Công tác sản xuất thương phẩm giống Lan kim tuyến tại viện nông nghiệp

Lan kim tuyến hay còn gọi là lan gấm là một loại dược liệu vô cùng quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về y học, lan kim tuyến tác dụng tăng cường sức khoẻ, lưu thông khí huyết, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh. Theo y học hiện đại, lan kim tuyến có tác dụng phòng ngừa loãng xương, tiểu đường và tăng cường hệ thống miễn dịch, … Hơn nữa, mới đây người ta đã tìm ra khả năng phòng và chống ung thư của loài thảo dược này. Về giá trị kinh tế, nhiều nước điển hình như Đài Loan, Trung quốc đã thu được nguồn lợi nhuận đáng kể cho quốc gia khi tập trung xuất khẩu lan kim tuyến. Ngoài ra nhờ có bộ lá hấp dẫn nên loài cây này cũng có giá trị hoa cảnh dùng trang trí như các loại lan thông thường khác và đặc biệt bán giá cao khi chúng được sử dụng theo lối phong thủy. Các sản phẩm từ cây lan kim tuyến đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người sản xuất hiện nay.

Có giá trị là thế nhưng Lan kim tuyến trong tự nhiên thường chỉ phân bố trong những mạn rừng sâu và cao, rất hiếm khi bắt gặp chúng sinh trưởng ở bìa rừng, đặc biệt chúng không thể phát triển ở nơi đồng bằng châu thổ. Khả năng tái sinh chồi từ rễ và hạt của lan kim tuyến rất kém, sinh trưởng chậm và bị khai thác từ lâu nên loài cây này đang bị đe dọa nghiêm trọng. Năm 2007, lan kim tuyến được đưa vào sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm IA, nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại. Trong nhiều năm qua, các nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống lan kim tuyến được triển khai đã cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để tạo ra hàng loạt những cây con ổn định về mặt di truyền. Điều này rất có ý nghĩa trong việc bảo tổn, phát triển và sau đó cung cấp cây giống có chất lượng cho thị trường.

Có nhiều phương pháp nhân giống lan kim tuyến đã được thực hiện: nhân giống bằng hạt, nhân giống bằng cây con hay giâm cành. Tuy nhiên, các phương pháp trên đều không hiệu quả. Đối với nhiều loại thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế và ý nghĩa sinh học cao, gặp vấn đề trong nhân giống hữu tính thì nhân giống vô tính in vitro là phương án tối ưu nhất để nhân nhanh chồi và tạo cây con hoàn chỉnh. Phương pháp này giải quyết được vấn đề không đồng nhất do phân ly tính trạng ở thế hệ cây con khi nhân giống từ hạt và vấn đề bệnh lây nhiễm ở phương pháp giâm, chiết cành.

Tại Quyết định 252/QĐ-VNN ngày 02/6/2021 của Viện trưởng Viện Nông nghiệp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, đơn vị trực thuộc, Phòng Phân tích và thí nghiệm được giao nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây trồng có giá trị để phục vụ phát triển sản xuất và đời sống cũng như nhân, cung ứng giống cây trồng cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhóm công nghệ sinh học tổ chức nhân giống đối với 3 giống lan kim tuyến bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật tại phòng thí nghiệm.

Nhận thực rõ được giá trị tiềm năng của loại dược liệu quý hiếm này nếu được sản xuất và chế biến thành các sản phẩm hàng hoá cung ứng rộng rãi ra thị trường sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, phát triển vùng dược liệu của tỉnh. Do đó, bên cạnh nhiệm vụ lưu giữ và bảo tồn nguồn gen, công tác sản xuất thử nghiệm lan kim tuyến cũng được tích cực triển khai. Mục tiêu cung cấp nguồn giống chất lượng cho vùng trồng dược liệu, tạo ra thành phẩm sinh khối có giá trị dược liệu cao, là nguồn nguyên liệu cho sản xuất các chế phẩm từ lan kim tuyến (trà, rượu…).

Với mục tiêu đưa lan kim tuyến trở thành sản phẩm cây giống mũi nhọn sau năm 2025 tại Viện Nông nghiệp, Phòng Phân tích và Thí nghiệm nói chung cũng như nhóm công nghệ sinh học nói riêng đang từng bước cải thiện, nâng cao kỹ năng, tay nghề và công suất hoạt động để hiện thức hóa được mục tiêu đó.

Từ năm 2019, phòng đã tiếp nhận Công nghệ nuôi cấy Lan kim tuyến bằng phương pháp in vitro từ Viện Sinh học nhiệt đới – Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ. Cho đến thời điểm hiện tại, các cán bộ đã làm chủ được công nghệ để có thể sản xuất lan kim tuyến thương phẩm bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

Cơ sở vật chất được đầu tư tương đối đầy đủ, đáp ứng tối thiểu các thiết bị cần thiết để vận hành một phòng nuôi cấy mô. Tổng diện tích khu vực công nghệ sinh học là 700m2 với đầy đủ hệ thống phòng nuôi, phòng hóa chất, phòng cấy… Nhóm thực hiện vẫn đang tiếp tục hoàn thiện quy trình từ quy trình công nghệ được tiếp nhận của đơn vị chuyển giao.

Được sự quan tâm của lãnh đạo Viện nông nghiệp Thanh Hóa đã có những định hướng đúng đắn để phòng cải tạo cơ sở vật chất, có thể phát triển công nghệ nuôi cấy mô, cũng như góp phần giúp cán bộ phòng phân tích nắm vững, hoàn thiện và phát triển quy trình nhân giống nuôi cấy mô. Cán bộ phòng PTTN luôn đoàn kết, đồng lòng, chủ động học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, quyết tâm để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa có khả năng thực hiện nhân giống in vitro tạo ra cây giống có chất lượng tốt. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm lan kim tuyến tạo ra chưa nhiều, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường hiện nay. Lý do một phần vì công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm chưa chuyên nghiệp, chưa hiệu quả nên chưa tiếp cận được với thị trường. Bên cạnh đó, công tác sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất hạn chế do chưa đồng bộ và nguồn nhân lực còn mỏng, không đủ để thực hiện sản xuất với số lượng lớn.

Hiện nay, phòng Phân tích và Thí nghiệm đã và đang đưa ra các giải pháp để thực hiện nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế đang tồn tại. Quy trình công nghệ được cải tiến, thay đổi để phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có. Cán bộ kỹ thuật tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu, tham quan, học hỏi để nâng cao kỹ năng, tay nghề. Công tác dịch vụ, thăm dò, nắm bắt nhu cầu thị trường về các sản phẩm từ lan kim tuyến được tích cực triển khai. Tranh thủ các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh, từ thực tế đáp ứng công suất giống cây Lan kim tuyến hiện tại và từ sự kỳ vọng của các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp đối với Viện nói chung, phòng Phân tích nói riêng, từ đó kết nối và lan tỏa ra bên ngoài để có thể tìm kiếm các đơn vị sẵn sàng làm đối tác đầu ra cho sản phẩm.

Từ những giải pháp nêu ra ở trên, phòng Phân tích và thí nghiệm định hướng sẵn cho tương lai gần. Sau năm 2025, phấn đấu đáp ứng được nhu cầu sử dụng cây giống lan kim tuyến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hướng tới trở thành đơn vị đi đầu trong việc cung ứng nguồn cây giống chất lượng cao, mở rộng thị trường không chỉ tại tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận và các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ.

