chí Nguyễn Đình Hải-Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cùng các thành viên trong đoàn đã thăm khu sản xuất giống thủy sản, thăm khu nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao và một số mô hình thuộc các đề tài KHCN cấp tỉnh đang triển khai.

Tại buổi làm việc đồng chí Viện trưởng đã báo cáo với đoàn công tác các hoạt động của Trung tâm và đã ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của các cán bộ lãnh đạo, viên chức và người lao động trong toàn Trung tâm trong việc khai thác các cở sở hạ tầng đã được đầu tư và nghiên cứu sản xuất các sản phẩm có thế mạnh, có hiệu quả kinh tế cao như giống tôm, giống cua từng bước duy trì hoạt động, phát triển của Trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu con giống cho bà con nuôi trồng thủy sản. Để phát triển hết công năng của cơ sở hạ tầng và đáp ứng được nhu cầu giống tôm cho tỉnh, đồng chí yêu cầu tập thể Lãnh đạo, cán bộ viên chức và người lao động trong Trung tâm đoàn kết, phát huy tinh thần sáng tạo, ứng dụng khoa học – kỹ thuật mới, hoàn thiện quy trình công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; từng bước xây dựng thương hiệu giống thủy sản Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Phát biểu ý kiến, Đồng chí Trần Bình Quân, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh cho rằng tỉnh Thanh Hóa với hơn 4000ha nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 500 ha, còn lại là tôm sú, với diện tích 500 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, nhu cầu giống thả nuôi khoảng 900 triệu con. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở sản xuất được giống tôm thẻ chân trắng nên phải di nhập 100% nguồn giống từ các tỉnh phía Nam và các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh. Do đó, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang khuyến cáo, để hạn chế rủi ro trong nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm thẻ chân trắng, người dân cần lựa chọn con giống đảm bảo nguồn gốc, chất lượng. Đồng chí cung cho biết hiện nay, toàn tỉnh có 44 cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt, với công suất 900 triệu con giống; 25 cơ sở ương dưỡng tôm giống và 10 cơ sở sản xuất giống nhuyễn thể. Ngoài ra, các trại giống di ương khoảng 650 triệu con giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng, giống cua xanh, cá lóc,… Nhìn chung, trong việc sản xuất giống thủy sản, quy trình sản xuất giống của các cơ sở trong tỉnh còn đơn giản, nên các cơ sở sản xuất này chưa đáp ứng được nhu cầu con giống thủy sản.

Đồng chí Chủ tịch Hội nhấn mạnh, với tình hình như vậy, đây được coi là một tiềm năng trong việc thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản đối với Trung tâm và đồng chí đã đề nghị với Viện nông nghiệp phối hợp thực hiện một số mô hình nuôi thủy sản và chăn nuôi, trong đó ưu tiên và tạo điều kiện cho Trung tâm trong việc cung ứng con giống chăn nuôi và thủy sản.

Đồng chí Nguyễn Đình Tuấn – Chủ tich Liên minh Hợp tác xã cũng đánh giá cao việc tỉnh đã đầu tư một Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thủy sản rất quy mô, tầm cỡ của cả vùng bắc trung bộ. Đồng chí cũng đã cho biết hiện nay toàn tỉnh có 12 Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, hàng năm nhu cầu giống tôm lên đến 2 tỷ con. Các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đều rất cần có con giống được sản xuất trong tỉnh, hạn chế nhập tôm giống từ các tỉnh miền nam ra, vì quá trình vận chuyển đã ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống. Chính vì vậy, việc tỉnh đã đầu tư cho Trung tâm cở sở hạ tầng, trang thiết bị khá đồng bộ và hiện đại nhằm nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản cho bà con nhân dân trong tỉnh là rất cần thiết. Đồng chí đề nghị Viện Nông nghiệp chỉ đạo Trung tâm phối hợp, liên kết với các Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản để đầu tư tiền vốn, xúc tiến thương mại sản phẩm tôm giống để cung ứng giống tôm đảm bảo chất lượng cho bà con nuôi trồng thủy sản trong tỉnh.

