Cuộc thi viết chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2022

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Cuộc thi viết chính luận “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” lần thứ hai, năm 2022.

Cuộc thi là sự tiếp nối thành công của Cuộc thi viết chính luận “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức năm 2021, có sự mở rộng về quy mô, nâng lên mức toàn quốc nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, tiếp tục phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện lực lượng tham gia đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch; cung cấp luận cứ khoa học và hình thành nguồn bài viết phong phú, có chất lượng, phục vụ trực tiếp công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ, tuyên truyền đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khoá XIII, lan tỏa nội dung cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dưới đây là toàn văn Công văn phát động Cuộc thi viết chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2022:

Lễ Ký kết Chương trình Hợp tác giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa và UBND huyện Nông Cống giai đoạn 2022-2025

Ngày 27/5/2022, tại trụ sở Viện Nông nghiệp, tập thể Lãnh đạo Viện đã đón tiếp đoàn công tác của UBND Huyện Nông Cống do đồng chí Nguyễn Lợi Đức, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống làm trưởng đoàn với Chương trình hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao KHCN giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa với UBND huyện Nông Cống năm 2022.

Về phía Viện Nông nghiệp đại diện là đồng chí Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp cùng lãnh đạo các phòng và trung tâm trực thuộc Viện Nông nghiệp cũng như tập thể cán bộ, viên chức Viện đã đón tiếp đoàn công tác của UBND Huyện Nông Cống.

Trước khi làm việc với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đi thăm quan Khu lưu giữ trong phóng thí nghiệm Lam Kim tuyến, Phong Lan,… Phòng sản xuất Keo lai nuôi cấy mô, khu vực sản xuất Đông trùng Hạ thảo, nấm Linh Chi,…

Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đi thăm quan Khu lưu giữ trong phóng thí nghiệm Lam Kim tuyến, Phong Lan,… Phòng sản xuất Keo lai nuôi cấy mô, khu vực sản xuất Đông trùng Hạ thảo, nấm Linh Chi,…
Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đi thăm quan Khu lưu giữ trong phóng thí nghiệm Lam Kim tuyến, Phong Lan,… Phòng sản xuất Keo lai nuôi cấy mô, khu vực sản xuất Đông trùng Hạ thảo, nấm Linh Chi,…
Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đi thăm quan Khu lưu giữ trong phóng thí nghiệm Lam Kim tuyến, Phong Lan,… Phòng sản xuất Keo lai nuôi cấy mô, khu vực sản xuất Đông trùng Hạ thảo, nấm Linh Chi,…
Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đi thăm quan Khu lưu giữ trong phóng thí nghiệm Lam Kim tuyến, Phong Lan,… Phòng sản xuất Keo lai nuôi cấy mô, khu vực sản xuất Đông trùng Hạ thảo, nấm Linh Chi,…
Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đi thăm quan Khu lưu giữ trong phóng thí nghiệm Lam Kim tuyến, Phong Lan,… Phòng sản xuất Keo lai nuôi cấy mô, khu vực sản xuất Đông trùng Hạ thảo, nấm Linh Chi,…

Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Hải đã trình bày báo cáo của Viện Nông nghiệp về công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và Dự thảo Chương hợp tác giữa huyện Nông Cống và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2022 – 2025; Đồng chí Nguyễn Đình Hải đã nêu rõ những thành tựu, cống hiến của Viện cho nền Nông nghiệp tỉnh nhà , qua đó thấy được tầm quan trọng, sự quan tâm, ưu ái đến từ các cấp lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa dành cho Viện Nông nghiệp. Đồng thời đồng chí Nguyễn Đình Hải cũng đưa ra một số tồn tại, hạn chế của Viện đang gặp phải.

Viện trưởng Nguyễn Đình Hải phát biểu tại Hội nghị

Về nhiệm vụ chuyên môn, trong năm 2021 Viện đã thực hiện 26 nhiệm vụ đặc thù thuộc 8 nhóm nhiệm vụ. Qua đó, đã sang bầu 15.000 cây lâm nghiệp bản địa, ươm tạo 5.000 giống cây vạng trức, 10.000 cây sưa, chọn được 225 cây dự tuyển. Thực hiện nghiên cứu, chọn tạo 4 ha giống lúa; thu thập, đánh giá nguồn vật liệu trên 0,6 ha cây trồng, thu được 200 vật liệu, đánh giá 100 vật liệu phục vụ công tác lai chọn tạo giống mới; bảo tồn nguồn gen vịt Cổ Lũng, ngan sen, bò vàng, cá bống bớp…

Toàn cảnh Hội nghị

Trong năm Viện đã thực hiện 13 nhiệm vụ khoa học – công nghệ, trong đó có 4 nhiệm vụ cấp Nhà nước và 9 nhiệm vụ cấp tỉnh. Hiện đã có 2 nhiệm vụ cấp Nhà nước và 4 nhiệm vụ cấp tỉnh được phê duyệt. Nhìn chung các đề tài, dự án ngày càng được tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, có tính ứng dụng cao vào đời sống sản xuất.

Đồng chí Phạm Xuân Thanh, đại diện phòng Quản lý Khoa học phát biểu

Năm 2022, Viện Nông nghiệp định hướng tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm về chuyên môn, gồm: Chọn tạo, khảo nghiệm giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng quy trình kỹ thuật, tiếp nhận công nghệ mới; đẩy mạnh hoạt động sản xuất, dịch vụ, xúc tiến thương mại đầu tư; phát triển nguồn lực khoa học – công nghệ và tiếp tục thực hiện tốt hoạt động tư vấn, quy hoạch thị trường.

