CHẾ PHẨM VI SINH VẬT BIOGREEN: Điểm nhấn của nông nghiệp bền vững

Chế phẩm vi sinh vật Biogreen không chỉ đơn thuần là một phân bón hữu cơ mà còn là một giải pháp toàn diện cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Sự kết hợp tinh tế giữa các vi sinh vật có lợi và chất dinh dưỡng tự nhiên tạo ra một sản phẩm với khả năng kích thích sự phát triển của cây trồng và xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất. Chế phẩm sinh học có tên khoa học là probiotics theo nghĩa gốc, “biotic” hay “biosis” từ chữ “life” là đời sống, và “pro” là thân thiện. Nên probiotic hiểu là những chế phẩm được chế xuất từ các loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống. Và, những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên cho con người và thân thiện với môi trường

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có khả năng ngăn chặn sâu bệnh một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, mang lại hiệu quả rõ rệt, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc lạm dụng hoặc sử dụng chúng không đúng phương pháp đã và đang gây ra những hiệu quả nghiêm trọng. Sau khi đưa vào sử dụng, thuốc BVTV đã để lại một lượng tồn dư khá lớn trong đất, nước, không khí và cây trồng. Lượng thuốc này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe con người.

Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Nhiệm vụ: “Tuyển chọn, tiếp nhận công nghệ từ 1-2 chủng vi sinh vật có chức năng xử lý nước thải, chất thải, cải tạo đất ô nhiễm trong nông nghiệp” đã xây dựng kế hoạch để tiếp nhận chuyển giao công nghệ: “Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật Biogreen có chức năng xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất”. Năm 2023, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức tiếp nhận công nghệ quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh Biogreen tại viện.

Biogreen là chế phẩm có chứa các chủng vi sinh vật phân giải hợp chất Carbamat, Lân hữu cơ, Clo hữu cơ (mật độ vi sinh vật ≥108 CFU/g). Các chủng vi sinh vật được định tên đến loài và đảm bảo an toàn sinh học với người, động thực vật và môi trường. Chế phẩm vi sinh Biogreen là một sản phẩm được thiết kế để hỗ trợ quá trình giải phóng các chất hoá học có thể ảnh hưởng đến môi trường và thực vật trong đất. Các chế phẩm này thường chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất hóa học có thể gặp trong thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hoặc các chất còn lại từ quá trình nông nghiệp.

Công dụng chính của chế phẩm vi sinh Biogreen bao gồm:

Phân giải hóa chất: Các vi sinh vật có thể giúp phân giải các hợp chất hóa học trong đất thành các chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn.

Hỗ trợ sinh học đất: Các chế phẩm này có thể cung cấp các vi sinh vật có lợi, như vi khuẩn và nấm, để cải thiện sức khỏe của đất và tăng cường quá trình phân giải chất hữu cơ.

Giảm ô nhiễm môi trường: Bằng cách giảm lượng hóa chất trong đất, chế phẩm vi sinh có thể giảm thiểu tiềm ẩn của chúng trong nguồn nước và ngăn chặn sự lan truyền của chúng đến môi trường xung quanh.

Tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng: Các vi sinh vật có thể giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn thông qua quá trình tăng cường sự hòa tan và phân giải.

Chế phẩm vi sinh vật Biogreen không chỉ là một công cụ hữu ích trong việc nâng cao năng suất nông nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Quy trình kỹ thuật sản xuất chế phẩm này với chức năng xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất chính là một bước tiến quan trọng hướng tới nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

Trong quá trình tiếp nhận chuyển giao, cán bộ Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tích cực, chủ động với tinh thần học hỏi, cầu thị để tiếp nhận kiến thức và công nghệ để có thể thực hành thành thạo và đảm bảo thực hiện tốt các kỹ thuật được chuyển giao. Để từ đó là bước đà hoàn thiện quy trình công nghệ và phát triển sản phẩm chế phẩm tại tỉnh Thanh Hóa để ứng rộng rộng rãi trong nông nghiệp.

Phụ lục hình ảnh sản xuất Biogreen tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Hình ảnh các cán bộ được đào tạo quy trình chuẩn bị môi trường nuôi giống VSV

Hình ảnh đào tạo cấy giống trong phòng thí nghiệm Hình ảnh đào tạo cách phối trộn sản phẩm

Hình ảnh bao gói sản phẩm

Trịnh Thị Phương – Chuyên viên phòng PTTN

CHẾ PHẨM VI SINH VẬT BIOGREEN

Điểm nhấn của nông nghiệp bền vững

Chế phẩm vi sinh vật Biogreen không chỉ đơn thuần là một phân bón hữu cơ mà còn là một giải pháp toàn diện cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Sự kết hợp tinh tế giữa các vi sinh vật có lợi và chất dinh dưỡng tự nhiên tạo ra một sản phẩm với khả năng kích thích sự phát triển của cây trồng và xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất. Chế phẩm sinh học có tên khoa học là probiotics theo nghĩa gốc, “biotic” hay “biosis” từ chữ “life” là đời sống, và “pro” là thân thiện. Nên probiotic hiểu là những chế phẩm được chế xuất từ các loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống. Và, những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên cho con người và thân thiện với môi trường

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có khả năng ngăn chặn sâu bệnh một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, mang lại hiệu quả rõ rệt, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc lạm dụng hoặc sử dụng chúng không đúng phương pháp đã và đang gây ra những hiệu quả nghiêm trọng. Sau khi đưa vào sử dụng, thuốc BVTV đã để lại một lượng tồn dư khá lớn trong đất, nước, không khí và cây trồng. Lượng thuốc này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe con người.

Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Nhiệm vụ: “Tuyển chọn, tiếp nhận công nghệ từ 1-2 chủng vi sinh vật có chức năng xử lý nước thải, chất thải, cải tạo đất ô nhiễm trong nông nghiệp” đã xây dựng kế hoạch để tiếp nhận chuyển giao công nghệ: “Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật Biogreen có chức năng xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất”. Năm 2023, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức tiếp nhận công nghệ quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh Biogreen tại viện.

Biogreen là chế phẩm có chứa các chủng vi sinh vật phân giải hợp chất Carbamat, Lân hữu cơ, Clo hữu cơ (mật độ vi sinh vật ≥108 CFU/g). Các chủng vi sinh vật được định tên đến loài và đảm bảo an toàn sinh học với người, động thực vật và môi trường. Chế phẩm vi sinh Biogreen là một sản phẩm được thiết kế để hỗ trợ quá trình giải phóng các chất hoá học có thể ảnh hưởng đến môi trường và thực vật trong đất. Các chế phẩm này thường chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất hóa học có thể gặp trong thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hoặc các chất còn lại từ quá trình nông nghiệp.

Công dụng chính của chế phẩm vi sinh Biogreen bao gồm:

Phân giải hóa chất: Các vi sinh vật có thể giúp phân giải các hợp chất hóa học trong đất thành các chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn.

Hỗ trợ sinh học đất: Các chế phẩm này có thể cung cấp các vi sinh vật có lợi, như vi khuẩn và nấm, để cải thiện sức khỏe của đất và tăng cường quá trình phân giải chất hữu cơ.

Giảm ô nhiễm môi trường: Bằng cách giảm lượng hóa chất trong đất, chế phẩm vi sinh có thể giảm thiểu tiềm ẩn của chúng trong nguồn nước và ngăn chặn sự lan truyền của chúng đến môi trường xung quanh.

Tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng: Các vi sinh vật có thể giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn thông qua quá trình tăng cường sự hòa tan và phân giải.

Chế phẩm vi sinh vật Biogreen không chỉ là một công cụ hữu ích trong việc nâng cao năng suất nông nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Quy trình kỹ thuật sản xuất chế phẩm này với chức năng xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất chính là một bước tiến quan trọng hướng tới nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

Trong quá trình tiếp nhận chuyển giao, cán bộ Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tích cực, chủ động với tinh thần học hỏi, cầu thị để tiếp nhận kiến thức và công nghệ để có thể thực hành thành thạo và đảm bảo thực hiện tốt các kỹ thuật được chuyển giao. Để từ đó là bước đà hoàn thiện quy trình công nghệ và phát triển sản phẩm chế phẩm tại tỉnh Thanh Hóa để ứng rộng rộng rãi trong nông nghiệp.