Cung cấp nguồn giống chất lượng cho vùng trồng dược liệu của tỉnh, tạo ra thành phẩm sinh khối có giá trị dược liệu cao, là nguồn nguyên liệu cho sản xuất các chế phẩm từ lan kim tuyến (trà, rượu, …).

Đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, công nghệ chuẩn để tiến hành sản xuất cây giống thương phẩm quy mô công nghiệp./.

Trịnh Trúc Giang
Chuyên viên PTTN

Hội nghị công bố và bàn giao kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng – nông hoá huyện Mường Lát

Sáng 21-8, tại huyện Mường Lát, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Mường Lát tổ chức công bố và bàn giao kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa huyện Mường Lát phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và lập Đề án Phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dự hội nghị có Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Mường Lát, Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 5; chuyên viên Viện Nông nghiệp Thanh Hóa; chuyên gia thổ nhưỡng – nông hóa; Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt kiểm lâm huyện; các tổ chức, đoàn thể, phòng ban, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện Mường Lát.

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát phát biểu ý kiến tại hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe lãnh đạo Viện Nông nghiệp Thanh Hóa khái quát tình hình sử dụng tài nguyên đất đai, giải pháp khai thác tối đa, hiệu quả nguồn tài nguyên đất trong sản xuất nông, lâm nghiệp, phục vụ Đề án “Phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045”.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa là đơn vị được UBND tỉnh giao nhiệm vụ xây dựng đề án, trong quá trình xây dựng đã phối hợp với UBND huyện và các đơn vị có liên quan để xây dựng bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa phục vụ đánh giá chất lượng đất, đánh giá thích nghi cây trồng và đề xuất hướng sử dụng hiệu quả, bền vững. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện điều tra, đánh giá lấy mẫu thổ nhưỡng, nông hóa và phân tích các chỉ tiêu về lý, hóa học đất, được thực hiện từ tháng 3-2022 đến tháng 8-2023.

Ông Lê Xuân Bắc, Trưởng phòng Kế hoạch Viện Nông nghiệp Thanh Hóa khái quát về nguồn tài nguyên đất trên địa bàn huyện Mường Lát

Tại hội nghị, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã công bố và bàn giao kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa huyện Mường Lát. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng để UBND huyện Mường Lát làm cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, kinh tế – xã hội của huyện và giúp cho các cấp, ngành địa phương, tổ chức, đơn vị chủ rừng, doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cập nguồn tài liệu này để chủ động trong công tác tổ chức sản xuất của đơn vị mình đạt hiệu quả cao nhất.

Qua kết quả điều tra, đánh giá, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa trên địa bàn huyện, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tiến hành lấy 1.174 mẫu, trong đó 208 mẫu phân tích các chỉ tiêu thổ nhưỡng (16 chỉ tiêu), 966 mẫu phân tích chỉ tiêu nông hóa (10 chỉ tiêu) trên tổng diện tích 79.050 ha trên 8 loại đất của huyện Mường Lát. Với kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên đất của huyện phổ biến có độ dốc cao, độ dày tầng đất mịn mỏng với khoảng 55.254,77 ha, chiếm 68,51% diện tích đất; đất có độ dốc >25o khoảng 63.899,73 ha, chiếm 79,23% diện tích đất và có tầng dày < 70 cm. Kết quả phân tích, đánh giá chất lượng thông qua các chỉ tiêu nông hóa cho thấy có trên 52.795,18 ha, chiếm 66,8% diện tích đất của huyện khá giàu chất hữu cơ tổng số và Kali trao đổi, dung tích hấp thu cation trung bình khá, nhưng có nhược điểm là đất chua và nghèo Lân dễ tiêu. Đây là căn cứ quan trọng cho việc đánh giá mức độ thích hợp đất đai và bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm năng của địa phương.

Ông Trần Văn Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Mường Lát tham luận tại hội nghị

Trên cơ sở tổng hợp thông tin kết quả điều tra khảo sát thực địa cho phép lựa chọn 16 loại cây trồng rừng có khả năng phát triển được ở địa bàn Mường Lát (gồm: quế, trẩu lá xẻ, thông ba lá, thông Caribea, thông nhựa, thông đuôi ngựa, sa mu, bồ đề, dổi xanh, mỡ, luồng, vầu, cọ phèn, cọ khiết, đậu thiều và lát hoa) để đưa vào phân hạng, đánh giá thích nghi, làm căn cứ đề xuất sử dụng, Viện Nông nghiệp đề xuất một số cây trồng lâm nghiệp chính theo vùng sinh thái, như:

Vùng 1 (Trung Lý, Mường Lý, Tam Chung): quế, trẩu, thông ba lá, thông Caribea, thông nhựa, thông đuôi ngựa, sa mu, bồ đề, dổi ăn hạt, mỡ, luồng, vầu, cọ phèn, dậu thiều, lát hoa.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc BQL Rừng phòng hộ phát biểu tham luận tại hội nghị

Vùng 2 (Quang Chiểu, Mường Chanh): quế, trẩu, thông Caribea, thông nhựa, thông đuôi ngựa, sa mu, bồ đề, dổi ăn hạt, mỡ, luồng, cọ phèn, đậu thiều, lát hoa.

Vùng 3 (Pù Nhi, Nhi Sơn): trẩu, thông ba lá, thông Caribea, thông nhựa, thông đuôi ngựa, sa mu, vầu.

Vùng 4 (Thị trấn Mường Lát): trẩu, thông Caribea, thông nhựa, thông đuôi ngựa, sa mu, bồ đề, đậu thiều.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đề nghị trên cơ sở tài liệu, bản đồ thổ nhưỡng – nông hóa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa bàn giao, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mường Lát chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền, khai thác, sử dụng tài liệu đưa vào xây dựng kế hoạch sản xuất, bố trí cây trồng của địa phương trong thời gian tới đạt kết quả cao nhất.

Ông Đỗ Đình Đài, chuyên gia nông học – thổ nhưỡng Viện Nông nghiệp Hà Nội, phát biểu tại hội nghị

Sau khi có kết quả báo cáo của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, UBND huyện Mường Lát sẽ tổ chức tuyên truyền đến người dân về những kết quả nghiên cứu giúp người dân có thể tự trang bị cho mình các kiến thức về sử dụng đất hợp lý, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Việc điều tra, đánh giá thổ nhưỡng, nông hóa trên địa bàn huyện mở ra hướng phát triển mới cho lĩnh vực nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị

Người nông dân được hiểu rõ tính chất của các loại đất, hàm lượng các nguyên tố vi lượng, chất dinh dưỡng để lựa chọn cho đất một loại cây trồng phù hợp nhất theo cơ cấu 4 vùng sinh thái của huyện. Từ đó hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô phù hợp với điều điện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện, đảm bảo hiệu quả môi trường, kinh tế và sử dụng đất bền vững.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trao hồ sơ cho UBND huyện Mường Lát

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, nông hóa và đánh giá phân hạng đất đai, cây trồng hiện có phân bố trên địa bàn huyện đã đánh giá được 16 loài và nhóm loài cây trồng lâm nghiệp tương đối phù hợp với từng khu vực tại 8 xã, thị trấn của huyện. Qua đó, giúp cho các cơ quan quản lý giám sát, cập nhật tình hình sử dụng đất sản xuất nông, lâm nghiệp và xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hợp lý. Đồng thời, giúp người nông dân tra cứu về hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm đất đai, mức độ thích hợp của các loại cây trồng và bón phân cân đối cho cây trồng đạt hiệu quả.