Thống nhất cao quan điểm của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Đồng chí Nguyễn Lợi Đức, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống, cũng phát biểu Báo cáo của UBND huyện Nông Cống về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện:

Phát huy kết quả đạt được trong thời gian qua, thời gian tới, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; đồng thời, phát huy tốt các cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp duy trì hoạt động và phát triển sản xuất, kinh doanh. Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thường xuyên theo dõi, hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển, nhất đối với các ngành, lĩnh vực có lợi thế như giày da, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón, chế biến nông sản…

Đồng chí Nguyễn Lợi Đức, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống phát biểu tại Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Đi đôi với đó, huyện tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng tại các cụm CN trên địa bàn. Đồng thời, tiếp tục rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới để dành quỹ đất phát triển CN, TTCN, ngành nghề nhằm phát huy lợi thế của các tuyến đường giao thông đối ngoại trên địa bàn, như: tuyến đường từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn qua địa bàn, đường Nông Cống – Quảng Xương, các điểm đấu nối vào đường bộ cao tốc Bắc – Nam, các tuyến đường tỉnh 525, 505… Đồng thời, thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động, bảo đảm môi trường, như chế biến thức ăn gia súc, nông sản, thủy sản, dược liệu; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp… Tập trung chỉ đạo phát triển TTCN gắn với các làng nghề, làng nghề truyền thống, tiếp tục nhân cấy nghề mới với những sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt.

Sau khi nghe báo cáo của UBND huyện Nông Cống về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện; Báo cáo của Viện Nông nghiệp về công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và Dự thảo Chương hợp tác giữa huyện Nông Cống và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2022 – 2025; các ý kiến phát biểu thảo luận tại hội nghị, hai bên thống nhất các nội dung thực hiện như sau:

  1. Xây dựng đề án phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Nông Cống, đến năm 2030.
  2. Xây dựng mô hình nuôi Cua Xanh thương phẩm tại xã Trường Giang, huyện Nông Cống.
  3. Xây dựng Mô hình sản xuất lúa gạo chất lượng cao đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng hữu cơ trên vùng đất lúa – rươi.
  4. Thực hiện mô hình tổ chức lại sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu lớn, sản xuất đồng nhất giống lúa tạo vùng nguyên liệu cho biến biến.
  5. Xây dựng mô hình trồng cây ăn quả 10 ha.
  6. Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt, dê.
  7. Lập các quy hoạch chi tiết xây dựng.
  8. Xây dựng mô hình trồng rừng bằng giống Keo lai mô.
Viện trưởng Nguyễn Đình Hải và Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức ký kết Chương trình hợp tác giữa UBND huyện Nông Cống và Viện Nông nghiệp năm 2022
Các đại biểu Hội nghị chụp ảnh lưu niệm

Để thực hiện hiệu quả nội dung chương trình hợp tác, UBND Huyện Nông Cống thống nhất cùng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa về việc lựa chọn địa điểm, đối tượng (tổ chức, cá nhân) tham gia thực hiện mô hình; chỉ đạo, đảm bảo các chủ thể ( tổ chức, cá nhân) tham gia thực hiện có nguồn đối ứng thực hiện mô hình theo quy định đồng thời phía bên Viện Nông nghiệp Thanh Hóa sẽ chuyển giao các TBKHKT về con giống, kỷ thuật nuôi trồng trong quá trình triển khai thực hiện mô hình để mô hình đạt hiệu quả cao nhất.

Ảnh và Thông tin: Nguyễn Đình Dũng (Phòng KHTH & HTQT)
Trần Anh Đức (Văn phòng Viện)

Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Viện Nông nghiệp Thanh Hoá nhiệm kỳ 2022 – 2027

Trong ngày 10/5/2022, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Viện Nông nghiệp Thanh Hoá nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Đến dự và Chỉ đạo Đại hội có đồng chí Đinh Thị Thanh Hà – Phó Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; đồng chí Nguyễn Đình Hải – Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Nông nghiệp; đồng chí Lê Ngọc Ánh – Phó Bí thư Tỉnh đoàn, đồng chí Hoàng Mạnh Cường – UV BCH Đảng bộ Khối, UV BTV Tỉnh đoàn, Bí thư Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; các đồng chí Thường trực, UV BTV Đoàn Khối; các đồng chí trong Ban Lãnh đạo Viện và các đồng chí đại diện lãnh đạo các phòng ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc Viện cùng 47 Đoàn viên ưu tú, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn thể Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Viện Nông nghiệp.
Viện trưởng Nguyễn Đình Hải phát biểu tại Đại hội
Đại hội Đoàn Viện Nông nghiệp Thanh Hoá lần thứ II diễn ra trong thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, các Chi bộ cơ sở trực thuộc đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Nhiệm kỳ 2020-2022, chuẩn bị các bước quy trình tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2022-2025; toàn thể cán bộ, đảng viên, viên chức lao động trong đơn vị đang ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch năm 2022. Phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong nhiệm kỳ vừa qua; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của Đoàn Viện Nông nghiệp Thanh Hoá lần thứ II, nhiệm kỳ 2022 -2027 được xác định cụ thể như sau: Xây dựng lớp thanh niên có lý tưởng cách mạng, giàu lòng yêu nước, có đạo đức lối sống lành mạnh, tiên phong, gương mẫu, tuân thủ pháp luật, yêu chuộng hòa bình và công lý. Cổ vũ ĐVTN thi đua học tập, lao động sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại; phát huy tinh thần tình nguyện, xung kích trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng tổ chức và các phong trào thi đua cách mạng. Tích cực tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị kiểu mẫu, góp phần xây dựng Đảng bộ Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trong sạch vững mạnh.
Đồng chí Hoàng Mạnh Cường, UVBTV tỉnh Đoàn, Bí thư Đoàn khối phát biểu chỉ đạo đại hội
​ Với khẩu hiệu hành động: “Đoàn kết – Tiên Phong – Sáng tạo – Phát triển”, Đại hội đã đề ra 10 chỉ tiêu trọng tâm: 100% ĐVTN được tham gia học tập, quán triệt đường lối, Nghị quyết của Đảng và Đoàn các cấp, chính sách pháp luật của Nhà nước. 100% ĐVTN đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể; Trong nhiệm kỳ, bồi dưỡng, giới thiệu trên 06 đoàn viên ưu tú để cấp ủy để xem xét, kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam; 10 đoàn viện ưu tú được cử đi học lớp đối tượng kết nạp Đảng; Hàng năm, phấn đấu 95% ĐVTN là Đảng viên đang sinh hoạt tại các Chi bộ đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, góp phần xấy dựng Đảng bộ, cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh toàn diện; Duy trì tốt chế độ sinh hoạt định kỳ. Mỗi năm tổ chức ít nhất 01 buổi sinh hoạt chuyên đề gắn với nhiệm vụ công tác chuyên môn, các chủ đề, chủ điểm; Hàng năm, chọn cử từ 02 đến 04 ĐVTN tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn do Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tổ chức; 100% ĐVTN tham gia, đảm nhận ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào học tập, công tác, hoạt động đoàn. Hàng năm, Đoàn Viện đảm nhận ít nhất 01 công trình, phần việc thanh niên trở lên; tiếp tục thực hiện hiệu quả công trình ‟Ao cá thanh niên” tại Cơ quan văn phòng Viện; Hàng năm, đề xuất ít nhất 05-10 ý tưởng, sáng kiến sáng tạo phục vụ công tác nghiên cứu và sản xuất tại cơ quan, đơn vị; 100% đoàn viên được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó có 90% trở lên hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và đạt danh hiệu lao động tiên tiến; mỗi năm có ít nhất 02 ĐVTN trở lên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; Trong nhiệm kỳ, tổ chức, tham gia có hiệu quả được ít nhất 03 hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; Tổ chức tốt các hoạt động “Vì đàn em thân yêu”; chọn cử các em đội viên xuất sắc, cháu ngoan Bác Hồ tham dự lễ tuyên dương “Ngàn hoa việc tốt”.
Một số hình ảnh về Đại hội
Một số hình ảnh về Đại hội
Một số hình ảnh về Đại hội
Một số hình ảnh về Đại hội
Một số hình ảnh về Đại hội
Một số hình ảnh về Đại hội
Một số hình ảnh về Đại hội
Một số hình ảnh về Đại hội
Với tinh thần đoàn kết, thống nhất cao, Đại hội đã bầu ra BCH Đoàn Viện Nông nghiệp khóa II, nhiệm kỳ 2022 – 2027 gồm 09 đồng chí và đồng chí Cầm Thị Quỳnh Như – Phó Bí thư Đoàn Viện nhiệm kỳ 2019 – 2022 được Đại hội tín nhiệm bầu, giữ chức danh Bí thư Đoàn Viện khóa II, nhiệm kỳ 2022 – 2027. Bầu Đoàn Đại biểu dự Đại hội Đại biểu Đoàn khối lần thứ VIII gồm 03 đồng chí ( 01 Đại biểu đương nhiên, 01 đại biểu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết).
Cầm Thị Quỳnh Như
Bí thư Đoàn Viện

