Lấy ý kiến thống nhất các nội dung đề cương xây dựng “Đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”

Sáng ngày 12-8, dưới sự chủ trì của các đồng chí Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa và đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, UBND huyện Mường Lát phối hợp với Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến thống nhất các nội dung đề cương xây dựng “Đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Toàn cảnh Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị

Dự và chỉ đạo Hội nghị, về phía tỉnh có các đồng chí Lê Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cùng đoàn công tác của Sở và Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa; Về phía huyện Mường Lát có các đồng chí: Hà Văn Ca, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Hoàng Văn Dũng, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện; lãnh đạo một số phòng liên quan gồm: Văn phòng HĐND-UBND huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; các đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện.

Đại diện lãnh đạo Viện Nông nghiệp tỉnh thông qua dự thảo đề cương Đề án

Đại diện lãnh đạo Viện Nông nghiệp tỉnh thông qua dự thảo đề cương Đề án

Mường Lát là một trong các huyện có diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp là 73.924,32 ha, chiếm 90,99% tổng diện tích tự nhiên. Xác định phát triển rừng bền vững là một ngành kinh doanh kỹ thuật đặc thù, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển rừng bền vững. Xuất phát từ những yêu cầu và nội tại nêu trên, việc xây dựng “Đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” là hết sức cần thiết, làm cơ sở cho việc thúc đẩy phát triển ngành lâm nghiệp, đưa kinh tế lâm nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, góp phần xã hội hóa nghề rừng, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.

“Đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” nhằm mục tiêu chung là phấn đấu đến năm 2030 ổn định diện tích rừng tự nhiên hiện có theo quy hoạch 3 loại rừng; tập trung phát triển rừng sản xuất bằng trồng rừng cây gỗ lớn; xác định danh mục cây trồng bản địa có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện để ưu tiên phát triển; gắn phát triển các mô hình cây trồng, con nuôi phù hợp theo hướng nông lâm kết hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm nâng cao tỷ lệ che phủ rừng toàn huyện đạt 91,43%, tăng tỷ trọng, giá trị ngành sản xuất lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của huyện, tạo việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, đảm bảo an ninh – quốc phòng.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện điều hành thảo luận tại Hội nghị

Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện điều hành thảo luận tại Hội nghị

Đề án được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 2021 – 2025, tập trung đánh giá được nông hóa, thổ nhưỡng cho các đối tượng đất sản xuất nông, lâm nghiệp làm cơ sở cho việc bố trí cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện; xác định được danh mục các loài cây gỗ lớn cho trồng rừng gỗ lớn, các loài cây lâm sản ngoài gỗ để phát triển trồng tập trung và dưới tán rừng, phù hợp với điều kiện của huyện; xác định được các vùng trồng rừng gỗ lớn, vùng sản xuất nông lâm kết hợp trên địa bàn huyện; trồng rừng sản xuất gỗ lớn khoảng 2.500 ha (bình quân 500 ha/năm); trồng cây phân tán khoảng 5 vạn cây/năm; xây dựng được các mô hình trồng khảo nghiệm các giống cây lâm nghiệp bản địa để đánh giá mức độ thích hợp làm cơ sở mở rộng phát triển sản xuất; xây dựng được các mô hình sinh kế để ổn định đời sống của người dân trồng rừng; tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về giá trị kinh tế, xã hội và môi trường của rừng mang lai; cơ chế chính sách hưởng lợi của người dân và cộng đồng từ phát triển rừng.  Giai đoạn 2026 – 2030, tiếp tục đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất gỗ lớn khoảng 2.500 ha (trồng mới trên diện tích đất trống và trồng lại rừng); chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng 2.500 ha; trông cây phân tán khoảng 5 vạn cây/ năm; đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng thích ứng của các loài cây trồng bản địa từ các mô hình trồng khảo nghiệm trên địa bàn huyện; tiếp tục xây dựng các mô hình sinh kế để ổn định đời sống của người dân trồng rừng.

Đại tá Hoàng Văn Võ, Đoàn trưởng Đoàn KTQP5/QK4 phát biểu góp ý vào đề cương

Đại tá Hoàng Văn Võ, Đoàn trưởng Đoàn KTQP5/QK4 phát biểu góp ý vào đề cương

Đồng chí Hoàng Văn Dũng, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó hủ tịch Thường trực UBND huyện đề nghị Viện cần xây dựng bản đồ thổ nhưỡng chi tiết cho từng vùng

Đồng chí Hoàng Văn Dũng, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện đề nghị Viện cần xây dựng bản đồ thổ nhưỡng chi tiết cho từng vùng

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá điệu kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng trên địa bàn huyện. Đồng thời, đề xuất với Viện Nông nghiệp tỉnh trước khi thực hiện Đề án phải xây dựng chi tiết bản đồ thổ nhưỡng theo từng vùng, từng địa phương cụ thể; nên ưu tiên đưa các loại cây trồng bản địa đang được trồng thử nghiệp vào danh mục loài cây trồng của Đề án, như: Cây trẩu, cây tếch, cây táo mèo, xoài, nhãn, cây đào, cây mận… Đối với các rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng vành đai nên trồng các loài cây gỗ lớn, cây trông lâu năm để phát triển rừng được bền vững; quản lý, chăm sóc tốt diện tích rừng tái sinh; trồng rừng theo hình thức lấy ngắn nuôi dài…

Đồng chí Hà Văn Ca, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện nhấn mạnh: "Việc trồng rừng phải gắn với phát triển kinh tế"

Đồng chí Hà Văn Ca, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện nhấn mạnh: “Việc trồng rừng phải gắn với phát triển kinh tế”

Đồng chí Lê Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đề nghị Viện Nông nghiệp sớm xây dựng bản đồ thổ nhưỡng để xác định cây trồng phù hợp

Đồng chí Lê Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đề nghị Viện Nông nghiệp sớm xây dựng bản đồ thổ nhưỡng để xác định cây trồng phù hợp

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lê Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh và đồng chí Hà Văn Ca, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện nhất trí cao với các nội dung trong dự thảo đề cương của Đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Qua đó các đồng chí đề nghị Viện Nông nghiệp tỉnh trước khi hoàn thiện Đề án cần xây dựng bản đồ thổ nhưỡng một cách cụ thể, tỷ mỉ, chi tiết đến từng vùng, từng thôn, bản để Đề án có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao; Đề nghị tỉnh sớm tổng kết mô hình trồng xoan, lát để các chủ rừng Nhà nước và nhân dân lấy diện tích quy hoạch cây trồng mới; Việc trồng rừng phải gắn liền với phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân…

Đồng chí Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa kết luận Hội nghị

Đồng chí Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa kết luận Hội nghị

Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến thảo luận của các đại biểu đã đóng góp xây dựng vào dự thảo Đề án của Viện; đồng chí hứa sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến tại hội nghị để bổ sung, hoàn thiện vào Đề án.

Nguồn: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THANH HÓA HUYỆN MƯỜNG LÁT

ST: Nguyễn Đình Hải
Viện trưởng Viện Nông nghiệp

Bài viết liên quan