Nguồn: Báo Thanh Hoá

Trần Anh Đức
Chuyên viên Văn phòng

Lễ Công bố Quyết định Điều động và bổ nhiệm Chánh Văn phòng Viện và Giám đốc Trung tâm NCKN&DV Vật nuôi

Chiều ngày 08/8, Viện Nông nghiệp tổ chức lễ công bố quyết định Điều động và bổ nhiệm Chánh Văn phòng Viện và Giám đốc Trung tâm NCKN&DV Vật nuôi. 

Tham dự và chỉ đạo tại buổi lễ có các Đồng chí trong ban Lãnh đạo Viện: Viện trưởng Nguyễn Đình Hải, 02 Phó Viện trưởng Lê Khắc Chiến và Hoàng Vũ Thảo cùng đại diện các Phòng, Trung tâm, Viên chức, người lao động thuộc Văn phòng Viện và Trung tâm NCKN&DV Vật nuôi.

Toàn cảnh buổi lễ công bố quyết định
Phó Chánh Văn phòng Nguyễn Thị Thanh đã thay mặt Ban Lãnh đạo Viện  công bố các quyết định

Tại buổi lễ, Phó Chánh Văn phòng Nguyễn Thị Thanh đã thay mặt Ban Lãnh đạo Viện  công bố các quyết định điều động và bổ nhiệm của Viện trưởng Viện Nông nghiệp:

Theo đó, điều động ông Hoàng Văn Tuân, Giám đốc Trung tâm NCKN&DV Vật nuôi, đến nhận công tác tại Văn phòng Viện và bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh Văn phòng; Điều động ông Bùi Tuấn Anh, Chánh Văn phòng, đến nhận công tác tại Trung tâm NCKN&DV Vật nuôi và bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm NCKN&DV Vật nuôi. Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm (60 tháng), kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành.

Ban Lãnh đạo Viện tặng hoa chúc mừng các cán bộ được bổ nhiệm

Phát biểu tại buổi lễ, Viện trưởng Nguyễn Đình Hải gửi lời chúc mừng đến các cá nhân đã được tín nhiệm nhận nhiệm vụ mới. Viện trưởng đề nghị trên cương vị mới, các cá nhân được điều động, bổ nhiệm đợt này tiếp tục nỗ lực cố gắng, phát huy kinh nghiệm trong quá trình công tác để tiếp cận công việc mới, tiếp tục đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành; giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương hành chính, hành động quyết liệt; đề cao trách nhiệm cá nhân kết hợp với phát huy trí tuệ tập thể; phát huy tinh thần đoàn kết, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Viện trưởng Nguyễn Đình Hải phát biểu tại buổi lễ

Thay mặt các đồng chí được bổ nhiệm, ông Hoàng Văn Tuân gửi lời cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của Lãnh đạo Viện, đồng thời hứa sẽ tiếp tục cố gắng cùng với tập thể lãnh đạo, công chức Viện đoàn kết, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đồng chí Hoàng Văn Tuân thay mặt các cán bộ được bổ nhiệm phát biểu

Cuối buổi Lễ, Viện trưởng Nguyễn Đình Hải cùng đại diện lãnh đạo các Phòng, Trung tâm tặng hoa chúc mừng các cán bộ được bổ nhiệm.

Trần Anh Đức
Chuyên viên Văn phòng

Đoàn công tác do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa và Viện Nông nghiệp thanh hóa thăm, làm việc tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Trung Ương

Tháng 7/2023. Đoàn công tác do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa và Viện Nông nghiệp thanh hóa thăm, làm việc tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Trung Ương, sáng 18/7, Đoàn công tác sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do đồng chí Hoàng Viết Chọn, Phó giám đốc sở làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại bộ môn Cây Ăn Quả.

Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí T.S. Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Rau quả Trung ương; lãnh đạo một số bộ môn, và đơn vị trực thuộc Viện Rau quả Trung ương.

Tại đây, đồng chí Lê Thị Hà, Trưởng phòng khoa học và hợp tác quốc tế  thông tin khái quát tình hình phát triển KT – XH của Viện. Theo đó, những năm gần đây, Viện đã có sự phát triển vượt bậc, đạt nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực nghiên cứu. Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương có tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất cây giống ăn quả tập trung, giá trị kinh tế cao.

Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương có nhiều giống cây như: bưởi ngọt, bưởi da xanh, nhãn ánh vàng, Na Đài Loan, … Các sản phẩm từ cây ăn quả và ngành nghề, dịch vụ liên quan mang lại nguồn thu nhập trực tiếp cho cán bộ thuộc đơn vị.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa và lãnh đạo Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thăm quan vườn giống cây đầu dòng
Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa và lãnh đạo Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thăm quan vườn giống cây đầu dòng
Đoàn công tác thăm mô hình vườn cây vải đầu dòng tại viện nghiên cứu rau quả
Đoàn công tác thăm mô hình vườn cây vải đầu dòng tại viện nghiên cứu rau quả

Thay mặt đơn vị, đồng chí T. S. Nguyễn Văn Dũng đánh giá cao chuyến thăm, làm việc của đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa. Trong suốt chuyến thăm, các thành viên đoàn công tác đều tích cực tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp, cách làm trên cơ sở đó áp dụng trong thực tiễn.

Đánh giá tỉnh Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuân lợi cho sự phát triển, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, đồng chí Hoàng Viết Chọn cho biết tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm phát triển với Viện Nông nghiệp và tranh thủ sự phối hợp giữa Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương với sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa. Đồng chí mong rằng các đơn vị sẽ thành lập nhiều đoàn công tác để trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để đạt được những kết quả cao trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là bộ môn cây ăn quả.

Tiến tới, Viện Nông nghiệp và đơn vị Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương sẽ phối hợp và hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đáp ứng nhu cầu cây giống chất lượng cao tại điểm trình diễn Viện Nông nghiệp Thanh Hóa./.

Phạm Thị Lý
TP. Phân tích và Thí nghiệm

Đoàn Công tác Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thăm và làm việc tại UBND huyện Thọ Xuân

Ngày 04/7/2023, đồng chí Nguyễn Đình Hải – Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóavà đoàn công tác Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thăm và làm việc tại UBND huyện Thọ Xuân. Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Hữu Dũng – UVNTV, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện, các đồng chí đại diện lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND, các phòng Tài nguyên môi trường, Phòng NN&PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thọ Xuân.

Đ/c Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp phát biểu tại hội nghị
Đ/c Nguyễn Hữu Dũng – UVNTV, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị hai bên đã bàn bạc các nội dung hợp tác giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa với UBND huyện Thọ Xuân trong công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; phân tích đánh giá từng vùng sinh thái bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp, phát huy giá trị kinh tế; giới thiệu các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện tham gia vào chuỗi nhà hàng, siêu thị trong và ngoài tỉnh đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp có uy tín đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp tại huyện Thọ Xuân. Xây dựng Đề án, dự án, quy hoạch thuộc lĩnh vực PTNT tại huyện.