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ LOẠI NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG TỈNH VÀ CẢ NƯỚC QUÝ I/2022

  1. Các sản phẩm từ cây có hạt: lúa, gạo, ngô…

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo tháng 1/2022 đã bật tăng mạnh 45,4% về lượng, tăng 28,2% về trị giá so với tháng 1/2021, đạt lần lượt 505.741 tấn và 246 triệu USD. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu trung bình trong tháng đầu năm 486,5 USD/tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thị trường trong nước, trong tháng 02/2022, giá lúa gạo bán buôn có xu hướng tăng nhẹ. Gía lúa gạo nếp trong tháng 1/2022 có xu hướng tăng nhanh vào thời điểm cận kề dịp tết nguyên đán do nhu cầu sử dụng gạo nếp làm nguyên liệu chính để làm các loại bánh truyền thống như: bánh trung, bánh tét… Cụ thể, lúa thường tại ruộng cao nhất là 5.600 đồng/kg, giá bình quân là 5.429 đồng/kg, tăng 18 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho cao nhất 6.950 đồng/kg, trung bình là 6.420 đồng/kg, tăng 20 đồng/kg. Giá các mặt hàng gạo cũng không có biến động mạnh. Giá gạo 5% tấm có giá cao nhất 9.450 đồng/kg, giá bình quân 9.177 đồng/kg, giảm 7 đồng/kg. Gạo 15% tấm vẫn ổn định với giá cao nhất 9.250 đồng/kg, giá bình quân 8.933 đồng/kg. Gạo 25% tấm có giá cao nhất 9.050 đồng/kg, giá bình quân 8.642 đồng/kg, tăng 8 đồng/kg. Riêng gạo xát trắng loại 1 có giá trung bình là 9.133 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg. Trước tình hình dịch bệnh kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhiều mặt dự báo giá gạo nếp thành phẩm xuất ra thị trường năm nay chỉ giữ ở mức ổn định và có thể giảm hơn nữa. Sản phẩm ngô ngọt và ngô làm thức ăn chăn nuôi trên thế giới có xu hướng tăng giá mạnh do đứt gãy nguồn cung từ Nga và Ukraine.

Tại thị trường trong tỉnh, nhìn chung giá lúa, gạo trong tỉnh vẫn giữ ở mức ổn định, nguồn cung gạo các loại tương đối dồi dào, thị trường không xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu. Một số loại gạo ngon như: tám thơm, bắc thơm giá tăng nhẹ do nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh trong những ngày đầu tháng 02/2022. Giá ngô nguyên liệu nhập vào trong nước cũng vì thế tăng lên 8000 đồng/kg.

Một số nhận định, dự báo giá cả và nhu cầu tiêu thụ:

Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo nhiều khả năng tăng từ tháng 3/2022, khi vụ Đông Xuân cho thu hoạch rộ, nguồn cung lúa gạo sẽ tương đối dồi dào nên nhiều khả năng giá lúa gạo trong quý 1/2022 có xu hướng bình ổn hoặc có thể giảm nhẹ.

