Viện Nông nghiệp Thanh Hóa hoàn thiện kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm chế phẩm Compost Maker

Sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và người nông dân nói riêng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác động xấu đến môi trường.

Bên cạnh đó, trên thị trường các loại phân bón, vật tư nông nghiệp liên tục tăng giá khiến nông dân sản xuất thua lỗ, việc ứng dụng chế phẩm Compost Maker sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh để bón cho cây trồng là một hướng đi mới, được đánh giá là một giải pháp giúp giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất cây trồng, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững.

 Chế phẩm vi sinh vật Compost Maker là chế phẩm vi sinh vật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp.

Chế phẩm Compost Maker là sản phẩm của nhiệm vụ: “Bổ sung 3-5 giống vi sinh vật và ứng dụng trong sản xuất chế phẩm vi sinh trong cải tạo và bảo vệ; môi trường trong chăn nuôi, thủy sản, đất nông nghiệp; bảo quản và chế biến nông sản” do phòng Phân tích và thí nghiệm được Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giao chủ trì thực hiện. Nhiệm vụ được giao tại Quyết định 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án phát triển Viện nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025.

Hiện nay, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa hoàn thiện kỹ thuật, làm chủ công nghệ và sản xuất thử nghiệm thành công chế phẩm Compost Maker.

Thành phần chế phẩm

Vi sinh vật phân giải xenlulo (Streptomyces sp (ACT 01)); phân giải phosphat khó tan, phân giải protein (Bacillus polyfermenticus (B17)); lên men, khử mùi hôi (Saccharomyces cerevisiae), cố định nitơ (Azotobacter chroococcum (AT 73)). Mật độ vi sinh vật hữu ích mỗi loại đạt ≥108 CFU/g.

Công dụng:

+ Phân giải nhanh phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, bã nấm, thân lõi ngô, phân bắc và phân chuồng…) làm phân hữu cơ sinh học;

+ Làm giảm tối đa mùi hôi thối của chất thải;

+ Hạn chế mầm bệnh có trong phế phụ phẩm.

Chế phẩm Compost maker đã được ứng dụng hiệu quả trong các mô hình xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp.

Một số hình ảnh sản xuất chế phẩm Compost Maker tại Viện

Hình ảnh: chuẩn bị môi trường và nhân giống cấp 1
Hình ảnh: chuẩn bị môi trường và nhân giống cấp 2
Hình ảnh: Phối trộn chế phẩm
Hình ảnh: Chế phẩm đạt chuẩn đem đi đóng bao
Hình ảnh đóng gói, dán nhãn và bảo quản sản phẩm

Mai Thị Hồng Lâm
P.Phân tích và Thí nghiệm

Phim Khoa giáo: Quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo

Kính mời Quý vị theo dõi bộ phim khoa giáo: “Quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo” Bản quyền do Đài PTTH Thanh Hoá sản xuất, với sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu, sản xuất nấm đông trùng hạ thảo trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong đó có Viện Nông nghiệp.

 

Viện Nông nghiệp Thanh Hoá tham gia Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá, năm 2023

Sáng 9/11, tại tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá, năm 2023” đã thu hút 138 đơn vị tham gia với 200 gian hàng. Trong đó, có 40 gian hàng của 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa; 10 gian hàng của 5 tổ chức, hiệp hội, ngành hàng; 118 gian hàng của 84 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP và 32 gian hàng của 22 tỉnh, thành phố trên cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Thái Bình, Yên Bái, Nam Định, Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Ninh Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Bình Dương…

Đây được xem là cơ hội “vàng” để các doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh có thêm cơ hội tìm hiểu, ký kết các hợp đồng kinh tế, các biên bản ghi nhớ về cung cấp, tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, lưu thông, chế biến và tiêu thụ hàng hóa nông sản, thực phẩm an toàn giữa các địa phương gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Dưới đây là một số hình ảnh tại các gian hàng trưng bày sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn đến từ nhiều tỉnh, thành phố:

Viện Nông nghiệp Thanh Hoá cũng vinh dự có gian hàng tại số 132-133, với nhiều sản phẩm nông sản sạch, chất lượng và các sản phẩm Ocop của tỉnh nhà:

Kết nối cung - cầu sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn, cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp
Sản phẩm Đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Kết nối cung - cầu sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn, cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp
Gian hàng và các sản phẩm của Viện Nông nghiệp
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá đến tham quan gian hàng của Viện Nông nghiệp
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá đến tham quan gian hàng của Viện Nông nghiệp
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá đến tham quan gian hàng của Viện Nông nghiệp

Trần Anh Đức
P.Quản lý Khoa học

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật – hướng đi cho nông nghiệp công nghệ cao

(Baothanhhoa.vn) – Ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đang là xu thế tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc. Vì vậy những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm bảo tồn và phát triển các nguồn gen thực vật có giá trị, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại có khả năng cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Từ thành công nhân giống cây lan kim tuyến…

Qua nhiều lần đi công tác, được nghe cán bộ kỹ thuật của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa nói nhiều về phương pháp kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, đó là nuôi cấy mô tế bào thực vật (hay còn gọi là công nghệ invitro) nhưng chưa lần nào tôi được quan sát các quy trình kỹ thuật để tạo ra những giống cây trồng trẻ hóa, sạch bệnh… Thấy chúng tôi tò mò về sản phẩm cây giống chất lượng cao, chị Phạm Thị Lý, Trưởng Phòng Phân tích và Thí nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa nhiệt tình dẫn chúng tôi đến nơi các kỹ sư nông nghiệp đang cần mẫn chăm sóc những mầm xanh trong phòng thí nghiệm. Chị Lý chỉ cho chúng tôi xem hàng trăm lọ thủy tinh, trong đó là giống cây keo lai được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và giải thích: “Nuôi cấy mô tế bào thực vật là quá trình tách rời một bộ phận của thực vật, nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp, ở điều kiện vô trùng 100%, sau đó, mô tế bào ban đầu sẽ phát triển thành cây hoàn thiện. Đây là kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, vì có thể khắc phục được tình trạng thoái hóa của các giống cây trồng. Với phương pháp này, năm 2020 chúng tôi đã sản xuất thành công giống cây lan kim tuyến”.

Theo chị Lý, lan kim tuyến là một loại dược liệu vô cùng quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, vì nó có tác dụng tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh, phòng ngừa loãng xương, tiểu đường và tăng cường hệ thống miễn dịch… Chính vì sự quý hiếm trên nên năm 2007 lan kim tuyến được đưa vào sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm IA, nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại. Và cũng đã có rất nhiều phương pháp nhân giống lan kim tuyến, như: nhân giống bằng hạt, bằng cây con, giâm cành. Tuy nhiên, các phương pháp trên đều không hiệu quả. Vì vậy, viện đã giao cho Phòng Phân tích và Thí nghiệm nhiệm vụ lưu giữ, phân lập và nhân giống lan kim tuyến bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật. Qua những lần làm thử nghiệm, cán bộ kỹ thuật đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm môi trường nuôi cấy phù hợp cho mỗi giai đoạn phát triển của cây với điều kiện thực tế tại phòng thí nghiệm. Song, bằng công sức và tất cả đam mê, nhóm công nghệ sinh học của phòng đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất lan kim tuyến thương phẩm bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật.

“Phòng đang phấn đấu sau năm 2025 sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng cây giống lan kim tuyến trên địa bàn tỉnh, hướng tới trở thành đơn vị đi đầu trong việc cung ứng nguồn cây giống chất lượng cao, mở rộng thị trường không chỉ tại Thanh Hóa mà còn ở các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ” – chị Lý cho hay.

… Đến mở rộng quy mô nhân giống các loại cây trồng khác

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, sau thử nghiệm sản xuất thành công giống cây lan kim tuyến, Phòng Phân tích và Thí nghiệm được Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giao nhiệm vụ mở rộng quy mô nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào với nhiều giống cây trồng khác nhau. Từ đó phòng đã sản xuất được hàng loạt các loại cây trồng, các chủng giống nấm có chất lượng cao.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa: Nuôi cấy mô tế bào thực vật là phương pháp kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay và ngày càng phổ biến, giúp sản xuất nhanh và đồng loạt các loại giống cây trồng mà vẫn lưu giữ được hoàn toàn đặc tính của cây gốc, khắc phục nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính khác như chiết, ghép hay giâm cành. Hiện, Phòng Phân tích và Thí nghiệm của Viện đang quản lý hàng chục giống cây và sản xuất theo yêu cầu của thị trường như các giống cây lâm nghiệp, cây dược liệu, các loại giống hoa, trong đó có các loại cây có giá trị kinh tế như lan kim tuyến, hoa đồng tiền, mía tím, mía đường, hoa chuông, hoa cúc… Đặc biệt, với phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, phòng đã tạo ra giống cây keo lai khẳng định tính ưu việt trong việc nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng, đã cung cấp cây giống cho các doanh nghiệp trong tỉnh.

Ngoài nghiên cứu ra các giống cây trồng quý hiếm, có chất lượng, những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã không ngừng cập nhật, cải tiến và hoàn thiện công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng từ đông trùng hạ thảo, các loại nấm ăn và nấm dược liệu, các loại rau thủy canh, rau mầm, như: Rượu đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo tươi, khô; nấm linh chi, nấm sò, nấm mộc nhĩ… Tính từ năm 2019 đến nay, viện sản xuất ra từ 5.000 đến 20.000 hộp đông trùng hạ thảo/năm, mỗi năm tăng 25% so với kế hoạch năm trước. Hiện nay, viện đang chỉ đạo Phòng Phân tích và Thí nghiệm nghiên cứu, tìm các công thức môi trường nuôi cấy đối với một số loài cây đáp ứng yêu cầu của thị trường, như: Ba kích, nhân sâm và 3 dòng keo lai mới.

“Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã bước đầu gặt hái những thành công. Đây là một bước phát triển nông nghiệp công nghệ cao giúp cho nông dân trên địa bàn tỉnh chủ động được nguồn giống các loại cây trồng có giá trị kinh tế trên thị trường. Từ đó, làm thay đổi và nâng cao nhận thức cho nông dân về mô hình nuôi trồng hiện đại để ngày càng nhân rộng quy mô và hiệu quả kinh tế trong trồng trọt trước sự tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Thời gian tới, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa sẽ tiếp tục duy trì và phát triển hơn nữa những thế mạnh của viện. Không ngừng nâng cao trình độ khoa học và công nghệ. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ trong việc nghiên cứu khoa học, nhất là việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm bảo tồn và phát triển các nguồn gen thực vật có giá trị. Trên cơ sở đó tạo ra hướng đi đúng đắn cho nông nghiệp công nghệ cao. Tiếp tục nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về nông nghiệp công nghệ cao của các đơn vị trong và ngoài nước để chủ động tìm tòi các công nghệ mới, tiếp cận và làm chủ công nghệ trong việc nhân giống cây trồng. Chú trọng đào tạo nguồn lực cán bộ chất lượng cao để đáp ứng với nhu cầu chuyên môn, nhu cầu nghiên cứu…” – Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải chia sẻ.

Bài và ảnh: Ngân Hà

Phạm Thị Lý
TP.Phân tích và Thí nghiệm

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa quyết tâm mang lại cho bà con nông dân trong tỉnh nguồn giống bưởi Luận Văn (bưởi đỏ) đảm bảo chất lượng

C:\Users\Admin\Desktop\z2985348835902_361d75d70e25064b12032a4327e54da4.jpg

Thực hiện quyết định số 1426/QĐ – UBND ngày 24/04/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh thực hiền đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Một trong những nội dung Viện phải thực hiện đó là thu thập, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây trồng có khả năng tạo ra sản phẩm chủ lực, có giá trị kinh tế cao và các nguồn gen đặc sản, đặc hữu của Thanh Hóa, đồng thời lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi quý hiếm, có giá trị khoa học và kinh tế.

Tại Quyết định 252/QĐ-VNN ngày 02/6/2021 của Viện trưởng Viện Nông nghiệp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, đơn vị trực thuộc, Phòng Phân tích và thí nghiệm được giao nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây trồng có giá trị để phục vụ phát triển sản xuất và đời sống cũng như nhân, cung ứng giống cây trồng cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Phòng Phân tích và thí nghiệm – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức lưu giữ và nhân giống Bưởi Luận Văn (bưởi đỏ) bằng phương pháp vô tính.

D:\Dung 2023\Ảnh điện thoại\.thumbnails\1000000444.jpg D:\Dung 2023\Ảnh điện thoại\.thumbnails\1000000450.jpg

Vùng rốn bưởi tiến vua đắt khách dịp cận Tết - 2

Bưởi Luận Văn được trồng tại làng Luận Văn, xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa và nổi tiếng là loại quả ngon từ thời vua Lê (Lê Cảnh Hưng, Lê Chiêu Thống). Chính quyền và người dân địa phương đều mong muốn phát triển sản xuất bưởi luận văn theo hướng sản xuất hàng hóa đề nâng cao thu nhập và duy trì cây đặc sản của vùng.

Quả bưởi hình bầu dục, đỉnh quả lồi, đường kính quả từ 15cm-15,6cm; chiều cao quả từ 15-15,8cm; quả bưởi chín từ khoảng tháng 9,10 âm lịch nhưng có thể giữ trái đến dịp tết nguyên đán. Bưởi Luận Văn có hàm lượng chất khô cao, độ Brix từ 11,05% – 15,4%, hàm lượng đường tổng số 6,86-9,63%, hàm lượng axit hữu cơ từ 0,9-1,34%, vitamin C từ 43,52-45,22mg/100g. Đặc biệt giống bưởi này có hàm lượng carotene khá cao từ 2,532-2,582mg/100g tạo nên màu đỏ đặc trưng cho vỏ và thịt quả, cùi cũng có màu phớt hồng có vị ngọt nhẹ, chua dịu. Cho đến nay, giống bưởi này đã phát triển và được trồng ở một số xã như Xã Xuân Bái, xã Xuân Lam, xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

D:\Dung 2023\Ảnh điện thoại\.thumbnails\1000001671.jpg D:\Dung 2023\Ảnh điện thoại\.thumbnails\1000001670.jpg

Để có những sản phẩm bưởi chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường thì giống cực kì quan trọng. Giống phải có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh,cây giống sinh trưởng phát triển tốt. Hàng năm, Viện nông nghiệp Thanh Hóa đều gửi mẫu cây đầu dòng (cây lấy mắt ghép) để giám định bệnh Greening và Tristeza tại Viện bảo vệ thực vật Hà Nội – Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.

Kết quả giám định mẫu bệnh được Viện bảo vệ thực vật- Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam xác nhận năm 2022.

D:\Dung 2023\Ảnh điện thoại\.thumbnails\1000001367.jpg D:\Dung 2023\Ảnh điện thoại\.thumbnails\1000001372.jpg

C:\Users\Admin\Desktop\z2985348835902_361d75d70e25064b12032a4327e54da4.jpg

Định kì hàng tháng chủ nhiệm nhiệm vụ và các kỹ thuật viên phòng PT&TN thực hiện chăm sóc cắt tỉa cành, tạo tán để lấy mắt ghép cho vườn sản xuất giống.

D:\Dung 2023\Ảnh điện thoại\.thumbnails\2118.jpg D:\Dung 2023\Ảnh điện thoại\.thumbnails\1000001400.jpg

D:\Dung 2023\Ảnh điện thoại\.thumbnails\1000002008.jpg D:\Dung 2023\Ảnh điện thoại\.thumbnails\1000002011.jpg

Nhờ có đội ngũ cán bộ kỹ thuật thành thạo tay nghề, nắm vững quy trình sản xuất. Hàng năm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã cho ra hàng trăm cây giống bưởi Luận Văn, đúng chủng giống, giá cả hợp lý. Cây giống được nhân bằng phương pháp vô tính với đặc điểm của cây con luôn mang tất cả các đặc tính tốt nhất của cây mẹ, cây giống với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định, cây giống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao.

Lê Thị Dung
Chuyên viên P.Phân tích và Thí nghiệm

Một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm Viện Nông nghiệp cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện góp phần thực hiện thành công Khâu đột phá về Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 – 2025; góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết 58 – NQ/TW ( ngày 5/8/2020) của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến 2030, tầm nhìn đến 2045 đã đề ra 8 nội dung chương trình trên từng lĩnh vực cụ thể, trong đó, Xây dựng và triển khai thực hiện khâu đột phá “ Khâu đột phá Khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật; chủ động, tích tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 – 2025”, tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu và ứng dụng KHCN, xây dựng đề án Khu công nghệ cao, đề án ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng KHCN của Viện Nông nghiệp. Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2030, tẩm nhìn đến 2045 xác định Nông nghiệp cùng với công nghiệp chế biến, chế tạo và du lịch được xác định là 3 trụ cột phát triển; các khâu đột phá phát triển, trong đó tiếp tục xác định “ Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển mạnh mẽ khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ các ngành kinh tế trọng tâm, trọng điểm của tỉnh ”. Quy hoạch đã xác định nhiệm vụ Phát triển hạ tâng khoa học và công nghệ: Tập trung xây dựng Trường đại học Hồng Đức, Trường đại học Văn Hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn của khu vực Miền Trung.

Từ kết quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức – nhận diện đầy đủ các nội hàm nhiệm vụ “ Khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật; chủ động, tích tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững” trên lĩnh vực nông nghiệp của Nghị Quyết Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa Lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra ( Sau đây được gọi là Khâu đột phá). Trên cơ sở sơ kết 3 năm thực hiện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp gắn thực hiện Khâu đột phá, thời gian tới và trước mắt trong giai đoạn 2021 – 2025 Viện cần tập trung tổ chức nhận diện, thực hiện có hiệu quả một số chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cụ thể dưới đây:

  1. Các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 – 2025

1.1. Nhóm chỉ tiêu cần nhận diện và lượng hóa: (1) năng suất cây trồng và vật nuôi: Tăng trưởng năng suất ở các vùng nghiên cứu mà viện hỗ trợ. (2) Số giống mới được phát triển: Đặc biệt là những giống có khả năng kháng bệnh, chịu hạn, và phản ứng tốt với biến đổi khí hậu. (3) Số đề tài, dự án KH&CN được thực hiện: Số lượng và quy mô của các dự án nghiên cứu và phát triển do viện thực hiện. (4) Số lượng và diện tích áp dụng công nghệ mới: Kết quả của việc truyền đạt và đào tạo cho người nông dân về công nghệ mới ( chuyển giao khoa học công nghệ). (5) Tổng số người được đào tạo và huấn luyện: Số nông dân, kỹ sư và chuyên viên được đào tạo tại viện hoặc thông qua các chương trình của viện. (6) Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp ở khu vực hỗ trợ: So với các khu vực không nhận sự hỗ trợ từ viện. (7) Số bài báo khoa học được công bố: Sự đóng góp của viện vào cộng đồng nghiên cứu và phát triển nông nghiệp. (8) Số chứng chỉ và giấy phép liên quan đến KH&CN: Như bằng sáng chế, quyền lai tạo giống mới, và các giấy phép khác. (9) Tổng vốn đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới: Từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tư nhân, và các nguồn vốn quốc tế. (10) Tác động xã hội: Sự thay đổi về mức sống, giáo dục và y tế ở khu vực hỗ trợ, cũng như tác động đối với môi trường và bền vững.