Các nội dung hợp tác được đưa ra thảo luận giai đoạn 2023 – 2025 cụ thể như (1) Quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn, (2) Tổ chức sản xuất giống lúa theo hướng cánh đồng mẫu lớn chuyên canh. (3) Xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ gắn với chế biến theo chuỗi, (4) Xây dựng vùng trồng rau an toàn, (5) Xây dựng vùng sản xuất chuyên canh một số cây phục vụ xuất khẩu (Ớt, dưa bao tử, ngô bao tử…) liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, (6) Phát triển hệ thống cây xanh đô thị, tuyến đường giao thông, khu dân cư nông thôn, (8) Tổ chức kết nối cung cầu và các hội chợ triển lãm; trưng bày các sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản (sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản địa phương…)

Hai bên bàn bạc và cũng đi đến thống nhất hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi và trên tinh thần tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi chương trình hợp tác cụ thể sẽ được xây dựng với mục tiêu, thời gian, kinh phí, kết quả dự kiến và sẽ được hai bên thảo luận, thống nhất cụ thể. Hoạt động tham mưu, phối hợp thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, đảm bảo thiết thực, kịp thời, hiệu quả, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của hai bên, cuối năm sơ kết đánh giá và xây dựng kế hoạch phối hợp năm tiếp theo.

Một số hình ảnh tại hội nghị hợp tác giữa Viện nông nghiệp và UBND huyện Thọ Xuân
Một số hình ảnh tại hội nghị hợp tác giữa Viện nông nghiệp và UBND huyện Thọ Xuân

Về tổ chức thực hiện Hai đơn vị thống nhất chủ động bố trí nguồn lực thực hiện nhiệm vụ của Chương trình hợp tác theo quy định của pháp luật hiện hành và các nguồn xã hội hiện hành. UBND huyện Thọ Xuân giao phòng Nông nghiệp & PTNT là đầu mối tại UBND huyện, tham mưu xây dựng kế hoạch và kinh phí thực hiện các nhiệm vụ nêu trên để báo cáo Thường trực UBND huyện. Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giao cho Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng là đầu mối xây dựng kế hoạch đảm bảo tính khả thi trong thực hiện, báo cáo Lãnh đạo Viện. Hàng năm hai bên có tổng kết để đánh giá và điều chỉnh các nội dung cho phù hợp tình hình thực tế.

Bùi Tuấn Anh
Chánh Văn phòng Viện

PHÒNG PHÂN TÍCH VÀ THÍ NGHIỆM – VIỆN NÔNG NGHIỆP THANH HÓA ĐẠT VILAS 2023; MÃ VILAS 1501

Ngày 30/5/2023, Văn phòng công nhận chất lượng (BoA) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Quyết định số 1038/QĐ-VPCNCL về việc công nhận phòng Phân tích và Thí nghiệm – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đạt Vilas mang số hiệu: VILAS 1501 phù hợp với ISO/IEC 17025:2017 với danh mục các phép thử gồm 17 chỉ tiêu về đánh giá chất lượng đất nông nghiệp (danh mục các phép thử công nhận kèm theo).

VILAS viết tắt của cụm từ tiếng anh (Vietnam Laboratory Accreditation Scheme) là hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam, phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Hoạt động công nhận phòng thí nghiệm tại Việt Nam do Văn phòng Công nhận Chất lượng Việt Nam thực hiện (được gọi là công nhận phòng thí nghiệm theo VILAS), một mã VILAS có thời hạn 3 năm.

Mã Vilas của phòng phân tích và Thí nghiệm – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Phòng Phân tích và Thí nghiệm được công nhận VILAS, thì phòng thí nghiệm đã được Quốc tế công nhận về năng lực và quan trọng hơn hết là kết quả các phép đo lường/thử nghiệm của các PTN đó đã được Nhà nước thừa nhận về tính pháp lý. Điều này được khẳng định tại Điều 16 Chương III trong Nghị định 179/2004/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 21/10/2004. Kết quả thử nghiệm tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn VILAS góp phần giảm thiểu các hàng rào kĩ thuật trong thương mại; tránh việc thử nghiệm/chứng nhận lặp lại nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Hiện nay, phòng phân tích và Thí nghiệm – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã được công nhận đạt Vilas với trang thiết bị hiện đại, bao gồm các hệ thống thiết bị HPLC, hệ thống GC/MS; sắc kí ion (IC); hệ thống ICP-MS; quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS); máy phân tích thành phần cacbon, lưu huỳnh; quang phổ UV/VIS; hệ thống phân tích thành phần cấp hạt tự động; chưng cất đạm, hệ thống công phá, sấy mẫu, cân,…sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ phân tích, kiểm định, kiểm nghiệm, thí nghiệm, đánh giá, chứng nhận chất lượng, dịch vụ các sản phẩm nông nghiệp, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp tốt VIETGAP, VIETGAPHP, GMP …; Ngoài ra, còn phục vụ quá trình nghiên cứu điều kiện sản xuất (đất, nước, môi trường) phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm xây dựng bản đồ dinh dưỡng đất, phân loại đất, phân hạng đất, môi trường đất, quy hoạch và kế hoạch sử dụng một cách hợp lý và đánh giá mức độ thích hợp đất đai đối với các loại cây trồng, làm cơ sở thực hiện các phương án bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm thực hiện đúng chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh. Giúp cho người canh tác cũng như nhà chỉ đạo sản xuất, quy hoạch sử dụng đất có cơ sở khoa học chính xác hơn. Vì vậy, việc phân tích, xét nghiệm, đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến sản xuất nghiệp (đất, nước, phân bón, các vật tư…), môi trường trong sản xuất; phân tích, kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP là cần thiết để phát triển nông nghiệp hiệu quả cao, bền vững đáp ứng Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu về số lượng lẫn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đời sống của người dân. Phát triển nền nông nghiệp an toàn, hiệu quả và bền vững, nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Lĩnh vực thử nghiệm: Hóa

Field of testing:                         Chemical

TT Tên sản phẩm,     vật liệu được thử/

Materials or product tested

Tên phép thử cụ thể/

The name of specific tests

Giới hạn định lượng (nếu có)/ Phạm vi đo

Limit of quantitation (if any)/range of measurement

Phương pháp thử/

Test method

  1. Đất

Soil

Xác định độ ẩm và hệ số khô kiệt

Determination of Moisture and absolute dryness coefficient

  TCVN 4048:2011
  2. Xác định Cacbon hữu cơ tổng số

Phương pháp Walkley Black

Determination of total organic carbon

Walkley Black method

0,08 % TCVN 8941:2011
  3. Xác định pH

Determination of pH

(2,0 ~ 10,0) TCVN 5979:2021
  4. Xác định hàm lượng Sulfate hòa tan trong nước và trong axit

Determination of water-soluble and acid-soluble Sulfate content

0,02 % TCVN 6656:2000
  5. Xác định hàm lượng Nitơ tổng số

Phương pháp Modified Kjeldahl

Determination of total Nitrogen content

Modified Kjeldahl method

0,06 mg/g TCVN 6498:1999
  6. Xác định hàm lượng Kali tổng số

Phương pháp quang phổ phát xạ

Determination of total Potassium content

Emission spectrum method

0,024 % K2O TCVN 8660:2011
  7. Xác định hàm lượng kali dễ tiêu

Phương pháp quang phổ phát xạ

Determination of bio-available potassium content

Emission spectrum method

5,00 mg/kg TCVN 8662:2011
  8. Xác định thành phần cấp hạt

Determination of particle size distribution

  TCVN 8567:2010
  9. Đất

Soil

Xác định dung lượng cation trao đổi (CEC)

