Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây Quế ( Cinamomum cassia) theo hướng bền vững, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng đặc sản giá trị kinh tế cao hướng hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

  1. Đặt vấn đề

Quế thuộc giống Cinnamomum, họ Long não (Lauracea) là loài cây bản địa lấy vỏ sống lâu năm ở rừng nhiệt đới Việt Nam. Trước đây quế mọc tự nhiên trong rừng hốn giao lá rộng. Tuy nhiên do tình trạng phá rừng tự nhiên nên nay không còn quế tự nhiên mà chỉ còn có cây quế thuần hóa từ quế rừng. Ở Việt Nam có nhiều loài nằm trong chi quế, nhưng có 4 loài quế mọc tự nhiên và được gây trồng khá tập trung ở 4 vùng sản xuất quế truyền thống, gồm: Quế Thanh ( Cinamomum cassia), phân bố chủ yếu dọc theo sườn Đông dãy Trường Sơn, nhất là phía Bắc Trung bộ từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi; Cây quế Trung Quốc (cinnamomum Cassia Bl), phân bố rộng ở nhiều vùng nước ta, Cây quế Sài Gòn (Cinnamomum Tamala Nees el Eberm) ) phân bố ở Bắc và Trung bộ.và Cây quế quan (Cinnamomum Zeylanicum Nees), phân bố ở vùng cực Nam Trung bộ.

Ở Việt Nam, theo thống kê có tới 19 tỉnh có điều kiện thuận lợi cho việc trồng quế, gồm: Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bà Rịa- Vũng Tàu. Hiện cả nước có 150.000ha quế, doanh thu về xuất khẩu quế mỗi năm đạt trên 400tr USD (*3). Các tỉnh trồng nhiều quế gồm Yên Bái (78.000ha, chiếm trên 50% diện tích quế cả nước), Lào Cai (23.400ha), Quảng Ninh (6.000ha), Quảng Nam (4.560ha), huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi (2.000ha), Nghệ An (3.000ha), v.v… Tỉnh Yên Bái hiện đứng đầu cả nước về trồng và xuất khẩu quế , sản lượng vỏ quế mỗi năm có thể đạt tới 20.000T và 600T tinh dầu. Riêng huyện Văn Yên có tới 50.000ha, chiếm 26% diện tích rừng và đất rừng của huyện (139.000ha).

Vùng quế Thanh Hóa được phân bố trên địa bàn một số huyện thuộc phía Tây của tỉnh, nhưng đặc biệt quế Thường Xuân với các địa danh quen thuộc như Bù Đồn, Bù Ta leo, Vạn Xuân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ…. Qué Thanh Hóa còn được biết đến với tỷ lệ tinh dầu khá cao, tối đa có thể tới 5% (*4), vỏ dày, chữa được nhiều bệnh, trong khi đó quế Yên Bái và Quảng Ninh chỉ 1,12- 4% (*5) và các nơi khác là 1-2.       Về năng suất quế của huyện Thường Xuân:  Quế là cây sống lâu năm, ở tuổi trưởng thành 8- 10 năm có thể cao tới 15- 18m, đường kính ngang ngực tới 30- 40cm. Quế vùng Bù Đồn, Xuân Chinh, Xuân Lẹ, Vạn Xuân đường kính trên 20cm có thể cho 60kg vỏ tươi. Trong khi đó quế trồng ở Na Mèo (Quan Sơn) nguồn gốc Bù Đồn chỉ cho 20- 30kg vỏ tươi (*7). Điều đó chứng tỏ vùng sinh thái của quế Thường Xuân có ưu thế vượt trội cả chất và về năng suất sản lượng.

Nhận thức được giá trị của cây Quế. thời kỳ đầu những năm 1980 tỉnh Thanh Hóa  đã chủ trương quy hoạch phát triển quy mô 12.000 ha, trọng điểm cho phát triển cây quế là huyện Thường Xuân; đến năm 1986 toàn tỉnh đã trồng được 2.000 ha, trong đó, lâm trường Sông Đằn trồng được 725ha, diện tích đến tuổi khai thác khoảng 250ha, rừng quế chuyên làm giống 60ha, số còn lại là lâm trường Sông Khao, Na Mèo và người dân trồng phân tán trong vườn nhà. Tuy nhiên do cơn sốt xuất khẩu quế  giữa cuối nhưng năm 1980 và những nguyên nhân khác đã làm suy giảm nghiêm trọng diện tích quế trên địa bàn tỉnh, không đạt được mục tiêu đề ra. Đến nay cây quế Thường Xuân nói riêng, trên địa bàn tỉnh ta nói chung vẫn chưa được xác lập trở thành cây đặc sản, xóa nghèo bền vững cho người dân các huyện, xã có truyền thống trồng quế và cũng chưa có chỗ đứng trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới. Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xác định quế là một trong 7 cây trồng đặc sản lợi thế của các huyện miền núi của tỉnh: Tại Quyết định Số 4438/ QĐ – UBND ngày 11/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh, về vệc phê duyệt Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và trong đó xác định nhiệm vụ phát triển cây Quế: Diện tích trồng 7.520 ha ( trồng mới 1.000 ha, trồng bổ sung làm giàu rừng 6500 ha: Quế được trồng chủ yếu tại huyện Thường Xuân 7.300 ha, huyện Lang Chánh 200 ha và huyện Quan sơn 20 ha) Đồng thời chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển bền vững cây Quế ngọc huyện Thường Xuân giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025 theo Quyết định Số 343/QĐ – UBND ngày 30/01/2015 của, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong đầu tư phát triển cây Quế trên địa bàn huyện Thường Xuân.

Tuy nhiên, sau gần 7 năm thực hiện chủ trương  phát triển cây Quế đặc sản lợi thế tại các huyện miền núi của tỉnh kết quả đạt được so mục tiêu, nhiệm vụ đề ra còn hạn chế, cụ thể: Xây dựng nguồn giống mới đạt 200 cá thể cây ưu việt ( cây trội) đạt 20% kế hoạch; trồng được 1514 ha ( hỗn giao keo – quế với tỷ lệ Quế 20% ) và trồng phân tán được 250.000 cây ( đạt 16,7 %/ kế hoạch 1,2 triệu cây ); xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Quế ngọc và được Bộ KH & CN công nhận tai Quyết định Số 4090/QĐ – SHTT ngày 10/10/201, chứng nhận sản phẩm tinh dầu quế và quế thanh Ocop 3 sao…Dù đã nổ lực nhưng kết quả theo yêu cầu đề ra còn khá khiêm tốn như đã nêu trên, đặc biệt là chưa xây dựng định hình được các vùng quế nguyên liệu tập trung có qui mô, đạt sản lượng hàng hóa đủ lớn để cung cấp nguyên liệu gắn với phát triển hệ thống cơ sở, nhà máy chế biến theo chuỗi giá trị hàng hóa cung cấp cho thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu; chưa hình thành được mô hình phát triển phát triển cây Quế theo chuỗi giá trị như một số địa phương tỉnh bạn để dẫn dắc người dân học hỏi, hưởng ứng phát triển cây Quế…

Từ thực tiễn tình hình phát triển cây Quế trên địa bàn tỉnh thời gian qua, nhằm tiếp tục phát triển cây Quế sớm trở thành sản phẩm đặc sản lợi thế của tỉnh theo Đề án được Chủ tịch tịch UBND tỉnh phê duyệt, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết đại hội Tỉnh Đảng bộ Lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025. Chúng tôi, đề xuất Một số giải pháp nhằm phát triển cây Quế (  Cinamomum cassia) theo hướng bền vững, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng đặc sản giá trị kinh tế cao hướng hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cụ thể như sau:

Một là: Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến các cấp, ban ngành và tận người dân, chủ rừng về chính sách và pháp luật của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, về ý nghĩa, giá trị to lớn của cây Quế, một loài cây đặc sản và là cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế rất cao là biểu tượng của Thanh Hóa ” Quế Thanh”  để cán bộ các cấp ủy chính quyền, ban, ngành, đoàn thể từ  tỉnh đến cơ sở và nhân dân thấm nhuần, hưởng ứng tham gia phát triển gây trồng cây Quế; đồng thời tổ chức truyền thông giới thiệu trực quan cho người dân các mô hình phát triển kinh tế rừng thành công từ trồng cây Quế ở các tỉnh bạn, làm cho mọi người dân trong tỉnh nhận thức được việc trồng và phát triển cây Quế sẽ giúp cho họ thoát nghèo và hướng tới làm giàu từ trồng Quế.