Phụ lục hình ảnh sản xuất Biogreen tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Hình ảnh các cán bộ được đào tạo quy trình chuẩn bị môi trường nuôi giống VSV

Hình ảnh đào tạo cấy giống trong phòng thí nghiệm Hình ảnh đào tạo cách phối trộn sản phẩm

Hình ảnh bao gói sản phẩm

Trịnh Thị Phương – Chuyên viên phòng PTTN

Hội thảo Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát tiển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao

Sáng 8/12, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội thảo tham vấn xây dựng Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát tiển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo

Dự hội thảo có đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan đến công tác bảo tồn nguồn gen sinh vật và các chuyên gia, nhà khoa học.

Đ/c Phạm Xuân Thanh, Trưởng phòng Quản lý khoa học thay mặt Ban lãnh đạo phát biểu khai mạc Hội thảo
Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Viện Trưởng Viện Nông nghiệp Nguyễn Đình Hải phát biểu tại hội thảo.
Phó GĐ sở Khoa học và Công nghệ Trịnh Văn Suý phát biểu tại Hội thảo

Trong 10 năm qua, hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn, phát triển nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kết quả các đề tài, dự án khoa học và công nghệ về quỹ gen đã góp phần chuyển biến tích cực về chất lượng, cơ cấu giống nông nghiệp, nhất là việc khai thác phát triển một số nguồn gen bản địa quý hiếm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa là hoạt động canh tác, khai thác tài nguyên kém bền vững đã làm môi trường thay đổi, các quần thể động, thực vật quý hiếm bị suy giảm, các loài thực vật đặc trưng của vùng bị mất đi, những loài có giá trị kinh tế cao bị khai thác một cách triệt để, như: Pơ mu, đinh hương, sa nhân tím, gấu, cá lăng chấm… Vì vậy, cần có biện pháp khai thác hợp lý, chú ý đến việc tái sinh các loài và tạo môi trường bảo tồn thích hợp đối với động vật, thực vật, dược liệu và thủy sản nhằm giữ vững và làm đa dạng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Phó GĐ sở Khoa học và Công nghệ Trịnh Văn Suý và Viện trưởng Viện Nông nghiệp Nguyễn Đình Hải đồng chủ trì Hội thảo

Trên cơ sở đánh giá bối cảnh và thực trạng hoạt động sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật và nấm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2020, những định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng của Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát tiển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao

Đề án đã đặt ra mục tiêu, xác định nội dung, nhiệm vụ và đề xuất giải pháp thực hiện phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản nói riêng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cải tạo giống, đảm bảo duy trì sự đa dạng sinh học và những tiền đề cần thiết về tài nguyên sinh học để phát triển nông nghiệp bền vững.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về hiệu quả của đề án, hệ thống quản lý nguồn gen… Đồng thời đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như: Quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển các nguồn gen, ứng dụng khoa học-kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực…

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao
Đại biểu tham luận về hệ thống quản lý nguồn gen. 

Phát biểu bế mạc hội thảo, đại diện lãnh đạo Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cảm ơn những ý kiến của các đại biểu và nhấn mạnh đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.

Trần Anh Đức
P.Quản lý Khoa học

Đồng chí Trần Bình Quân, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa thăm và làm việc tại Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi

Sáng ngày 03/12/2023, đồng chí Trần Bình Quân, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã đi thăm và làm việc tại Trạm sản xuất thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản thuộc Trung tâm Nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Đình Tuấn – Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã và đồng chí Nguyễn Đình Hải-Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cùng các thành viên trong đoàn đã thăm khu sản xuất giống thủy sản, thăm khu nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao và một số mô hình thuộc các đề tài KHCN cấp tỉnh đang triển khai.

Tại buổi làm việc đồng chí Viện trưởng đã báo cáo với đoàn công tác các hoạt động của Trung tâm và đã ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của các cán bộ lãnh đạo, viên chức và người lao động trong toàn Trung tâm trong việc khai thác các cở sở hạ tầng đã được đầu tư và nghiên cứu sản xuất các sản phẩm có thế mạnh, có hiệu quả kinh tế cao như giống tôm, giống cua từng bước duy trì hoạt động, phát triển của Trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu con giống cho bà con nuôi trồng thủy sản. Để phát triển hết công năng của cơ sở hạ tầng và đáp ứng được nhu cầu giống tôm cho tỉnh, đồng chí yêu cầu tập thể Lãnh đạo, cán bộ viên chức và người lao động trong Trung tâm đoàn kết, phát huy tinh thần sáng tạo, ứng dụng khoa học – kỹ thuật mới, hoàn thiện quy trình công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; từng bước xây dựng thương hiệu giống thủy sản Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Phát biểu ý kiến, Đồng chí Trần Bình Quân, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh cho rằng tỉnh Thanh Hóa với hơn 4000ha nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 500 ha, còn lại là tôm sú, với diện tích 500 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, nhu cầu giống thả nuôi khoảng 900 triệu con. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở sản xuất được giống tôm thẻ chân trắng nên phải di nhập 100% nguồn giống từ các tỉnh phía Nam và các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh. Do đó, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang khuyến cáo, để hạn chế rủi ro trong nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm thẻ chân trắng, người dân cần lựa chọn con giống đảm bảo nguồn gốc, chất lượng. Đồng chí cung cho biết hiện nay, toàn tỉnh có 44 cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt, với công suất 900 triệu con giống; 25 cơ sở ương dưỡng tôm giống và 10 cơ sở sản xuất giống nhuyễn thể. Ngoài ra, các trại giống di ương khoảng 650 triệu con giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng, giống cua xanh, cá lóc,… Nhìn chung, trong việc sản xuất giống thủy sản, quy trình sản xuất giống của các cơ sở trong tỉnh còn đơn giản, nên các cơ sở sản xuất này chưa đáp ứng được nhu cầu con giống thủy sản.

Đồng chí Chủ tịch Hội nhấn mạnh, với tình hình như vậy, đây được coi là một tiềm năng trong việc thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản đối với Trung tâm và đồng chí đã đề nghị với Viện nông nghiệp phối hợp thực hiện một số mô hình nuôi thủy sản và chăn nuôi, trong đó ưu tiên và tạo điều kiện cho Trung tâm trong việc cung ứng con giống chăn nuôi và thủy sản.

Đồng chí Nguyễn Đình Tuấn – Chủ tich Liên minh Hợp tác xã cũng đánh giá cao việc tỉnh đã đầu tư một Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thủy sản rất quy mô, tầm cỡ của cả vùng bắc trung bộ. Đồng chí cũng đã cho biết hiện nay toàn tỉnh có 12 Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, hàng năm nhu cầu giống tôm lên đến 2 tỷ con. Các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đều rất cần có con giống được sản xuất trong tỉnh, hạn chế nhập tôm giống từ các tỉnh miền nam ra, vì quá trình vận chuyển đã ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống. Chính vì vậy, việc tỉnh đã đầu tư cho Trung tâm cở sở hạ tầng, trang thiết bị khá đồng bộ và hiện đại nhằm nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản cho bà con nhân dân trong tỉnh là rất cần thiết. Đồng chí đề nghị Viện Nông nghiệp chỉ đạo Trung tâm phối hợp, liên kết với các Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản để đầu tư tiền vốn, xúc tiến thương mại sản phẩm tôm giống để cung ứng giống tôm đảm bảo chất lượng cho bà con nuôi trồng thủy sản trong tỉnh.

Kết luận buổi làm việc Đồng chí Viện trưởng đã tiếp thu ý kiến của 2 đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Liên minh HTX và chỉ đạo giao nhiệm vụ cho Lãnh đạo Trung tâm rà soát, bố trí xắp xếp nhân lực, nguồn lực để cải tiến nâng cấp nhà xưởng, trang thiết bị, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để mùa vụ năm 2024 phải sản xuất và cung ứng được 20% thị phần tôm giống của cả tỉnh, tương đương với 400 triệu con tôm giống các loại./.