Phương pháp Ammonium Acetate

Determination of Cation Exchange Capacity (CEC)

Ammonium Acetate method

0,36 cmol(+)/kg TCVN 8568:2010
 10. Xác định hàm lượng đồng trong dịch chiết đất bằng cường thủy

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

(Phương pháp A)

Determination of Copper content in aqua regia extracts of soil

Flame atomic absorption spectrometric method

(Method A)

7,50 mg/kg TCVN 6496:2009
 11. Xác định hàm lượng Kẽm trong dịch chiết đất bằng cường thủy

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

(Phương pháp A)

Determination of  Zinc content in aqua regia extracts

Flame atomic absorption spectrometric method

(Method A)

6,00 mg/kg TCVN 6496:2009
 12. Xác định hàm lượng Cadimi trong dịch chiết đất bằng cường thủy

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử nhiệt điện

(Phương pháp B)

Determination of Cadmium content in aqua regia extracts

Electrothermal atomic absorption spectrometric method

(Method B)

0,02 mg/kg TCVN 6496:2009
 13. Đất

Soil

Xác định hàm lượng chì trong dịch chiết đất bằng cường thủy

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử nhiệt điện

(Phương pháp B)

Determination of Lead content in aqua regia extracts

Electrothermal atomic absorption spectrometric method

(Method B)

0,25 mg/kg TCVN 6496:2009
 14. Xác định hàm lượng Crom trong dịch chiết đất bằng cường thủy

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

(Phương pháp A)

Determination of Chromium content in aqua regia extracts

Flame atomic absorption spectrometric method

(Method A)

9,00 mg/kg TCVN 6496:2009
 15. Xác định tổng hàm lượng và hàm lượng các ion thành phần muối hòa tan

Determination of total content and content of composition ion of dissolvable salts

0,025 % TCVN 8727:2012
 16. Xác định khối lượng theo thể tích nguyên khối khô

Determination of dry bulk density

  TCVN 6860:2001
 17. Xác định độ dẫn điện riêng

Determination of the specific electrical conductivity

1,36 mS/m TCVN 6650:2000
Hình ảnh thiết bị của Phòng Phân tích và Thí nghiệm -Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Hình ảnh thiết bị của Phòng Phân tích và Thí nghiệm -Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Hình ảnh các thử nghiệm viên thực hiện các thao tác kỹ thuật của các phép thử
Hình ảnh các thử nghiệm viên thực hiện các thao tác kỹ thuật của các phép thử
Hình ảnh các thử nghiệm viên thực hiện các thao tác kỹ thuật của các phép thử

MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG NĂM 2023

  1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
  2. Không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên và cải thiện điều kiện việc làm nhằm thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, cơ quan quản lý.
  3. Tham gia thử nghiệm thành thạo/so sánh liên phòng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất (độ ẩm, pH, Nts, K2Ots, K2Odt, OC%, CEC, Thành phần cơ giới, dung trọng, SO42-, EC, TSMT và các chỉ tiêu kim loại năng trong đất (Cu, Zn, Cd, Cr, Pb) đạt kết quả tốt.
  4. Hạn chế số sai sót trong công tác phân tích thử nghiệm dưới 1%.

  Phương châm hành động của phòng Phân tích và Thí nghiệm là cấp kết quả:

TRUNG THỰC – CHÍNH XÁC – KỊP THỜI

                                                                                                          Lê Anh Tùng
PTP.Phòng Phân tích và Thí nghiệm

BÀI THAM LUẬN: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP LIÊN KẾT CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO GẮN VỚI KHU CÔNG NGHỆ CAO TỈNH THANH HÓA

I. Khái quát hoạt động của các khu công nghệ cao ở Việt Nam

Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

Trên thế giới công nghệ cao đã được triển khai và đạt được nhiều thành công ở các nước phát triển, các chỉ số về quy mô và cơ sở vật chất, nhân lực được tổng hợp từ mô hình tại các nước như Canada, Mỹ, Hàn Quốc giai đoạn 2010 – 2020 được thể hiện như: Mô hình 108 Khu CNC đại học ở Mỹ và Canada (năm 2012) với điện tích bình quân 48 ha/ khu, số tòa nhà làm việc 07, diện tích làm việc 23225 m2, diện tích ươm tạo 2322 m2, số tổ chức/ khu 26, người làm việc 2752, số việc làm / ha 57 và số ha/ doanh nghiệp 1,8 ha; Khu CNC Hsinchu – Hàn Quốc ( năm 2016) với diện tích  1342 ha, số tổ chức 487, người làm việc 147.624, số việc làm / ha 110, số ha/ doanh nghiệp 2,75 ha và doanh thu là 34,56 tỉ USD/ năm; cơ cấu nhân lực ở các KCN cao với cơ cấu chất lượng trình độ bình quân: Trình độ tiến sĩ 18,5%, Thạc sĩ 9,8%, Kỹ sư và cử nhân 6,5 % và nhân viên sản xuất & hành chính 64,8%; Cơ cấu các loại hình tổ chức khu CNC với điển hình Khu CNCDeadeak Hàn quốc ( 2015): Tổ chức là viện nghiên cứu công lập 9 tổ chức, các cơ quan quốc gia & công lập 19 tổ chức, các tổ chức phi lợi nhuận 29 tổ chức, các trường đại học 7 tổ chức, các doanh nghiệp 1521 tổ chức.

Việt Nam Nghị định 99/2003/ NĐ – CP đã đưa ra khái niệm “ Là khu kinh tế – kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới  xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập nhằm: (1) Nghiên cứu – phát triển và ứng dụng công nghệ cao; (2) Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; (3) Đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Theo đó, tại Việt Nam đã thành lập khu công nghệ cao Hòa Lạc đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1998, tiếp theo là Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2002. Để thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ ở miền Trung, một khu công nghệ cao thứ ba được thành lập tại Đà Nẵng vào năm 2010. Đến năm 2018, Chính phủ có quyết định thành lập khu công nghệ sinh học Đồng Nai.

Các khu công nghệ cao hoạt động đã thu hút được các nguồn lực đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế của đất nước, chẳng hạn; Khu công nghệ cao Hòa lạc đã thu hút được 100 dự án đầu tư (gồm 33 dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử, 19 dự án tự động hóa, 13 dự án vật liệu mới, 9 dự án công nghệ sinh học và 26 dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.) với tổng vốn đầu tư 95.100 tỷ đồng, nhiều tập đoàn hàng đầu trong nước có dự án đầu tư vào khu công nghiệp như Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel (Viettel) với 5 dự án trị giá 3,7 nghìn tỷ đồng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Vingroup với 3 dự án trị giá 9,02 nghìn tỷ đồng, Tập đoàn FPT với 4 dự án trị giá 5,43 nghìn tỷ đồng và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) với 2 dự án trị giá 3,765 tỷ đồng. Các công ty lớn nước ngoài cũng tham gia hoạt động như hai dự án của Tập đoàn Nidec Nhật Bản về nghiên cứu, phát triển, sản xuất và kinh doanh mô-đun nhiệt hiệu suất cao, phát triển và sản xuất động cơ DC không chổi than; dự án Hanwha Aerospace của Hàn Quốc sản xuất phụ tùng, linh kiện cho động cơ máy bay và động cơ tua-bin khí công nghiệp.