Hai là: Rà soát quy hoạch các vùng phát triển cây Quế trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh trên cơ sở đánh giá chi tiết điều kiện phù hợp của thổ nhưỡng và tiểu vùng  sinh thái, kiến thức bản địa theo quy hoạch 3 loại rừng. Trong đó, chỉ đạo các huyện thực hiện rà soát, điều tra, đánh giá cụ thể diện tích quế hiện có theo cac phương thức trồng ( diện tích trồng phân tán, diện tích cây quế trồng tập trung, trồng hỗn giao dưới tấn rừng tự nhiên trong giai đoạn đến năm 2020 ) và tổ chức quản lý, chăm sóc, sử dụng phù hợp. Đồng thời, để phát huy vai trò đa mục đích của cây Quế trong phòng hộ, cần nghiên cứu qui hoạch phát triển mở rộng cho các huyện ngoài vùng qui hoạch nhưng có quỹ đất và tiểu vùng sinh thái phù hợp để phát triển, góp phần mở rộng diện tích vùng trồng Quế bù đắp diện tích, sản lượng thiếu hụt từ các huyện được quy hoạch những hạn chế nguồn lực trong thực hiện. Các địa phương có điều kiện phát triển cây Quế cần ra soát , xây dựng Đề án phát triển cây Quế chi tiết đến từng cộng đồng dân cư và xây dựng kế hoạch phát triển, xác định phương thức trồng tập trung, trồng hỗn giao dưới tán rừng tự nhiên, trồng phân tán gắn cải tạo vườn tạp của từng thời kỳ trung hạn, dài hạn; định hướng xây dựng loại hình sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm theo phân khúc thị trường trong nước và nước ngoài gắn chỉ dẫn địa lý cây trồng ngay tư khi xây dựng phát triển vùng trồng.

Ba là: Ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng mới, chăm sóc; chế biến, chiết xuất tinh dầu quế: Tập trung xây dựng các rừng giống, vườn giống đạt tiêu chuẩn để cung cấp cây giống đạt tiêu chuẩn cung cấp cho các vùng trồng trên địa bàn bảo đảm chất lượng, sạch bệnh; nghiên cứu xây dựng bộ quy trình phát triển cây Quế theo các phương thức trồng, bảo đảm tiêu chuẩn từ khâu xác định vùng trồng, cây giống, chăm sóc, phòng trừ dịch hại, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn cho từng phân khúc thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời nghiên cứu tiếp nhận, xây dựng một số mô phát triển cây quế theo chuỗi giá trị phù hợp tiểu vùng sinh thái và điều kiện kinh tế – xã hội ở một địa phương có lợi thế phát triển cây Quế làm cơ sở để thúc đẩy, nhân rộng phát triển hướng sản xuất hàng hóa bền vững.

Bốn là: Nhà nước cấp tỉnh, huyện và ngành chuyên môn quan tâm nghiên cứu xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển cây Quế trên địa bàn thực sự trở thành cây trồng đặc sản biểu trượng và đa dạng hóa các sản phẩm từ cây Quế tập trung vào những nội dung sau:

– Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng rừng giống, vườn giống tại các huyện vùng quy hoạch phát triển cây Quế

– Hỗ trợ các mô hình phát triển cây Quế đạt qui mô hàng hóa theo chuỗi giá trị thúc đẩy khuyến khích phát triển mở rộng diện tích, chất lượng sản phẩm.

– Hỗ trợ kinh phí cho việc chuyển đổi cơ cấu cây hiệu quả thấp, cải tạo vườn tạp sang trồng cây Quế chuyên canh quy mô lớn;

– Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tiến tới xây dựng thương hiệu và hệ thống chứng nhận chất lượng sản phẩm cây Quế theo vùng trồng đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.

Năm là: Giải pháp về thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường

– Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng của cây Quế; tạo cơ chế thông thoáng, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, đảm bảo nhanh gọn trong việc thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến tìm hiểu, đầu tư phát triển cây Quế.

– Khuyến khích tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm chế biến, chế biến tinh; đảm bảo kiểm soát được chất lượng, an toàn và truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ Quế, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu,…

– Tìm hiểu, đánh giá, dự báo chính xác thị trường tiêu thụ sản phẩm cây Quế, từ đó có định hướng tổ chức sản xuất phù hợp, đảm bảo nguồn cung cả  về số lượng và chất lượng sản phẩm; cải tiến mẫu mã, quy cách phù hợp, hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng.

– Tăng cường kết nối, học hỏi từ các địa phương tỉnh bạn ( Lào cai, Yên Bái…) có thế mạnh, kinh nghiệm trong trồng, phát triển các sản phẩm, xây dựng thị trường cho cây quế để trao đổi, liên kết … phát triển cây quế nhanh và bền vững.

 – Phát triển mạnh thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ Quế; tranh thủ cơ hội khi nước ta tham gia Hiệp định thương mại và các cam kết quốc tế đã ký kết; thực hiện tốt các quy định về thương mại, chất lượng, kiểm dịch sản phẩm để tạo được sự tin tưởng cho khách hàng. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phầm từ Quế ra thị trường trong và ngoài nước …

Sáu là: Về tổ chức sản xuất

– Xây dựng và nhân rộng các mô hình, chuỗi liên kết sản xuất cây Quế. Tập trung đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng phát triển hợp tác, liên kết, liên minh giữa doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và người dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Liên kết với các cơ sở chế biến để hình thành vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn;

– Thành lập các Hợp tác xã phát triển Quế trên địa bàn huyện: Mỗi HTX có quy mô diện tích từ 10 ha trở lên, có từ 7 thành viên trở lên; để từng bước khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ hiện nay và thực hiện việc cấp mã số vùng trồng  để tham gia thị trường xuất khẩu. Tạo điều kiện cho các hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của sản phẩm Quế, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm OCOP;

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với phát triển cây Quế, nhất là các vùng sản xuất tập trung thông qua các biện pháp như quản lý quy hoạch, đất đai, quản lý chất lượng giống cây trồng, xây dựng và triển khai hệ thống chứng nhận chất lượng sản phẩm; hướng dẫn việc xây dựng, quản lý và phát triển các nhãn hiệu, xúc tiến xây dựng và phát triển các thương hiệu

Là một tỉnh có diện tích tích tự nhiên đứng thứ 5 cả nước, qui mô dịch tích rừng và đất rừng lớn (647.000 ha), có nhiều địa phương có tiểu khí hậu và đất đại phù hợp cho phát triển cây Quế Thanh (Cinamomum cassia, hy vọng chương trình phát tiển bền vững cây trồng đặc sản lợi thế của tỉnh nói chung và huyện trọng điểm Thường Xuân nói riêng nhất định thành công. Cây quế sớm được tổ chức phát triển trở thành cây trồng đặc sản có lợi thế trên địa bàn các huyện miền núi, là cây đặc sản truyền thống của Thanh Hóa.

