Đoàn công tác của Viện Nông nghiệp làm việc và tham dự Hội nghị tham quan và đánh giá tiến bộ kỹ thuật mới phục vụ sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính tại Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

D:\Năm 2024\06. TÀI LIỆU THAM KHẢO\Quy nhơn\12.jpg

Từ ngày 27/3/2024 đến 29/3/2024 Đoàn công tác của Viện Nông nghiệp làm việc và tham dự Hội nghị tham quan và đánh giá tiến bộ kỹ thuật mới phục vụ sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính tại Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ.

Thành phần công tác: (1) Ông Nguyễn Đình Hải – Viện trưởng; (2) Ông Hoàng Vũ Thảo – Phó viện trưởng; (3) Ông Nguyễn Trọng Quyền – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng và (4) Ông Lê Anh Tùng – Phó trưởng phòng Phân tích và Thí nghiệm.

Các nội dung hoạt động của chuyến công tác:

– Tham quan, mục trắc thực địa các mô hình nghiên cứu, sản xuất dịch vụ của Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung: (1) Tham quan Cơ sở nghiên cứu chọn, tạo giống lúa, giống đậu đỗ và hệ thống chế biến hạt giống lúa tại Cơ sở II (497 Trường Chinh, khu phố Tiên Hòa – phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, Bình Định. Một số giống lúa của Viện Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB đã nghiên cứu và sản xuất (Giống lúa BĐR999 thuộc nhóm gạo tẻ năng suất cao, có hàm lượng amylose cao, phù hợp với chế biến với đặc điểm nổi bật là ngắn ngày, cứng cây, kháng đạo ôn, Giống lúa BĐR57 thuộc nhóm gạo tẻ, chất lượng khá với đặc điểm nổi bật là ngắn ngày, cứng cây, gạo trắng trong, cơm mềm, vị đậm, Giống lúa ANS1 thuộc nhóm gạo tẻ, chất lượng khá, với đặc điểm nổi bật là ngắn ngày, cứng cây, kháng đạo ôn và kháng rầy nâu, Giống lúa BĐR79 thuộc nhóm gạo tẻ, chất lượng cao, với đặc điểm nổi bật là gạo trắng trong, cơm ngon, kháng bệnh đạo ôn và rầy nâu, Giống lúa BĐR36 thuộc nhóm gạo tẻ chất lượng cao, với đặc điểm nổi bật là ngắn ngày, cứng cây, gạo trắng trong, cơm mềm, Giống lúa BĐR27 thuộc nhóm gạo tẻ năng suất cao phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi với đặc điểm nổi bật là năng suất cao, cứng cây, khả năng thích ứng rộng, kháng rầy nâu và kháng bệnh bạc lá, Giống lúa BĐR97 thuộc nhóm gạo tẻ, chất lượng cao, với đặc điểm nổi bật là ngắn ngày, cứng cây, khả năng đẻ nhánh tốt, kháng đạo ôn và rầy nâu).

Một số hình ảnh Đoàn công tác thăm quan cơ sở chọn tạo giống lúa

Mô hình so sánh sơ bộ các dòng lúa mới chọn tạo

Xưởng chế biến và đóng bao bì giống lúa

(2) Tham quan chuỗi sản xuất đậu phộng (lạc) phục vụ thị trường ăn tươi (sử dụng giống lạc mới LDH.09 và công nghệ tưới tiết kiệm nước) tại Thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, Bình Định, Giống lạc LDH.09 thuộc nhóm quả to, phù hợp với ăn tươi, kháng bệnh héo xanh khá và phù hợp trên đất cát nhiễm mặn nhẹ vùng ven biển, Giống lạc LDH.01 thuộc loại hình vỏ mỏng, năng suất cao, phù hợp với chế biến dầu ăn, chịu hạn khá.

Mô hình thí nghiệm chọn lọc dòng ưu tú cây đậu tương

(3) Tham quan Cơ sở nghiên cứu và chọn tạo giống rau (Bí đỏ, dưa lưới, khổ qua, dưa chuột, dưa hấu); Cơ sơ nghiên cứu sản xuất đạm cá và sử dụng đạm cá sản xuất rau hữu cơ đô thị.

Mô hình sản xuất giống dựa lưới F1 Hoàng Ngân

Giống dưa chuột thơm F1 Thiên Hương 1

Giống mướp đắng F1 Hà Thành 1

Mô hình lưu giữ các loài lan đai trâu

(4) Tham quan Trung tâm nghiên cứu và Phát triển cây lâu năm tại Phù Cát và thăm quan mô sinh sản xuất và thâm canh cây dừa xiêm xanh tại xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

D:\Năm 2024\06. TÀI LIỆU THAM KHẢO\Quy nhơn\12.jpg

Mô hình trình diễn các biện pháp kỹ thuật canh tác dừa xiêm vùng Nam Trung bộ

D:\Năm 2024\06. TÀI LIỆU THAM KHẢO\Quy nhơn\6.jpg

Đoàn công tác thưởng thức nước dừa xiêm tại vườn nhà anh Nguyễn Kế Hải tại Thôn Tùng Chánh, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

(5) Tham gia Hội nghị tham vấn ý kiến phản hồi của các bên liên quan về giải pháp mở rộng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới và định hướng nghiên cứu hướng đến người sử dụng trong thời gian tới, cụ thể:

Đoàn thăm quan khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại Viện

Quả dừa xiêm sản xuất tại huyện Phù Cát

Men vi sinh sản xuất đạm cá

Đạm cá hữu cơ thành phẩm

(1) Tham vấn ý kiến của các nhà Quản lý và Chuyên gia (Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ Thực vật, UNND của Quận huyện, nhà Khoa học, …); Tham vấn ý kiến của các đơn vị sử dụng công nghệ (Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Các Doanh nghiệp; Đại lý Phân phối; Đầu mối thu mua nông sản; Cơ sở chế biến lúa gạo, …); (2) Tham vấn ý kiến các Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ Thực vật thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Gia Lai; (3) Tham vấn ý kiến của UBND một số huyện/thị, Phòng Nông nghiệp & PTNT/ Phòng Kinh tế và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi và Gia Lai; (4) Tham vấn ý kiến các Doanh nghiệp, Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh giống cây trồng; Đại lý Phân phối giống và vật tư nông nghiệp; Đầu mối thu mua nông sản; Cơ sở chế biến lúa gạo tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi và Gia Lai

TS. Nguyễn Đình Hải – Viện Trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tham vấn ý kiến tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo của các đơn vị cấp trên (VAAS, Cục Trồng trọt, Vụ Khoa học, CN và MT, …)

PGS.TS. Phạm Văn Toản, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Đ/c: Lê Anh Tùng – Phó trưởng phòng Phân tích và thí nghiệm

Bài viết liên quan