Một số hình ảnh về buổi làm việc:

https://snnptnt.thanhhoa.gov.vn/UserFiles/News_Images/news_image.11145.jpg.jpg

Lê Trần Thái
PGĐ.Trung tâm NCKN&DV Vật nuôi

Phim Khoa giáo: Quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo

Kính mời Quý vị theo dõi bộ phim khoa giáo: “Quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo” Bản quyền do Đài PTTH Thanh Hoá sản xuất, với sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu, sản xuất nấm đông trùng hạ thảo trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong đó có Viện Nông nghiệp.

 

Viện Nông nghiệp Thanh Hoá tham gia Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá, năm 2023

Sáng 9/11, tại tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá, năm 2023” đã thu hút 138 đơn vị tham gia với 200 gian hàng. Trong đó, có 40 gian hàng của 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa; 10 gian hàng của 5 tổ chức, hiệp hội, ngành hàng; 118 gian hàng của 84 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP và 32 gian hàng của 22 tỉnh, thành phố trên cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Thái Bình, Yên Bái, Nam Định, Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Ninh Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Bình Dương…

Đây được xem là cơ hội “vàng” để các doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh có thêm cơ hội tìm hiểu, ký kết các hợp đồng kinh tế, các biên bản ghi nhớ về cung cấp, tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, lưu thông, chế biến và tiêu thụ hàng hóa nông sản, thực phẩm an toàn giữa các địa phương gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Dưới đây là một số hình ảnh tại các gian hàng trưng bày sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn đến từ nhiều tỉnh, thành phố:

Viện Nông nghiệp Thanh Hoá cũng vinh dự có gian hàng tại số 132-133, với nhiều sản phẩm nông sản sạch, chất lượng và các sản phẩm Ocop của tỉnh nhà:

Kết nối cung - cầu sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn, cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp
Sản phẩm Đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Kết nối cung - cầu sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn, cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp
Gian hàng và các sản phẩm của Viện Nông nghiệp
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá đến tham quan gian hàng của Viện Nông nghiệp
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá đến tham quan gian hàng của Viện Nông nghiệp
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá đến tham quan gian hàng của Viện Nông nghiệp

Trần Anh Đức
P.Quản lý Khoa học

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp tổ chức lớp tập huấn phổ biến kiến thức về chăn nuôi: “Chăn nuôi lợn theo hướng An toàn sinh học” tại xã Lương Sơn

Thực hiện Chương trình phối hợp công tác số 396/CTr/LHH –VNN ngày 13/8/2021 giữaViện Nông nghiệp và Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) giai đoạn 2021-2025; Chương trình Phối hợp hoạt động giữa Viện Nông Nghiệp và Liên hiệp các hội KHKT Thanh Hóa năm 2023.

Ngày 05/10/2023 được sự thống nhất và phối hợp của UBND huyện Thường Xuân, xã Lương Sơn. Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp liên hiệp các hội KHKT Thanh Hóa tổ chức lớp tập huấn phổ biến kiến thức về chăn nuôi: “Chăn nuôi lợn theo hướng An toàn sinh học” tại xã Lương Sơn cho hơn 100 hộ là các chủ trang trại, gia trại, nông hộ trên địa bàn xã.

(Đ/c Nguyễn Quốc Uy – Phó chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT Thanh Hóa phát biểu khai mạc lớp tập huấn)

Tham dự lớp tập huấn có các đồng chí ban thường vụ Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Thanh Hóa; Đại diện Viện Nông nghiệp; cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thường Xuân, đại diện lãnh đạo xã Lương Sơn huyện Thường xuân; Và các đồng chí cán bộ tổ chức lớp.

( Đ/c Nguyễn Xuân Hùng – PTC xã Lương Sơn phát biểu tại lớp tập huấn)

Tại buổi tập huấn các học viên được cán bộ Viện Nông nghiệp Thanh hóa và Trung trâm DVNN huyện Thường Xuân giới thiệu một số thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và kỹ thuật trong việc chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, đặc biệt chăn nuôi Lợn; Kỹ thuật chăn nuôi lợn, kỹ thuật xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chọn con giống, kỹ thuật phối giống lợn; các kiến thức thú y cơ bản, công tác tiêm phòng, công tác phòng chống dịch bệnh và phương pháp phòng trị một số bệnh thường gặp trên lợn.

( Đ/c Lê Trần Thái – PGĐ TT NCKN&DVVN – Viện NN Thanh Hóa – giảng viên)

Kết quả 100% học viên nắm được các kiến thức cơ bản như: kỹ thuật xây dựng chuồng trại, trang thiết bị; công tác chọn và phối giống… Đặc biệt là kỹ thuật chăn nuôi heo an toàn sinh học. Thông qua tập huấn góp phần tuyên truyền, phổ biến kiến thức vào thực tế chăn nuôi góp phần chung tay thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn một cách bền vững trong thời gian tới./.


CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN

Tập huấn chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học

(Kèm theo KH số /KH-VNN ngày tháng 9 năm 2023 của Viện Nông nghiệp)

Thời gian: 01 ngày, khai mạc vào 8h15, ngày 05/10/2023 (Thứ 5)

Thời gian Nội dung Người thực hiện
7h30 – 8h15 Đăng ký danh sách, đón tiếp đại biểu Ban tổ chức
8h15- 8h30 Khai mạc lớp tập huấn Đại diện Liên Hiệp các hội KHKT Thanh Hóa; Đại diện UBND xã Lương Sơn – huyện Thường Xuân
8h30 – 8h40 Thông qua chương trình, nội dung. Ban tổ chức
8h40 – 9h45 Giới thiệu một số thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và kỹ thuật trong việc chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, đặc biệt chăn nuôi Lợn.
Giảng viên: Đ/c Lê Trần Thái – PGĐ Trung tâm NCKN&DVVN
Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn, kỹ thuật xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chọn con giống, phối giống. Giảng viên: Đ/c Lê Trần Thái – PGĐ Trung tâm NCKN&DVVN
09h45 – 10h00 Giải lao giữa giờ Ban tổ chức
10h00 – 11h30 Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn, kỹ thuật xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chọn con giống, phối giống. Giảng viên: Đ/c Lê Trần Thái – PGĐ Trung tâm NCKN&DVVN
11h30 Nghỉ trưa
13h30 – 15h00 Các kiến thức thú y cơ bản, công tác tiêm phòng, công tác phòng chống dịch bệnh cho chăn nuôi lợn. Giảng viên: Đ/c Phạm Văn Cường – TT DVNN huyện Thường Xuân.
15h00 – 15h15 Giải lao giữa giờ Ban tổ chức
15h15 – 17h00 Các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn Giảng viên: Đ/c Lê Trần Thái – PGĐ Trung tâm NCKN&DVVN

Lê Thị Mai Phương
Chuyên viên phòng QLKH

Một số nội hàm về “ Khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật; chủ động, tích tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững” cần được nhận diện, nhận thức đầy đủ trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần tổ, chức thực hiện thành công Nghị Quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa Lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, cũng như tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đóng vai trò rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Dưới đây là một số nội dung chi tiết cần được nhận diện, nhận thức đầy đủ:

1. Nghiên cứu khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp

a. Tập trung nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, kháng bệnh tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Đánh giá Điều kiện tự nhiên của từng vùng:

+Thu thập và phân tích dữ liệu về khí hậu, đất, nước và các yếu tố môi trường khác của từng khu vực.

+ Xác định các điểm mạnh và điểm yếu, cũng như những thách thức mà nông dân trong từng vùng phải đối mặt.

– Nghiên cứu và phát triển giống cây trồng và vật nuôi mới:

+ Thực hiện các thí nghiệm và nghiên cứu trên giống cây trồng và vật nuôi mới tại các trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm.

+ Hợp tác với các tổ chức nghiên cứu quốc tế và trong nước để trao đổi thông tin và kỹ thuật.

– Đánh giá năng suất và khả năng kháng bệnh:

+ Tổ chức các thử nghiệm, khảo nghiệm trên hiện trường trường để đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng thích nghi của giống cây trồng và vật nuôi trước các bệnh tật và sâu hại, điều kiện bất lợi của môi trường trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu..