Nhu cầu tiêu dùng các loại gạo ở cả trong và ngoài nước trong quý I/2022 là tương đối lớn, nhất là khi các hoạt động sản xuất kinh tế bắt đầu trở lại sau thời gian dài giãn cách xã hội vì dịch Covid 19. Tại thị trường lúa gạo Thanh Hóa, thương hiệu sản phẩm gạo Ngọc Phố, nếp cái hoa vàng Qúy Hương của công ty CP Thương mại Sao Khuê đang rất được người dân trong và ngoài tỉnh tin tưởng sử dụng. Đây là 2 sản phẩm gạo chủ lực của công ty được đánh giá cao về chất lượng và đã tham dự nhiều các cuộc hội chợ trong và ngoài nước, rất có tiềm năng có thể xuất khẩu sang môt số thị trường nước ngoài khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu…Khi các hoạt động sản xuất trở lại, nhất là công cuộc tái đàn nghành chăn nuôi của tỉnh và cả nước bắt đầu phục hồi mạnh mẽ, mặt khác, Việc đứt gãy nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã khiến các doanh nghiệp quay lại trông chờ sản lượng trong nước. Bộ NN-PTNT từng khuyến khích nông dân chuyển đổi một số vùng trồng lúa để chuyển sang trồng bắp nhưng suốt một thời gian dài diện tích bắp cả nước vẫn giảm do không cạnh tranh được với bắp nhập khẩu. Dự báo nhu cầu tiêu thụ ngô nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi trong cả nước bắt đầu tăng mạnh khiến giá ngô nguyên liệu có thể tăng cao trong thời gian sắp tới.

  1. Giá sản phẩm rau quả:

Tính đến đầu năm 2022, hoạt động trồng trọt trên cả nước diễn ra trong điều kiện thuận lợi so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 3/2022, giá rau tại một số tỉnh, thành phố tăng nhẹ so với tháng trước do cuộc khủng hoảng tại Ukraine khiến giá xăng dầu leo thang nhanh chóng, khiến chi phí sản xuất, vận tải tăng cao dẫn đến giá cả một số mặt hàng rau củ quả tăng mạnh. Tại Hà Nội, giá một số loại rau ăn lá (như rau ngót, rau muống) tăng mạnh. Xu hướng này xảy ra tương tự tại một số tỉnh thành trong cả nước. Trong khi đó, đối với mặt hàng quả: giá dừa tươi tại Bến Tre ổn định hơn so với tháng trước.

Những tháng cuối quý I/2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 bước sang một giai đoạn mới, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp mới nhằm thích ứng với dịch bệnh cùng với phát triển kinh tế. Nhiều hoạt động sản xuất kinh tế tại nhiều tỉnh thành đã hoạt động bình thường trở lại. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng được đẩy mạnh khiến nguồn cung các sản phẩm rau củ quả trong và ngoài nước tương đối dồi dào.

Thị trường trong tỉnh do kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh, tình trạng khan hiếm thực phẩm không xảy ra, nên giá cả các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh không biến động nhiều. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi việc giá xăng dầu tăng cao nên nhiều mặt hàng rau củ quả giá cũng tăng mạnh bắt đầu vào giữa tháng 2/2022.

Một số nhận định, dự báo giá cả và nhu cầu tiêu thụ:

Trong những tháng tiếp theo năm 2022, xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng tích cực này có được một phần nhờ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh, Việt Nam đã điều hành hoạt động xuất khẩu thông suốt, không xảy ra tình trạng ùn ứ, đặc biệt tại các cửa khẩu. Bên cạnh đó, sự vào cuộc tích cực của các Bộ ban ngành, địa phương đã mang lại kết quả khả quan, hứa hẹn những thuận lợi trong thời gian tới. Tuy nhiên với tình hình chiến sự tại Ukraine đang diễn biến phức tạp kéo theo giá xăng dầu sẽ tăng cao trong những tháng tiếp theo dẫn đến giá giả một số mặt hàng rau củ quả có thể tăng nhẹ. Dự báo nhu cầu tiêu thụ rau củ quả trong và ngoài tỉnh có xu hướng giảm nhẹ. Ngoài các sản phẩm nông sản xuất thô như hàng năm, có thế kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất chế biến khép kín đóng gói sản phẩm để gia tăng giá trị cho nhiều loại sản phẩm như: dứa gai, cam, ổi…

  1. Giá sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản:

Tại thị trường trong nước, trong tháng 2/2022, giá lợn hơi biến động giảm nhẹ tại các khu vực. Tại miền Bắc, giá lợn hơi dao động trong khoảng giá từ 54.000 – 58.000 đồng/kg. Các tỉnh phía bắc được ghi nhận mức giao dịch thấp nhất khu vực ở mốc 54.000 đồng/kg. Đối với các sản phẩm gia cầm bán tại trại, giá gà thịt lông màu đều tăng nhẹ ở các địa phương, trong khi đó giá gà công nghiệp tăng nhẹ ở miền Bắc, giá giữ ổn định trong tháng 5, tháng 6. Các mặt hảng thủy hải sản giá cả có xu hướng tăng nhẹ tại các thị trường tiêu thụ lớn trong nước như: Hà Nôi, Hải Phòng, TP.HCM…

Thị trường trong tỉnh ghi nhận biến động không nhiều. Giá các mặt hàng thịt bò, thịt gia cầm, trứng gia cầm tăng nhẹ do nhu cầu thị trường dịp tết nguyên đán đối với những mặt hàng này gia tăng đáng kể, giá lợn hơi trong tỉnh vẫn ở mức thấp do nguồn cung thịt lợn đã ổn định do nghành nông nghiệp đã đẩy mạnh công tác tái đàn, đồng thời dịch tả lợn Châu Phi cũng đã được kiểm soát chặt. Vào những ngày đầu tháng 3/2021 giá lợn hơi tại trại dao động từ 54.000 – 58.000 đồng/kg, thịt lợn bán lẻ tại chợ có giá 105.000 đồng/kg ba chỉ rút xương, 100.000 đồng/kg thịt nạc vai và thịt nạc mông, 105.000 đồng/kg thịt thăn. Giá cả các mặt hàng thủy hải sản trong tỉnh như: tôm, mực, cá nước mặn… cũng biến động nhẹ, có xu hướng tăng dần vào những ngày cuối tháng 3 do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này bắt đầu tăng do sắp bước vào hè.

Một số nhận định, dự báo giá cả và nhu cầu tiêu thụ:

Dự báo giá thịt lợn hơi sẽ vẫn giữ ở mức thấp và giá có thể sẽ tăng nhẹ lên mức 57.000 – 60.000 đồng/kg vào những tháng quý II/2022 do giá xăng dầu tăng cao khiến chi phí sản xuất, vận chuyển tăng. Thịt trâu, bò ổn định giá và có thể tăng nhẹ vào đầu tháng 4/2022. Các tháng tới giá sản phẩm gia cầm và trứng sẽ duy trì mức ổn định. Các mặt hàng thủy hải sản giá bắt đầu tăng nhanh khi bước vào những tháng giữa quý II/2022.

Nhu cầu thị trường thịt lợn hơi trong và ngoài tỉnh cũng vẫn sẽ duy trì ở mức ổn định và có thể tăng nhẹ vào quý II/2022. Các sản phẩm thịt khác như: thịt trâu, thị bò, thịt gia cầm, trứng gia cầm…vẫn sẽ duy trì mức ổn định theo giá chung cả nước. Sản phẩm thịt lợn, thịt gia cầm của các trang trại nuôi liên kết tiêu thụ với công ty CP, Phú Gía… có khả năng cao có thể xuất khẩu sang các thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn nhưng không đòi hỏi quá cao về chất lượng thịt như: Trung Quốc, Hàn Quốc… và một số nước khác ở Đông Nam Á.

  1. Sản phẩm Tre, luồng, vầu

Tại thị trường trong nước ghi nhận từ đầu năm 2022 đến nay giá cá các sản phẩm tre, luồng, vầu có xu hướng giảm nhẹ do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm từ vật liệu này có xu hướng giảm nhẹ do dịch bệnh và biến động chính trị tại một số nước thị trường châu Âu. Tại thị trường trong tỉnh, ghi nhận tại huyện Quan Sơn (là một trong những địa phương có sản lượng tre, luồng lớn nhất cả tỉnh) Trước đây, cây luồng được thương lái thu mua khoảng 10.000 đồng/10 kg, thế nhưng nay chỉ còn 7.000 – 8.000 đồng/10 kg. Cây vầu giá thu mua giảm từ 230.000 đồng xuống còn 180.000 đồng/100 kg. Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp, công ty trên cả nước đã giảm nhập hàng lâm sản từ cơ sở.

Một số nhận định, dự báo giá cả và nhu cầu tiêu thụ:

Tình hình chiến sự tại Ukraine vẫn diến biến vô cùng phức tạp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giá xăng dầu tăng cao dẫn đến tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động. Người dân tại các nước là thị trường chính xuất khẩu của các sản phẩm làm từ tre, vầu… bắt đầu thắt giảm chi tiêu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm từ tre, vầu… giảm mạnh. Thậm chí các thị trường đang có chiến sự căng thẳng như Ukraine, Nga… có thể bị gián đoạn một thời gian dài do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga. Tại thị trường trong và ngoài tỉnh dự báo giá cả các mặt hàng tre, luồng có thể giảm nhẹ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh và tình hình chung của thế giới. Tuy nhiên giá có thể phục hồi vào những tháng tiếp theo nếu giá xăng dầu vẫn tăng cao như hiện nay dẫn đến chi phi sản xuất, vận chuyển tăng cao.

  1. Gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ

Trong năm vừa qua, sự tiếp nối có hiệu lực của các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã tạo điều kiện cho các phân ngành của nông nghiệp Việt Nam phát triển, thêm nhiều lợi thế trong tiếp cận các thị trường khó tính, cũng như gia tăng sức cạnh tranh đối với nhiều mặt hàng cùng loại của các quốc gia khác. Trong những ngành hàng này, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ cũng không ngoại lệ. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong những tháng đầu năm 2022, hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu vào thị trường Anh đều tăng mạnh. Dẫn đầu là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn. Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ, ghế khung gỗ…Tại thị trường trong tỉnh giá nguyên liệu đầu vào vẫn giữ mức ổn định và có thể tăng nhẹ do giá xăng dầu tăng cao. Các mặt hàng làm từ gỗ như: bàn, ghế, tấm ép… vẫn giữ giá ở mức ổn định.

Một số nhận định, dự báo giá cả và nhu cầu tiêu thụ:

Theo diễn biến ứng phó dịch bệnh COVID-19 của các quốc gia trên thế giới, các chuyên gia kinh tế dự báo kinh tế toàn cầu sẽ dần phục hồi, tăng trưởng trở lại trong năm 2022. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ gỗ của các quốc gia trên thế giới tăng lên, vốn FDI vào Việt Nam cũng ngày càng tăng, cộng với sự chủ động về công nghệ sản xuất và nguyên liệu gỗ đầu vào sẽ là động lực cho hoạt động chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam. Tuy nhiên nghành chế biến và xuất khẩu gỗ của nước ta vẫn sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Một khó khăn lớn nhất trong năm 2021 được dự báo có thể kéo dài đến hết quý 1/2022 là tình trạng thiếu tàu vận tải biển, thiếu container, giá cước phí vận tải đường biển tăng quá cao dẫn tới đứt gãy chuỗi cung ứng hoàng hóa đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp. Tại thị trường trong tỉnh nhu cầu tiêu thụ gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ có thể sẽ tăng cao do các hoạt động sản xuất dần đi vào hoạt động bình thường sau đại dịch Covid-19 kết hợp với tình hình giá căng dầu tăng mạnh như hiện tại dẫn đến giá các mặt hàng làm từ gỗ có thể tăng nhẹ trong các tháng tới đây.

BẢNG THAM KHẢO GIÁ CÁC SẢN PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN TÍNH ĐẾN NGÀY 25/03/2022

                                                                                            (ĐVT: 1000 VNĐ)

  SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐVT GIÁ THÁNG 1 GIÁ THÁNG 2 GIÁ THÁNG 3 GIÁ TB CẢ TỈNH GIÁ TB CẢ NƯỚC
I Sản phẩm thủy, hải sản            
1 Ngao Kg ( bán lẻ) 22 20 25 22.3 22
2 Cua bể Kg ( bán lẻ) 350 360 370 360.0 380.5
3 Cua đồng Kg ( bán lẻ) 15 16 15 15.3 15
4 Cá Rô Phi Kg ( bán lẻ) 25 30 35 30.0 29.5
6 Cá Thu tươi Kg ( bán lẻ) 185 190 210 195.0 185
7 Ghẹ đỏ Kg ( bán lẻ) 400 410 400 403.3 405
8 Cá chim trắng nước ngọt Kg ( bán lẻ) 40 45 50 45.0 41.2
9 Cá chép Kg ( bán lẻ) 55 60 60 58.3 56.5
10 Mực trứng Kg ( bán lẻ) 200 210 210 206.7 202.8
11 Tôm Sú Kg ( bán lẻ) 210 220 225 218.3 215.4
II Sản phẩm chăn nuôi            
1 Gà ta Kg ( bán lẻ) 110 115 110 111.7 112
2 Gà công nghiệp sống đã làm sẵn Kg ( bán lẻ) 75 75 70 73.3  

72.5

3 Vịt sống Kg ( bán lẻ) 50 65 65 60.0 58.9
4 Thịt bò Kg ( bán lẻ) 230 250 250 243.3 245.5
5 Thịt lợn hơi Kg 54 55 54 54.3 55
6 Trứng gà ta Quả 3 3 3.3 3.1 3.2
7 Trứng gà công nghiệp Quả 3 2.7 2.5 2.7 3
8 Trứng vịt thường Quả 3 3 3 3.0 3
III Sản phẩm trồng trọt            
  Sản phẩm cây có hạt            
1 Gạo Si Kg ( bán lẻ) 13 13 14 13.3 13.5
2 Gạo Quy Năm Kg ( bán lẻ) 10 11 14 11.7 11.5
3 Gạo Tám Thơm Kg ( bán lẻ) 18 18 19 18.3 18
4 Gạo Khang Dân Kg ( bán lẻ) 11 12 12 11.7 11.2
5 Gạo Bắc Thơm Kg ( bán lẻ) 17 17 17 17.0 17.1
6 Gạo nếp cái hoa vàng Kg ( bán lẻ) 35 35 35 35.0 33.6
7 Ngô nếp Chục 35 40 40 38.3 40
8 Ngô ngọt Chục 35 35 36 35.3 34.5
9 Khoai lang vàng Kg ( bán lẻ) 25 30 30 28.3 26.5
10 Đậu tương Kg ( bán lẻ) 25 25 25 25.0 25
11 Đậu đen Kg ( bán lẻ) 38 40 40 39.3 39
12 Lạc Kg ( bán lẻ) 55 45 55 51.7 50.5
  Sản phẩm cây ăn quả            
1 Cam Sành Kg ( bán lẻ) 30 35 40 35.0 34.5
2 Dưa hấu Kg ( bán lẻ) 10 13 15 12.7 11.7
3 Ổi Kg ( bán lẻ) 15 20 20 18.3 17.1
4 Xoài Kg ( bán lẻ) 23 23 23 23.0 22.3
5 Dứa gai Kg ( bán lẻ) 10 12 12 11.3 10.5
6 Thanh long Kg ( bán lẻ) 30 30 30 30.0 32.3
7 Kg ( bán lẻ) 40 35 40 38.3 36.9
  Sản phẩm Rau, củ đậu các loại            
1 Hành khô Kg ( bán lẻ) 35 40 40 38.3 37.7
2 Tỏi Kg ( bán lẻ) 30 35 36 33.7 33.2
3 Gừng Kg ( bán lẻ) 40 42 50 44.0 46.1
4 Nghệ Kg ( bán lẻ) 22 20 24 22.0 21.5
5 Xả Kg ( bán lẻ) 20 20 22 20.7 19.8
6 Dưa chuột Kg ( bán lẻ 12 14 15 13.7 12
7 Cà chua Kg ( bán lẻ) 15 16 18 16.3 15.2
8 Cà rốt Kg ( bán lẻ) 15 15 18 16.0 16.3
9 Hành tây Kg ( bán lẻ) 30 30 31 30.3 30
10 Khoai sọ Kg ( bán lẻ) 30 30 32 30.7 31.5
11 Khoai tây Kg ( bán lẻ) 18 22 23 21.0 21.3
12 Bắp cải Kg ( bán lẻ) 14 15 16 15.0 12.5
13 Chanh quả Kg ( bán lẻ) 20 20 17 19.0 17.5
14 Rau cải chíp Kg ( bán lẻ) 15 15 15 15.0 15.5
15 Củ cải Kg ( bán lẻ) 15 15 16 15.3 14.5
  Sản phẩm tre, luồng, vầu            
1 Luồng Kg ( bán lẻ) 1.5 1.6 1.6 1.56 1.65
2 Vầu Kg ( bán lẻ) 4 4 4 4 4.22
  Gỗ và các sản phẩm từ gỗ            
  Gỗ keo non M3 (bán buôn) 496 501 499 498.66 502.78
  Gỗ keo trung bình M3 (bán buôn) 1150 1100 1150 1133.33 1195.23
  Gỗ keo già M3 (bán buôn) 4500 4700 4500 4566.66 5068.55

Mạnh Tùng

Trạm Kết Nối Cung Cầu và Hội chợ triển lãm- Trung tâm tư vấn quy hoạch Thị trường và chiến lược PTNN

Hội nghị sơ kết kết quả nhiệm vụ Quý I/2022, phương hướng thực hiện nhiệm vụ quý II/2022

Ngày 01/4/2022, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ Quý I/2022, phương hướng công tác Quý II/2022. Thành phần gồm Lãnh đạo Viện, Trưởng, phó các phòng và các đơn vị trực thuộc và toàn thể viên chức Cơ quan Văn phòng Viện.

Trong Quý 1 năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do có nhiều viên chức, người lao động mắc Covid19 phải cách ly; song với sự chỉ đạo quyết liệt, trách nhiệm của Lãnh đạo Viện cùng sự nỗ lực của toàn thể viên chức, người lao động, Viện Nông nghiệp đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như: Thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế; tổ chức đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; ban hành Quyết định tuyển dụng, và ký hợp đồng làm việc với 41 viên chức mới được tuyển dụng, bổ sung nhân lực cho các phòng, đơn vị; thành lập CLB Tiếng Anh để nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ của viên chức, người lao động; các thủ tục về đấu thầu đã được điều chỉnh phù hợp với kế hoạch, đối tượng sản xuất, nghiên cứu; các nhiệm vụ đặc thù, nhiệm vụ KHCN được thực hiện đúng tiến độ; các nhiệm vụ về mở rộng hợp tác, sản xuất dịch vụ, tư vấn, liên doanh, liên kết được đẩy mạnh và đạt hiệu quả rõ nét;

Viện trưởng Nguyễn Đình Hải phát biểu tại hội nghị

Đ phát huy các kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế góp phần hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra trong Quý II năm 2022, Viện trưởng yêu cầu các phòng, đơn vị phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, quyết liệt  và hoàn thành toàn diện, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ được giao với quyết tâm cao nhất.

Trần Anh Đức
Văn phòng Viện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang thăm, chúc tết Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Sáng 8-2, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, chúc tết và tặng quà cho Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đến thăm và chúc tết Viện Nông nghiệp

Tại Hội trường của Viện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã được Viện trưởng Viện Nông nghiệp Nguyễn Đình Hải báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ 2022.

Theo đó, năm 2021 Viện Nông nghiệp đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, song Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Viện đã tham mưu cho UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kéo dài lộ trình tự chủ của Viện Nông nghiệp đến năm 2025. Kiện toàn, bổ sung các vị trí cán bộ chủ chốt của Viện. Thực hiện cơ chế giao khoán nhiệm vụ theo hướng lượng hóa kết quả để phát huy năng lực, sở trường của từng viên chức theo vị trí việc làm…

Về nhiệm vụ chuyên môn, trong năm 2021 Viện đã thực hiện 26 nhiệm vụ đặc thù thuộc 8 nhóm nhiệm vụ. Qua đó, đã sang bầu 15.000 cây lâm nghiệp bản địa, ươm tạo 5.000 giống cây vạng trức, 10.000 cây sưa, chọn được 225 cây dự tuyển. Thực hiện nghiên cứu, chọn tạo 4 ha giống lúa; thu thập, đánh giá nguồn vật liệu trên 0,6 ha cây trồng, thu được 200 vật liệu, đánh giá 100 vật liệu phục vụ công tác lai chọn tạo giống mới; bảo tồn nguồn gen vịt Cổ Lũng, ngan sen, bò vàng, cá bống bớp…

Trong năm Viện đã thực hiện 13 nhiệm vụ khoa học – công nghệ, trong đó có 4 nhiệm vụ cấp Nhà nước và 9 nhiệm vụ cấp tỉnh. Hiện đã có 2 nhiệm vụ cấp Nhà nước và 4 nhiệm vụ cấp tỉnh được phê duyệt. Nhìn chung các đề tài, dự án ngày càng được tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, có tính ứng dụng cao vào đời sống sản xuất.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đến thăm và chúc tết Viện Nông nghiệp

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chúc mừng Viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất trong năm 2021. Đồng chí khẳng định, tỉnh Thanh Hóa luôn ủng hộ và đồng hành với Viện trong quá trình phát triển sản xuất.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang gửi lời chúc mừng đến tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân và người lao động của Viện. Đồng chí mong muốn Viện Nông nghiệp sẽ tiếp tục nỗ lực, khắc phục khó khăn để tiếp tục hoàn thành tốt các mục tiêu trong năm 2022.

 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang thay mặt UBND tỉnh chúc Tết và tặng quà cho tập thể cán bộ, chuyên viên, người lao động Viện Nông nghiệp

 

 

Trần Anh Đức
Chuyên viên Văn phòng

 

Chương trình “ÐÔNG ẤM ÁP, TẾT YÊU THƯƠNG” TRAO QUÀ CHO CÁC BỆNH NHI ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIÊN NHI THANH HÓA

Sáng 27/1, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Viện Nông nghiệp Thanh Hoá đã đến thăm hỏi, động viên và trao những phần quà thiết thực đến các bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá.

Chương trình tặng quà tết là một hoạt động thiết thực nhằm kết nối các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân trong những dịp tết đến xuân về cùng chung tay xoa dịu nỗi đau, khích lệ tinh thần chiến thắng bệnh tật và mang đến cho bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa những phần quà có giá trị về mặt tinh thần.

Viện trưởng Nguyễn Đình Hải thay mặt Viện Nông nghiệp gửi gắm các phần quà của các Bệnh nhi cho Đoàn TNCS Viện

Những phần quà này là liều thuốc tinh thần cho các bệnh nhi và gia đình, giúp cho các bé cảm nhận được sự sẻ chia, quan tâm của xã hội để các bé không chỉ có thêm động lực vượt qua bệnh tật mà còn được lan tỏa tinh thần tương thân tương ái của dân tộc, giúp các bé xây dựng được đức tính tốt trong tương lai.

Thấu hiểu những khó khăn, vất vả và cả sự thiệt thòi của các em nhỏ và gia đình, đại diện Viện Nông nghiệp Thanh Hoá và Đoàn TNSCS Hồ Chí Minh Viện Nông nghiệp đã tổ chức thăm hỏi, động viên và trao 20 suất quà đến các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn hiện đang phải điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá. Phần quà bao gồm bánh kẹo và một phong bao lì xì trị giá 500.000đ mỗi bệnh nhân. Tổng phần quà trị giá 16.000.000đ.

Đại diện Đoàn TNCS HCM Viện Đồng chí Lê Chí Giang chia sẻ : Những món quà tuy nhỏ nhưng chứa đựng tình cảm hết sức ý nghĩa trong những ngày cận Tết Nguyên đán. Đồng thời cũng là sự động viên, chia sẻ khó khăn đến gia đình các bệnh nhi, mong các cháu sớm khỏi bệnh về nhà đón cái tết sum vầy cùng gia đình.