1.2. Nhóm các mục tiêu cụ thể

a. Nhóm nhiệm vụ nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi là chọn tạo và phát triển được các giống cây trồng, vật nuôi mới, có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và các vùng sinh thái khác nhau trong đó: (i) Giống cây nông nghiệp: 1 – 2 giống lúa, 1 – 2 giống ngô lai, 1 – 2 giống khoai lang, 2 – 3 giống rau, 1 – 2 giống nấm mỗi loại và chọn tạo các cây ăn quả, cây công nghiệp (đậu, lạc), cây hoa mỗi nhóm từ 2 – 3 giống. (ii) Giống cây lâm nghiệp: 2 – 3 giống cây lấy gỗ, 1 – 2 giống cây lâm sản ngoài gỗ, 2 – 3 giống cây dược liệu, tập đoàn 15 – 20 loài cây phù hợp cho trồng cây phân tán và cây đô thị, ( iii) Giống chăn nuôi chủ lực, giống có năng suất, chất lượng cao (lợn hướng nạc, giống gà lông màu, bò ngoại hướng thịt, trâu hướng thịt, dê hướng thịt). (iv) Giống thủy sản chủ lực và giống có đàn bố mẹ hậu bị có chất (tôm chân trắng, ngao Bến Tre).

b. Nhóm nhiệm vụ ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong xây dựng quy trình kx thuật, tiếp nhận công nghệ mới tập trung ưu tiên là xây dựng được các quy trình công nghệ tiên tiến, phù hợp; tiếp nhận các công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp đổi mới, hiện đại hóa công nghệ truyền thống: (1) Số lượng quy trình, công nghệ chuyển giao được vào thực tiễn: 5 – 8 quy trình công nghệ mới, trong đó có 2 – 3 quy trình công nghệ tiếp nhận từ nước ngoài. (2) Số nhiệm vụ khoa học và công nghệ thu hút được hàng năm: 1 – 2 đề tài/dự án cấp bộ, 3 – 5 đề tài/dự án cấp tỉnh và đề xuất, tổ chức thực hiện 8 – 10 đề tài cấp cơ sở. (3) Ứng dụng và hoàn thiện được quy trình sản xuất bằng: Hệ thống canh tác sạch, như hệ thống canh tác không đất, hydroponics ( công nghệ trồng thủy canh), và khí canh (controlled atmosphere technology); quy trinhg canh tác trên giá thể nhân tạo kháng sâu bệnh; Tiếp nhận, chuyển giao được từ 1 – 2 mô hình như sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và giảm thiểu việc sử dụng năng lượng không tái tạo, 1 – 2 mô hình tối ưu hóa việc sử dụng nước và tái sử dụng nước thải sau khi xử lý, sử dụng thuốc trừ sâu tự nhiên, giảm việc sử dụng các chất hóa học gây hại cho môi trường.

c. Chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật: (1) Tổ chức các buổi tập huấn với ít nhất 10 cuộc/ năm; hội thảo chuyên đề 15 – 20 hội thảo các cấp/ năm; chương trình tư vấn để chuyển giao công nghệ và kiến thức mới tới người nông dân với ít nhất 1-2 lần/tháng/ năm. (2) Hỗ trợ tài chính gắn mô hình hợp tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới từ tối thiểu 5 mô hình/ năm. (3) hàng năm ký kết từ 1-2 tổ chức viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp và tổ chức liên quan trong mạng lưới hợp tác để chia sẻ kinh nghiệm trong áp dụng giải pháp mới.

d.Tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong nông nghiệp: ( 1) Tiếp nhận công nghệ, xây dựng 2 – 3 mô hình ứng dụng công nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4.0 trong quản lý, điều khiển các điều kiện môi trường; quản lý và phòng trừ sâu bệnh, dịch hại. (2) Xây dựng được 1 – 2 mô hình Áp dụng công nghệ AI và dữ liệu lớn để tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ lựa chọn giống, quản lý đất, tới thu hoạch, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.

đ. Phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững: (1) Ứng dựng được 1 – 2 mô hình Áp dụng các giải pháp tự động hóa, máy móc giúp tăng năng suất và giảm lượng lao động. (2) Ứng dụng được 2 -3 mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hợp tác hoặc nông nghiệp kết hợp. (3) Xây được được 1-2 mô hình Khuyến khích hợp tác và liên kết giữa nông dân, nhà chế biến, và người tiêu thụ để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng. (4) Xây dựng được 1 – 2 mô hình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu về tìm kiếm và kết nối với các đối tác nước ngoài, tham gia vào các chuỗi cung ứng quốc tế. (5) xây dựng 1 -2 mô hình phát triển nông nghiệp hợp sinh về ứng dụng canh tác xen canh, canh tác kết hợp giữa cây trồng và chăn nuôi để tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

e. Phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ

* Đào tạo trong nước: Tiến sỹ 1 – 2 người, Thạc sỹ 5 – 7 người; đào tạo ở nước ngoài: Tiến sỹ 1 – 2 người, Thạc sỹ 2 – 3; đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh): 2 – 3 người; đào tạo nhân viên phân tích – thí nghiệm và công nghệ sinh học: 8 – 10 người; thu hút chuyên gia, cộng tác viên bổ sung nguồn nhân lực nghiên cứu cho Viện; tuyển dụng 3 – 5 nhân lực chất lượng cao được đào tạo theo chương trình tiên tiến về nông nghiệp có trình độ Thạc sỹ trở lên.

* Phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật: (1) Xây dựng phương án quy hoạch, sử dụng đất đai đáp ứng các nhiệm vụ nghiên cứu, thí nghiệm, khảo nghiệm và dịch vụ khoa học và công nghệ trên diện tích đất nông, lâm nghiệp tại trụ sở Viện và các Trung tâm trực thuộc. (2) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu chức năng bao gồm: vườn ươm kết hợp khu khảo nghiệm giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp; vườn cây đầu dòng; mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; mô hình trình diễn tiến bộ kỹ thuật mới và các khu chức năng phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản,…(3) Đầu tư bổ sung máy móc, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

* Phát triển nguồn lực tài chính: Tăng quy mô và đa dạng hóa nguồn lực tài chính; phấn đấu cơ cấu nguồn thực hiện nhiệm vụ đặc thù từ ngân sách nhà nước chi thường xuyên đạt 18 – 20 tỷ đồng/năm; nguồn đặt hàng nhiệm vụ khoa học, công nghệ các cấp đạt 10 – 12 tỷ đồng/năm; nguồn sản xuất, dịch vụ, liên doanh, liên kết và nguồn thu hợp pháp khác đạt 20 – 25 tỷ đồng/năm.

2. Nhiệm vu trọng tâm

2.1. Chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi: (i) Thu thập, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi: (1) Thu thập, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi có khả năng tạo ra sản phẩm chủ lực, có giá trị kinh tế cao và các nguồn gen đặc sản, đặc hữu của Thanh Hóa, đồng thời lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi quý hiếm, có giá trị khoa học và kinh tế. (2) Đánh giá chất lượng giống và phục tráng một số giống cây nông nghiệp đặc sản; cây ăn quả có tiềm năng, lợi thế. (3) Du nhập bổ sung các giống cây trồng, vật nuôi mới từ các địa phương trong nước và nước ngoài có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao và khả năng kháng sâu bệnh, phù hợp điều kiện sinh thái Thanh Hóa và vùng Bắc Trung Bộ. (ii) Chọn tạo, khảo nghiệm giống cây trồng, vật nuôi mới: (1) Trồng trọt: Chọn tạo và khảo nghiệm giống cây lương thực (lúa, ngô, sắn); cây thực phẩm (rau, nấm); cây công nghiệp (mía, lạc, đậu); cây ăn quả (cây có múi, dứa, thanh long); cây hoa (hoa bản địa, hoa nhập nội) và cây làm thức ăn gia súc. (2) Lâm nghiệp: Nghiên cứu chọn giống, khảo nghiệm giống cây lâm nghiệp nhập nội (keo, thiên ngân) và cây lâm nghiệp bản địa (lim xanh, lát hoa, vạng trứng, tếch…) chủ lực làm gỗ lớn; cây lâm sản ngoài gỗ (tre luồng, mây nếp, song mật, lùng, …) và cây dược liệu có năng suất, chất lượng, có lợi thế cạnh tranh cho một số vùng kinh tế lâm nghiệp trọng điểm; nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây trồng rừng trồng kinh tế, cây trồng phân tán và cây đô thị. (3) Chăn nuôi: Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo, nhân nhanh các dòng lợn mới có năng suất, chất lượng cao; chọn giống gia cầm (gà, vịt) chuyên thịt, chuyên trứng theo hướng công nghiệp; giống con nuôi đặc sản (bò vàng, vịt cổ lũng, ngan sen); nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần và lai tạo giống bò thịt, bò sữa, trâu và một số gia súc ăn cỏ khác phù hợp với điều kiện sinh thái và điều kiện chăn nuôi. (4) Thủy sản: Du nhập một số giống cá nước mặn, nước lợ và nước ngọt giá trị kinh tế cao (tôm, cá, cua); nghiên cứu chọn tạo giống các loài chủ lực (tôm, ngao) và một số loài thủy đặc sản (ngao dầu, phi tiến vua) theo các tính trạng: tăng trưởng nhanh, kháng bệnh thường gặp và tăng khả năng thích nghi với thay đổi độ mặn, nhiệt độ.