+ Xác định những giống nào có năng suất cao và kháng bệnh tốt nhất để ứng dựng vào sản xuất..

– Ứng dụng và Chuyển giao kiến thức:

+ Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo và hội nghị để chia sẻ kết quả nghiên cứu và ưu điểm của giống cây trồng và vật nuôi mới đến tổ chức, hộ nông dân.

+ Khuyến khích nông dân thử nghiệm và áp dụng giống mới trên diện rộng.

– Hỗ trợ và Tư vấn:

+ Cung cấp tư vấn kỹ thuật cho nông dân về cách trồng cây và chăn nuôi nuôi vật nuôi mới.

+ Tạo ra một mạng lưới hỗ trợ cho nông dân để giải quyết bất kỳ vấn đề hoặc thách thức nào liên quan đến việc sử dụng giống mới.

Tóm lại: Nhiệm vụ này không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về khoa học nông nghiệp mà còn cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu, chính phủ và cộng đồng nông dân.

b. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường và tái sử dụng nguồn tài nguyên. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta cần xem xét nhiều khía cạnh và tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Dưới đây là nội hàm chi tiết:

– Ứng dụng Công nghệ Sinh học:

+ Phát triển và ứng dụng các giải pháp sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, y học, và công nghiệp chế biến.

+ ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống qui mô công nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

+ Tạo ra các giống cây trồng và vật nuôi biến đổi gen có khả năng kháng sâu, kháng bệnh, và thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

+ Khám phá vi khuẩn và enzyme giúp phân giải chất cặn bã và chất thải, tạo ra năng lượng hoặc sản phẩm có giá trị.

– Bảo vệ Môi trường:

+ Nghiên cứu và phát triển các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các nguồn thải công nghiệp và nông nghiệp.

+ Ứng dụng các công nghệ sinh học để xử lý nước thải và khí thải, giảm thiểu lượng phát thải CO2 và các khí nhà kính khác.

+ Tạo ra các chiến lược quản lý rác thải hữu cơ và tái sử dụng chúng như là nguồn phân bón và năng lượng.

– Tái sử dụng Nguồn Tài nguyên:

+ Khuyến khích việc sử dụng lại và tái chế các nguồn tài nguyên như nước, kim loại, và chất liệu tự nhiên khác.

+ Phát triển các kỹ thuật và công nghệ mới để thu hồi nguyên liệu từ sản phẩm và chất thải sau khi đã sử dụng.

+ Tạo ra hệ thống thu gom và tái chế chất thải tại cơ sở sản xuất và trong cộng đồng.

– Hợp tác và Chia sẻ Kiến thức:

+ Hợp tác với các tổ chức quốc tế, trường học, và trung tâm nghiên cứu để trao đổi thông tin và kỹ thuật.

+ Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo và hội nghị để truyền đạt kiến thức và kỹ thuật mới cho cộng đồng.

– Đánh giá và Theo dõi:

+ Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá hiệu suất của các giải pháp đã áp dụng.

+ Thu thập và phân tích dữ liệu để đảm bảo rằng các giải pháp đang mang lại lợi ích cho môi trường và cộng đồng.

Tóm Lại: Nhiệm vụ này đòi hỏi sự kết hợp giữa khoa học, kỹ thuật, và chính sách công. Để thành công, cần có sự hợp tác và hỗ trợ từ cả cộng đồng, chính phủ và các tổ chức quốc tế.

2. Ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật

a. Áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Áp dụng Công nghệ cao:

+ Sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại trong quá trình canh tác và thu hoạch.

+ Áp dụng công nghệ thông tin, như IoT (Internet of Things), trong việc giám sát và quản lý nông trại.

+ Sử dụng biotechnolgy như chỉnh sửa gen để phát triển giống cây trồng và vật nuôi kháng bệnh và thích nghi với khí hậu.

– Cải tiến quy trình sản xuất:

+ Chuyển từ canh tác truyền thống sang canh tác chính xác, dựa trên dữ liệu để tối ưu hóa việc sử dụng nước, phân bón và thuốc trừ sâu.

+ Ứng dụng hệ thống canh tác sạch, như hệ thống canh tác không đất, hydroponics ( công nghệ trồng thủy canh), và aquaponics.

+ Đề cao việc áp dụng phương pháp sản xuất hữu cơ và bền vững.

– Giảm thiểu tác động tới môi trường:

+ Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và giảm thiểu việc sử dụng năng lượng không tái tạo.

+ Tối ưu hóa việc sử dụng nước và tái sử dụng nước thải sau khi xử lý.

+ Ưu tiên việc sử dụng thuốc trừ sâu tự nhiên, giảm việc sử dụng các chất hóa học gây hại cho môi trường.

+ Thực hiện phân loại và tái chế chất thải nông nghiệp, đồng thời ưu tiên việc chuyển đổi chất thải thành năng lượng thông qua quá trình phân giải sinh học.

– Giáo dục và tập huấn:

+ Tổ chức các chương trình tập huấn về ứng dụng công nghệ cao và phương pháp sản xuất bền vững cho nông dân.

+ Khuyến khích sự hợp tác giữa các trường học, trung tâm nghiên cứu và ngành nông nghiệp để chia sẻ kiến thức và nguồn lực.

– Đánh giá và đổi mới liên tục:

+ Xây dựng và áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu suất sản xuất và tác động tới môi trường.

+ Khuyến khích việc nghiên cứu và đổi mới liên tục, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tác động tới môi trường.

Tóm lại: Áp dụng những giải pháp này yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và cộng đồng nông dân.

b. Sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin để quản lý và theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu:

+ Xây dựng và duy trì một hệ thống cơ sở dữ liệu chứa thông tin về nguồn gốc, quá trình sản xuất, ngày thu hoạch, và các bước xử lý của sản phẩm.

+ Tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau, như dữ liệu về thời tiết, đất đai, và thuốc bảo vệ thực vật.

+ Công nghệ theo dõi và giám sát:

+ Sử dụng các cảm biến, máy ảnh và thiết bị giám sát khác để theo dõi quy trình sản xuất theo thời gian thực.

+ Áp dụng công nghệ IoT (Internet of Things) để kết nối và truyền dữ liệu từ các thiết bị giám sát đến hệ thống quản lý trung tâm.

– Hệ thống truy xuất nguồn gốc:

+ Cung cấp mã QR hoặc NFC trên sản phẩm, cho phép người tiêu dùng truy xuất thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất của sản phẩm.

+ Đảm bảo tính minh bạch và tăng cường lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm.

– Ứng dụng phân tích dữ liệu:

+ Sử dụng phân tích dữ liệu để dự đoán và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.

+ Tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm rủi ro.

– Cảnh báo và phản hồi tức thì:

+ Thiết lập hệ thống thông báo tự động khi phát hiện vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.

+ Tích hợp kênh phản hồi từ người tiêu dùng, giúp nhanh chóng giải quyết vấn đề và cải tiến sản phẩm.

– Đào tạo và tập huấn:

+ Tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên về việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất.

+ Khuyến khích sự tiếp tục cập nhật kiến thức và kỹ năng về công nghệ mới.

Tóm lại: Áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất minh bạch, đáng tin cậy cho người tiêu dùng.

3. Chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật

a. Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, chương trình tư vấn để chuyển giao công nghệ và kiến thức mới tới người nông dân. Nhiệm vụ cụ thể gồm:

– Xác định nhu cầu học hỏi của nông dân:

+ Phân tích nhu cầu thực tế của người nông dân về kiến thức và công nghệ ( Có thể thông qua hợp tác với hội nông dân các cấp để lấy thông tin từ như cầu của nông dân )

+ Thực hiện khảo sát trực tiếp để hiểu rõ những vấn đề mà người nông dân đang gặp phải.

– Lên kế hoạch và tổ chức buổi tập huấn:

+ Xác định các chủ đề tập trung cho buổi tập huấn, từ cơ bản đến nâng cao.

+ Mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu và những người có kinh nghiệm thực tế để giảng dạy ( hợp tác các nhà chuyên môn từ trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước các cấp)

+ Sắp xếp lịch trình sao cho phù hợp với thời gian và điều kiện của người nông dân.