 

Viện trưởng Viện Nông nghiệp
Nguyễn Đình Hải   

THÔNG BÁO : Tuyển dụng Viên chức tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa năm 2021

Thực hiện Công văn số 17912/UBND-THKH ngày 12/11/2021 Của UBND tỉnh Thanh Hóa V/v chấp thuận Kế hoạch tuyển dụng viên chức của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa; Công văn số 3038/SNV-CCVC ngày 17/11/2021 của Sở Nội vụ V/v tuyển dụng viên chức tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Thực hiện Phương án số 682/PA-VNN ngày 17/11/2021 của Viện Nông nghiệp về việc xét tuyển viên chức năm 2021.

Viện Nông nghiệp Thông báo tuyển dụng viên chức năm 2021, cụ thể:

Toàn văn Thông báo:

 

Phiếu Đăng ký dự tuyển: Mẫu đăng ký (Tải về)

 

 

Hội thảo khoa học “Ươm mầm sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ, thúc đẩy tôn vinh tri thức khoa học và công nghệ tiêu biểu”

Sáng 9-11, Liên hiệp các Hội khoa học – kỹ thuật Thanh Hoá phối hợp với Viện Nông nghiệp Thanh Hoá đã tổ chức hội thảo khoa học “Ươm mầm sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), thúc đẩy tôn vinh tri thức KH&CN tiêu biểu”.
Đại diện lãnh đạo Viện Nông nghiệp Thanh Hoá, Phó Viện trưởng Lê Khắc Chiến phát biểu tại hội nghị.

Sau gần 3 năm hoạt động Viện Nông nghiệp Thanh Hoá đã từng bước đổi mới để đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trong đó, đã tập trung nguồn lực, cơ sở vật chất, đầu mối nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời tạo môi trường thu hút lực lượng lao động có trình độ KHCN tham gia nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó nâng cao đời sống, thu nhập của cán bộ làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao KH&CN vào nông nghiệp…

Tuy nhiên, trong tình hình mới hiện nay hoạt động KH&CN của Viện Nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất, đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu KH&CN còn hạn chế so với yêu cầu đặt ra. Nhất là còn thiếu bộ phận chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực.

Toàn cảnh hội nghị

Tham luận tại hội thảo các ý kiến đã tập trung vào một số nội dung chính về tầm quan trọng của những người làm công tác khoa học cũng như các đề tài KH&CN để thúc đẩy ươm mầm sáng tạo trong hoạt động của Viện Nông nghiệp trong thời gian tới. Việc lựa chọn xét tặng, tôn vinh, biểu dương kịp thời đối với các nhà khoa học của Viện có kết quả trong phong trào thi đua sáng tạo KH&CN hàng năm…

Đại diện lãnh đạo Liên hiện các hội Khoa học – Kỹ thuật Thanh Hoá phát biểu tại hội nghị

Các ý kiến thảo luận cũng đề xuất một số nội dung như trong thời gian tới Liên hiệp các hội Khoa học – Kỹ thuật Thanh Hoá tiếp tục phối hợp với Viện Nông nghiệp Thanh Hoá thực hiện các chương trình nghiên cứu KH&CN của tỉnh; đồng thời tham mưu cho tỉnh có thêm cơ chế, chính sách tạo điều kiện, chế độ cho đội ngũ tri thức, nhà khoa học của tỉnh nghiên cứu, sáng tạo; tiếp tục có những giải pháp để thu hút lực lượng trẻ tham gia nghiên cứu KHCN.

 

Lấy ý kiến thống nhất các nội dung đề cương xây dựng “Đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”

Sáng ngày 12-8, dưới sự chủ trì của các đồng chí Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa và đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, UBND huyện Mường Lát phối hợp với Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến thống nhất các nội dung đề cương xây dựng “Đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Toàn cảnh Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị

Dự và chỉ đạo Hội nghị, về phía tỉnh có các đồng chí Lê Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cùng đoàn công tác của Sở và Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa; Về phía huyện Mường Lát có các đồng chí: Hà Văn Ca, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Hoàng Văn Dũng, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện; lãnh đạo một số phòng liên quan gồm: Văn phòng HĐND-UBND huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; các đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện.

Đại diện lãnh đạo Viện Nông nghiệp tỉnh thông qua dự thảo đề cương Đề án

Đại diện lãnh đạo Viện Nông nghiệp tỉnh thông qua dự thảo đề cương Đề án

Mường Lát là một trong các huyện có diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp là 73.924,32 ha, chiếm 90,99% tổng diện tích tự nhiên. Xác định phát triển rừng bền vững là một ngành kinh doanh kỹ thuật đặc thù, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển rừng bền vững. Xuất phát từ những yêu cầu và nội tại nêu trên, việc xây dựng “Đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” là hết sức cần thiết, làm cơ sở cho việc thúc đẩy phát triển ngành lâm nghiệp, đưa kinh tế lâm nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, góp phần xã hội hóa nghề rừng, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.

“Đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” nhằm mục tiêu chung là phấn đấu đến năm 2030 ổn định diện tích rừng tự nhiên hiện có theo quy hoạch 3 loại rừng; tập trung phát triển rừng sản xuất bằng trồng rừng cây gỗ lớn; xác định danh mục cây trồng bản địa có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện để ưu tiên phát triển; gắn phát triển các mô hình cây trồng, con nuôi phù hợp theo hướng nông lâm kết hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm nâng cao tỷ lệ che phủ rừng toàn huyện đạt 91,43%, tăng tỷ trọng, giá trị ngành sản xuất lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của huyện, tạo việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, đảm bảo an ninh – quốc phòng.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện điều hành thảo luận tại Hội nghị

Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện điều hành thảo luận tại Hội nghị

Đề án được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 2021 – 2025, tập trung đánh giá được nông hóa, thổ nhưỡng cho các đối tượng đất sản xuất nông, lâm nghiệp làm cơ sở cho việc bố trí cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện; xác định được danh mục các loài cây gỗ lớn cho trồng rừng gỗ lớn, các loài cây lâm sản ngoài gỗ để phát triển trồng tập trung và dưới tán rừng, phù hợp với điều kiện của huyện; xác định được các vùng trồng rừng gỗ lớn, vùng sản xuất nông lâm kết hợp trên địa bàn huyện; trồng rừng sản xuất gỗ lớn khoảng 2.500 ha (bình quân 500 ha/năm); trồng cây phân tán khoảng 5 vạn cây/năm; xây dựng được các mô hình trồng khảo nghiệm các giống cây lâm nghiệp bản địa để đánh giá mức độ thích hợp làm cơ sở mở rộng phát triển sản xuất; xây dựng được các mô hình sinh kế để ổn định đời sống của người dân trồng rừng; tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về giá trị kinh tế, xã hội và môi trường của rừng mang lai; cơ chế chính sách hưởng lợi của người dân và cộng đồng từ phát triển rừng.  Giai đoạn 2026 – 2030, tiếp tục đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất gỗ lớn khoảng 2.500 ha (trồng mới trên diện tích đất trống và trồng lại rừng); chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng 2.500 ha; trông cây phân tán khoảng 5 vạn cây/ năm; đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng thích ứng của các loài cây trồng bản địa từ các mô hình trồng khảo nghiệm trên địa bàn huyện; tiếp tục xây dựng các mô hình sinh kế để ổn định đời sống của người dân trồng rừng.