2.2. Xây dựng quy trình kỹ thuật, tiếp nhận công nghệ mới: (i) Xây dựng, hoàn thiện quy trình kỹ thuật: (1) Trồng trọt: Xây dựng được các quy trình kỹ thuật tiên tiến, phù hợp, phục vụ phát triển sản xuất bền vững các cây trồng chủ lực; hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật thâm canh, công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng; nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, giảm phát thải nhà kính. (2) Lâm nghiệp: Nghiên cứu xây dựng quy trình trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn và cây lâm sản ngoài gỗ đạt hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với từng vùng trồng rừng trọng điểm; nghiên cứu và thử nghiệm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng thâm canh cây gỗ lớn phù hợp với đặc điểm, chức năng của rừng và điều kiện tự nhiên kinh tế – xã hội. (3) Chăn nuôi: Nghiên cứu phát triển và áp dụng các phương thức, hình thức liên kết, quy trình chăn nuôi tiên tiến, phù hợp với quy mô chăn nuôi trang trại, công nghiệp và gia trại. (4) Thủy sản: Nghiên cứu quy trình công nghệ tiên tiến, ưu tiên công nghệ cao phục vụ sản xuất giống, nuôi trồng thâm canh các loài chủ lực và thủy đặc sản hiệu quả, bền vững và đảm bảo an toàn sinh học; sử dụng các chế phẩm sinh học phù hợp các giai đoạn sinh trưởng, cải thiện chất lượng thịt, xử lý môi trường, phòng trị bệnh, thay thế các chất kháng sinh, giảm hệ số thức ăn. (ii) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp: (1) Lựa chọn, tiếp nhận và làm chủ các công nghệ tiên tiến nhập từ bên ngoài, kết hợp với cải tiến và hiện đại hóa công nghệ truyền thống; nâng cao trình độ công nghệ; ứng dụng vào sản xuất; tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp; đặc biệt là chất lượng các sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới như: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ để tạo và nhân nhanh giống mới; phát triển cây, con giống có chất lượng cao; tạo ra các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường, bảo vệ cây trồng, vật nuôi; Tiếp nhận và triển khai công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp kết hợp nghiên cứu thử nghiệm, làm chủ và thích nghi công nghệ cao nhập từ nước ngoài; Xây dựng mô hình ứng dụng các công nghệ của cách mạng nông nghiệp 4.0 trong việc nhân giống, quản lý, giám sát, điều khiển tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu, bệnh; quản lý sản phẩm theo chuỗi giá trị; truy xuất nguồn gốc và bảo vệ thương hiệu sản phẩm đối với một số loại cây rau màu, cây ăn quả, cây hoa để tạo ra các sản phẩm an toàn có giá trị kinh tế cao phục vụ chế biến và xuất khẩu. (2) Nghiên cứu ứng dụng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, thu hoạch và chế biến sản phẩm nông nghiệp và phát triển công nghệ bảo quản sản phẩm nông nghiệp.

2.3. Phát triển sản phẩm nông nghiệp thương hiệu địa phương: (1) Điều tra, khảo sát tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ của các sản phẩm nông nghiệp (nhóm cây, con chủ lực và nhóm cây, con đặc sản) để lựa chọn sản phẩm cây, con xây dựng thương hiệu; ưu tiên sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có tiềm năng về năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao và có lợi thế cạnh tranh. (2) Đánh giá tính phù hợp của cây trồng, vật nuôi với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh; xác định đối tượng cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển sản phẩm mang thương hiệu địa phương, đồng thời lựa chọn, phát triển sản phẩm mang thương hiệu Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở thương mại hóa một số sản phẩm có tiềm năng lợi thế của Viện (như lúa năng suất chất lượng cao; nấm đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, lan kim tuyến. (3) Lựa chọn các giống mới, giống nhập từ nước ngoài; tổ chức sản xuất thử nghiệm, hoàn thiện quy trình, công nghệ và chuyển giao vào sản xuất hàng hóa, xây dựng, thương hiệu sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ; đồng thời nghiên cứu tiềm năng phát triển của nhóm cây trồng, vật nuôi đặc sản, bản địa, có lợi thế phục vụ chọn tạo giống, phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu gắn với chuỗi tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. (4) Nghiên cứu quy hoạch sản xuất trồng trọt theo hướng phát triển diện tích các vùng sản xuất nông sản hàng hóa được cấp chứng nhận VietGAP, nông nghiệp hữu cơ và các tiêu chuẩn khác. Đẩy mạnh dịch vụ về giống vật nuôi phục vụ phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm. (5) Nghiên cứu hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu cấp tỉnh, cấp quốc gia, hướng tới thị trường quốc tế; xây dựng các mô hình liên kết sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, từng địa bàn.

2.4. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp: (1) Trồng trọt: Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, giống bản địa sạch bệnh, quy trình quản lý cây trồng tổng hợp, theo hướng GAP, quy mô hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản; xây dựng và chuyển giao các mô hình ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ cho một số cây trồng có giá trị kinh tế cao (rau, hoa, quả…); mô hình chuyển đổi cơ cấu thời vụ, cơ cấu cây trồng, đất sản xuất kém hiệu quả sang cây trồng khác hiệu quả cao hơn phù hợp với vùng sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. (2) Lâm nghiệp: Chuyển giao giống mới, tiến bộ kỹ thuật trồng rừng cung cấp gỗ lớn; tiến bộ kỹ thuật trồng rừng thâm canh tập trung, trồng dược liệu dưới tán rừng hoặc trồng phân tán trong vườn hộ.

(3) Chăn nuôi: Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhân rộng một số giống gia súc, gia cầm năng suất cao, chất lượng tốt vào chăn nuôi nông hộ, trang trại; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhân rộng, phổ biến quy trình kỹ thuật chăn nuôi hướng VietGAP. (4) Thủy sản: Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và quản lý (theo hướng VietGAP, ASC, GlobalGAP, BAP,…) trong sản xuất giống, nuôi trồng thương phẩm (tôm chân trắng, tôm sú, cá rô phi, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và cá biển). (5) Ứng dụng công nghệ sinh học: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học và làm chủ công nghệ chọn tạo các giống cây trồng sạch bệnh; sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; vi nhân giống một số loại cây trồng nông, lâm nghiệp cung cấp giống chất lượng cho sản xuất. (6) Dịch vụ phân tích – thí nghiệm. (7) Xúc tiến thương mại, đầu tư trong nông nghiệp

2.5. Phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ: (ii) Phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật: (1) Xây dựng phương án quy hoạch, sử dụng đất đai đáp ứng các nhiệm vụ nghiên cứu, thí nghiệm, khảo nghiệm và dịch vụ khoa học và công nghệ trên diện tích đất nông, lâm nghiệp tại trụ sở Viện và các Trung tâm trực thuộc. (2) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu chức năng bao gồm: vườn ươm kết hợp khu khảo nghiệm giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp; vườn cây đầu dòng; mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; mô hình trình diễn tiến bộ kỹ thuật mới và các khu chức năng phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. (3) Đầu tư bổ sung máy móc, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. (4) Đối với việc đề xuất đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công. (ii) Phát triển nguồn lực tài chính: Tăng quy mô và đa dạng hóa nguồn lực tài chính; phấn đấu cơ cấu nguồn thực hiện nhiệm vụ đặc thù từ ngân sách nhà nước chi thường xuyên đạt 18 – 20 tỷ đồng/năm; nguồn đặt hàng nhiệm vụ khoa học, công nghệ các cấp đạt 10 – 12 tỷ đồng/năm; nguồn sản xuất, dịch vụ, liên doanh, liên kết và nguồn thu hợp pháp khác đạt 20 – 25 tỷ đồng/năm. (iii) Phát triển nguồn nhân lực (1) Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đồng bộ, cân đối theo lĩnh vực đảm bảo phát huy năng lực, sở trường của đội ngũ cán bộ, viên chức; hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy theo Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt. (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có tâm huyết, đủ năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mang tính chuyên môn hóa cao, có kinh nghiệm, có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả. (3) Xây dựng 6 nhóm chuyên gia ở các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, công nghệ sinh học và dịch vụ. Các nhóm chuyên gia có cơ cấu lĩnh vực phù hợp từ nguồn cán bộ của Viện, các nhà khoa học, các chuyên gia, cán bộ thuộc sở, ngành liên quan và nguồn cán bộ từ các doanh nghiệp. (4) Hình thành và phát triển mạng lưới chuyên gia thông qua mối quan hệ cộng tác và hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học, các chuyên gia; cán bộ chuyên môn thuộc các sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp.