Kết luận buổi làm việc Đồng chí Viện trưởng đã tiếp thu ý kiến của 2 đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Liên minh HTX và chỉ đạo giao nhiệm vụ cho Lãnh đạo Trung tâm rà soát, bố trí xắp xếp nhân lực, nguồn lực để cải tiến nâng cấp nhà xưởng, trang thiết bị, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để mùa vụ năm 2024 phải sản xuất và cung ứng được 20% thị phần tôm giống của cả tỉnh, tương đương với 400 triệu con tôm giống các loại./.

Một số hình ảnh về buổi làm việc:

https://snnptnt.thanhhoa.gov.vn/UserFiles/News_Images/news_image.11145.jpg.jpg

Lê Trần Thái
PGĐ.Trung tâm NCKN&DV Vật nuôi

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa hoàn thiện kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm chế phẩm Compost Maker

Sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và người nông dân nói riêng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác động xấu đến môi trường.

Bên cạnh đó, trên thị trường các loại phân bón, vật tư nông nghiệp liên tục tăng giá khiến nông dân sản xuất thua lỗ, việc ứng dụng chế phẩm Compost Maker sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh để bón cho cây trồng là một hướng đi mới, được đánh giá là một giải pháp giúp giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất cây trồng, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững.

 Chế phẩm vi sinh vật Compost Maker là chế phẩm vi sinh vật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp.

Chế phẩm Compost Maker là sản phẩm của nhiệm vụ: “Bổ sung 3-5 giống vi sinh vật và ứng dụng trong sản xuất chế phẩm vi sinh trong cải tạo và bảo vệ; môi trường trong chăn nuôi, thủy sản, đất nông nghiệp; bảo quản và chế biến nông sản” do phòng Phân tích và thí nghiệm được Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giao chủ trì thực hiện. Nhiệm vụ được giao tại Quyết định 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án phát triển Viện nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025.

Hiện nay, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa hoàn thiện kỹ thuật, làm chủ công nghệ và sản xuất thử nghiệm thành công chế phẩm Compost Maker.

Thành phần chế phẩm

Vi sinh vật phân giải xenlulo (Streptomyces sp (ACT 01)); phân giải phosphat khó tan, phân giải protein (Bacillus polyfermenticus (B17)); lên men, khử mùi hôi (Saccharomyces cerevisiae), cố định nitơ (Azotobacter chroococcum (AT 73)). Mật độ vi sinh vật hữu ích mỗi loại đạt ≥108 CFU/g.

Công dụng:

+ Phân giải nhanh phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, bã nấm, thân lõi ngô, phân bắc và phân chuồng…) làm phân hữu cơ sinh học;

+ Làm giảm tối đa mùi hôi thối của chất thải;

+ Hạn chế mầm bệnh có trong phế phụ phẩm.

Chế phẩm Compost maker đã được ứng dụng hiệu quả trong các mô hình xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp.

Một số hình ảnh sản xuất chế phẩm Compost Maker tại Viện

Hình ảnh: chuẩn bị môi trường và nhân giống cấp 1
Hình ảnh: chuẩn bị môi trường và nhân giống cấp 2
Hình ảnh: Phối trộn chế phẩm
Hình ảnh: Chế phẩm đạt chuẩn đem đi đóng bao
Hình ảnh đóng gói, dán nhãn và bảo quản sản phẩm

Mai Thị Hồng Lâm
P.Phân tích và Thí nghiệm

Phim Khoa giáo: Quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo

Kính mời Quý vị theo dõi bộ phim khoa giáo: “Quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo” Bản quyền do Đài PTTH Thanh Hoá sản xuất, với sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu, sản xuất nấm đông trùng hạ thảo trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong đó có Viện Nông nghiệp.