Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024

Sáng 04/01/2024, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Viện trưởng Nguyễn Đình Hải phát biểu khai mạc Hội nghị

Trong năm 2023, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã thực hiện 20 nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp (02 nhiệm vụ cấp Bộ, 15 nhiệm vụ cấp tỉnh và 03 nhiệm vụ cấp cơ sở), 24 nhiệm vụ đặc thù, các nhiệm vụ đặt hàng. Các nhiệm vụ đặc thù, nhiệm vụ đặt hàng được thực hiện đúng tiến độ, sản phẩm đầu ra được nghiệm thu đạt yêu cầu.

Phó Viện trưởng Hoàng Vũ Thảo phát biểu tại Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Hội nghị đã được Đồng chí Lê Khắc Chiến, Phó Viện trưởng Viện Nông nghiệp trình bày BÁO CÁO Tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Đồng chí Lê Khắc Chiến, Phó Viện trưởng Viện Nông nghiệp trình bày BÁO CÁO Tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

 

Về Công tác chỉ đạo, điều hành: Viện đã chủ động, nghiêm túc triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy và Nghị quyết của cấp ủy đảng các cấp. Thực hiện tốt Quy chế làm việc của UBND tỉnh, tham dự đầy đủ và đúng thành phần các cuộc họp theo triệu tập của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh. Ban hành kế hoạch thực nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. Giao chỉ tiêu kế hoạch, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ năm 2023.

Trưởng phòng PTTN, Phạm Thị Lý phát biểu tham luận tại hội nghị

Trong Lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp: Viện đã thực hiện chọn tạo một số giống lúa mới, như giống lúa Sao Vàng, giống lúa Việt Thanh 30, nghiên cứu, chon lọc và duy trì các giống rau: bí đỏ, dưa chuột, lặc này, cà chua..; chọn lọc, nhân giống cây hoa. Tuyển chọn, gây trồng cây ăn quả (mít Thọ Tân, ổi không hạt, hồng xiêm, xoài cát Hòa Lộc, na Lạng Sơn). Bảo tồn, lưu giữ trong kho lạnh sâu nếp hạt cau, nếp cái hoa vàng. Lưu giữ 4 loài lan bản địa quí, hiếm/ trên 1.300 cá thể. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (mía, chuối, hoa lan, hoa cúc, keo…), lưu giữ các giống nấm ăn, nấm dược liệu, lưu giữ 2 chủng vi sinh vật có ích, tuyển chọn, công nhận được 06 loài cây trội bản địa (40 cây/loài) phục vụ xây dựng nguồn giống cây mẹ chất lượng; Tuyển chọn, gây trồng 36 loài/ 12 ha cho mô hình rừng giống tại Viện.

Phó Giám đốc Trung tâm NCKN&DVVN Lê Trần Thái phát biểu tham luận tại hội nghị

Trong Lĩnh vực chăn nuôi: Tạo ra các giống con nuôi mới cá năng suất sinh sản như tạo được giống lợn con lai F1 (lai đực Móng cái x cái Meishan nguồn gốc Trung Quốc), Cải tạo nâng cao tầm vóc, chất lượng thịt đàn trâu nội bằng giống trâu Mura (lai đực Mura x trâu bản địa), Tuyển chọn, phục tráng, bảo tồn các nguồn gen vật nuôi bản địa lợi thế, giá trị kinh tế cao (vịt cổ lũng, ngan sen, bò vàng.

Giám đốc Trung tâm NCKN&DVCT Nguyễn Trọng Quyền phát biểu tham luận tại hội nghị

Trong Lĩnh vực thủy sản: Sinh sản, ương nuôi thành công giống Ngao dầu (lần đầu tiên cho sinh sản thành công ở Việt Nam), Bảo tồn và sinh sản thành công giống cá Lăng chấm, Ngạnh sông tạo các đàn giống bố, mẹ chất lượng cao chuyển giao vào sản xuất., lợn mán).