3. Giải pháp chủ yếu

3.1. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ:

(i) Đổi mới tư duy quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học, công nghệ theo hướng tiếp cận sản phẩm đầu ra, gắn với thị trường và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội: (1) Đổi mới cơ chế, phương thức quản lý, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng nâng cao hiệu quả ứng dụng gắn với dịch vụ. (2) Thực hiện hiệu quả cơ chế đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp; đẩy mạnh hoạt động đăng ký và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. (3) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ: tập trung nghiên cứu chuyển giao các công nghệ tiên tiến có khả năng tạo đột phá trong công tác giống và phát triển thương hiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh. (ii) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất, dịch vụ: (1) Tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, địa phương, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, hợp tác xã để phát triển dịch vụ, chuyển giao công nghệ, gắn với sản xuất hàng hóa theo chuỗi cung ứng; ưu tiên phát triển hợp tác với các doanh nghiệp khoa học công nghệ lĩnh vực nông nghiệp, các huyện trọng điểm về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp (Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng Hóa, Ngọc Lặc, Lang Chánh,…). (2) Tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động tư vấn, xúc tiến thương mại, đầu tư; phát triển thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu theo chuỗi cung ứng. (3) Đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trên cơ sở gắn kết chặt chẽ hoạt động khoa học, công nghệ với sản xuất, kinh doanh thông qua các hoạt động liên kết, hợp tác giữa Viện và doanh nghiệp.

3.2. Tăng cường nguồn lực khoa học và công nghệ: (i) Tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị: (1) Rà soát đánh giá hiện trạng đất đai, cơ sở vật chất – kỹ thuật gồm: (+) Điều tra, đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chăn nuôi, đất nuôi trồng thủy sản; xây dựng phương án quản lý, sử dụng phục vụ công tác nghiên cứu đạt hiệu quả cao nhất. (+) Rà soát, đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng các trang thiết bị, máy móc phục vụ nghiên cứu; xây dựng kế hoạch xây dựng mô hình phục vụ nghiên cứu và quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững. (2) Huy động nguồn lực tài chính đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thiết bị phân tích, thí nghiệm, kiểm định; kiểm nghiệm đất, nước và sản phẩm nông nghiệp. (3) Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các phòng thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. (4) Đổi mới cơ chế quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật, đất đai của Viện theo hướng liên doanh, liên kết sản xuất hoặc giao khoán sử dụng. (ii) Tăng quy mô và đa dạng hóa nguồn lực tài chính: (1) Nguồn giao nhiệm vụ và đặt hàng từ ngân sách nhà nước chi sự nghiệp kinh tế dự kiến 18 – 20 tỷ đồng/năm: Phối hợp với sở, ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành danh mục các giống cây trồng, vật nuôi, giống nấm, giống vi sinh vật quý, hiếm và giá trị kinh tế cao để Nhà nước đặt hàng lưu giữ, bảo tồn ngân hàng gen phục vụ sản xuất, nhân giống chất lượng cao cho phát triển nông nghiệp. (2) Nguồn đặt hàng nhiệm vụ khoa học, công nghệ các cấp; các nguồn tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong và ngoài nước đạt bình quân 10 tỷ đồng/năm: hàng năm tiến hành xây dựng, thu hút, thực hiện được từ 5 – 7 đề tài/dự án khoa học và công nghệ các cấp (cấp tỉnh 3 – 5 đề tài/dự án; cấp bộ từ 1 – 2 đề tài/dự án). (3) Nguồn sản xuất, dịch vụ, nguồn liên doanh, liên kết và nguồn thu hợp pháp khác đạt bình quân 20 – 25 tỷ đồng/năm (lĩnh vực cây trồng bình quân 5 tỷ đồng; lĩnh vực vật nuôi 9 tỷ đồng; lĩnh vực tư vấn quy hoạch, thị trường và phát triển nông nghiệp 8 tỷ đồng; sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu 3 tỷ đồng). Quy hoạch, khai thác hạ tầng, đất đai gắn tổ chức sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm nông nghiệp lợi thế, giá trị kinh tế cao; phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp để tổ chức dịch vụ, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, mô hình vào thực tiễn sản xuất; thu hút, xây dựng, thực hiện các phương án liên doanh, liên kết sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, bổ sung nguồn thu cho Viện. (4) Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ, thu hút nguồn lực từ doanh nghiệp; các nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong và ngoài nước. Khai thác hiệu quả chính sách đối ngoại; phát triển hoạt động liên doanh, liên kết có yếu tố nước ngoài nhằm thu hút nguồn lực khoa học, công nghệ, tài chính cho đầu tư phát triển. (iii) Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực: (1) Xây dựng kế hoạch, phân bổ hợp lý các chỉ tiêu đào tạo, đào tạo từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước; kết hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông qua việc thực hiện các đề tài/dự án khoa học công nghệ các cấp. (2) Xây dựng cơ chế hoạt động theo hướng giao khoán thực hiện nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm, quyền lợi phát huy tự chủ của tập thể, cá nhân; xây dựng cơ chế phân phối thu nhập dựa trên thực tế cống hiến của từng tập thể, cá nhân, đồng thời thực hiện khoản chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đến sản phẩm cuối cùng. (3) Xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ cán bộ, thu hút nhân lực chất lượng cao để nâng cao hiệu quả hoạt động; khuyến khích cán bộ, viên chức tự học nâng cao trình độ. (4) Xây dựng và thực hiện cơ chế trả lương, thưởng theo kết quả công việc để tạo động lực cho cán bộ viên chức, người lao động.

3.3. Mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế: (i) Hợp tác trong nước: (1) Hợp tác với 15 – 20 tổ chức khoa học công nghệ, trường Đại học có uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật – công nghệ nhằm hợp tác nghiên cứu, chuyển giao; nâng cao năng lực và tiếp cận công nghệ mới. (2) Hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã, địa phương và các tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ; nhân rộng mô hình sản xuất và phát triển dịch vụ. (ii) Hợp tác quốc tế: (1) Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt về đào tạo nguồn nhân lực, du nhập giống mới, phát triển khoa học công nghệ; tìm kiếm thị trường; thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA vào các lĩnh vực ưu tiên. Ưu tiên xây dựng chương trình hợp tác quốc tế với các nước có nền nông nghiệp tiên tiến (Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Israel, Hà Lan…). (2) Mở rộng hợp tác với các tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ,… trên cơ sở xây dựng các dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh, hướng tới chứng nhận chất lượng sản phẩm nông sản phù hợp với tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, mở rộng tiêu thụ tại các thị trường tiềm năng. (3) Hợp tác với tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào để hỗ trợ, đào tạo và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; công nghệ canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hủa Phăn.

3.4. Tổ chức và quản lý: (1) Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; kết hợp thực hiện chính sách tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động theo Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt. (2) Thực hiện quản lý Viện theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 với năng lực quản trị, lãnh đạo và quản lý hiệu quả; ứng dụng toàn diện công nghệ thông tin trong quản lý.

Tóm lại: Để có cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn nữa về thực hiện khâu đột phá “ Về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật; chủ động, tích tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững” theo Nghị quyết Đại hội Lần thứ XIX của tỉnh Thanh Hóa, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu tham khảo, cập nhật bổ sung các Nghị quyết, chương trình, đề án… phát triển KT – XH của tỉnh đã ban hành trong giai đoạn 2020-2025. Từ đó, để xây dựng và định kỳ bổ sung Kế hoạch trung hạn, hàng năm và đề xuất, xây dựng các chương trình, đề án, đề tài, dự án… có nội dung toàn diện, khả thi, sát thực tiễn, lộ trình thực phù hợp và triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trên. Bài viết đã nhận diện khái quát toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và nhằm chuyển tải đến toàn thể cán bộ lãnh đạo, lãnh đạo quản lý, viên chức và người lao động trong toàn Viện nghiên cứu, quán triệt; đồng thời không ngừng phát huy trách nhiệm, đổi mới tư duy – sáng tạo, đoàn kết đồng lòng với quyết tâm cao – nổ lực lớn – hành động quyết liệt để hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ được cấp thẩm quyền giao với kết quả cao nhất. Góp phần đóng góp vào kết quả Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa Lần thứ XIX đã đề ra.

( Chi tiết có danh mục các mục tiêu gắn các phòng, trung tâm chủ trì thực hiện)

Tác giả: Nguyễn Đình Hải – Viện trưởng Nông nghiệp Thanh Hóa

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp tổ chức lớp tập huấn phổ biến kiến thức về chăn nuôi: “Chăn nuôi lợn theo hướng An toàn sinh học” tại xã Lương Sơn

Thực hiện Chương trình phối hợp công tác số 396/CTr/LHH –VNN ngày 13/8/2021 giữaViện Nông nghiệp và Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) giai đoạn 2021-2025; Chương trình Phối hợp hoạt động giữa Viện Nông Nghiệp và Liên hiệp các hội KHKT Thanh Hóa năm 2023.

Ngày 05/10/2023 được sự thống nhất và phối hợp của UBND huyện Thường Xuân, xã Lương Sơn. Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp liên hiệp các hội KHKT Thanh Hóa tổ chức lớp tập huấn phổ biến kiến thức về chăn nuôi: “Chăn nuôi lợn theo hướng An toàn sinh học” tại xã Lương Sơn cho hơn 100 hộ là các chủ trang trại, gia trại, nông hộ trên địa bàn xã.