Đại tá Hoàng Văn Võ, Đoàn trưởng Đoàn KTQP5/QK4 phát biểu góp ý vào đề cương

Đại tá Hoàng Văn Võ, Đoàn trưởng Đoàn KTQP5/QK4 phát biểu góp ý vào đề cương

Đồng chí Hoàng Văn Dũng, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó hủ tịch Thường trực UBND huyện đề nghị Viện cần xây dựng bản đồ thổ nhưỡng chi tiết cho từng vùng

Đồng chí Hoàng Văn Dũng, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện đề nghị Viện cần xây dựng bản đồ thổ nhưỡng chi tiết cho từng vùng

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá điệu kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng trên địa bàn huyện. Đồng thời, đề xuất với Viện Nông nghiệp tỉnh trước khi thực hiện Đề án phải xây dựng chi tiết bản đồ thổ nhưỡng theo từng vùng, từng địa phương cụ thể; nên ưu tiên đưa các loại cây trồng bản địa đang được trồng thử nghiệp vào danh mục loài cây trồng của Đề án, như: Cây trẩu, cây tếch, cây táo mèo, xoài, nhãn, cây đào, cây mận… Đối với các rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng vành đai nên trồng các loài cây gỗ lớn, cây trông lâu năm để phát triển rừng được bền vững; quản lý, chăm sóc tốt diện tích rừng tái sinh; trồng rừng theo hình thức lấy ngắn nuôi dài…

Đồng chí Hà Văn Ca, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện nhấn mạnh: "Việc trồng rừng phải gắn với phát triển kinh tế"

Đồng chí Hà Văn Ca, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện nhấn mạnh: “Việc trồng rừng phải gắn với phát triển kinh tế”

Đồng chí Lê Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đề nghị Viện Nông nghiệp sớm xây dựng bản đồ thổ nhưỡng để xác định cây trồng phù hợp

Đồng chí Lê Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đề nghị Viện Nông nghiệp sớm xây dựng bản đồ thổ nhưỡng để xác định cây trồng phù hợp

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lê Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh và đồng chí Hà Văn Ca, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện nhất trí cao với các nội dung trong dự thảo đề cương của Đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Qua đó các đồng chí đề nghị Viện Nông nghiệp tỉnh trước khi hoàn thiện Đề án cần xây dựng bản đồ thổ nhưỡng một cách cụ thể, tỷ mỉ, chi tiết đến từng vùng, từng thôn, bản để Đề án có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao; Đề nghị tỉnh sớm tổng kết mô hình trồng xoan, lát để các chủ rừng Nhà nước và nhân dân lấy diện tích quy hoạch cây trồng mới; Việc trồng rừng phải gắn liền với phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân…

Đồng chí Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa kết luận Hội nghị

Đồng chí Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa kết luận Hội nghị

Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến thảo luận của các đại biểu đã đóng góp xây dựng vào dự thảo Đề án của Viện; đồng chí hứa sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến tại hội nghị để bổ sung, hoàn thiện vào Đề án.

Nguồn: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THANH HÓA HUYỆN MƯỜNG LÁT

ST: Nguyễn Đình Hải
Viện trưởng Viện Nông nghiệp

Thu thập, gieo cấy vật liệu, chọn lọc cá thể g0 các giống lúa bản địa

I. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu “ăn no mặc ấm” dần thay thế bằng nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp”. Xuất phát từ nhu cầu thực tế việc chọn giống ngày nay cũng đi theo xu hướng chọn các giống lúa chất lượng thay thế cho giống lúa cao sản trước kia. Việc chọn tạo giống mới qua quá trình lâu dài, với nhiều mục tiêu, định hướng khác nhau qua nhiều thế hệ làm thay đổi sự phân bố các giống lúa đặc biệt là các giống lúa bản địa, với nhiều nguồn gen quý, hiếm. Nước ta là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Tình trạng hạn hán kéo dài, tần suất bão, lũ lụt tăng cao, đất nhiễm mặn ngày càng nhiều. Tất cả sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề sản xuất lương thực. Trong bối cảnh đó, mục tiêu chọn giống sẽ thay đổi, đi sâu nghiên cứu các giống mới với các đặc điểm chống chịu với biến đổi khí hậu sẽ được ưu tiên vì chúng mang các đặc điểm phù hợp với các vùng đất quê hương, sống được trong các điều kiện khắc nghiệt đồng thời các giống lúa bản địa cũng là những giống lúa có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy việc thu thập chọn lọc các vật liệu lúa bản địa là rất cần thiết và quan trọng.

II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

  1. Vật liệu nghiên cứu: Gồm 4 vật liệu lúa bản địa được thu thập từ các nguồn khác nhau: Nếp cái hạt cau, nếp cái hoa vàng, nếp cẩm, nếp sọc Bá Thước.
  2. Phương pháp thực hiện:

– Thu thập, gieo cấy vật liệu lúa bản địa: Các dòng vật liệu lúa bản địa được thu thập tại nhiều địa phương khác nhau, tiến hành gieo cấy tại trung tâm và đánh giá các chỉ tiêu ngoài đồng ruộng và trong phòng để đánh giá khả năng sinh trưởng và thích nghi của các giống lúa với điều kiện tại trung tâm. Từ đó chọn ra các dòng giống ưu  tú, triển vọng.

– Chọn dòng G0 các giống lúa bản địa: Từ nguồn vật liệu ban đầu thu thập từ các địa phương  gieo cấy tại trung tâm để chọn lọc cá thể G0. Các chỉ tiêu đánh áp dụng theo quy trình sản xuất giống siêu nguyên chủng.

III. Kết quả và thảo luận.        

  1. Kết quả thu thập vật liệu.

Trong vụ xuân 2021, đã tiến hành thu thập được tổng số 4 vật liệu lúa bản địa. Các vật liệu giống hoa được thu thập ở nhiều nơi, nhiều địa phương đem về tiến hành gieo trồng và đánh giá trên đồng ruộng, lựa chọn ra các vật liệu ưu tú, phù hợp để tiến hành chọn lọc, duy trì ở các vụ tiếp theo.

Kết quả thu thập vật liệu các giống lúa bản địa được trình bày cụ thể tại bảng 1.

Bảng 1: Danh sách tập đoàn vật liệu các giống lúa thu thập vụ xuân năm 2021

TT Tên vật liệu Nguồn gốc
1 Nếp cái hạt cau Xã Hà Lĩnh – Hà Trung – Thanh Hóa
2 Nếp cái hoa vàng Xã Hà Lĩnh – Hà Trung – Thanh Hóa
3 Nếp cẩm Tỉnh Ninh Bình
4 Nếp sọc Bá Thước Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Read more
  1. Kết quả đánh giá vật liệu.

2.1. Đặc điểm hình thái của các dòng vật liệu lúa bản địa.

Theo dõi, quan sát đặc điểm hình thái của các giống lúa bản địa, kết quả được thể hiện tại bảng 2.