Trưởng phòng QLKH, Phạm Xuân Thanh phát biểu tham luận tại hội nghị

Trong Khảo nghiệm giống cây trồng: Thực hiện khảo nghiệm diện hẹp đánh giá được 45/98 giống lúa triển vọng, khảo nghiệm diện rộng 30/64 giống triển vọng. Khảo nghiệm ngô trong mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia khu vực phía Bắc với tổng số 100 lượt giống khảo nghiệm, trong đó có 66 lượt giống khảo nghiệm diện hẹp và 34 lượt giống khảo nghiệm diện rộng.

Đồng chí Nguyễn Văn Phát, Nguyên Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy viên Thường trực, Ủy viên Đảng đoàn HĐND, Trưởng Ban văn hóa – xã hội HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị

Về Hoạt động xúc tiến thương mại và hội chợ triển lãm: Tham gia tổ chức trưng bày, giới thiệu các tại hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23- Agroviet 2023 tại Hà Nội, đã giới thiệu được 50 chủng loại sản phẩm OCOP, tiếp cận trên 2.000 lượt khách đến thăm quan và mua sản phẩm, Tham gia hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 19 năm 2023 trong khuôn khổ Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023, đã giới thiệu với 50 chủng loại sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa, tiếp cận trên 2.500 lượt khách đến thăm quan và mua sản phẩm. Phối hợp với các chủ thể đạt chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3-5 sao trong tỉnh mua 88 chủng loại sản phẩm ocop để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại 2 gian hàng tại Trạm Kết nối cung cầu và Hội chợ triển lãm, chạy chương trình quảng bá các sản phẩm OCOP Thanh Hóa trên nền tảng mạng xã hội với 47.000 lượt người tiếp cận;…

Năm 2024, Viện Nông nghiệp định hướng tập trung thực hiện mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm về chuyên môn, gồm: Đổi mới căn bản và xây dựng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa vững mạnh toàn diện. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý tạo bước chuyển cơ bản về chất lượng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; tăng cường cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của khâu đột phá về khoa hoc công nghệ và tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa; Thực hiện nhiệm vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao: Đánh giá, kết quả hoạt động của Viện sau 5 năm thành lập, làm cơ sở để xây dựng đề án phát triển Viện Nông nghiệp giai đoạn 2026 – 2030 tại Kế hoạch số 172- KH/TU ngày 30/11/2023 của tỉnh ủy; Xây dựng trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nông nghiệp cho Viện Nông nghiệp Thanh Hoá, thời gian dự kiến Quí IV/2024.

Nghiên cứu, khảo nghiệm, bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật: Tập trung chỉ đạo nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa thuần, lúa lai và phục tráng, nâng cao chất lượng các giống lúa lai đã được công nhận; Nghiên cứu chon tạo các giống ngô và các giống rau; Nâng cao chất lượng bảo tồn, phục tráng và nhân giống các nguồn gen cây trồng (bưởi Luận văn, các giống hoa, cây rau, dược liệu…), vật nuôi ( giống trâu, bò, dê, gia cầm), thủy sản ( cá ngạnh sông, ngao) có giá trị kinh tế cao để dịch vụ nguồn giống chất lượng ra thị trường, Xây dựng các mô hình khảo nghiệm, mô hình nuôi trồng hữu cơ, an toàn sinh học: Nhân rộng mô hình lúa – gạo hữu cơ, mô hình lúa – rươi, mô hình cây ăn quả, mô hình trồng rừng gỗ lớn, mô hình dược liệu…

Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiệm vụ đặt hàng: Tiếp tục thực hiện tốt, đúng tiến độ các nhiệm vụ khoa học công nghệ, nhiệm vụ đặt hang; Xây dựng, đề xuất mới các nhiệm vụ cấp tỉnh, cấp Bộ và cấp cơ sở: 3-4 nhiệm vụ cấp bộ, cấp tỉnh và từ 5 nhiệm vụ cấp cơ sở trở lên.

Hợp tác tiếp nhận, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật: Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp để chuyển giao giống mới, mô hình vào sản xuất; Cải tiến chất lượng các sản phẩm mang thương hiệu Viện, tạo điểm khác biệt với các sản phẩm tương tự trên thị trường để tăng tính cạnh tranh. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới từ kết quả các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, hiệp hội.. trong việc tổ chức các hội thảo chuyên đề, hội thảo khoa học và chuyển giao công nghệ. Đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, hội thảo chuyển giao tiến bộ cho các tổ chức, cá nhân. Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong tiếp nhận, chuyển giao KHCN.