(Đ/c Nguyễn Quốc Uy – Phó chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT Thanh Hóa phát biểu khai mạc lớp tập huấn)

Tham dự lớp tập huấn có các đồng chí ban thường vụ Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Thanh Hóa; Đại diện Viện Nông nghiệp; cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thường Xuân, đại diện lãnh đạo xã Lương Sơn huyện Thường xuân; Và các đồng chí cán bộ tổ chức lớp.

( Đ/c Nguyễn Xuân Hùng – PTC xã Lương Sơn phát biểu tại lớp tập huấn)

Tại buổi tập huấn các học viên được cán bộ Viện Nông nghiệp Thanh hóa và Trung trâm DVNN huyện Thường Xuân giới thiệu một số thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và kỹ thuật trong việc chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, đặc biệt chăn nuôi Lợn; Kỹ thuật chăn nuôi lợn, kỹ thuật xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chọn con giống, kỹ thuật phối giống lợn; các kiến thức thú y cơ bản, công tác tiêm phòng, công tác phòng chống dịch bệnh và phương pháp phòng trị một số bệnh thường gặp trên lợn.

( Đ/c Lê Trần Thái – PGĐ TT NCKN&DVVN – Viện NN Thanh Hóa – giảng viên)

Kết quả 100% học viên nắm được các kiến thức cơ bản như: kỹ thuật xây dựng chuồng trại, trang thiết bị; công tác chọn và phối giống… Đặc biệt là kỹ thuật chăn nuôi heo an toàn sinh học. Thông qua tập huấn góp phần tuyên truyền, phổ biến kiến thức vào thực tế chăn nuôi góp phần chung tay thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn một cách bền vững trong thời gian tới./.


CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN

Tập huấn chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học

(Kèm theo KH số /KH-VNN ngày tháng 9 năm 2023 của Viện Nông nghiệp)

Thời gian: 01 ngày, khai mạc vào 8h15, ngày 05/10/2023 (Thứ 5)

Thời gian Nội dung Người thực hiện
7h30 – 8h15 Đăng ký danh sách, đón tiếp đại biểu Ban tổ chức
8h15- 8h30 Khai mạc lớp tập huấn Đại diện Liên Hiệp các hội KHKT Thanh Hóa; Đại diện UBND xã Lương Sơn – huyện Thường Xuân
8h30 – 8h40 Thông qua chương trình, nội dung. Ban tổ chức
8h40 – 9h45 Giới thiệu một số thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và kỹ thuật trong việc chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, đặc biệt chăn nuôi Lợn.
Giảng viên: Đ/c Lê Trần Thái – PGĐ Trung tâm NCKN&DVVN
Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn, kỹ thuật xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chọn con giống, phối giống. Giảng viên: Đ/c Lê Trần Thái – PGĐ Trung tâm NCKN&DVVN
09h45 – 10h00 Giải lao giữa giờ Ban tổ chức
10h00 – 11h30 Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn, kỹ thuật xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chọn con giống, phối giống. Giảng viên: Đ/c Lê Trần Thái – PGĐ Trung tâm NCKN&DVVN
11h30 Nghỉ trưa
13h30 – 15h00 Các kiến thức thú y cơ bản, công tác tiêm phòng, công tác phòng chống dịch bệnh cho chăn nuôi lợn. Giảng viên: Đ/c Phạm Văn Cường – TT DVNN huyện Thường Xuân.
15h00 – 15h15 Giải lao giữa giờ Ban tổ chức
15h15 – 17h00 Các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn Giảng viên: Đ/c Lê Trần Thái – PGĐ Trung tâm NCKN&DVVN

Lê Thị Mai Phương
Chuyên viên phòng QLKH

Công đoàn Viện Nông nghiệp Thanh Hoá tham gia Hội thao công chức, viên chức, lao động năm 2023

Sáng 29-9, Công đoàn Viên chức tỉnh đã tổ chức hội thao CCVCLĐ năm 2023. Dự hội thao có các đồng chí: Đinh Thị Thanh Hà, Phó Bí thư Đảng uỷ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Trịnh Thị Hoa, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh; Nguyễn Duy Tự, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa.

Dự hội thao có 33 đoàn với gần 400 vận động viên đến từ các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh. Các vận động viên tranh tài ở 3 môn thi đấu gồm: Bóng chuyền hơi, bóng bàn và cầu lông. Hội thao là sân chơi lành mạnh, bổ ích nhằm nâng cao thể chất, tăng cường sức khoẻ, tạo động lực thúc đẩy phong trào thể dục – thể thao ngày càng phát triển, nâng cao đời sống tinh thần trong CCVCLĐ. Đây cũng là dịp để CCVCLĐ giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, thắt chặt tình đoàn kết, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, chào mừng thành công Đại hội Công đoàn tỉnh Thanh Hoá lần thứ XX, chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII.

BCH Công đoàn Viện Nông nghiệp đã cử 02 vận động viên thuộc TTTVQHTT&CLPTNN tham gia hội thao CC,VC, NLĐ năm 2023 do công đoàn viên chức tỉnh tổ chức.

Một số hình ảnh về Hội thao:

Gần 400 vận động viên tham gia hội thao.
Gần 400 vận động viên tham gia hội thao.
Các vận động viên tranh tài môn bóng chuyền hơi.
Đoàn VĐV của Công đoàn Viện Nông nghiệp Thanh Hoá

Nguồn bài viết: Báo Thanh Hoá

Trần Anh Đức
Phòng QLKH

Một số nội hàm về “ Khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật; chủ động, tích tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững” cần được nhận diện, nhận thức đầy đủ trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần tổ, chức thực hiện thành công Nghị Quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa Lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, cũng như tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đóng vai trò rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Dưới đây là một số nội dung chi tiết cần được nhận diện, nhận thức đầy đủ:

1. Nghiên cứu khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp

a. Tập trung nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, kháng bệnh tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Đánh giá Điều kiện tự nhiên của từng vùng:

+Thu thập và phân tích dữ liệu về khí hậu, đất, nước và các yếu tố môi trường khác của từng khu vực.

+ Xác định các điểm mạnh và điểm yếu, cũng như những thách thức mà nông dân trong từng vùng phải đối mặt.

– Nghiên cứu và phát triển giống cây trồng và vật nuôi mới:

+ Thực hiện các thí nghiệm và nghiên cứu trên giống cây trồng và vật nuôi mới tại các trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm.

+ Hợp tác với các tổ chức nghiên cứu quốc tế và trong nước để trao đổi thông tin và kỹ thuật.

– Đánh giá năng suất và khả năng kháng bệnh:

+ Tổ chức các thử nghiệm, khảo nghiệm trên hiện trường trường để đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng thích nghi của giống cây trồng và vật nuôi trước các bệnh tật và sâu hại, điều kiện bất lợi của môi trường trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu..

+ Xác định những giống nào có năng suất cao và kháng bệnh tốt nhất để ứng dựng vào sản xuất..

– Ứng dụng và Chuyển giao kiến thức:

+ Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo và hội nghị để chia sẻ kết quả nghiên cứu và ưu điểm của giống cây trồng và vật nuôi mới đến tổ chức, hộ nông dân.

+ Khuyến khích nông dân thử nghiệm và áp dụng giống mới trên diện rộng.

– Hỗ trợ và Tư vấn:

+ Cung cấp tư vấn kỹ thuật cho nông dân về cách trồng cây và chăn nuôi nuôi vật nuôi mới.

+ Tạo ra một mạng lưới hỗ trợ cho nông dân để giải quyết bất kỳ vấn đề hoặc thách thức nào liên quan đến việc sử dụng giống mới.

Tóm lại: Nhiệm vụ này không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về khoa học nông nghiệp mà còn cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu, chính phủ và cộng đồng nông dân.

b. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường và tái sử dụng nguồn tài nguyên. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta cần xem xét nhiều khía cạnh và tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Dưới đây là nội hàm chi tiết:

– Ứng dụng Công nghệ Sinh học:

+ Phát triển và ứng dụng các giải pháp sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, y học, và công nghiệp chế biến.

+ ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống qui mô công nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

+ Tạo ra các giống cây trồng và vật nuôi biến đổi gen có khả năng kháng sâu, kháng bệnh, và thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

+ Khám phá vi khuẩn và enzyme giúp phân giải chất cặn bã và chất thải, tạo ra năng lượng hoặc sản phẩm có giá trị.

– Bảo vệ Môi trường:

+ Nghiên cứu và phát triển các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các nguồn thải công nghiệp và nông nghiệp.

+ Ứng dụng các công nghệ sinh học để xử lý nước thải và khí thải, giảm thiểu lượng phát thải CO2 và các khí nhà kính khác.

+ Tạo ra các chiến lược quản lý rác thải hữu cơ và tái sử dụng chúng như là nguồn phân bón và năng lượng.

– Tái sử dụng Nguồn Tài nguyên:

+ Khuyến khích việc sử dụng lại và tái chế các nguồn tài nguyên như nước, kim loại, và chất liệu tự nhiên khác.

+ Phát triển các kỹ thuật và công nghệ mới để thu hồi nguyên liệu từ sản phẩm và chất thải sau khi đã sử dụng.

+ Tạo ra hệ thống thu gom và tái chế chất thải tại cơ sở sản xuất và trong cộng đồng.

– Hợp tác và Chia sẻ Kiến thức:

+ Hợp tác với các tổ chức quốc tế, trường học, và trung tâm nghiên cứu để trao đổi thông tin và kỹ thuật.

+ Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo và hội nghị để truyền đạt kiến thức và kỹ thuật mới cho cộng đồng.

– Đánh giá và Theo dõi:

+ Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá hiệu suất của các giải pháp đã áp dụng.

+ Thu thập và phân tích dữ liệu để đảm bảo rằng các giải pháp đang mang lại lợi ích cho môi trường và cộng đồng.

Tóm Lại: Nhiệm vụ này đòi hỏi sự kết hợp giữa khoa học, kỹ thuật, và chính sách công. Để thành công, cần có sự hợp tác và hỗ trợ từ cả cộng đồng, chính phủ và các tổ chức quốc tế.

2. Ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật

a. Áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Áp dụng Công nghệ cao:

+ Sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại trong quá trình canh tác và thu hoạch.

+ Áp dụng công nghệ thông tin, như IoT (Internet of Things), trong việc giám sát và quản lý nông trại.

+ Sử dụng biotechnolgy như chỉnh sửa gen để phát triển giống cây trồng và vật nuôi kháng bệnh và thích nghi với khí hậu.

– Cải tiến quy trình sản xuất:

+ Chuyển từ canh tác truyền thống sang canh tác chính xác, dựa trên dữ liệu để tối ưu hóa việc sử dụng nước, phân bón và thuốc trừ sâu.

+ Ứng dụng hệ thống canh tác sạch, như hệ thống canh tác không đất, hydroponics ( công nghệ trồng thủy canh), và aquaponics.

+ Đề cao việc áp dụng phương pháp sản xuất hữu cơ và bền vững.

– Giảm thiểu tác động tới môi trường:

+ Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và giảm thiểu việc sử dụng năng lượng không tái tạo.

+ Tối ưu hóa việc sử dụng nước và tái sử dụng nước thải sau khi xử lý.

+ Ưu tiên việc sử dụng thuốc trừ sâu tự nhiên, giảm việc sử dụng các chất hóa học gây hại cho môi trường.

+ Thực hiện phân loại và tái chế chất thải nông nghiệp, đồng thời ưu tiên việc chuyển đổi chất thải thành năng lượng thông qua quá trình phân giải sinh học.

– Giáo dục và tập huấn:

+ Tổ chức các chương trình tập huấn về ứng dụng công nghệ cao và phương pháp sản xuất bền vững cho nông dân.

+ Khuyến khích sự hợp tác giữa các trường học, trung tâm nghiên cứu và ngành nông nghiệp để chia sẻ kiến thức và nguồn lực.

– Đánh giá và đổi mới liên tục:

+ Xây dựng và áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu suất sản xuất và tác động tới môi trường.

+ Khuyến khích việc nghiên cứu và đổi mới liên tục, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tác động tới môi trường.

Tóm lại: Áp dụng những giải pháp này yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và cộng đồng nông dân.

b. Sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin để quản lý và theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu:

+ Xây dựng và duy trì một hệ thống cơ sở dữ liệu chứa thông tin về nguồn gốc, quá trình sản xuất, ngày thu hoạch, và các bước xử lý của sản phẩm.

+ Tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau, như dữ liệu về thời tiết, đất đai, và thuốc bảo vệ thực vật.

+ Công nghệ theo dõi và giám sát:

+ Sử dụng các cảm biến, máy ảnh và thiết bị giám sát khác để theo dõi quy trình sản xuất theo thời gian thực.

+ Áp dụng công nghệ IoT (Internet of Things) để kết nối và truyền dữ liệu từ các thiết bị giám sát đến hệ thống quản lý trung tâm.

– Hệ thống truy xuất nguồn gốc:

+ Cung cấp mã QR hoặc NFC trên sản phẩm, cho phép người tiêu dùng truy xuất thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất của sản phẩm.

+ Đảm bảo tính minh bạch và tăng cường lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm.

– Ứng dụng phân tích dữ liệu:

+ Sử dụng phân tích dữ liệu để dự đoán và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.

+ Tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm rủi ro.

– Cảnh báo và phản hồi tức thì:

+ Thiết lập hệ thống thông báo tự động khi phát hiện vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.

+ Tích hợp kênh phản hồi từ người tiêu dùng, giúp nhanh chóng giải quyết vấn đề và cải tiến sản phẩm.

– Đào tạo và tập huấn:

+ Tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên về việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất.

+ Khuyến khích sự tiếp tục cập nhật kiến thức và kỹ năng về công nghệ mới.

Tóm lại: Áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất minh bạch, đáng tin cậy cho người tiêu dùng.

3. Chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật

a. Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, chương trình tư vấn để chuyển giao công nghệ và kiến thức mới tới người nông dân. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Xác định nhu cầu học hỏi của nông dân:

+ Phân tích nhu cầu thực tế của người nông dân về kiến thức và công nghệ ( Có thể thông qua hợp tác với hội nông dân các cấp để lấy thông tin từ như cầu của nông dân )

+ Thực hiện khảo sát trực tiếp để hiểu rõ những vấn đề mà người nông dân đang gặp phải.

– Lên kế hoạch và tổ chức buổi tập huấn:

+ Xác định các chủ đề tập trung cho buổi tập huấn, từ cơ bản đến nâng cao.

+ Mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu và những người có kinh nghiệm thực tế để giảng dạy ( hợp tác các nhà chuyên môn từ trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước các cấp)

+ Sắp xếp lịch trình sao cho phù hợp với thời gian và điều kiện của người nông dân.

– Tổ chức hội thảo:

+ Mời các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp tham gia để trình bày về những tiến bộ và ứng dụng mới trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Tạo cơ hội cho người nông dân gặp gỡ, trao đổi thông tin và kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp.

– Chương trình tư vấn:

+ Cung cấp dịch vụ tư vấn một cửa cho người nông dân về các vấn đề kỹ thuật, quản lý, và thị trường, phòng chống dịch hại.

+ Mở rộng mạng lưới cố vấn kỹ thuật tại các khu vực nông thôn để hỗ trợ nông dân trực tiếp tại chỗ.

– Tài liệu và tài nguyên học tập:

Phát triển và phân phối tài liệu học tập, video hướng dẫn và các ứng dụng di động giúp nông dân tự học và nâng cao kiến thức.

– Đánh giá và phản hồi:

+ Thu thập phản hồi từ người nông dân sau mỗi buổi tập huấn và hội thảo để cải thiện chất lượng và nội dung trong tương lai.

+ Thực hiện đánh giá hiệu quả của các chương trình tư vấn, xác định những điểm mạnh và điểm cần cải thiện.

– Hợp tác và liên kết:

+ Hợp tác với các tổ chức nghiên cứu, trường học và doanh nghiệp để cập nhật thông tin và kiến thức mới nhất.

+ Xây dựng mạng lưới hợp tác giữa người nông dân, cơ sở nghiên cứu và nhà sản xuất để tăng cường chuyển giao công nghệ.

Tóm lại: Mục tiêu cuối cùng của nhiệm vụ này là đảm bảo người nông dân luôn được cập nhật với những kiến thức và công nghệ mới nhất, giúp họ nâng cao năng suất và chất lượng sản

b. Hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận và áp dụng các giải pháp mới vào sản xuất. Dưới đây là chi tiết nội hàm của nhiệm vụ này:

– Đào tạo và tập huấn:

+ Tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về giải pháp, công nghệ và quy trình mới.

+ Hướng dẫn thực hành trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, giúp người nông dân áp dụng kiến thức vào thực tế.

– Tư vấn kỹ thuật trực tiếp:

Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ, giúp người nông dân giải quyết các vấn đề thực tiễn khi áp dụng giải pháp mới.

– Hỗ trợ tài chính:

+ Hướng dẫn và hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi dành cho việc áp dụng công nghệ mới.

+ Giới thiệu và kết nối với các chương trình hỗ trợ, tài trợ từ chính phủ và tổ chức phi chính phủ.

– Chương trình thử nghiệm và minh họa:

Thiết lập các cơ sở thử nghiệm, mô hình minh họa giúp người nông dân trải nghiệm và hiểu rõ hơn về giải pháp mới trước khi quyết định áp dụng rộng rãi ( xây dựng các mô hình trình diễn với cây co giống mới và kỷ thuật canh tác tiên tiến).

– Hỗ trợ tiếp cận thông tin:

+ Xây dựng và cập nhật liên tục cơ sở dữ liệu, ứng dụng, trang web với thông tin về giải pháp và công nghệ mới.

+ Tổ chức các hội thảo, hội nghị cập nhật thông tin và kết nối người nông dân với các nhà cung cấp, chuyên gia.

– Phát triển mạng lưới hợp tác:

Kết nối người nông dân với các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và các nhóm nông dân khác để chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong việc áp dụng giải pháp mới.

– Đánh giá và phản hồi:

+ Thu thập ý kiến phản hồi từ người nông dân sau khi áp dụng giải pháp mới để cải thiện và tối ưu hóa hỗ trợ trong tương lai.

+ Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả và lợi ích mang lại từ việc áp dụng các giải pháp và công nghệ mới.

Tớm lại: Việc hỗ trợ người nông dân một cách toàn diện, từ tài chính, kỹ thuật đến kiến thức, sẽ giúp họ tự tin hơn trong việc áp dụng các giải pháp mới, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

4. Tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong nông nghiệp

a. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các công nghệ số hóa để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

– Phân tích dữ liệu lớn (Big Data):

+ Thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như cảm biến, máy bay không người lái, hệ thống thời tiết, và cơ sở dữ liệu thị trường.

+ Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để nhận biết xu hướng, mô hình và dự đoán tình hình thời tiết, giá cả thị trường.

– Trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý sản xuất:

+ Ứng dụng AI để tự động hóa quá trình tưới tiêu, bón phân và bảo vệ thực vật dựa trên dữ liệu và thuật toán phân tích.

+ Sử dụng AI để nhận diện và phát hiện sự xuất hiện của các bệnh và côn trùng gây hại, giúp người nông dân kịp thời can thiệp.

– Công nghệ số hóa trong quản lý:

+ Xây dựng hệ thống quản lý nông trại số hóa, cho phép người nông dân theo dõi, quản lý và điều chỉnh quy trình sản xuất từ xa.

+ Ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng để đảm bảo tính minh bạch và nguồn gốc của sản phẩm.

– Hệ thống dự báo và giảm thiểu rủi ro:

+ Xây dựng mô hình dự đoán thời tiết, giá cả thị trường và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sản xuất.

+ Phát triển hệ thống cảnh báo sớm để người nông dân có thể chuẩn bị và ứng phó kịp thời với các tình huống bất lợi.

– Nâng cao chất lượng sản phẩm:

+ Áp dụng công nghệ AI và dữ liệu lớn để tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ lựa chọn giống, quản lý đất, tới thu hoạch, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Sử dụng công nghệ để giám sát và đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chế biến.

– Đào tạo và hỗ trợ người nông dân:

+ Tổ chức các khóa đào tạo giúp người nông dân nắm vững kiến thức và kỹ năng về ứng dụng công nghệ tiên tiến.

+ Cung cấp tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ trong việc triển khai các giải pháp công nghệ tại các trang trại.

– Tối ưu hóa chuỗi cung ứng:

Ứng dụng AI để dự đoán nhu cầu thị trường, giúp người nông dân quyết định về mức độ sản xuất và phân phối sản phẩm một cách hiệu quả.

Tóm lại: Nhiệm vụ này giúp nông nghiệp hướng tới sự hiện đại, bền vững và hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi ích cho

b. Phát triển nền nông nghiệp thông minh, ứng dụng các giải pháp IoT (Internet of Things) trong quản lý và điều hành nông trại. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

– Đánh giá Hiện trạng:

+ Đánh giá tình hình sử dụng công nghệ trên nông trại: phần cứng, phần mềm, mạng lưới truyền dữ liệu, khả năng truy cập Internet…

+ Xác định các vấn đề cần giải quyết và các cơ hội phát triển thông qua việc áp dụng IoT.

– Chọn lựa thiết bị và giải pháp:

+ Các cảm biến giám sát môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, pH, nồng độ dinh dưỡng…

+ Thiết bị tự động hóa: hệ thống tưới tiết kiệm, máy gặt, máy trồng…

+ Hệ thống giám sát từ xa qua mạng lưới không dây.

– Xây dựng và triển khai hệ thống:

+ Lắp đặt và tích hợp các cảm biến và thiết bị vào hệ thống IoT của nông trại.

+ Xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu và phân tích dữ liệu từ các cảm biến.

+ Xây dựng ứng dụng di động hoặc web giúp người quản lý có thể giám sát và điều khiển nông trại từ xa.

– Phân tích và tối ưu dữ liệu:

+ Xử lý và phân tích dữ liệu thực tế thu thập từ cảm biến để đưa ra các quyết định tối ưu cho việc sản xuất nông nghiệp.

+ Tạo ra các mô hình dự đoán để cải thiện hiệu suất và giảm thiểu rủi ro (ví dụ: dự đoán bệnh tật ở cây trồng).

– Đào tạo và hỗ trợ:

+ Tổ chức các khóa đào tạo cho người lao động và quản lý nông trại về cách sử dụng và bảo trì hệ thống IoT.

+ Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật khi gặp sự cố hoặc nhu cầu nâng cấp.

– Mở rộng và nâng cấp:

+ Theo dõi và cập nhật các công nghệ mới liên quan đến IoT trong nông nghiệp.

+ Mở rộng việc áp dụng giải pháp IoT sang các khu vực khác của nông trại hoặc đối với các loại cây trồng và vật nuôi khác.

– Tích hợp với các hệ thống khác:

Kết nối hệ thống IoT của nông trại với các hệ thống thông tin khác như ERP, SCM, hoặc CRM để tối ưu hoá toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

Kết luận: việc ứng dụng IoT trong nông nghiệp thông minh không chỉ giúp nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm, mà còn giúp quản lý nông trại một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro.

5. Phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững:

a. Thúc đẩy việc tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản, giảm phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

– Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm:

+ Phát triển và cải tiến giống: Tạo ra giống cây trồng và gia súc cao cấp, phù hợp với điều kiện khí hậu và thị trường.

+ Tăng cường công nghệ sau thu hoạch: Phát triển các công nghệ chế biến, bảo quản giúp nâng cao giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản và mở rộng thị trường tiêu thụ.

+ Giảm chi phí sản xuất:

+ Ưu tiên sử dụng công nghệ: Áp dụng các giải pháp tự động hóa, máy móc giúp tăng năng suất và giảm lượng lao động.

+ Tối ưu hóa nguồn lực: Áp dụng quản lý tài nguyên nước hiệu quả, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý và tiết kiệm.

+ Chuyển đổi mô hình sản xuất: Ứng dụng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hợp tác hoặc nông nghiệp kết hợp.

– Nâng cao giá trị trong chuỗi cung ứng:

+ Khuyến khích hợp tác và liên kết: Giữa nông dân, nhà chế biến, và người tiêu thụ để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng.

+ Tập trung vào tiếp thị và branding: Xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng giá bán.

+ Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: Tìm kiếm và kết nối với các đối tác nước ngoài, tham gia vào các chuỗi cung ứng quốc tế.

– Đào tạo và truyền đạt kiến thức:

+ Tổ chức các khóa đào tạo: Cho nông dân về các kỹ thuật, công nghệ mới và quản lý nông trại hiệu quả.

+ Hỗ trợ thông tin thị trường: Cung cấp thông tin về giá cả, xu hướng thị trường, và nhu cầu của người tiêu thụ.

– Khuyến khích đổi mới và nghiên cứu:

+ Tạo điều kiện cho việc nghiên cứu: Tạo ra giải pháp giúp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.

+ Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi: Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trong nông nghiệp.

Tóm lại: Mỗi một bước trên đều đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tạo ra giá trị gia tăng, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

b. Phát triển bền vững nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đảm bảo an ninh lương thực. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

.- Chuyển đổi hướng nông nghiệp bền vững:

+ Ứng dụng nông nghiệp hữu cơ: Giảm thiểu sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân tự nhiên và kỹ thuật canh tác sinh học.

+ Phát triển nông nghiệp hợp sinh: Ứng dụng canh tác xen canh, canh tác kết hợp giữa cây trồng và chăn nuôi để tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

– Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường:

+ Quản lý và tái sử dụng nước: Tối ưu hóa việc sử dụng nước, ưu tiên hệ thống tưới nhỏ giọt, thu nước mưa và tái sử dụng nước.

+ Phát triển năng lượng tái tạo: Sử dụng năng lượng mặt trời, gió và sinh khối trong hoạt động nông nghiệp.

+ Quản lý rác thải và tái chế: Tập trung vào việc giảm lượng rác thải từ nông sản và tái chế chất còn lại từ quá trình sản xuất.

– Đảm bảo an ninh lương thực:

+ Diversification: Đa dạng hóa các loại cây trồng và gia súc để giảm thiểu rủi ro từ các yếu tố như bệnh tật, biến đổi khí hậu.

+ Tăng cường hệ thống dự trữ lương thực: Xây dựng và duy trì kho lưu trữ lương thực ở mức an toàn, đảm bảo cung cấp thực phẩm trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiếu hụt.

+ Nâng cao năng lực dự báo và phản ứng: Phát triển hệ thống giám sát và dự báo để đảm bảo sẵn sàng phản ứng trước các yếu tố đe dọa an ninh lương thực.

– Đào tạo và nâng cao nhận thức:

+ Tổ chức các chương trình đào tạo: Dành cho nông dân về các kỹ thuật canh tác bền vững và quản lý tài nguyên môi trường.

+ Phổ biến kiến thức: Qua các chiến dịch truyền thông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và an ninh lương thực.

– Tăng cường hợp tác quốc tế:

+ Chia sẻ kiến thức và công nghệ: Hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để chia sẻ và học hỏi các kỹ thuật, giải pháp và best practices.

+ Tham gia các thỏa thuận quốc tế: Về bảo vệ môi trường, an ninh lương thực và phát triển bền vững.

Tóm lại: Khi thực hiện nhiệm vụ này, cần có sự đồng lòng và hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, cộng đồng nông dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự.

Tóm lại: Để có cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn nữa về thực hiện khâu đột phá “ Về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật; chủ động, tích tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững” theo Nghị quyết Đại hội Lần thứ XIX của tỉnh Thanh Hóa, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu tham khảo, cập nhật bổ các văn bản chính thức, các báo cáo hoặc chương trình phát triển của tỉnh đã ban hành trong giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030. Từ đó để xây dựng Kế hoạch trung hạn, dài hạn có nội dung toàn diện, sát thực tiễn và triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

Tác giả: Nguyễn Đình Hải –Viện trưởng Nông nghiệp Thanh Hóa