Khu Công nghệ cao TP.HCM thu hút 165 dự án (gồm 53 dự án FDI và 112 dự án trong nước) với tổng vốn đầu tư khoảng 11 tỷ USD…

Nói chung, các khu công nghệ cao đã và đang thực hiện các lợi ích, từ chia sẻ kiến ​​thức, tiếp cận cơ sở nghiên cứu, thực hiện thử nghiệm, đánh giá đến nâng cao phương pháp sản xuất, đổi mới thương mại. Không ngừng gia tăng giá trị của chuỗi cung ứng, thu hút các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước. Tập hợp được lực lượng trí thức KH&CN trong nước, trí thức Việt kiều và các nhà KH&CN nước ngoài để nghiên cứu, sáng tạo và chuyển giao công nghệ cho sản xuất. Ươm tạo các doanh nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, góp phần tạo ra một lực lượng sản xuất mới có trình độ hiện đại làm hạt nhân cho nền công nghiệp phát triển.

Phát triển công nghệ cao, công nghệ thông minh, là xu thế và yêu cầu tất yếu hiện nay trong nền kinh tế; qua đó nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm, thay đổi mạnh mẽ phương thức tổ chức sản xuất, thúc đẩy công nghệ chế biến và các ngành dịch vụ phát triển; nâng cao trình độ lao động khoa học công nghệ. Với tiềm năng, lợi thế như: diện tích đất sản xuất nông nghiệp, mặt nước nuôi trồng, khai thác thủy hải sản lớn, điều kiện tự nhiên đa dạng, dân số đông, cùng với điều kiện giao thông thuận lợi đã cho thấy việc đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống ở Thanh Hóa vẫn chưa tương xứng với tiềm năng; vẫn còn có những ách tắc cần tháo gỡ, đó là: tổng quy mô sản xuất lớn nhưng manh mún nhỏ lẻ, ứng dụng khoa học công nghệ chưa đồng bộ, các sản phẩm chủ yếu mới ở dạng nguyên liệu, việc chế biến sâu còn rất hạn chế, thị trường xuất khẩu chưa được mở rộng,  doanh nghiệp tuy có tăng nhưng đa phần còn yếu cả về năng lực và nguồn lực. Trong khi đó, khoa học công nghệ chính là nhân tố cho sự phát triển của tỉnh với định hướng hình thành nền kinh tế tri thức, xây dựng nền sản xuất, dịch vụ tiên tiến, sản phẩm công nghệ cao có giá trị tăng cao, có sức lan tỏa khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế xanh, bền vững. Do đó xây dựng khu công nghệ cao tại Thanh Hóa là hướng đi tất yếu,  đây sẽ là một khu kinh tế khoa học công nghệ được xây dựng và phát triển trên cơ sở liên kết nhằm tập trung phát huy các nguồn lực về khoa học và công nghệ cao, hình thành một lực lượng sản xuất hiện đại. Tuy nhiên, cần phải đánh giá và định hướng những hoạt động khoa học công nghệ phù hợp, có thể rút kinh nghiệm và bài học từ những khu công nghệ cao trên cả nước để xây dựng khu công nghệ cao đặc thù riêng cho Thanh Hóa.

Thu hoạch cá chim vảy vàng tại Nha Trang – Kết quả của dự án đổi mới sáng tạo.

II. Định hướng và giải pháp trong liên kết về hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cao gắn với khu công nghệ cao Thanh Hóa

Định hướng

Với nhu cầu khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế phù hợp với Thanh Hóa, tại Quyết định 153/QĐ –TTg ngày 27/02/2023 về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến 2045 đã xác định: Phát triển Khu công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Trung tâm động lực phía tây ( Lam Sơn – Sao Vàng); việc xây dựng khu công nghệ cao cần tập trung nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập trung đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ cao. Trong đó, từ nay đến 2030 và định hướng đến 2045 cần tập trung định hướng phát trên từng ngành – lĩnh vực như sau:

Về nông nghiệp:

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh, hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa quy mô lớn, có chất lượng cao; gắn với hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hữu cơ vào các hoạt động nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động. Ngoài ra, còn ứng dụng các công nghệ cao để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Các sản phẩm nghiên cứu tạo ra từ khu công nghệ cao phải được trình diễn và ứng dụng vào sản xuất trên địa bàn tỉnh ( Kế hoạch Số: 260/KH-UBND Thanh Hóa, ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, thông minh; hình thành các các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao và phát triển chuỗi giá trị từ sản xuất,  chế biến, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 – 2030)

Về công nghiệp:

Công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có giá trị và có năng suất cao, trong đó trọng tâm là: Sản phẩm lọc hóa dầu, khí hóa lỏng, nhựa, hóa chất, điện tử viễn thông, dược phẩm và thiết bị y tế và các ngành công nghiệp hạ nguồn khác như may mặc, dệt may, da giày, thức ăn gia súc và chế biến thực phẩm; quan tâm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Có cơ chế, chính sách đột phá để thu hút và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp nặng, trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo dựng mối liên kết giữa vùng nguyên liệu chế biến với cơ sở sản xuất. Phát triển hợp lý các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ưu tiên thu hút một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao như thiết bị và linh kiện điện tử, vật liệu mới, tự động hóa…để tạo ra các động lực tăng trưởng mới. Giai đoạn 2021-2025 tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp đạt 16,4%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt 12,2%/năm ( Quyết định Số: 506/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnhThanh Hóa, ngày 28 tháng 01 năm 2022 về phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến 2030)

Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại.

 Tập trung phát triển các nhóm ngành sau:

 Qua đó, một số lĩnh vực công nghệ cao được định hướng phát triển như: (1) lĩnh vực công nghiệp: Nhóm ngành hóa chất, cao su, nhựa; Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng; Nhóm ngành thực phẩm và đồ uống; Nhóm ngành dệt may, da giày; Nhóm ngành chế biến lâm sản; Nhóm công nghiệp chế biến chế tạo khác; Lĩnh vực nông nghiệp; (2) Về nông nghiệp: Ưu tiên trên một số lĩnh vực về giống, vật tư, công nghệ sinh học, quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp hữ cơ, nông nghiệp xanh trong trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả đã được khẳng định; bảo quản, chế biến sản phẩm nông sản, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thông minh; thực hiện chuyển đổi số ( ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ chuyển đổi số, nhân lực chuyển đổi số, quy trình chuyển đổi số); thiết lập và quản lý mã vùng trồng, vùng nuôi, vùng khai thác phù hợp các quy định, hàng rào kỹ thuật của thị trường trong nước , xuất khẩu.… Đây là những lĩnh vực, công nghệ cao có tính trọng tâm và quyết định đến sự phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa bởi nó có thể áp dụng ngay vào thực tiễn sản xuất và đời sống để tạo sản phẩm có giá trị cao. Tuy nhiên, các lĩnh vực này đòi hỏi phải tập trung nguồn lực lớn từ môi trường làm việc đến cơ sở hạ tầng, thiết bị, nhân lực chất lượng cao cho các hoạt động nghiên cứu (Phòng nghiên cứu, truyền thông tiên tiến, lực lượng lao động nghiên cứu có trình độ cao trong nước và Quốc tế đến dịch vụ hậu cần…).

