DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ LOẠI NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG TỈNH VÀ CẢ NƯỚC QUÝ I/2022

  1. Các sản phẩm từ cây có hạt: lúa, gạo, ngô…

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo tháng 1/2022 đã bật tăng mạnh 45,4% về lượng, tăng 28,2% về trị giá so với tháng 1/2021, đạt lần lượt 505.741 tấn và 246 triệu USD. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu trung bình trong tháng đầu năm 486,5 USD/tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thị trường trong nước, trong tháng 02/2022, giá lúa gạo bán buôn có xu hướng tăng nhẹ. Gía lúa gạo nếp trong tháng 1/2022 có xu hướng tăng nhanh vào thời điểm cận kề dịp tết nguyên đán do nhu cầu sử dụng gạo nếp làm nguyên liệu chính để làm các loại bánh truyền thống như: bánh trung, bánh tét… Cụ thể, lúa thường tại ruộng cao nhất là 5.600 đồng/kg, giá bình quân là 5.429 đồng/kg, tăng 18 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho cao nhất 6.950 đồng/kg, trung bình là 6.420 đồng/kg, tăng 20 đồng/kg. Giá các mặt hàng gạo cũng không có biến động mạnh. Giá gạo 5% tấm có giá cao nhất 9.450 đồng/kg, giá bình quân 9.177 đồng/kg, giảm 7 đồng/kg. Gạo 15% tấm vẫn ổn định với giá cao nhất 9.250 đồng/kg, giá bình quân 8.933 đồng/kg. Gạo 25% tấm có giá cao nhất 9.050 đồng/kg, giá bình quân 8.642 đồng/kg, tăng 8 đồng/kg. Riêng gạo xát trắng loại 1 có giá trung bình là 9.133 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg. Trước tình hình dịch bệnh kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhiều mặt dự báo giá gạo nếp thành phẩm xuất ra thị trường năm nay chỉ giữ ở mức ổn định và có thể giảm hơn nữa. Sản phẩm ngô ngọt và ngô làm thức ăn chăn nuôi trên thế giới có xu hướng tăng giá mạnh do đứt gãy nguồn cung từ Nga và Ukraine.

Tại thị trường trong tỉnh, nhìn chung giá lúa, gạo trong tỉnh vẫn giữ ở mức ổn định, nguồn cung gạo các loại tương đối dồi dào, thị trường không xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu. Một số loại gạo ngon như: tám thơm, bắc thơm giá tăng nhẹ do nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh trong những ngày đầu tháng 02/2022. Giá ngô nguyên liệu nhập vào trong nước cũng vì thế tăng lên 8000 đồng/kg.

Một số nhận định, dự báo giá cả và nhu cầu tiêu thụ:

Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo nhiều khả năng tăng từ tháng 3/2022, khi vụ Đông Xuân cho thu hoạch rộ, nguồn cung lúa gạo sẽ tương đối dồi dào nên nhiều khả năng giá lúa gạo trong quý 1/2022 có xu hướng bình ổn hoặc có thể giảm nhẹ.

Nhu cầu tiêu dùng các loại gạo ở cả trong và ngoài nước trong quý I/2022 là tương đối lớn, nhất là khi các hoạt động sản xuất kinh tế bắt đầu trở lại sau thời gian dài giãn cách xã hội vì dịch Covid 19. Tại thị trường lúa gạo Thanh Hóa, thương hiệu sản phẩm gạo Ngọc Phố, nếp cái hoa vàng Qúy Hương của công ty CP Thương mại Sao Khuê đang rất được người dân trong và ngoài tỉnh tin tưởng sử dụng. Đây là 2 sản phẩm gạo chủ lực của công ty được đánh giá cao về chất lượng và đã tham dự nhiều các cuộc hội chợ trong và ngoài nước, rất có tiềm năng có thể xuất khẩu sang môt số thị trường nước ngoài khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu…Khi các hoạt động sản xuất trở lại, nhất là công cuộc tái đàn nghành chăn nuôi của tỉnh và cả nước bắt đầu phục hồi mạnh mẽ, mặt khác, Việc đứt gãy nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã khiến các doanh nghiệp quay lại trông chờ sản lượng trong nước. Bộ NN-PTNT từng khuyến khích nông dân chuyển đổi một số vùng trồng lúa để chuyển sang trồng bắp nhưng suốt một thời gian dài diện tích bắp cả nước vẫn giảm do không cạnh tranh được với bắp nhập khẩu. Dự báo nhu cầu tiêu thụ ngô nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi trong cả nước bắt đầu tăng mạnh khiến giá ngô nguyên liệu có thể tăng cao trong thời gian sắp tới.