– Tổ chức hội thảo:

+ Mời các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp tham gia để trình bày về những tiến bộ và ứng dụng mới trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Tạo cơ hội cho người nông dân gặp gỡ, trao đổi thông tin và kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp.

– Chương trình tư vấn:

+ Cung cấp dịch vụ tư vấn một cửa cho người nông dân về các vấn đề kỹ thuật, quản lý, và thị trường, phòng chống dịch hại.

+ Mở rộng mạng lưới cố vấn kỹ thuật tại các khu vực nông thôn để hỗ trợ nông dân trực tiếp tại chỗ.

– Tài liệu và tài nguyên học tập:

Phát triển và phân phối tài liệu học tập, video hướng dẫn và các ứng dụng di động giúp nông dân tự học và nâng cao kiến thức.

– Đánh giá và phản hồi:

+ Thu thập phản hồi từ người nông dân sau mỗi buổi tập huấn và hội thảo để cải thiện chất lượng và nội dung trong tương lai.

+ Thực hiện đánh giá hiệu quả của các chương trình tư vấn, xác định những điểm mạnh và điểm cần cải thiện.

– Hợp tác và liên kết:

+ Hợp tác với các tổ chức nghiên cứu, trường học và doanh nghiệp để cập nhật thông tin và kiến thức mới nhất.

+ Xây dựng mạng lưới hợp tác giữa người nông dân, cơ sở nghiên cứu và nhà sản xuất để tăng cường chuyển giao công nghệ.

Tóm lại: Mục tiêu cuối cùng của nhiệm vụ này là đảm bảo người nông dân luôn được cập nhật với những kiến thức và công nghệ mới nhất, giúp họ nâng cao năng suất và chất lượng sản

b. Hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận và áp dụng các giải pháp mới vào sản xuất. Dưới đây là chi tiết nội hàm của nhiệm vụ này:

– Đào tạo và tập huấn:

+ Tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về giải pháp, công nghệ và quy trình mới.

+ Hướng dẫn thực hành trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, giúp người nông dân áp dụng kiến thức vào thực tế.

– Tư vấn kỹ thuật trực tiếp:

Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ, giúp người nông dân giải quyết các vấn đề thực tiễn khi áp dụng giải pháp mới.

– Hỗ trợ tài chính:

+ Hướng dẫn và hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi dành cho việc áp dụng công nghệ mới.

+ Giới thiệu và kết nối với các chương trình hỗ trợ, tài trợ từ chính phủ và tổ chức phi chính phủ.

– Chương trình thử nghiệm và minh họa:

Thiết lập các cơ sở thử nghiệm, mô hình minh họa giúp người nông dân trải nghiệm và hiểu rõ hơn về giải pháp mới trước khi quyết định áp dụng rộng rãi ( xây dựng các mô hình trình diễn với cây co giống mới và kỷ thuật canh tác tiên tiến).

– Hỗ trợ tiếp cận thông tin:

+ Xây dựng và cập nhật liên tục cơ sở dữ liệu, ứng dụng, trang web với thông tin về giải pháp và công nghệ mới.

+ Tổ chức các hội thảo, hội nghị cập nhật thông tin và kết nối người nông dân với các nhà cung cấp, chuyên gia.

– Phát triển mạng lưới hợp tác:

Kết nối người nông dân với các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và các nhóm nông dân khác để chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong việc áp dụng giải pháp mới.

– Đánh giá và phản hồi:

+ Thu thập ý kiến phản hồi từ người nông dân sau khi áp dụng giải pháp mới để cải thiện và tối ưu hóa hỗ trợ trong tương lai.

+ Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả và lợi ích mang lại từ việc áp dụng các giải pháp và công nghệ mới.

Tớm lại: Việc hỗ trợ người nông dân một cách toàn diện, từ tài chính, kỹ thuật đến kiến thức, sẽ giúp họ tự tin hơn trong việc áp dụng các giải pháp mới, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

4. Tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong nông nghiệp

a. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các công nghệ số hóa để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

– Phân tích dữ liệu lớn (Big Data):

+ Thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như cảm biến, máy bay không người lái, hệ thống thời tiết, và cơ sở dữ liệu thị trường.

+ Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để nhận biết xu hướng, mô hình và dự đoán tình hình thời tiết, giá cả thị trường.

– Trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý sản xuất:

+ Ứng dụng AI để tự động hóa quá trình tưới tiêu, bón phân và bảo vệ thực vật dựa trên dữ liệu và thuật toán phân tích.

+ Sử dụng AI để nhận diện và phát hiện sự xuất hiện của các bệnh và côn trùng gây hại, giúp người nông dân kịp thời can thiệp.

– Công nghệ số hóa trong quản lý:

+ Xây dựng hệ thống quản lý nông trại số hóa, cho phép người nông dân theo dõi, quản lý và điều chỉnh quy trình sản xuất từ xa.

+ Ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng để đảm bảo tính minh bạch và nguồn gốc của sản phẩm.

– Hệ thống dự báo và giảm thiểu rủi ro:

+ Xây dựng mô hình dự đoán thời tiết, giá cả thị trường và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sản xuất.

+ Phát triển hệ thống cảnh báo sớm để người nông dân có thể chuẩn bị và ứng phó kịp thời với các tình huống bất lợi.

– Nâng cao chất lượng sản phẩm:

+ Áp dụng công nghệ AI và dữ liệu lớn để tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ lựa chọn giống, quản lý đất, tới thu hoạch, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Sử dụng công nghệ để giám sát và đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chế biến.

– Đào tạo và hỗ trợ người nông dân:

+ Tổ chức các khóa đào tạo giúp người nông dân nắm vững kiến thức và kỹ năng về ứng dụng công nghệ tiên tiến.

+ Cung cấp tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ trong việc triển khai các giải pháp công nghệ tại các trang trại.

– Tối ưu hóa chuỗi cung ứng:

Ứng dụng AI để dự đoán nhu cầu thị trường, giúp người nông dân quyết định về mức độ sản xuất và phân phối sản phẩm một cách hiệu quả.

Tóm lại: Nhiệm vụ này giúp nông nghiệp hướng tới sự hiện đại, bền vững và hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi ích cho

b. Phát triển nền nông nghiệp thông minh, ứng dụng các giải pháp IoT (Internet of Things) trong quản lý và điều hành nông trại. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

– Đánh giá Hiện trạng:

+ Đánh giá tình hình sử dụng công nghệ trên nông trại: phần cứng, phần mềm, mạng lưới truyền dữ liệu, khả năng truy cập Internet…

+ Xác định các vấn đề cần giải quyết và các cơ hội phát triển thông qua việc áp dụng IoT.

– Chọn lựa thiết bị và giải pháp:

+ Các cảm biến giám sát môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, pH, nồng độ dinh dưỡng…

+ Thiết bị tự động hóa: hệ thống tưới tiết kiệm, máy gặt, máy trồng…

+ Hệ thống giám sát từ xa qua mạng lưới không dây.

– Xây dựng và triển khai hệ thống:

+ Lắp đặt và tích hợp các cảm biến và thiết bị vào hệ thống IoT của nông trại.

+ Xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu và phân tích dữ liệu từ các cảm biến.

+ Xây dựng ứng dụng di động hoặc web giúp người quản lý có thể giám sát và điều khiển nông trại từ xa.

– Phân tích và tối ưu dữ liệu:

+ Xử lý và phân tích dữ liệu thực tế thu thập từ cảm biến để đưa ra các quyết định tối ưu cho việc sản xuất nông nghiệp.

+ Tạo ra các mô hình dự đoán để cải thiện hiệu suất và giảm thiểu rủi ro (ví dụ: dự đoán bệnh tật ở cây trồng).

– Đào tạo và hỗ trợ:

+ Tổ chức các khóa đào tạo cho người lao động và quản lý nông trại về cách sử dụng và bảo trì hệ thống IoT.

+ Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật khi gặp sự cố hoặc nhu cầu nâng cấp.

– Mở rộng và nâng cấp:

+ Theo dõi và cập nhật các công nghệ mới liên quan đến IoT trong nông nghiệp.

+ Mở rộng việc áp dụng giải pháp IoT sang các khu vực khác của nông trại hoặc đối với các loại cây trồng và vật nuôi khác.