Bảng 2: Một số đặc điểm hình thái của các dòng vật liệu bố mẹ

TT Tên vật liệu bố, mẹ Dạng hình cây Đặc điểm bộ lá Màu bẹ lá gốc Dạng hạt thóc Màu sắc vỏ trấu Màu sắc mỏ hạt
1 Nếp cái hạt cau Chụm Bộ lá có màu xanh nhạt, lá đòng thẳng, dài Xanh nhạt Bầu tròn Sẫm hạt cau, có gân vàng nhạt Tím
2 Nếp cái hoa vàng Chụm Bộ lá có màu xanh nhạt, lá đòng hơi xiên, dài Xanh Bầu tròn Vàng Vàng
3 Nếp cẩm Xòe Bộ lá xanh đậm, viền lá màu tím. Lá đòng ngắn Tím Bầu Tím than Tím
4 Nếp sọc Bá Thước Xòe Bộ lá rườm, lá đòng dài, xiên Xanh Bầu Vàng có gân tím Tím

Read more

2.2. Kết quả đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển.

Kết quả theo dõi, đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng của các vật liệu lúa bản địa thu thập trong vụ xuân 2021 được thể hiện tại bảng 3:

Bảng 3:  một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của các vật liệu lúa bản địa thu thập trong vụ xuân 2021

Tên vật liệu TGST Chiều cao cây
(cm)
Độ dài giai đoạn trỗ (điểm) Độ tàn lá

(điểm)

Độ cứng cây

(điểm)

Nếp cái hạt cau 144 165,7 7 1 1
Nếp cái hoa vàng 140 156,6 7 1 1
Nếp cẩm 120 125,4 1 1 1
Nếp sọc Bá Thước 130 160,5 7 1 5

Read more

            Kết quả đánh giá ở bảng 3 cho thấy:

– Giống nếp cái hạt cau: Trong vụ xuân 2021, giống có thời gian sinh trưởng 144 ngày, Chiều cao cây là 165,7 cm; độ tàn lá và độ cứng cây điểm 1. Do là giống cảm quang nên khi gieo trồng trong điều kiện vụ xuân giống có thời gian phân hóa đòng không tập trung, do đó giai đoạn trỗ kéo dài (điểm 7).

– Giống nếp cái hoa vàng: giống có thời gian sinh trưởng 140 ngày, Chiều cao cây là 156,6 cm; độ tàn lá và độ cứng cây điểm 1. Do là giống cảm quang nên khi gieo trồng trong điều kiện vụ xuân giống có thời gian phân hóa đòng không tập trung, do đó giai đoạn trỗ kéo dài (điểm 7)

– Giống nếp cái hoa vàng: giống có thời gian sinh trưởng 120 ngày, Chiều cao cây là 125,4 cm; độ dài giai đoạn trỗ, độ tàn lá và độ cứng cây điểm 1.

– Giống nếp sọc Bá Thước: giống có thời gian sinh trưởng 130 ngày, Chiều cao cây là 160,5 cm; độ tàn lá điểm 1, độ cứng cây điểm 5. Do là giống cảm quang nên khi gieo trồng trong điều kiện vụ xuân giống có thời gian phân hóa đòng không tập trung, do đó giai đoạn trỗ kéo dài (điểm 7).

2.3. Kết quả đánh giá khả năng chống chịu.

Nhìn chung trong vụ xuân 2021, các vật liệu lúa bản địa thu thập được khi gieo cấy tại trung tâm có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại. Các giống đều nhiễm nhẹ hoặc không nhiễm một số sâu bệnh hại chính (chủ yếu ở điểm 0, 1). Riêng giống lúa nếp cẩm bị nhiễm bệnh đạo ôn (điểm 2).

3.Kết quả chọn lọc dòng G0 một số giống lúa bản địa

Vụ xuân 2021, từ nguồn vật liệu ban đầu thu thập từ các địa phương gieo cấy tại trung tâm để chọn lọc cá thể G0. Kết quả đánh giá chọn lọc các cá thể G0 như sau:

 Giống lúa Nếp cái hạt cau:

+ Số cá thể thực hiện: 70 cá thể

+ Số cá thể G0 loại: 20 cá thể

+ Số các thể đạt: 50 cá thể.

– Giống lúa Nếp cẩm

+ Số cá thể thực hiện: 60 cá thể

+ Số cá thể G0 loại: 00 cá thể

+ Số các thể đạt: 50 cá thể.

Kết quả chọn lọc G0 dòng vật liệu nếp cái hạt cau và nếp cẩm được thể hiện tại bảng 5a, 5b

Bảng 5a: Kết quả đánh giá các dòng G0 lúa Nếp cái hạt cau vụ xuân 2021

STT Mã số cá thể Chiều cao thân (cm) Chiều dài trục chính của bông (cm) Số bông/ cây Số hạt chắc/

cây

KL 1000 hạt (g) Năng suất (g/khóm) Đ/KĐ
1 D1 147,2 28,5 5 587 27,4 16,08 Đ
2 D2 142,8 28,5 5 583 27,8 16,21 Đ
3 D3 146,4 28,6 5 637 28,0 17,24 Đ
4 D4 144,3 28,4 5 627 29,1 18,25 Đ
5 D7 148,0 28,0 5 517 27,7 18,32 Đ
6 D10 147,2 28,0 5 670 28,4 19,03 Đ
7 D11 146,7 28,5 5 606 27,9 18,91 Đ
8 D12 147,9 27,3 5 588 28,0 18,06
9 D13 147,0 28,3 5 579 28,0 16,63 Đ
10 D14 145,0 28,2 6 600 29,1 18,66 Đ
11 D15 145,3 27,5 5 660 28,3 19,19 Đ
12 D17 145,7 28,3 5 638 29,0 18,50 Đ
13 D18 145,6 27,3 5 643 28,6 18,39
14 D19 149,5 27,6 5 620 29,5 18,29
15 D21 145,8 27,9 5 634 28,0 18,21 Đ
16 D22 146,3 28,5 5 597 27,6 17,97 Đ
17 D23 147,2 27,5 6 540 26,8 18,20 Đ
18 D24 145,2 27,5 5 578 28,2 16,30 Đ
19 D25 129,5 27,9 6 702 28,3 18,23
20 D26 147,6 28,7 5 608 27,8 16,90 Đ
21 D28 145,2 27,6 5 631 31,0 22,16 Đ
22 D30 147,6 28,5 6 602 28,2 17,62 Đ
23 D32 145,2 28,6 5 620 27,7 17,17 Đ
24 D33 143,5 27,5 5 607 28,2 17,12 Đ
25 D34 142,6 28,0 5 580 27,9 17,81 Đ
26 D35 145,7 28,0 5 569 28,4 16,16 Đ
27 D36 144,5 28,2 5 604 27,7 18,12 Đ
28 D37 146,2 28,2 5 603 28,6 17,57 Đ
29 D38 145,8 27,6 6 590 28,5 17,16 Đ
30 D39 143,8 28,4 5 602 28,4 17,76 Đ
31 D40 143,4 28,5 6 605 29,0 18,76 Đ
32 D42 146,5 29,1 5 612 29,4 17,99
33 D44 145,3 28,1 6 543 28,2 19,29 Đ
34 D45 142,6 27,1 5 618 28,2 17,43
35 D46 144,5 28,2 5 591 28,0 16,55 Đ
36 D47 143,5 27,8 5 634 29,0 17,02 Đ
37 D48 145,8 27,8 5 571 28,9 15,93 Đ
38 D49 146,7 27,6 5 596 27,5 15,64 Đ
39 D50 148,0 28,5 6 645 28,3 19,19 Đ
40 D51 130,0 28,5 8 785 29,0 22,77
41 D52 132,0 27,3 5 798 27,8 15,76
42 D53 147,4 27,6 6 623 28,0 17,44 Đ
43 D54 147,4 27,2 5 564 28,1 16,85
44 D55 148,4 28,4 5 644 28,2 18,16 Đ
45 D56 144,4 28,5 5 607 27,8 16,87 Đ
46 D57 135,0 28,0 3 429 31,3 11,54
47 D58 147,5 28,1 6 600 29,2 17,52 Đ
48 D63 146,4 27,6 5 621 28,4 18,26 Đ
49 D64 145,3 27,5 5 638 28,6 18,25 Đ
50 D65 145,9 28,7 5 645 27,8 17,93 Đ
51 D66 146,8 27,8 6 656 28,7 16,86 Đ
52 D67 152,0 28,5 6 800 28,9 17,55
53 D68 147,7 27,5 5 567 27,5 18,56 Đ
54 D69 145,9 27,5 5 623 29,0 18,07 Đ
55 D70 147,2 28,1 5 564 27,8 15,68 Đ
56 D73 145,6 29,6 5 664 28,0 18,03
57 D74 147,4 27,1 6 627 27,9 16,94
58 D75 146,2 29,8 5 579 27,8 16,10
59 D76 145,7 28,5 5 541 28,0 18,65 Đ
60 D77 147,8 26,2 6 507 28,3 11,49
61 D78 146,3 28,5 5 570 29,0 17,43 Đ
62 D79 143,5 29,0 6 597 29,1 16,96
63 D80 142,5 28,6 6 602 33,5 23,36 Đ
64 D81 147,7 28,5 5 408 27,8 12,36 Đ
65 D82 145,8 29,5 5 631 24,5 20,23
66 D83 140,8 28,4 6 734 27,0 17,12
67 D84 153,6 27,5 8 393 27,8 16,49
68 D85 144,6 28,5 5 548 28,0 12,09 Đ
69 D86 147,0 27,4 6 407 29,0 18,65
70 D87 145,8 28,5 5 543 27,6 17,29 Đ
Trung bình 145,2 28,1 5,3 602,2 28,3 17,5  
Độ lệch chuẩn 3,96 0,62 0,69 72,73 1,07 1,99  