  1. Giá sản phẩm rau quả:

Tính đến đầu năm 2022, hoạt động trồng trọt trên cả nước diễn ra trong điều kiện thuận lợi so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 3/2022, giá rau tại một số tỉnh, thành phố tăng nhẹ so với tháng trước do cuộc khủng hoảng tại Ukraine khiến giá xăng dầu leo thang nhanh chóng, khiến chi phí sản xuất, vận tải tăng cao dẫn đến giá cả một số mặt hàng rau củ quả tăng mạnh. Tại Hà Nội, giá một số loại rau ăn lá (như rau ngót, rau muống) tăng mạnh. Xu hướng này xảy ra tương tự tại một số tỉnh thành trong cả nước. Trong khi đó, đối với mặt hàng quả: giá dừa tươi tại Bến Tre ổn định hơn so với tháng trước.

Những tháng cuối quý I/2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 bước sang một giai đoạn mới, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp mới nhằm thích ứng với dịch bệnh cùng với phát triển kinh tế. Nhiều hoạt động sản xuất kinh tế tại nhiều tỉnh thành đã hoạt động bình thường trở lại. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng được đẩy mạnh khiến nguồn cung các sản phẩm rau củ quả trong và ngoài nước tương đối dồi dào.

Thị trường trong tỉnh do kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh, tình trạng khan hiếm thực phẩm không xảy ra, nên giá cả các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh không biến động nhiều. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi việc giá xăng dầu tăng cao nên nhiều mặt hàng rau củ quả giá cũng tăng mạnh bắt đầu vào giữa tháng 2/2022.

Một số nhận định, dự báo giá cả và nhu cầu tiêu thụ:

Trong những tháng tiếp theo năm 2022, xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng tích cực này có được một phần nhờ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh, Việt Nam đã điều hành hoạt động xuất khẩu thông suốt, không xảy ra tình trạng ùn ứ, đặc biệt tại các cửa khẩu. Bên cạnh đó, sự vào cuộc tích cực của các Bộ ban ngành, địa phương đã mang lại kết quả khả quan, hứa hẹn những thuận lợi trong thời gian tới. Tuy nhiên với tình hình chiến sự tại Ukraine đang diễn biến phức tạp kéo theo giá xăng dầu sẽ tăng cao trong những tháng tiếp theo dẫn đến giá giả một số mặt hàng rau củ quả có thể tăng nhẹ. Dự báo nhu cầu tiêu thụ rau củ quả trong và ngoài tỉnh có xu hướng giảm nhẹ. Ngoài các sản phẩm nông sản xuất thô như hàng năm, có thế kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất chế biến khép kín đóng gói sản phẩm để gia tăng giá trị cho nhiều loại sản phẩm như: dứa gai, cam, ổi…

  1. Giá sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản:

Tại thị trường trong nước, trong tháng 2/2022, giá lợn hơi biến động giảm nhẹ tại các khu vực. Tại miền Bắc, giá lợn hơi dao động trong khoảng giá từ 54.000 – 58.000 đồng/kg. Các tỉnh phía bắc được ghi nhận mức giao dịch thấp nhất khu vực ở mốc 54.000 đồng/kg. Đối với các sản phẩm gia cầm bán tại trại, giá gà thịt lông màu đều tăng nhẹ ở các địa phương, trong khi đó giá gà công nghiệp tăng nhẹ ở miền Bắc, giá giữ ổn định trong tháng 5, tháng 6. Các mặt hảng thủy hải sản giá cả có xu hướng tăng nhẹ tại các thị trường tiêu thụ lớn trong nước như: Hà Nôi, Hải Phòng, TP.HCM…