– Tích hợp với các hệ thống khác:

Kết nối hệ thống IoT của nông trại với các hệ thống thông tin khác như ERP, SCM, hoặc CRM để tối ưu hoá toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

Kết luận: việc ứng dụng IoT trong nông nghiệp thông minh không chỉ giúp nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm, mà còn giúp quản lý nông trại một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro.

5. Phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững:

a. Thúc đẩy việc tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản, giảm phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

– Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm:

+ Phát triển và cải tiến giống: Tạo ra giống cây trồng và gia súc cao cấp, phù hợp với điều kiện khí hậu và thị trường.

+ Tăng cường công nghệ sau thu hoạch: Phát triển các công nghệ chế biến, bảo quản giúp nâng cao giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản và mở rộng thị trường tiêu thụ.

+ Giảm chi phí sản xuất:

+ Ưu tiên sử dụng công nghệ: Áp dụng các giải pháp tự động hóa, máy móc giúp tăng năng suất và giảm lượng lao động.

+ Tối ưu hóa nguồn lực: Áp dụng quản lý tài nguyên nước hiệu quả, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý và tiết kiệm.

+ Chuyển đổi mô hình sản xuất: Ứng dụng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hợp tác hoặc nông nghiệp kết hợp.

– Nâng cao giá trị trong chuỗi cung ứng:

+ Khuyến khích hợp tác và liên kết: Giữa nông dân, nhà chế biến, và người tiêu thụ để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng.

+ Tập trung vào tiếp thị và branding: Xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng giá bán.

+ Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: Tìm kiếm và kết nối với các đối tác nước ngoài, tham gia vào các chuỗi cung ứng quốc tế.

– Đào tạo và truyền đạt kiến thức:

+ Tổ chức các khóa đào tạo: Cho nông dân về các kỹ thuật, công nghệ mới và quản lý nông trại hiệu quả.

+ Hỗ trợ thông tin thị trường: Cung cấp thông tin về giá cả, xu hướng thị trường, và nhu cầu của người tiêu thụ.

– Khuyến khích đổi mới và nghiên cứu:

+ Tạo điều kiện cho việc nghiên cứu: Tạo ra giải pháp giúp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.

+ Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi: Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trong nông nghiệp.

Tóm lại: Mỗi một bước trên đều đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tạo ra giá trị gia tăng, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

b. Phát triển bền vững nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đảm bảo an ninh lương thực. Dưới đây là chi tiết nội dung của nhiệm vụ này:

.- Chuyển đổi hướng nông nghiệp bền vững:

+ Ứng dụng nông nghiệp hữu cơ: Giảm thiểu sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân tự nhiên và kỹ thuật canh tác sinh học.

+ Phát triển nông nghiệp hợp sinh: Ứng dụng canh tác xen canh, canh tác kết hợp giữa cây trồng và chăn nuôi để tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

– Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường:

+ Quản lý và tái sử dụng nước: Tối ưu hóa việc sử dụng nước, ưu tiên hệ thống tưới nhỏ giọt, thu nước mưa và tái sử dụng nước.

+ Phát triển năng lượng tái tạo: Sử dụng năng lượng mặt trời, gió và sinh khối trong hoạt động nông nghiệp.

+ Quản lý rác thải và tái chế: Tập trung vào việc giảm lượng rác thải từ nông sản và tái chế chất còn lại từ quá trình sản xuất.

– Đảm bảo an ninh lương thực:

+ Diversification: Đa dạng hóa các loại cây trồng và gia súc để giảm thiểu rủi ro từ các yếu tố như bệnh tật, biến đổi khí hậu.

+ Tăng cường hệ thống dự trữ lương thực: Xây dựng và duy trì kho lưu trữ lương thực ở mức an toàn, đảm bảo cung cấp thực phẩm trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiếu hụt.

+ Nâng cao năng lực dự báo và phản ứng: Phát triển hệ thống giám sát và dự báo để đảm bảo sẵn sàng phản ứng trước các yếu tố đe dọa an ninh lương thực.

– Đào tạo và nâng cao nhận thức:

+ Tổ chức các chương trình đào tạo: Dành cho nông dân về các kỹ thuật canh tác bền vững và quản lý tài nguyên môi trường.

+ Phổ biến kiến thức: Qua các chiến dịch truyền thông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và an ninh lương thực.

– Tăng cường hợp tác quốc tế:

+ Chia sẻ kiến thức và công nghệ: Hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để chia sẻ và học hỏi các kỹ thuật, giải pháp và best practices.

+ Tham gia các thỏa thuận quốc tế: Về bảo vệ môi trường, an ninh lương thực và phát triển bền vững.

Tóm lại: Khi thực hiện nhiệm vụ này, cần có sự đồng lòng và hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, cộng đồng nông dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự.

Tóm lại: Để có cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn nữa về thực hiện khâu đột phá “ Về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật; chủ động, tích tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững” theo Nghị quyết Đại hội Lần thứ XIX của tỉnh Thanh Hóa, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu tham khảo, cập nhật bổ các văn bản chính thức, các báo cáo hoặc chương trình phát triển của tỉnh đã ban hành trong giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030. Từ đó để xây dựng Kế hoạch trung hạn, dài hạn có nội dung toàn diện, sát thực tiễn và triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

Tác giả: Nguyễn Đình Hải –Viện trưởng Nông nghiệp Thanh Hóa

Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học

Chăn nuôi an toàn sinh học là “Tổng thể các biện pháp kỹ thuật và biện pháp kiểm soát Nhằm phòng chống và hạn chế sự lây nhiễm các tác nhân sinh học (VSV) gây hạii cho con người, gia súc và hệ sinh thái”. Việc thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học là rất cần thiết và ba nguyên tắc cơ bản của chăn nuôi an toàn sinh học là: Giữ khoảng cách, giữ vệ sinh và sát trùng:

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC
      1. Yêu cầu về chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi
        1. Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian khác truyền bệnh (chuột, chim, ruồi, muỗi…).
        2. Tại lối ra vào chuồng nuôi phải bổ trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi;
        3. Nên có ô chuồng nuôi cách ly: vật nuôi mới nhập hoặc vật nuôibị bệnh
        4. Có khu vực thu gom và xử lý chất thải
        5. Nếu có điều kiện thì nuôi theo phương pháp cách ô( khoảng trống 0,8-1m) để giảm thiếu vật nuôi giữa các ô chuồng tiếp xúc với nhau.
        6. Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các chuồng.
        7. Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín. Nước thải ô chuồng nào thoát riêng ô chuồng đó ra đường thoát nước chung.
      2. Yêu cầu về con giống

Con giống nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh. Đối với con giống nhập từ ngoài tỉnh phải có Giấy kiểm dịch. Trước khi nhập đàn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần.

3.Thức ăn và nước uống

    1. .Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc và còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn. Trường họp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn. Không sử dụng thức ăn thừa trong máng ăn của đàn vật nuôi đã xuất chuồng và thức ăn của đàn vật nuôi đã bị dịch bệnh cho đàn vật nuôi mới.
    2. . Nguồn nước cho vật nuôi phải đảm bảo an toàn.
    3. . Nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho vật nuôi.
  1. Chăm sóc, nuôi dưỡng
    1. Áp dụng phưcmg thức quản lý “cùng vào-cùng ra” theo thứ tự ưu tiên: dãy chuồng, ô chuồng.
    2. Có quy trình chăn nuôi phù họp với từng loại vật nuôi theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
    3. Nên áp dụng phưong thức nuôi khô, không sử dụng nước tắm cho vật nuôi. Sử dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, độn chuồng và định kỳ phun sương trong chuồng nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tăng cường phòng, chống dịch.
  2. Vệ sinh chăn nuôi và kiểm soát người ngoài ra, vào chuồng nuôi.
    1. Hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi.
    2. Trước và sau khi vào, ra khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giầy, dép vào hố khử trùng.
    3. Chất sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào khu chăn nuôi, chuồng nuôi phải bổ sung hoặc thay hàng ngày, cần thay đổi các loại chất sát trùng để tăng hiệu quả sát trùng.
    4. Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tuần; phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh, và ít nhất 2 lần/tuần khi có dịch bệnh; phun thuốc sát trùng trên vật nuôi ít nhất 2 lần/tuần khi có dịch bệnh bằng các dung dịch sát trùng thích họp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
    5. Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng.
    6. Phải vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên.
    7. Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa con giống vào nuôi. Trong trường hợp chuồng bị dịch, nếu tái đàn nên để trống chuồng ít nhất 30 ngày và được sự đồng ý của chính quyền địa phương.
  3. Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi

Không để các phương tiện như xe máy, xe đạp, xe đẩy, xe thồ… trong khu chuồng nuôi

    1. Phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào chuồng nuôi phải được khử trùng, tiêu độc. Đặc biệt, không để phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn đến khu vực chăn nuôi. Phương tiện vận chuyển phải dừng ở bên ngoài để vệ sinh, sát trùng, tiêu độc và sử dụng xe nội bộ của khu chuồng nuôi để vận chuyển.
    2. Nên có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, trường họp dùng chung thì phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi sử dụng
  1. Xử lý chất thải chăn nuôi
    1. Chất thải được gom để xử lý phải để cuối chuồng, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước.
    2. Chất thải phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hoá chất, hoặc xử lý bằng sinh học phù họp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh theo quy định hiện hành của thú y.
    3. Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù họp.
  2. Quản lý dịch bệnh
    1. Có quy trình phòng bệnh phù họp từng loại vật nuôi và thực hiện đúng quy trình. Trong trường hợp có dịch, phải khai báo chính quyền địa phương và thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về phòng, chống dịch.
    2. Cách ly vật nuôi ốm để có biện pháp xử lý kịp thời, ngừng xuất con giống và kiếm soát chặt việc xuất sản phẩm, vật tư trong khu chăn nuôi ra ngoài theo quy định.
    3. Khi xảy ra dịch tại ô chuồng hay cả chuồng cần tiêu độc, khử trùng tại chỗ:
          • Cần che bạt, bao vây kín ô chuồng hoặc cả chuồng, với mẹ nuôi con loại ngay nái và toàn bộ con theo mẹ, đối với các loại vật nuôi khác loại toàn bộ ô chuồng hoặc cả chuồng nếu dịch xảy ra cả chuồng hoăc cả ô chuồng.
          • Vật nuôi bị bệnh phải tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
          • Không rửa ngay ô chuồng hoặc chuồng bị bệnh, tiến hành che bạt, bao vây kín, phun chất sát trùng đẫm gấp 2 lần bình thường liên tục 3-4 ngày,
    4. Bao bì, dụng cụ đựng thức ăn của đàn vật nuôi bị dịch bệnh phải được tiêu độc, khử trùng.
    5. Thực hiện ghi chép và lưu giữ nhật ký chăn nuôi.
    6. KHUYÊN CÁO SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH TRONG THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
  3. Nguyên tắc sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh
  • Chế phẩm vi sinh bao gồm chế phẩm probiotic (lợi khuẩn) và enzyme.
  • Khi bổ sung chế phẩm vi sinh là probiotic thì không nên dùng kháng sinh vì kháng sinh làm mất tác dụng của vi sinh vật và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.
  • Cơ sở chăn nuôi có thể tự trộn thức ăn tại trại hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc.
  • Các biện pháp an toàn sinh học phải luôn đảm bảo theo quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc nhà cung cấp sản phẩm.
  1. Hướng dẫn sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh
    1. Giai đoạn 1 (Vật nuôi giai đoạn 1- 2 tháng tuổi):

Ở giai đoạn này, cơ sở chăn nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ những cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn. Bổ sung chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.2.Giai đoạn 2 (Vật nuôi từ tháng thứ 3 trở lên):

Ở giai đoạn này có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phổi trộn.Thức ăn tự phối trộn từ những nguyên liệu thông dụng, sẵn có tại địa phương, không nên sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc động vật (ngoại trừ bột cá). Trước khi chế biến, cơ sở cần lập công thức thức ăn (khẩu phần cơ sở) theo từng giai đoạn sinh trưởng đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi

2.3.Sử dụng chế phẩm vi sinh là nấm men hoạt tính Saccharomyces trong khẩuphần cơ sở

Thức ăn hỗn họp theo công thức ở Bảng 1được trộn đều với nước sạch và chế phẩm theo tỷ lệ 800 kg thức ăn hỗn hợp + 200 kg nước sạch + 2 kg chế phẩm vi sinh Fodder Yeast. Hỗn họp này sau đó được đưa vào thùng nhựa hoặc thùng phuy đậy kín (trường họp không có thùng nhựa/phuy thì dùng túi ni lông buộc kín) đê ủ trong nhà thông thoáng, đảm bảo tránh mưa, nắng. Sau khi ủ ít nhất 07 ngày (mùa hè) và 10 ngày (mùa đông) thì bắt đầu sử dụng. Sản phẩm sau khi ủ có thể sử dụng trong 03 – 06 tháng.

Yêu cầu thức ăn sau khi ủ: Thức ăn đảm bảo đồng đều, ẩm, tơi xốp, giữ được màu sắc ban đầu và có mùi thơm.

2.4. Sử dụng chế phẩm sinh học là vi khuẩn Lactic trong khẩu phần cơ sở

Thức ăn hỗn hợp theo công thức ở Bảng 1 được trộn đều với chế phẩm vi sinh “Lacto Powder T” theo tỷ lệ 2 kg/tấn. Bảo quản thức ăn ở nơi khô thoáng tối đa là 02 tháng. Hằng ngày trộn thức ăn hỗn họp (đã bổ sung chế phẩm vi sinh) với nước sạch theo tỷ lệ 20 kg thức ăn với 10 kg nước sạch (2:1), sau đó đặt vào thùng, ủ 24 – 36 giờ trước khi sử dụng. Sản phẩm sau khi ủ nên sử dụng trong ngày.

Yêu cầu sản phẩm: Sản phẩm đồng đều, giữ được màu sản phẩm, có mùi thơm.

2.5.Sử dụng chếphẩm sinh học là bào tửBacillus trong khẩu phần cơ sở

Nguyên tắc sử dụng chế phẩm vi sinh có chứa bào tử Bacillus theo hướng dẫn của nhà sản xuất.Dưới đây là ví dụ một số chế phẩm vi sinh chứa bào tử Bacillus:

  • Chế phẩm “Powerzyme 100”: có nguồn gốc từ Korea, bổ sung 0,5 kg/tấn
  • Một số chế phẩm vi sinh chứa bào tử Bacillus được sản xuất trong nước: + Ché phẩm “Bacillus Weaner”:bổ sung 0,2-0,4 kg/tấn.
  • Chế phẩm“NeoPig Top Gold”:bổ sung 0,5 kg/tấn. + Chế phẩm “NeoEnvi”:bổ sung 0,5 kg/tấn.

2.6.Sử dụng chế phẩm sinh học là enzyme trong khẩu phần cơ sở:

– Chế phẩm Kangjuntai chứa enzyme Lysozym: Cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bổ sung 1-2 kg/tấn

– Chế phẩm enzyme tiêu hóa: Ví dụ sản phẩm “Natuzyme Feed Enzyme for Pig and poultry”, bổ sung 0,5 kg/tấn.

3. Một số lưu ý

– Ngoài khẩu phần cơ sở các cơ sở chăn nuôi có thể lập khẩu phần thức ăn theo điều kiện của cơ sở và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương theo một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn nuôi dưỡng. Trường họp không tự phối trộn thức ăn thì có thể sử dụng thức ăn công nghiệp đảm bảo nguyên tắc không có kháng sinh, chất lượng tốt và truy xuất được nguồn gốc.

– Chế phẩm vi sinh chỉ phát huy tác dụng khi nó được sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất vì bản chất chúng là vi sinh vật nên phải có một môi trường phù họp (ví dụ không dùng chung với kháng sinh).

– Ngoài các chế phẩm vi sinh ví dụ nêu trên, các cơ sở chăn nuôi có thể tìm mua các sản phẩm vi sinh khác được phép lưu hành tại Việt Nam, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng.