Bảng 5b: Kết quả đánh giá các dòng G0 lúa Nếp cẩm vụ xuân 2021

STT Mã số cá thể Chiều cao thân (cm) Chiều dài trục chính của bông (cm) Số bông/ cây Số hạt chắc/

cây

KL 1000 hạt (g) Năng suất (g/khóm) Đ/KĐ
1 D90 95,7 21,6 5 541 22,3 22,5
2 D91 94,2 21,6 5 507 22,3 19,3 Đ
3 D92 96,7 21,9 6 570 22,2 19,2 Đ
4 D93 94,8 22,0 5 577 22,3 19,3 Đ
5 D94 94,4 24,6 7 602 23,2 20,2
6 D95 96,2 21,8 6 508 22,2 19,2 Đ
7 D98 96,5 21,3 5 531 22,5 19,5 Đ
8 D99 95,5 21,3 4 834 22,1 19,1
9 D101 95,5 21,6 3 293 22,1 19,1
10 D108 96,0 21,8 5 548 22,5 19,5 Đ
11 D114 96,1 20,9 8 407 22,2 19,2
12 D115 96,2 20,8 5 543 22,5 19,5 Đ
13 D121 96,0 21,2 6 548 22,5 19,5 Đ
14 D123 95,4 21,7 6 486 22,5 19,5 Đ
15 D124 95,2 21,6 6 525 22,4 19,4 Đ
16 D125 95,2 21,6 5 565 22,5 19,5 Đ
17 D128 97,7 21,6 5 528 22,3 19,3 Đ
18 D129 85,6 21,3 7 487 23 20
19 D130 95,9 21,5 6 499 22,4 19,4 Đ
20 D132 96,6 21,2 5 493 22,5 19,5 Đ
21 D133 96,8 21,3 6 488 22,2 19,2 Đ
22 D137 95,3 20,6 6 488 22,4 19,4 Đ
23 D139 95,3 21,8 6 498 22,2 19,2 Đ
24 D140 97,6 21,6 5 493 22,5 19,5 Đ
25 D143 95,2 21,6 6 480 22,6 19,6 Đ
26 D144 95,0 20,8 6 478 22,5 19,5 Đ
27 D145 95,6 21,6 5 488 22,4 19,4 Đ
28 D148 95,7 20,5 5 475 22,6 19,6 Đ
29 D149 96,9 21,6 6 472 22,4 19,4 Đ
30 D151 97,4 21,2 5 506 22,5 19,5 Đ
31 D152 95,6 21,2 5 512 22,5 19,5 Đ
32 D153 94,9 21,5 6 502 22,5 19,5 Đ
33 D154 97,5 16,6 3 432 22,2 19,2
34 D158 98,2 21,1 6 513 22,3 19,3 Đ
35 D161 96,2 20,8 5 535 22,5 19,5 Đ
36 D162 96,3 20,9 6 508 22,6 19,6 Đ
37 D163 95,9 21,8 6 482 22,4 19,4 Đ
38 D164 97,2 21,2 6 471 22,2 19,2 Đ
39 D165 97,1 20,9 6 551 22,5 19,5 Đ
40 D166 96,2 21,3 6 576 22,6 19,6 Đ
41 D167 95,3 21,3 5 480 22,4 19,4 Đ
42 D168 95,6 16,5 5 520 22,6 19,6
43 D169 96,3 21,0 5 510 22,3 19,3 Đ
44 D170 97,6 20,7 5 538 22,3 19,3 Đ
45 D171 97,9 20,8 5 500 22,5 19,5 Đ
46 D174 96,1 20,9 6 570 22,3 19,3 Đ
47 D175 105,9 20,7 5 601 20,4 17,4
48 D176 96,2 20,9 5 573 22,8 19,8 Đ
49 D177 97,2 21,0 5 549 22,4 19,4 Đ
50 D178 97,2 20,9 6 539 22,5 19,5 Đ
51 D179 97,3 21,7 5 556 22,6 19,6 Đ
52 D180 95,6 21,2 6 544 22,5 19,5 Đ
53 D181 95,2 21,2 5 512 22,4 19,4 Đ
54 D183 97,0 21,6 6 543 22,4 19,4 Đ
55 D184 94,9 21,1 5 519 22,6 19,6 Đ
56 D185 96,4 21,5 6 545 22,7 19,7 Đ
57 D186 97,7 21,8 5 502 22,5 19,5 Đ
58 D189 97,0 21,6 6 512 22,5 19,5 Đ
59 D190 97,2 21,3 5 535 22,4 19,4 Đ
60 D192 90,6 20,2 8 625 23,6 14
Trung bình 96,1 21,2 5,5 521,9 22,4 19,4  
Độ lệch chuẩn 2,21 1,04 0,87 64,12 0,36 0,87  

Read more

IV.Kết luận.

Trong vụ xuân 2021, đã thu thập được tổng số 4 vật liệu giống lúa bản địa. Trong đó đánh giá được 02 dòng vật liệu phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại trung tâm là nếp cái hạt cau và nếp cẩm. Các giống này có đặc điểm sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Tiến hành chọn lọc, đánh giá các cá thể G0 đối với 2 giống lúa nếp cái hạt cau và nếp cẩm. Kết quả chọn được 100 cá thể G0 (50 dòng nếp cái hạt cau, 50 dòng nếp cẩm).

 

KS. Lưu Thị Hoa
Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng

Viện Nông nghiệp hưởng ứng tuần lễ “Hướng về Thành phố mang tên Bác”

Trong những ngày người dân TPHCM căng sức chống dịch và thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhân dân nhiều địa phương trong cả nước đã hướng về Thành phố với tình cảm chia ngọt, sẻ bùi.

Đóng gói và bảo quản các vật phẩm ủng hộ

Tại Thanh Hóa, Hưởng ứng tuần lễ “Vì thành phố mang tên Bác” do Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa phát động, nhân dân các địa phương trên toàn tỉnh Thanh Hóa đang quyên góp lương thực, thực phẩm gửi vào “tiếp sức” cho người dân TP. Hồ Chí Minh.

Đóng góp, ủng hộ của Phòng Phân tích và Thí nghiệm

Thực hiện theo chỉ đạo của Công Đoàn Viên chức tỉnh tại Công văn số: 119/CV – CĐVC ngày 19/7/2021 Về việc hưởng ứng tuần lễ “Hướng về Thành phố mang tên Bác”, Công đoàn CS Viện Nông nghiệp đã nhanh chóng triển khai, phát động phong trào trong toàn thể Viện.