Ứng dụng Công nghệ cao trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm tại Viện Nông nghiệp
Ứng dụng Công nghệ cao trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm tại Viện Nông nghiệp
Ứng dụng Công nghệ cao trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm tại Viện Nông nghiệp
Ứng dụng Công nghệ cao trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm tại Viện Nông nghiệp

Giải pháp chủ yếu

2.1. Thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: (1) Chú trọng việc đào tạo, thu hút chuyên gia Khoa học công nghệ, tiên phong thực hiện thí điểm một số chính sách thu hút chuyên gia khoa học và công nghệ của UBND tỉnh và Trung ương bao gồm cả chuyên gia trong nước và nước ngoài để thúc đẩy phát triển đa lĩnh vực nghiên cứu và mở rộng quan hệ quốc tế; (2) Dự báo, xác định rõ cơ cấu, tiêu chuẩn, số lượng, cấp độ nguồn nhân lực chất lượng cao theo ngành – lĩnh vực cho từng thời kỳ để thu hút, đào tạo trên địa bàn để đón đầu phục vụ trực tiếp nhân lực cho khu công nhệ cao của tỉnh và các dự án công nghệ cao trong tỉnh theo hướng tiếp cận với các mô hình đã thành công ở trên thế giới; (3) Tăng cường liên kết đào tạo nhân lực chất lượng cao nói chung theo nhu cầu theo ngành – lĩnh vực, ưu tiên phân khúc đào tạo nghề đang thiếu. hạn chế với các cơ sở đào tạo trong tỉnh và trong nước ( Hà Nội, TP – Hồ Chí Minh, Đà Nẳng và các địa phương có thế mạnh); (4) Rà soát, xây dựng cơ chế đào tạo nâng cao chất lượng, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trình độ đại học – trên đại học trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp gắn liên kết từ các sở, ngành và hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.2. Khuyến khích hoạt động theo không gian mở; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các Doanh nghiệp, tài chính, tư vấn hành chính – thương mại, các trường đại học và các doanh nghiệp được liên kết huy động tài chính để hoạt động khoa học và công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu để ứng dụng vào sản xuất và đời sống. Tạo điều kiện cho lực lượng lao động trẻ có trình độ được trao quyền thương mại hóa ý tưởng nghiên cứu.

2.3. Hợp tác, thu hút các tập đoàn, các doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX có hàm lượng khoa học công nghệ ( Tập đoàn, doanh nghiệp KHCN) trong tỉnh, trong nước và nước ngoài phù hợp ngành – lĩnh vực đầu tư vào Khu công nghệ cao; tỉnh tập trung nguồn lực đầu tư hình thành khu công nghệ cao động lực tạo hạt nhân thúc đẩy phát triển và hình thành các lĩnh vực công nghệ cao của tỉnh. .

2.4. Liên kết chặt chẽ và sử dụng năng lực kỹ thuật của các Trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu… trong tỉnh phục vụ hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao KHCN để giảm tải đầu tư và mở rộng – bù đắp không gian, quỹ đất có tiềm năng phát triển CNC, công nghệ thông minh nhằm kết nối, liên kết với Khu công nghệ cao động lực (Trong nông nghiệp: Khu công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng: Mô hình phát triển chăn nuôi, thủy sản khó có không gian phù hợp…cần có dự án không gian mở gắn kết nối khu CNC động lực để bù đắp các lỗ hỗng không gian)  .

2.5. Khuyến khích đổi mới sáng tạo và tạo môi trường kinh tế thuận lợi;

Tài trợ cho các doanh nghiệp mới, tạo ra một nền kinh tế dựa trên tri thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu/đổi mới: Hoạt động chính của khu công nghệ cao là thúc đẩy khả năng cạnh tranh giữa các nhóm nghiên cứu để khuyến khích họ và cải thiện kết quả của họ và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thương mại hóa sáng tạo.

2.6. Sau khi khu CNC được hịnh thành: Tỉnh xây dựng chính sách đặc thù cho khu công nghệ cao, các dự án công nghệ cao liên kết vệ tinh của các trường, viện, cơ sở nghiên cứu tạo thuận lợi thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ: Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế nhập khẩu, ưu đãi về tiền thuê đất… Ngoài ra những ưu đãi khác như: Doanh nghiệp có dự án trong khu công nghệ cao sẽ được hỗ trợ thủ tục xuất nhập cảnh, hỗ trợ nhà ở cho chuyên gia, hỗ trợ vay vốn ngân hàng địa phương…

TS.Nguyễn Đình Hải
Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Chủ động nâng cao trình độ, duy trì ổn định công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất các sản phẩm khoa học công nghệ

Viện nông nghiệp Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp Khoa học công lập trực thuộc UBND tỉnh. Theo kế hoạch, năm 2025 viện đi vào tự chủ. Vì vậy, việc đầu tiên phải kể đến đó là xây dựng các sản phẩm, đặc biệt sản phẩm khoa học công nghệ mang thương hiệu Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.  

Các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Khu nuôi trồng Nấm Linh Chi đạt tiêu chuẩn ATVSTP của Viện Nông nghiệp
Khu nhà lưới đạt tiêu chuẩn ATVSTP của Viện Nông nghiệp
Khu nhà lưới đạt tiêu chuẩn ATVSTP của Viện Nông nghiệp

Quyết định đến dự tồn tại và phát triển của sản phẩm đó là chất và lượng, cùng với đó vấn đề nâng cao trình độ, duy trì ổn định công tác vệ sinh an toàn thực phẩm là không thể thiếu. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) nói chung và công tác quản lý chất lượng ATTP các sản phẩm khoa học công nghệ nói riêng trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, triển khai quyết liệt, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo môi trường và sức khoẻ nhân dân. Đặc biệt, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vệ sinh ATTP đến năm 2020. Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp và PTNT đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các sở, ngành liên quan, thực hiện có hiệu quả các giải pháp để nâng cao chất lượng, ATTP, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng giá trị nông sản thực phẩm, khoa học công nghệ.

Trong những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa nói chung, phòng Phân tích và thí nghiệm nói riêng đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các sở, ngành liên quan, thực hiện có hiệu quả các giải pháp để nâng cao chất lượng, ATTP, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng giá trị Sản phẩm công nghệ sinh học. Chủ động năng cao trình độ, dùy trì ổn định công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất các sản phẩm khoa học công nghệ. Kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra của từng sản phẩm. Trong đó giải pháp xây dựng và phát  triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xem là hướng đi phù hợp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu.

Việc xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã đem lại những hiệu quả thiết thực như: thay đổi nhận thức, kiến thức về đảm bảo ATTP, nâng cao kỹ năng quản lý, kiểm soát, nhận diện và đánh giá nguy cơ về ATTP của các tác nhân tham gia chuỗi, giúp kiểm soát hiệu quả từng công đoạn và toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm chất lượng, ATTP; tạo liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở tham gia vào chuỗi sản xuất, tăng hiệu quả, trách nhiệm của mỗi cơ sở trong việc đảm bảo về chất lượng, ATTP sản phẩm; phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại gắn với cơ sở sơ chế, chế biến, kênh phân phối, mạng lưới phân phối tiêu thụ nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, đồng thời tạo nguồn sản phẩm lớn.