– Chế phẩm vi sinh ngoài việc bổ sung vào thức ăn còn có thể sử dụng bổ sung vào nước uống, đệm lót và phun trong không khí chuồng nuôi khi có dịch bệnh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Tác giả: Ths. Lê Trần Thái
Trung tâm NC khảo nghiệm và DVVN- Viện NN Thanh Hóa
Đ T : 02373204636-0983.708.538
E.mail :tranthai_74@yahoo.com

Công tác sản xuất thương phẩm giống Lan kim tuyến tại viện nông nghiệp

Lan kim tuyến hay còn gọi là lan gấm là một loại dược liệu vô cùng quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về y học, lan kim tuyến tác dụng tăng cường sức khoẻ, lưu thông khí huyết, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh. Theo y học hiện đại, lan kim tuyến có tác dụng phòng ngừa loãng xương, tiểu đường và tăng cường hệ thống miễn dịch, … Hơn nữa, mới đây người ta đã tìm ra khả năng phòng và chống ung thư của loài thảo dược này. Về giá trị kinh tế, nhiều nước điển hình như Đài Loan, Trung quốc đã thu được nguồn lợi nhuận đáng kể cho quốc gia khi tập trung xuất khẩu lan kim tuyến. Ngoài ra nhờ có bộ lá hấp dẫn nên loài cây này cũng có giá trị hoa cảnh dùng trang trí như các loại lan thông thường khác và đặc biệt bán giá cao khi chúng được sử dụng theo lối phong thủy. Các sản phẩm từ cây lan kim tuyến đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người sản xuất hiện nay.

Có giá trị là thế nhưng Lan kim tuyến trong tự nhiên thường chỉ phân bố trong những mạn rừng sâu và cao, rất hiếm khi bắt gặp chúng sinh trưởng ở bìa rừng, đặc biệt chúng không thể phát triển ở nơi đồng bằng châu thổ. Khả năng tái sinh chồi từ rễ và hạt của lan kim tuyến rất kém, sinh trưởng chậm và bị khai thác từ lâu nên loài cây này đang bị đe dọa nghiêm trọng. Năm 2007, lan kim tuyến được đưa vào sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm IA, nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại. Trong nhiều năm qua, các nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống lan kim tuyến được triển khai đã cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để tạo ra hàng loạt những cây con ổn định về mặt di truyền. Điều này rất có ý nghĩa trong việc bảo tổn, phát triển và sau đó cung cấp cây giống có chất lượng cho thị trường.

Có nhiều phương pháp nhân giống lan kim tuyến đã được thực hiện: nhân giống bằng hạt, nhân giống bằng cây con hay giâm cành. Tuy nhiên, các phương pháp trên đều không hiệu quả. Đối với nhiều loại thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế và ý nghĩa sinh học cao, gặp vấn đề trong nhân giống hữu tính thì nhân giống vô tính in vitro là phương án tối ưu nhất để nhân nhanh chồi và tạo cây con hoàn chỉnh. Phương pháp này giải quyết được vấn đề không đồng nhất do phân ly tính trạng ở thế hệ cây con khi nhân giống từ hạt và vấn đề bệnh lây nhiễm ở phương pháp giâm, chiết cành.

Tại Quyết định 252/QĐ-VNN ngày 02/6/2021 của Viện trưởng Viện Nông nghiệp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, đơn vị trực thuộc, Phòng Phân tích và thí nghiệm được giao nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây trồng có giá trị để phục vụ phát triển sản xuất và đời sống cũng như nhân, cung ứng giống cây trồng cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhóm công nghệ sinh học tổ chức nhân giống đối với 3 giống lan kim tuyến bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật tại phòng thí nghiệm.

Nhận thực rõ được giá trị tiềm năng của loại dược liệu quý hiếm này nếu được sản xuất và chế biến thành các sản phẩm hàng hoá cung ứng rộng rãi ra thị trường sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, phát triển vùng dược liệu của tỉnh. Do đó, bên cạnh nhiệm vụ lưu giữ và bảo tồn nguồn gen, công tác sản xuất thử nghiệm lan kim tuyến cũng được tích cực triển khai. Mục tiêu cung cấp nguồn giống chất lượng cho vùng trồng dược liệu, tạo ra thành phẩm sinh khối có giá trị dược liệu cao, là nguồn nguyên liệu cho sản xuất các chế phẩm từ lan kim tuyến (trà, rượu…).

Với mục tiêu đưa lan kim tuyến trở thành sản phẩm cây giống mũi nhọn sau năm 2025 tại Viện Nông nghiệp, Phòng Phân tích và Thí nghiệm nói chung cũng như nhóm công nghệ sinh học nói riêng đang từng bước cải thiện, nâng cao kỹ năng, tay nghề và công suất hoạt động để hiện thức hóa được mục tiêu đó.

Từ năm 2019, phòng đã tiếp nhận Công nghệ nuôi cấy Lan kim tuyến bằng phương pháp in vitro từ Viện Sinh học nhiệt đới – Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ. Cho đến thời điểm hiện tại, các cán bộ đã làm chủ được công nghệ để có thể sản xuất lan kim tuyến thương phẩm bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

Cơ sở vật chất được đầu tư tương đối đầy đủ, đáp ứng tối thiểu các thiết bị cần thiết để vận hành một phòng nuôi cấy mô. Tổng diện tích khu vực công nghệ sinh học là 700m2 với đầy đủ hệ thống phòng nuôi, phòng hóa chất, phòng cấy… Nhóm thực hiện vẫn đang tiếp tục hoàn thiện quy trình từ quy trình công nghệ được tiếp nhận của đơn vị chuyển giao.

Được sự quan tâm của lãnh đạo Viện nông nghiệp Thanh Hóa đã có những định hướng đúng đắn để phòng cải tạo cơ sở vật chất, có thể phát triển công nghệ nuôi cấy mô, cũng như góp phần giúp cán bộ phòng phân tích nắm vững, hoàn thiện và phát triển quy trình nhân giống nuôi cấy mô. Cán bộ phòng PTTN luôn đoàn kết, đồng lòng, chủ động học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, quyết tâm để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa có khả năng thực hiện nhân giống in vitro tạo ra cây giống có chất lượng tốt. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm lan kim tuyến tạo ra chưa nhiều, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường hiện nay. Lý do một phần vì công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm chưa chuyên nghiệp, chưa hiệu quả nên chưa tiếp cận được với thị trường. Bên cạnh đó, công tác sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất hạn chế do chưa đồng bộ và nguồn nhân lực còn mỏng, không đủ để thực hiện sản xuất với số lượng lớn.

Hiện nay, phòng Phân tích và Thí nghiệm đã và đang đưa ra các giải pháp để thực hiện nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế đang tồn tại. Quy trình công nghệ được cải tiến, thay đổi để phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có. Cán bộ kỹ thuật tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu, tham quan, học hỏi để nâng cao kỹ năng, tay nghề. Công tác dịch vụ, thăm dò, nắm bắt nhu cầu thị trường về các sản phẩm từ lan kim tuyến được tích cực triển khai. Tranh thủ các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh, từ thực tế đáp ứng công suất giống cây Lan kim tuyến hiện tại và từ sự kỳ vọng của các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp đối với Viện nói chung, phòng Phân tích nói riêng, từ đó kết nối và lan tỏa ra bên ngoài để có thể tìm kiếm các đơn vị sẵn sàng làm đối tác đầu ra cho sản phẩm.

Từ những giải pháp nêu ra ở trên, phòng Phân tích và thí nghiệm định hướng sẵn cho tương lai gần. Sau năm 2025, phấn đấu đáp ứng được nhu cầu sử dụng cây giống lan kim tuyến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hướng tới trở thành đơn vị đi đầu trong việc cung ứng nguồn cây giống chất lượng cao, mở rộng thị trường không chỉ tại tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận và các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ.

Cung cấp nguồn giống chất lượng cho vùng trồng dược liệu của tỉnh, tạo ra thành phẩm sinh khối có giá trị dược liệu cao, là nguồn nguyên liệu cho sản xuất các chế phẩm từ lan kim tuyến (trà, rượu, …).

Đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, công nghệ chuẩn để tiến hành sản xuất cây giống thương phẩm quy mô công nghiệp./.

Trịnh Trúc Giang
Chuyên viên PTTN