Thị trường trong tỉnh ghi nhận biến động không nhiều. Giá các mặt hàng thịt bò, thịt gia cầm, trứng gia cầm tăng nhẹ do nhu cầu thị trường dịp tết nguyên đán đối với những mặt hàng này gia tăng đáng kể, giá lợn hơi trong tỉnh vẫn ở mức thấp do nguồn cung thịt lợn đã ổn định do nghành nông nghiệp đã đẩy mạnh công tác tái đàn, đồng thời dịch tả lợn Châu Phi cũng đã được kiểm soát chặt. Vào những ngày đầu tháng 3/2021 giá lợn hơi tại trại dao động từ 54.000 – 58.000 đồng/kg, thịt lợn bán lẻ tại chợ có giá 105.000 đồng/kg ba chỉ rút xương, 100.000 đồng/kg thịt nạc vai và thịt nạc mông, 105.000 đồng/kg thịt thăn. Giá cả các mặt hàng thủy hải sản trong tỉnh như: tôm, mực, cá nước mặn… cũng biến động nhẹ, có xu hướng tăng dần vào những ngày cuối tháng 3 do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này bắt đầu tăng do sắp bước vào hè.

Một số nhận định, dự báo giá cả và nhu cầu tiêu thụ:

Dự báo giá thịt lợn hơi sẽ vẫn giữ ở mức thấp và giá có thể sẽ tăng nhẹ lên mức 57.000 – 60.000 đồng/kg vào những tháng quý II/2022 do giá xăng dầu tăng cao khiến chi phí sản xuất, vận chuyển tăng. Thịt trâu, bò ổn định giá và có thể tăng nhẹ vào đầu tháng 4/2022. Các tháng tới giá sản phẩm gia cầm và trứng sẽ duy trì mức ổn định. Các mặt hàng thủy hải sản giá bắt đầu tăng nhanh khi bước vào những tháng giữa quý II/2022.

Nhu cầu thị trường thịt lợn hơi trong và ngoài tỉnh cũng vẫn sẽ duy trì ở mức ổn định và có thể tăng nhẹ vào quý II/2022. Các sản phẩm thịt khác như: thịt trâu, thị bò, thịt gia cầm, trứng gia cầm…vẫn sẽ duy trì mức ổn định theo giá chung cả nước. Sản phẩm thịt lợn, thịt gia cầm của các trang trại nuôi liên kết tiêu thụ với công ty CP, Phú Gía… có khả năng cao có thể xuất khẩu sang các thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn nhưng không đòi hỏi quá cao về chất lượng thịt như: Trung Quốc, Hàn Quốc… và một số nước khác ở Đông Nam Á.

  1. Sản phẩm Tre, luồng, vầu

Tại thị trường trong nước ghi nhận từ đầu năm 2022 đến nay giá cá các sản phẩm tre, luồng, vầu có xu hướng giảm nhẹ do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm từ vật liệu này có xu hướng giảm nhẹ do dịch bệnh và biến động chính trị tại một số nước thị trường châu Âu. Tại thị trường trong tỉnh, ghi nhận tại huyện Quan Sơn (là một trong những địa phương có sản lượng tre, luồng lớn nhất cả tỉnh) Trước đây, cây luồng được thương lái thu mua khoảng 10.000 đồng/10 kg, thế nhưng nay chỉ còn 7.000 – 8.000 đồng/10 kg. Cây vầu giá thu mua giảm từ 230.000 đồng xuống còn 180.000 đồng/100 kg. Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp, công ty trên cả nước đã giảm nhập hàng lâm sản từ cơ sở.

Một số nhận định, dự báo giá cả và nhu cầu tiêu thụ:

Tình hình chiến sự tại Ukraine vẫn diến biến vô cùng phức tạp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giá xăng dầu tăng cao dẫn đến tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động. Người dân tại các nước là thị trường chính xuất khẩu của các sản phẩm làm từ tre, vầu… bắt đầu thắt giảm chi tiêu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm từ tre, vầu… giảm mạnh. Thậm chí các thị trường đang có chiến sự căng thẳng như Ukraine, Nga… có thể bị gián đoạn một thời gian dài do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga. Tại thị trường trong và ngoài tỉnh dự báo giá cả các mặt hàng tre, luồng có thể giảm nhẹ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh và tình hình chung của thế giới. Tuy nhiên giá có thể phục hồi vào những tháng tiếp theo nếu giá xăng dầu vẫn tăng cao như hiện nay dẫn đến chi phi sản xuất, vận chuyển tăng cao.

