Công tác lưu giữ các giống cây bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật tại phòng thí nghiệm.

Nguồn gen là một trong những tài nguyên thiên nhiên tái tạo, có tầm quan trọng đặc biệt gắn với nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, cùng các giá trị về sinh thái, môi trường. Thực hiện Quyết định 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án phát triển Viện nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025. Việc lưu giữ, bảo tồn nguồn gen nói chung và nguồn gen cây trồng nói riêng có nhiều ý nghĩa trong phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của tỉnh cũng như mang lại giá trị văn hóa, ghi dấu ấn về những sản vật địa phương. Bên cạnh đó, lưu giữ nguồn gen cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp bảo tồn nguồn gen khác như: Hệ số nhân giống cao, tính đồng nhất và ổn định di truyền cao, nâng cao chất lượng giống do tạo được các giống sạch bệnh, loại bỏ được các nguồn vi khuẩn, virus, nấm bệnh…, nhân giống Invitro có thể nhân nhanh cây không kết hạt hoặc kết hạt kém trong những điều kiện sinh thái nhất định, có tiềm năng công nghiệp hoá do chủ động về chế độ chăm sóc, chiếu sáng, nhiệt độ …

Viện trưởng Nguyễn Đình Hải xuống thăm phòng thí nghiệm.

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là công nghệ nuôi cấy mô, tế bào và các cơ quan hoàn toàn sạch các vi sinh vật trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo trong điều kiện vô trùng; Tạo ra những giống cây trồng được trẻ hóa, khỏe, sạch bệnh, đặc biệt là bệnh về virus; Giống cây được tạo ra có độ đồng đều cao và giữ nguyên vẹn đặc tính sinh học, đặc tính kinh tế của cây bố mẹ. Nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành phương pháp nhân giống vô cùng phổ biến với nhiều loại cây trồng như: Cây công nghiệp, cây nông nghiệp, hoa, cây cảnh, cây dược liệu…

 

Công tác kiểm tra kỹ thuật nhân giống trong phòng thí nghiệm

Chính những lý do trên, việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để lưu giữ, bảo tồn và sản xuất cây giống chất lượng cao đang được tỉnh nhà hết sức quan tâm. Tại kế hoạch Số: 82/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng: Ngành Lâm nghiệp, tập trung quản lý chặt chẽ, bảo vệ và sử dụng bền vững rừng tự nhiên hiện có; Nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh đối với rừng trồng sản xuất; hình thành một số vùng chuyên canh tập trung, đạt tiêu chuẩn bền vững để đáp ứng cơ bản nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cải thiện sinh kế của người dân.

Vì vậy, công việc cấp bách cần phải đẩy mạnh kịp thời hiện nay là tìm kiếm cơ hội nhân rộng và sản xuất, phát huy thế mạnh giống cây bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật mang thương hiệu viện Nông nghiệp. Phấn đấu sau năm 2025 phòng Phân tích và thí nghiệm viện Nông nghiệp Thanh Hóa sẽ lựa chọn 02 sản phẩm cây giống bằng phương pháp này làm mũi nhọn để cung cấp thị trường.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phòng phân tích và thí nghiệm – Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức nghiên cứu, triển khai và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Đặc biệt, lĩnh vực công nghệ sinh học được chú trọng phát triển nhằm phục vụ sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh. Thực hiện theo quyết định 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án phát triển viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Đã và đang thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo tồn và phát triển các nguồn gen, giống cây trồng và các chủng giống nấm ăn, nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao, cây đặc hữu của tỉnh như: Các giống Mía tím Kim tân, Giống mía đường; Giống cây Bưởi luận văn; Giống lan Kim tuyến; Nấm Đông trùng hạ thảo, nấm Linh chi,…

                        Một các giống cây lưu giữ trong phòng thí nghiệm.      
                        Một các giống cây lưu giữ trong phòng thí nghiệm.      
                        Một các giống cây lưu giữ trong phòng thí nghiệm.      
Cán bộ kỹ thuật đang thực hiện thao tác cấy cây trong PTN
Cán bộ kỹ thuật đang thực hiện thao tác cấy cây trong PTN

Cán bộ kỹ thuật đang thực hiện thao tác cấy cây trong PTN

Hiện tại, để phát huy thế mạnh cá nhân  thúc đẩy công tác NCKH và dịch vụ, khuyến khích tạo cơ chế tự chủ cho cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Tích cực tìm kiếm khai thác đơn hàng, phát triển thị trường để cung ứng sản phẩm đạt chất lượng, hợp tác và liên kết liên doanh với các công ty nhằm phối hợp, chuyển giao phát triển giống cây trồng và sản phẩm công nghệ sinh học phục vụ phát triển trong sản xuất nông nghiệp. Viện Nông nghiệp Thanh Hóa luôn quyết liệt triển khai thực hiện hiệu quả, linh hoạt các giải pháp duy trì và phát triển ổn định nhằm mục tiêu lựa chọn 02 sản phẩm cây nuôi cấy mô làm mũi nhọn để sản xuất thương phẩm phục vụ thị trường sau năm 2025, đồng thời đào tạo và quan  tâm, chú trọng phát huy thế mạnh đội ngũ chuyên sâu đủ cả về số lượng và chất lượng để sẵn sàng tiếp nhận một đơn hàng lớn. Không ngừng đào tạo củng cố kiến thức, tiếp cận công nghệ tư duy mới để bắt kịp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay, nhất là tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng máy móc, trang thiết bị quy mô công nghiệp.

Hoàng Vũ Thảo
Phó Viện trưởng

Bài viết liên quan