Công tác xây dựng và xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã tạo ra một lượng sản phẩm đảm bảo nguồn thực phẩm chất lượng, ATTP có kiểm soát. Các sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn có nhãn, logo nhận diện, có tem truy xuất nguồn gốc, được minh bạch thông tin và quảng bá tại các điểm bán sản phẩm an toàn, qua các hội thảo, phóng sự, truyền thông qua website của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Viện Nông nghiệp Thanh Hóa; Phòng phân tích và thí nghiệm đã đáp ứng các điều kiện để người tiêu dùng có sự lựa chọn sử dụng sản phẩm an toàn cũng giải quyết một phần bức xúc, cải thiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm Khoa học công nghệ, góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất của cơ sở tham gia chuỗi.

Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Tồn tại hạn chế

– Vẫn có một số sản phẩm khoa học công nghệ chưa ký kết được các hợp đồng ổn định lâu dài, chưa tham gia vào chuỗi sản phẩm, tạo uy tín trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm từng công đoạn sản xuất theo chuỗi. Đây là khâu yếu nhất trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hiện nay.

Nguyên nhân

Chủ quan

– Chưa thực sự đầu tư đồng bộ hóa các máy móc, thiết bị sản xuất;

– Chưa có giải pháp mạnh mẽ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và quảng bá thường xuyên liên tục đối với sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi;

– Kinh phí phân tích mẫu kiểm nghiệm phục vụ xác nhận chuỗi, kinh phí hậu kiểm mẫu sau xác nhận còn nhiều hạn chế ngoài ra chí phí xây dựng bao bì, nhãn mác, tem nhận diện sản phẩm là tương đối lớn, làm tăng giá thành sản phẩm nên chưa được triển khai thực hiện.

 Khách quan

– Sản xuất các sản phẩm khoa học công nghệ vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa có các vùng sản xuất tập trung quy mô sản phẩm đủ lớn và ổn định nên phần nào cũng gặp khó khăn trong việc tham gia liên kết thực hiện mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

(1). Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức thái độ và việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng ATTP cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm; có chính sách khuyến khích, huy động, thu hút nguồn lực cho đầu tư xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với quy mô lớn, giá trị kinh tế cao.

 (2). Minh bạch hóa thông tin, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu, định hướng tiêu dùng… để tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm của các chuỗi. Xây dựng hệ thống cửa hàng phân phối giới thiệu sản phẩm, đưa sản phẩm an toàn sản xuất theo chuỗi đến người tiêu dùng nhằm thay đổi dần tập quán của người tiêu dùng trong việc sử dụng các sản phẩm an toàn chất lượng cao.

(3). Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo ATTP cho tiêu dùng trong nước và hương xuất khẩu.

 (4). Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm khoa học công nghệ an toàn lợi thế của tỉnh nhằm phát huy vai trò, sự liên kết chặt chẽ giữa các bên: nhà quản lý, nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bền vững.

(5). Mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác quốc tế thông qua các hội chợ triển lãm thương mại quốc tế, xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức để quảng bá sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa ra thị trường trong và ngoài nước để nhiều người biết đến sản phẩm thực phẩm an toàn.

Cuối cùng chúng tôi xin khẳng định: An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Lê Thị Mai
PTP. Phân tích và Thí nghiệm

Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa kiểm tra và làm việc tại Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và Dịch vụ vật nuôi.

Ngày 26/4, đồng chí Nguyễn Đình Hải, Bí thư Đảng ủy – Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa kiểm tra và làm việc tại Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và Dịch vụ vật nuôi.

Đồng chí Nguyễn Đình Hải và 02 Lãnh đạo Trung tâm

Theo báo cáo của lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu khảo nghiệm và Dịch vụ vật nuôi (Trung tâm), từ khi thành lập và sáp nhập đến nay, Trung tâm đã phát thực hiện nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu chọn, tạo, sản xuất các loại giống vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản và công nghệ sinh học; từng bước áp dụng thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm thủy sản và chăn nuôi; nghiên cứu, phối hợp nghiên cứu về các loại bệnh trên vật nuôi; nghiên cứu về dịch tễ học và đề xuất cáac biện pháp phòng trị; nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến dịch bệnh chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; thử nghiệm các hóa dược, vắcxin trên vật nuôi. Bên cạnh đó, Trung tâm đang thực hiện các nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn, phát triển và nhân thuần giống vật nuôi (Ngan Sen, Vịt Cổ lũng, Bò Vàng …) và giống thủy sản quý, hiếm (Ngao dầu, Tôm Thẻ …). Hợp tác đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các quy trình kỹ thuật, công nghệ xử lý ô nhiễm, đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sàn. Xây dựng hệ thống thông tin, kiểm định, chứng nhận chất lượng và cơ sở dữ liệu phục vụ phòng ngừa, cảnh báo dịch bệnh trong sản xuất thủy sản, chăn nuôi.

Đ/c Nguyễn Đình Hải thực địa kiểm tra tại khu nghiên cứu nhân giống

Đến nay, Trung tâm đang thực hiện tốt một số nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen Bò vàng: Thực hiện ghép đôi giao phối, theo dõi đánh giá tỷ lệ có chửa, đẻ cao; Bảo tồn nguồn gen Ngan Sen; Vịt cổ lũng: Đảm bảo số lượng đàn, tỷ lệ sống là 100%, định kỳ thu và ấp 300 trứng vịt; Nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen giống thuỷ sản: Bảo tồn nguồn gen cá Lăng chấm và cá ngạnh sông: Chuyển sang chế dộ nuôi vỗ tích cực 50 cá Lăng chấm và 200 cá ngạnh sông: Lắp đặt 2 máy bơm tạo dòng cháy trong ao, 2 máy tạo mưa, chuyển sang chế độ ăn sang nuôi vỗ tích cực nằm kích thích tuyến sinh dục của cá đảm bảo yêu cầu ký thuật để lựa chọn đàn cá bố mẹ cho đẻ vào tháng 4. Xuất bán hơn 3 triệu cua giống trong quý 1/2023…

Đ/c Nguyễn Đình Hải thực địa kiểm tra tại các khu sản xuất
Đ/c Nguyễn Đình Hải thực địa kiểm tra tại các khu sản xuất

Qua kiểm tra, đánh giá tại buổi làm việc đồng chí Nguyễn Đình Hải biểu dương Trung tâm có những hoạt động chuyên nghiệp, sáng tạo, nhờ tận dụng được công nghệ trong nghiên cứu và sản xuất hiệu quả để kịp thời bổ trợ cho sự phát triển nền nông nghiệp của tỉnh.

Đồng chí cũng định hướng và chia sẻ thêm những thách thức trong thời gian tới đối với Trung tâm và yêu cầu cần phải đoàn kết, kỷ cương, yêu nghề và thực hiện thành công các nhệm vụ, đề tài, dự án đã các cấp có thẩm quyền giao và phê duyệt. Xây dựng các cơ sở dữ liệu trên nền tảng công nghệ thông tin, phát huy các tiềm năng lợi thế đã có, tập trung phối hợp đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực vật nuôi và nuôi trồng thủy sản. Từng bước tạo các lợi thế cạnh tranh, xây dựng thương hiệu và khẳng định thương hiệu trên thị trường.

Bùi Tuấn Anh
Chánh Văn phòng Viện