  1. Gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ

Trong năm vừa qua, sự tiếp nối có hiệu lực của các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã tạo điều kiện cho các phân ngành của nông nghiệp Việt Nam phát triển, thêm nhiều lợi thế trong tiếp cận các thị trường khó tính, cũng như gia tăng sức cạnh tranh đối với nhiều mặt hàng cùng loại của các quốc gia khác. Trong những ngành hàng này, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ cũng không ngoại lệ. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong những tháng đầu năm 2022, hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu vào thị trường Anh đều tăng mạnh. Dẫn đầu là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn. Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ, ghế khung gỗ…Tại thị trường trong tỉnh giá nguyên liệu đầu vào vẫn giữ mức ổn định và có thể tăng nhẹ do giá xăng dầu tăng cao. Các mặt hàng làm từ gỗ như: bàn, ghế, tấm ép… vẫn giữ giá ở mức ổn định.

Một số nhận định, dự báo giá cả và nhu cầu tiêu thụ:

Theo diễn biến ứng phó dịch bệnh COVID-19 của các quốc gia trên thế giới, các chuyên gia kinh tế dự báo kinh tế toàn cầu sẽ dần phục hồi, tăng trưởng trở lại trong năm 2022. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ gỗ của các quốc gia trên thế giới tăng lên, vốn FDI vào Việt Nam cũng ngày càng tăng, cộng với sự chủ động về công nghệ sản xuất và nguyên liệu gỗ đầu vào sẽ là động lực cho hoạt động chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam. Tuy nhiên nghành chế biến và xuất khẩu gỗ của nước ta vẫn sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Một khó khăn lớn nhất trong năm 2021 được dự báo có thể kéo dài đến hết quý 1/2022 là tình trạng thiếu tàu vận tải biển, thiếu container, giá cước phí vận tải đường biển tăng quá cao dẫn tới đứt gãy chuỗi cung ứng hoàng hóa đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp. Tại thị trường trong tỉnh nhu cầu tiêu thụ gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ có thể sẽ tăng cao do các hoạt động sản xuất dần đi vào hoạt động bình thường sau đại dịch Covid-19 kết hợp với tình hình giá căng dầu tăng mạnh như hiện tại dẫn đến giá các mặt hàng làm từ gỗ có thể tăng nhẹ trong các tháng tới đây.

BẢNG THAM KHẢO GIÁ CÁC SẢN PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN TÍNH ĐẾN NGÀY 25/03/2022

                                                                                            (ĐVT: 1000 VNĐ)

  SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐVT GIÁ THÁNG 1 GIÁ THÁNG 2 GIÁ THÁNG 3 GIÁ TB CẢ TỈNH GIÁ TB CẢ NƯỚC
I Sản phẩm thủy, hải sản            
1 Ngao Kg ( bán lẻ) 22 20 25 22.3 22
2 Cua bể Kg ( bán lẻ) 350 360 370 360.0 380.5
3 Cua đồng Kg ( bán lẻ) 15 16 15 15.3 15
4 Cá Rô Phi Kg ( bán lẻ) 25 30 35 30.0 29.5
6 Cá Thu tươi Kg ( bán lẻ) 185 190 210 195.0 185
7 Ghẹ đỏ Kg ( bán lẻ) 400 410 400 403.3 405
8 Cá chim trắng nước ngọt Kg ( bán lẻ) 40 45 50 45.0 41.2
9 Cá chép Kg ( bán lẻ) 55 60 60 58.3 56.5
10 Mực trứng Kg ( bán lẻ) 200 210 210 206.7 202.8
11 Tôm Sú Kg ( bán lẻ) 210 220 225 218.3 215.4
II Sản phẩm chăn nuôi            
1 Gà ta Kg ( bán lẻ) 110 115 110 111.7 112
2 Gà công nghiệp sống đã làm sẵn Kg ( bán lẻ) 75 75 70 73.3  

72.5

3 Vịt sống Kg ( bán lẻ) 50 65 65 60.0 58.9
4 Thịt bò Kg ( bán lẻ) 230 250 250 243.3 245.5
5 Thịt lợn hơi Kg 54 55 54 54.3 55
6 Trứng gà ta Quả 3 3 3.3 3.1 3.2
7 Trứng gà công nghiệp Quả 3 2.7 2.5 2.7 3
8 Trứng vịt thường Quả 3 3 3 3.0 3
III Sản phẩm trồng trọt            
  Sản phẩm cây có hạt            
1 Gạo Si Kg ( bán lẻ) 13 13 14 13.3 13.5
2 Gạo Quy Năm Kg ( bán lẻ) 10 11 14 11.7 11.5
3 Gạo Tám Thơm Kg ( bán lẻ) 18 18 19 18.3 18
4 Gạo Khang Dân Kg ( bán lẻ) 11 12 12 11.7 11.2
5 Gạo Bắc Thơm Kg ( bán lẻ) 17 17 17 17.0 17.1
6 Gạo nếp cái hoa vàng Kg ( bán lẻ) 35 35 35 35.0 33.6
7 Ngô nếp Chục 35 40 40 38.3 40
8 Ngô ngọt Chục 35 35 36 35.3 34.5
9 Khoai lang vàng Kg ( bán lẻ) 25 30 30 28.3 26.5
10 Đậu tương Kg ( bán lẻ) 25 25 25 25.0 25
11 Đậu đen Kg ( bán lẻ) 38 40 40 39.3 39
12 Lạc Kg ( bán lẻ) 55 45 55 51.7 50.5
  Sản phẩm cây ăn quả            
1 Cam Sành Kg ( bán lẻ) 30 35 40 35.0 34.5
2 Dưa hấu Kg ( bán lẻ) 10 13 15 12.7 11.7
3 Ổi Kg ( bán lẻ) 15 20 20 18.3 17.1
4 Xoài Kg ( bán lẻ) 23 23 23 23.0 22.3
5 Dứa gai Kg ( bán lẻ) 10 12 12 11.3 10.5
6 Thanh long Kg ( bán lẻ) 30 30 30 30.0 32.3
7 Kg ( bán lẻ) 40 35 40 38.3 36.9
  Sản phẩm Rau, củ đậu các loại            
1 Hành khô Kg ( bán lẻ) 35 40 40 38.3 37.7
2 Tỏi Kg ( bán lẻ) 30 35 36 33.7 33.2
3 Gừng Kg ( bán lẻ) 40 42 50 44.0 46.1
4 Nghệ Kg ( bán lẻ) 22 20 24 22.0 21.5
5 Xả Kg ( bán lẻ) 20 20 22 20.7 19.8
6 Dưa chuột Kg ( bán lẻ 12 14 15 13.7 12
7 Cà chua Kg ( bán lẻ) 15 16 18 16.3 15.2
8 Cà rốt Kg ( bán lẻ) 15 15 18 16.0 16.3
9 Hành tây Kg ( bán lẻ) 30 30 31 30.3 30
10 Khoai sọ Kg ( bán lẻ) 30 30 32 30.7 31.5
11 Khoai tây Kg ( bán lẻ) 18 22 23 21.0 21.3
12 Bắp cải Kg ( bán lẻ) 14 15 16 15.0 12.5
13 Chanh quả Kg ( bán lẻ) 20 20 17 19.0 17.5
14 Rau cải chíp Kg ( bán lẻ) 15 15 15 15.0 15.5
15 Củ cải Kg ( bán lẻ) 15 15 16 15.3 14.5
  Sản phẩm tre, luồng, vầu            
1 Luồng Kg ( bán lẻ) 1.5 1.6 1.6 1.56 1.65
2 Vầu Kg ( bán lẻ) 4 4 4 4 4.22
  Gỗ và các sản phẩm từ gỗ            
  Gỗ keo non M3 (bán buôn) 496 501 499 498.66 502.78
  Gỗ keo trung bình M3 (bán buôn) 1150 1100 1150 1133.33 1195.23
  Gỗ keo già M3 (bán buôn) 4500 4700 4500 4566.66 5068.55

Mạnh Tùng

Trạm Kết Nối Cung Cầu và Hội chợ triển lãm- Trung tâm tư vấn quy hoạch Thị trường và chiến lược PTNN

Bài viết liên quan