Về chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

  • Sản xuất, cung ứng giống cây: 5.400.000.000 đồng
  • Cung ứng con giống vật nuôi: 5.250.000.000 đồng
  • Cung ứng giống thủy sản: 950.000.000 đồng
  • Hoạt động dịch vụ tư vấn: 6.000.000.000 đồng
  • Đông trùng hạ thảo … 800.000.000 đồng
  • Dịch vụ phân tích : 1.000.000.000 đồng
  • Dịch vụ máy nông nghiệp: 400.000.000 đồng
  • Tổng: 19.800.000.000 đồng

Giải pháp chủ yếu: Thường xuyên cập nhật, quán triệt đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, phối hợp, hỗ trợ của các sở, ban ngành cấp tỉnh và chính quyền các địa phương huyện, xã. Rà soát, bổ sung hệ thống các quy chế, quy định, nội quy, quy trình. Đồng thời, giữ vững và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể lãnh đạo Viện. Quán triệt, thực hiện nghiêm phương châm hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra “ Kỷ cương – Trách nhiệm – Hành động – Sáng tạo – Phát triển ”. Tăng cường, đa dạng các hoạt động hợp tác phát triển của Viện. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong toàn Viện; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Ngoài ra, công tác xúc tiến thương mại, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tư vấn cũng được triển khai thực hiện hiệu quả, mang lại doanh thu khoảng 18,03 tỷ đồng, góp phần nâng thu nhập bình quân của cán bộ, người lao động đạt 6,8 triệu đồng/người/tháng.

Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản thống nhất với dự thảo báo cáo của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Đồng thời thảo luận, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Viện năm 2023. Từ đó, đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động trọng tâm trong năm 2024.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đánh giá cao những kết quả mà tập thể Viện Nông nghiệp đã đạt được trong năm qua. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị trong thời gian tới, Viện Nông nghiệp cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2024 để có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể sát với nhiệm vụ chức năng của mình. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ KHCN các cấp và nhiệm vụ đặt hàng của tỉnh.

Tiếp tục chăm lo đời sống cho cán bộ, người lao động, tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi. Đồng thời, thu hút, bồi dưỡng cán bộ có chuyên môn sâu phù hợp với nhu cầu của đơn vị, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ.

Tăng cường quản lý đất đai, tài sản, trang bị đầu tư đã được đầu tư phục vụ nghiên cứu, phát triển các sản phẩm KHCN, tránh gây lãng phí. Tăng cường liên doanh, liên kết với các đơn vị trong nước và quốc tế để mở rộng hợp tác chuyển giao KHCN vào thực tiễn sản xuất. Trước mắt, tập trung thực hiện hoàn thành một số nhiệm vụ mà UBND tỉnh đã giao cho đơn vị trong năm qua. Các nhiệm vụ KHCN các cấp phải có cơ chế quản lý, phát huy được sáng tạo của các chủ nhiệm đề tài.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị sở, ngành liên quan của tỉnh tạo điều kiện cho Viện Nông nghiệp hoạt động trong năm tới. Đối với những đề xuất kiến nghị tại hội nghị, Viện Nông nghiệp tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét.

Nhân dịp này, các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2023 đã được nhận giấy khen của Viện trưởng Viện Nông ngiệp Thanh Hóa.

Các cá nhân có thành tích được trao bằng khen
Các cá nhân có thành tích được trao bằng khen
Các cá nhân có thành tích được trao bằng khen
Đại diện Công đoàn Viện nhận cờ thi đua từ Lãnh đạo Viện
Các công đoàn viên có thành tích được trao bằng khen
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể cán bộ, viên chức NLĐ Viện Nông nghiệp
Các đồng chí Lãnh đạo Tỉnh, thành phố, sở ban ngành chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí Lãnh đạo Viện

Trần Anh Đức
P.QLKH

Bài viết liên quan