 

 

Đóng góp, ủng hộ của Văn Phòng Viện

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, Viện Nông nghiệp được biết TP. Hồ Chí Minh đang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội nên người dân khó khăn trong việc mua lương thực thực phẩm. Với tinh thần “Tương thân, tương ái”, tập thể cán bộ, viên chức, người lao động và các phòng ban trong toàn Viện Nông nghiệp đã nhiệt tình đăng ký tham gia phong trào. Do điều kiện về khoảng cách địa lý, hàng hóa, vật phẩm ủng hộ ưu tiên các mặt hàng khô: Lạc, moi khô, cá khô được đóng gói và bảo quản cẩn thận.

 

Đóng góp, ủng hộ của Phòng Kế hoạch, Tổng hợp và Hợp tác Quốc tế
Niềm vui của tập thể viên chức, người lao động viện khi được góp một phần nhỏ “tiếp sức” cho người dân TP. Hồ Chí Minh vượt qua dịch bệnh.

Hy vọng cùng với tấm lòng của tập thể cán bộ, viên chức, người lao động Viện Nông nghiệp luôn sẵn sàng sát cánh, hỗ trợ giúp đỡ khó khăn hướng đến các tỉnh vùng dịch, TP. Hồ Chí Minh cũng như các địa phương trong cả nước khác sẽ có thêm quyết tâm, động lực cùng với Đảng, Nhà nước và toàn dân đẩy lùi dịch bệnh COVID-19./ .

Trần Anh Đức
Văn phòng Viện

Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021

Ngày 14/7/2021 Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức cuộc họp Sơ kết công tác chuyên môn 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021; thành phần tham gia hội nghị bao gồm Lãnh đạo Viện, Chánh Văn phòng; trưởng, phó các phòng trực thuộc; Chủ tịch Công đoàn và Bí thư ĐTN Viện cùng toàn thể cán bộ VC-HĐLĐ khối Văn phòng Viện.

Tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp gây nhiều cản trở, khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội chung

Sáu tháng đầu năm 2021, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa triển khai thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài; dịch bệnh trên đàn gia súc chưa được khống chế… đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội và đời sống người dân; ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành các hoạt động nghiên cứu và sản xuất của cán bộ, viên chức và người lao động toàn Viện. Trong bối cảnh đó, toàn Viện đã đồng lòng, nhất trí phát huy thế mạnh và khắc phục khó khăn, đồng thời tranh thủ được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp, hỗ trợ của các sở, ngành và địa phương trong tổ chức nhiệm vụ đã đạt được những kết quả nhất định.

Viện trưởng Nguyễn Đình Hải phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Đầu tiên và nổi bật nhất đó là được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kéo dài lộ trình tự chủ của Viện Nông nghiệp đến năm 2025 tại Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 14/6/2021.

Các kế hoạch, nhiệm vụ theo Quyết định 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2021 được giao đến các phòng, đơn vị ngay từ đầu năm với các chỉ tiêu cụ thể, cùng với đó là công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, đảm bảo các nhiệm vụ được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo về hồ sơ.

Các đề án, dự án, đề tài ngày càng được tăng lên về số lượng, nâng cao về chất lượng, hoạt động chuyển giao KHCN vào thực tiễn sản xuất rõ nét.

Công tác dịch vụ, sản xuất kinh doanh từng bước ổn định.

Sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo sát sao của các Lãnh đạo tỉnh cũng như Trung ương dành cho Viện Nông nghiệp là một nguồn động lực to lớn cho sự phát triển của Viện

Hệ thống quy chế, quy định đã cơ bản được hoàn thiện, kỷ cương, kỷ luật hành chính được tăng cường, nâng cao chất lượng cán bộ, viện chức, người lao động.

Không ngừng kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức là ưu tiên hàng đầu của Viện Nông nghiệp

Công tác thi đua được quan tâm, từng bước đi vào thực chất, xây dựng môi trường làm việc theo văn hóa kỷ luật, những người tích cực có cơ hội được cống hiến; niềm tin, tinh thần làm việc trong đa số viên chức, người lao động được tăng cường theo hướng tích cực, phát huy sức mạnh tập thể và khả năng sáng tạo, cống hiến của của viên chức, người lao động trong toàn Viện.

Các sáng kiến Nâng cao chất lượng trong công việc luôn được ban Lãnh đạo Viện chú trọng khuyến khích phát huy, nhân rộng

Bênh cạnh những kết quả đạt được, vẫn có một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục như: Một số nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ trọng điểm chậm được giải quyết dứt điểm; công tác đấu thầu còn nhiều khó khăn chưa được giải quyết; tiến độ giải ngân các chương trình, đề án chậm; các phong trào thi đua chậm đổi mới về nội dung, hình thức thực hiện; một số nhiệm vụ nghiên cứu, đặt hàng sản phẩm còn hạn chế về đối tượng nghiên cứu và hàm lượng KHCN; hệ thống quy chế, quy định, nội quy ở một số trung tâm chưa được được ban hành hoặc chấp hành chưa nghiêm dẫn đến hoạt động điều hành hiệu quả hạn chế; các hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo đề, đề tài cấp cơ sở, bài báo, bản tin, ứng dụng công nghệ thống tin chưa được thực hiện.

Để hoàn thành mục tiêu kéo “vừa phòng chống dịch Covid 19 vừa phát triển kinh tế”, thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm cụ của Viện trong 6 tháng cuối năm 2021, Viện trưởng yêu cầu các phòng, đơn vị phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, quyết liệt  và hoàn thành toàn diện, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ được giao với quyết tâm cao nhất.

Bài viết căn cứ theo Thông báo số 355/TB-VNN của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa về việc Thông báo kết luận của Viện trưởng Viện Nông nghiệp tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021.

Trần Anh Đức
Văn phòng Viện

Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Viện Nông nghiệp Thanh hóa được Thủ tướng chính phủ thành lập tại Quyết định số 664/QĐ-TTg ngày 30/5/2018, Thanh Hóa là tỉnh sớm được công nhận vinh dự to lớn này. Tự hào, cơ hội và thách thức đan xen sau 3 năm, từ một đơn vị mới thành lập Viện Nông nghiệp đã chủ động tìm hướng đi cho mình trên cơ sở cơ cấu, xây dựng lại đội ngũ cán bộ, đề xuất nhiệm vụ và tranh thủ được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

Bên cạnh chức năng nhiệm vụ được giao, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cũng xác định rõ Thanh Hóa là tỉnh đất rộng, người đông, phát triển nông nghiệp bền vững là nền tảng để hiện đại hóa xã hội “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài” là mục tiêu quan trọng trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, Viện quan tâm đến nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhân lực có chất lượng cao nói riêng.

Lễ công bố và trao các Quyết định bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo các phòng và Trung tâm trực thuộc Viện Nông nghiệp

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong”. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có vị trí rất quan trọng; con người là chủ thể, là trung tâm, là nguồn lực, động lực, là mục tiêu phát triển. Đột phá phát triển con người, mà trọng tâm là nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia, nhà khoa học, quản lý, đội ngũ nhân lực công nghệ kỹ thuật giỏi. Ở mỗi lĩnh vực, môi trường khi xã hội càng phát triển thì vai trò của con người có trí tuệ chuyên môn hóa cao càng quan trọng. Xây dựng đội ngũ cán yêu nghề, trách nhiệm là việc làm cần thiết. Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của Viện trong thời gian tới, việc chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức nghiên cứu, quản lý nông nghiệp từ việc phát hiện sớm và đào tạo có định hướng những cán bộ có triển vọng, chú trọng cán bộ trẻ, chọn những người xứng đáng; thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển đúng với chuyên môn nhiệm vụ.

Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể cán bộ Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Tăng cường đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo, nhất là các vấn đề nghiên cứu khoa học, kinh tế thị trường, các kỹ năng gắn với thực hành, triển khai các lĩnh vực nông nghiệp. Xác định đưa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trở thành trung tâm nông nghiệp chất lượng cao, từng bước hiện đại hóa toàn diện trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển nông nghiệp.

Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng cường thông tin tuyên truyền về nhu cầu và sự phát triển của Viện để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp. Hoàn thiện thể chế, xây dựng đề án khung vị trí việc làm, xác định cụ thể nhu cầu về số lượng, cơ cấu trình độ đào tạo đối với ngành nông nghiệp, các quy định của Đảng về công tác cán bộ để làm căn cứ cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo nguồn lực.

Thực hiện chính sách tuyển dụng, chính sách đãi ngộ thỏa đáng, thu hút người tài qua thi tuyển cạnh tranh, bảo đảm công khai, minh bạch tuyển đúng người, tìm đúng nhân tài cho Viện.

 

Bùi Tuấn Anh
Chánh Văn phòng Viện

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(ĐCSVN) – Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tạo ra những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được coi là xu hướng tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc, qua đó làm thay đổi bức tranh nông nghiệp nước nhà.

Nông nghiệp công nghệ cao – xu thế tất yếu

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ thông tin; quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản càng cao; cùng với diện tích đất bị thu hẹp do đô thị hóa, do biến đổi khí hậu trong khi dân số tăng nên nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên… là những thách thức rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp.

Giải bài toán cho các vấn đề này, theo các chuyên gia, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát triển nền nông nghiệp nước nhà.

Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

Thu hoạch cá chim vảy vàng tại Nha Trang – Kết quả của dự án đổi mới sáng tạo.

Theo báo cáo, các tiến bộ về khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo còn dưới 10%,…). Mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm (lúa, mía, ngô, rau màu) đạt khoảng 94%; khâu thu hoạch lúa đạt 50% (các tỉnh đồng bằng đạt 90%).

Nhận định về sự đóng góp của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của nông nghiệp nước ta, nhiều chuyên gia, nhà khoa học chung nhận định, khoa học và công nghệ thực sự là một trong các giải pháp quan trọng đóng góp có hiệu quả, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.

Sản xuất phát triển nhờ ứng dụng công nghệ cao

Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ giúp thay đổi bức tranh nông nghiệp nước nhà, đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW,  05/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhấn mạnh những định hướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao như: “Hiện đại hóa, thương mại hóa nông nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học – công nghệ, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực là chủ yếu sang phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế của từng vùng”…

Định hướng này cùng với những chính sách được ban hành trước đó về nông nghiệp công nghệ cao như Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010, phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 1895/QĐ-TTg, ngày 17/12/2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 đã tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao. Qua đó, góp phần tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đạt được những thành tựu đáng tự hào.

Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2019, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các khu sản xuất tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản có giá trị xuất khẩu cao.

Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại.

Trong lĩnh vực trồng trọt đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến; do làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế tăng. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 80% gạo xuất khẩu, giúp nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 502 USD/tấn năm 2018 lên 510 USD/tấn năm 2019. Đặc biệt, giống gạo ST25 được công nhận là “gạo ngon nhất thế giới năm 2019” tại Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Phi-lip-pin.

Việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) ngày càng mở rộng và hiệu quả mang lại sản phẩm an toàn, chất lượng tốt, năng suất cao. Bên cạnh đó, việc mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cùng với kết quả nghiên cứu, đánh giá, triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị …

Ngành lâm nghiệp có sự phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng ổn định; đã làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến, tạo ra các dây chuyền chế biến, bảo quản có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập khẩu; hình thành ngành công nghiệp chế biến lâm sản đứng thứ hai Châu Á và đứng thứ năm trên thế giới.

Lĩnh vực chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi khép kín, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao; nhiều mô hình chăn nuôi hữu cơ đã hình thành và đang được phổ biến, nhân rộng. Công nghệ chế biến thủy sản ngày càng được đầu tư hiện đại để đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế.

Với sự giúp sức của khoa học công nghệ được ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp từ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, canh tác; thức ăn chăn nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; kỹ thuật chế biến, bảo quản sau thu hoạch… đã tạo ra giá trị mới cho nông sản, giúp sản phẩm tươi, an toàn, nâng cao năng suất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng… Các kết quả này góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng nhanh qua các năm, năm 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 41,3 tỷ USD; thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức 10,4 tỷ USD.

Gỡ rào cản để phát huy nguồn lực 

Những đóng góp của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cho thấy việc phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đúng, đã và đang tạo động lực mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn còn gặp phải không ít khó khăn. Mô hình sản xuất nông nghiệp này đồng nghĩa với việc tổ chức sản xuất phải được thực hiện trên quy mô tương đối lớn và đầu tư tương xứng về mặt hạ tầng, công nghệ sản xuất trong khi dòng vốn đầu tư vào nông nghiệp tại nước ta còn thấp. Bên cạnh đó, thiếu đất quy mô lớn để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ theo vùng sản xuất tập trung; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao còn hạn hẹp, không ổn định; bất cập trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, nhân lực còn hạn chế… là những rào cản cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao thời gian qua.

Những đóng góp của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cho thấy việc phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đúng.

Tháo gỡ những khó khăn này, thời gian qua, Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hộ nông dân sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, việc thu hút đầu tư cho nông nghiệp đặc biệt nông nghiệp công nghệ cao từ lâu được hưởng nhiều ưu đãi. Cụ thể, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010,của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, với chính sách cho vay tín chấp ở hạn mức phù hợp; Nghị quyết số 30/NQ-CP, ngày 7/3/2017, dành ít nhất 100.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường từ 0,5% -1,5% đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Đặc biệt, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP, ngày 7/9/2018, của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, có nhiều điểm đột phá mới về cho vay đối với các dự án nông nghiệp công nghệ cao như: cho doanh nghiệp được vay không có tài sản đảm bảo tối đa bằng 70% -80% giá trị dự án nông nghiệp công nghệ cao với hình thức cho vay linh hoạt; ưu đãi về tiền thuê đất, cắt giảm thủ tục hành chính…

Bên cạnh đó, nhiều chính sách để nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp cũng được thực thi. Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu phát triển tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020. Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, ngành nông nghiệp triển khai đào tạo được trên 2,3 triệu lao động nông thôn học nghề nông nghiệp. Nông dân sau khi học nghề đã áp dụng được kỹ năng mới vào sản xuất; nhiều lao động sau học nghề mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đem lại thu nhập gấp 3-4 lần trước đây.

Cùng với đó, Chính phủ cũng dành nhiều nguồn lực tạo điều kiện cho nghiên cứu, chuyên giao công nghệ năng suất chất lượng nông sản; thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng lâu dài cho người sử dụng, tạo điều kiện cho tích tụ và tập trung đất nông nghiệp theo nguyên tắc thị trường để hình thành nền nông nghiệp hiện đại. Đặc biệt là những nỗ lực lớn trong công tác tổ chức và phát triển thị trường ở cả trong và ngoài nước. Việt Nam đã và đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, cho thấy sự tích cực của Nhà nước trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường cho nông sản Việt Nam. Nông sản Việt Nam từng bước xâm nhập vào những thị trường có sức mua lớn, đòi hỏi cao về chất lượng như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ, Australia…

Những chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phát triển đã khẳng định sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước cho nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.

Để khoa học công nghệ thực sự thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, tiếp tục cần sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện chính sách khuyến khích, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cùng với đó cần sự đồng bộ trong toàn hệ thống để đưa các chính sách vào thực tiễn một cách thực sự để thực thi hiệu quả, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững./.

Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam