Chủ động nâng cao trình độ, duy trì ổn định công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất các sản phẩm khoa học công nghệ

Viện nông nghiệp Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp Khoa học công lập trực thuộc UBND tỉnh. Theo kế hoạch, năm 2025 viện đi vào tự chủ. Vì vậy, việc đầu tiên phải kể đến đó là xây dựng các sản phẩm, đặc biệt sản phẩm khoa học công nghệ mang thương hiệu Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.  

Các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Khu nuôi trồng Nấm Linh Chi đạt tiêu chuẩn ATVSTP của Viện Nông nghiệp
Khu nhà lưới đạt tiêu chuẩn ATVSTP của Viện Nông nghiệp
Khu nhà lưới đạt tiêu chuẩn ATVSTP của Viện Nông nghiệp

Quyết định đến dự tồn tại và phát triển của sản phẩm đó là chất và lượng, cùng với đó vấn đề nâng cao trình độ, duy trì ổn định công tác vệ sinh an toàn thực phẩm là không thể thiếu. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) nói chung và công tác quản lý chất lượng ATTP các sản phẩm khoa học công nghệ nói riêng trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, triển khai quyết liệt, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo môi trường và sức khoẻ nhân dân. Đặc biệt, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vệ sinh ATTP đến năm 2020. Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp và PTNT đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các sở, ngành liên quan, thực hiện có hiệu quả các giải pháp để nâng cao chất lượng, ATTP, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng giá trị nông sản thực phẩm, khoa học công nghệ.

Trong những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa nói chung, phòng Phân tích và thí nghiệm nói riêng đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các sở, ngành liên quan, thực hiện có hiệu quả các giải pháp để nâng cao chất lượng, ATTP, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng giá trị Sản phẩm công nghệ sinh học. Chủ động năng cao trình độ, dùy trì ổn định công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất các sản phẩm khoa học công nghệ. Kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra của từng sản phẩm. Trong đó giải pháp xây dựng và phát  triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xem là hướng đi phù hợp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu.

Việc xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã đem lại những hiệu quả thiết thực như: thay đổi nhận thức, kiến thức về đảm bảo ATTP, nâng cao kỹ năng quản lý, kiểm soát, nhận diện và đánh giá nguy cơ về ATTP của các tác nhân tham gia chuỗi, giúp kiểm soát hiệu quả từng công đoạn và toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm chất lượng, ATTP; tạo liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở tham gia vào chuỗi sản xuất, tăng hiệu quả, trách nhiệm của mỗi cơ sở trong việc đảm bảo về chất lượng, ATTP sản phẩm; phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại gắn với cơ sở sơ chế, chế biến, kênh phân phối, mạng lưới phân phối tiêu thụ nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, đồng thời tạo nguồn sản phẩm lớn.

Công tác xây dựng và xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã tạo ra một lượng sản phẩm đảm bảo nguồn thực phẩm chất lượng, ATTP có kiểm soát. Các sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn có nhãn, logo nhận diện, có tem truy xuất nguồn gốc, được minh bạch thông tin và quảng bá tại các điểm bán sản phẩm an toàn, qua các hội thảo, phóng sự, truyền thông qua website của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Viện Nông nghiệp Thanh Hóa; Phòng phân tích và thí nghiệm đã đáp ứng các điều kiện để người tiêu dùng có sự lựa chọn sử dụng sản phẩm an toàn cũng giải quyết một phần bức xúc, cải thiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm Khoa học công nghệ, góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất của cơ sở tham gia chuỗi.

Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Tồn tại hạn chế

– Vẫn có một số sản phẩm khoa học công nghệ chưa ký kết được các hợp đồng ổn định lâu dài, chưa tham gia vào chuỗi sản phẩm, tạo uy tín trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm từng công đoạn sản xuất theo chuỗi. Đây là khâu yếu nhất trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hiện nay.

Nguyên nhân

Chủ quan

– Chưa thực sự đầu tư đồng bộ hóa các máy móc, thiết bị sản xuất;

– Chưa có giải pháp mạnh mẽ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và quảng bá thường xuyên liên tục đối với sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi;

– Kinh phí phân tích mẫu kiểm nghiệm phục vụ xác nhận chuỗi, kinh phí hậu kiểm mẫu sau xác nhận còn nhiều hạn chế ngoài ra chí phí xây dựng bao bì, nhãn mác, tem nhận diện sản phẩm là tương đối lớn, làm tăng giá thành sản phẩm nên chưa được triển khai thực hiện.

 Khách quan

– Sản xuất các sản phẩm khoa học công nghệ vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa có các vùng sản xuất tập trung quy mô sản phẩm đủ lớn và ổn định nên phần nào cũng gặp khó khăn trong việc tham gia liên kết thực hiện mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

(1). Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức thái độ và việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng ATTP cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm; có chính sách khuyến khích, huy động, thu hút nguồn lực cho đầu tư xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với quy mô lớn, giá trị kinh tế cao.

 (2). Minh bạch hóa thông tin, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu, định hướng tiêu dùng… để tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm của các chuỗi. Xây dựng hệ thống cửa hàng phân phối giới thiệu sản phẩm, đưa sản phẩm an toàn sản xuất theo chuỗi đến người tiêu dùng nhằm thay đổi dần tập quán của người tiêu dùng trong việc sử dụng các sản phẩm an toàn chất lượng cao.

(3). Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo ATTP cho tiêu dùng trong nước và hương xuất khẩu.

 (4). Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm khoa học công nghệ an toàn lợi thế của tỉnh nhằm phát huy vai trò, sự liên kết chặt chẽ giữa các bên: nhà quản lý, nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bền vững.

(5). Mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác quốc tế thông qua các hội chợ triển lãm thương mại quốc tế, xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức để quảng bá sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa ra thị trường trong và ngoài nước để nhiều người biết đến sản phẩm thực phẩm an toàn.

Cuối cùng chúng tôi xin khẳng định: An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Lê Thị Mai
PTP. Phân tích và Thí nghiệm

Bài viết liên quan