Dưới đây là một số hình ảnh trao quà cho các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn của đoàn tại Bệnh viện nhi Thanh Hoá:

Các Bệnh nhi của Khoa lọc máu, thận được nhận những món quà Tết

Các y, bác sỹ đại diện cho Bệnh viên Nhi Thanh Hóa cảm ơn trước lòng hảo tâm của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

 

Trần Anh Đức
Văn phòng Viện

 

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022

Sáng 18-1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Năm 2021, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, song Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Viện đã tham mưu cho UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kéo dài lộ trình tự chủ của Viện Nông nghiệp đến năm 2025. Kiện toàn, bổ sung các vị trí cán bộ chủ chốt của Viện. Thực hiện cơ chế giao khoán nhiệm vụ theo hướng lượng hóa kết quả để phát huy năng lực, sở trường của từng viên chức theo vị trí việc làm…

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Về nhiệm vụ chuyên môn, trong năm 2021 Viện đã thực hiện 26 nhiệm vụ đặc thù thuộc 8 nhóm nhiệm vụ. Qua đó, đã sang bầu 15.000 cây lâm nghiệp bản địa, ươm tạo 5.000 giống cây vạng trức, 10.000 cây sưa, chọn được 225 cây dự tuyển. Thực hiện nghiên cứu, chọn tạo 4 ha giống lúa; thu thập, đánh giá nguồn vật liệu trên 0,6 ha cây trồng, thu được 200 vật liệu, đánh giá 100 vật liệu phục vụ công tác lai chọn tạo giống mới; bảo tồn nguồn gen vịt Cổ Lũng, ngan sen, bò vàng, cá bống bớp…

Trong năm Viện đã thực hiện 13 nhiệm vụ khoa học – công nghệ, trong đó có 4 nhiệm vụ cấp Nhà nước và 9 nhiệm vụ cấp tỉnh. Hiện đã có 2 nhiệm vụ cấp Nhà nước và 4 nhiệm vụ cấp tỉnh được phê duyệt. Nhìn chung các đề tài, dự án ngày càng được tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, có tính ứng dụng cao vào đời sống sản xuất.

Toàn cảnh Hội nghị

Năm 2022, Viện Nông nghiệp định hướng tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm về chuyên môn, gồm: Chọn tạo, khảo nghiệm giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng quy trình kỹ thuật, tiếp nhận công nghệ mới; đẩy mạnh hoạt động sản xuất, dịch vụ, xúc tiến thương mại đầu tư; phát triển nguồn lực khoa học – công nghệ và tiếp tục thực hiện tốt hoạt động tư vấn, quy hoạch thị trường.

Viện trưởng Viện Nông nghiệp Nguyễn Đình Hải phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trong năm 2021. Đồng thời, lưu ý một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

Đồng chí đề nghị thời gian tới Viện cần tập trung khắc phục những tồn tại hạn chế, nhất là những vấn đề đã tồn tại nhiều năm. Tiếp tục chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân của Viện. Xây dựng tinh thần đoàn kết trong lãnh, chỉ đạo, phân công công việc rõ ràng, cụ thể. Sử dụng có hiệu quả các công trình, máy móc, thiết bị, nguồn tài nguyên, nguồn lực đã và đang được đầu tư. Quan tâm, chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thích ứng với cơ chế thị trường. Xây dựng sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu của tỉnh. Quản lý tốt các dự án được giao đầu tư thực hiện, bảo đảm tiến độ và chất lượng. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ khoa học – công nghệ từ cấp Nhà nước đến tỉnh.

Phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ trong xây dựng sản phẩm OCOP.

Chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh việc liên kết, liên doanh sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại hội nghị.

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã trao Huân chương Lao động hạng ba cho Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang trao Huân chương Lao động hạng ba cho Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Nhiều cá nhân, tập thể đã được nhận Giấy khen của Viện vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm 2021.

Nguồn: Báo Thanh Hóa.

ST: Trần Anh Đức
Chuyên viên Văn phòng

Thông báo: Kết quả xét tuyển kỳ tuyển dụng viên chức Viện Nông nghiệp năm 2021

Căn cứ Quyết định số 39/QĐ-VNN ngày 12/01/2022 của Viện trưởng Viện Nông nghiệp về việc công nhận kết quả xét tuyển kỳ tuyển dụng viên chức Viện Nông nghiệp năm 2021. Hội đồng xét tuyển viên chức thông báo kết quả xét tuyển như sau:

Tổng số thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia phỏng vấn (vòng 2): 44 thí sinh; số thí sinh tham gia phỏng vấn 44 thí sinh (vắng 0 thí sinh).

Kết quả ở từng vị trí làm việc cụ thể dưới đây:

Thông báo Số 13/TB-HĐXT ngày 13/01/2022 của Hội đồng xét tuyển Viên chức Viện Nông nghiệp về việc Thông báo: Kết quả xét tuyển kỳ tuyển dụng viên chức Viện Nông nghiệp năm 2021

 

THÔNG BÁO: Danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự xét tuyển Viên chức Viện Nông nghiệp 2021 và giới hạn tài liệu ôn tập và nội dung phỏng vấn kỳ xét tuyển Viên chức Viện Nông nghiệp 2021

Căn cứ Phương án số 682/PA-VNN ngày 17/11/2021 của Viện trưởng Viện Nông nghiệp về tuyển dụng viên chức năm 2021; Hội đồng xét tuyển viên chức Viện Nông nghiệp năm 2021 thông báo Triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự xét tuyển vòng 2 và giới hạn tài liệu ôn tập và nội dung phỏng vấn kỳ xét tuyển Viên chức Viện Nông nghiệp 2021 như sau:

  1. Quyết định Về việc phê duyệt Danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kỳ xét tuyển Viên chức Viện Nông nghiệp 2021: Tải về
  2. Giới hạn tài liệu ôn tập và nội dung phỏng vấn kỳ xét tuyển Viên chức Viện Nông nghiệp 2021: Tải về
  3. Thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự xét tuyển vòng 2 tuyển dụng viên chức Viện Nông nghiệp năm 2021: