Bài tham luận Về “ Đổi mới tư duy, nhận thức, tác phong, lề lối làm việc góp phần nâng cao hiệu quả công việc thời gian qua” tại Viện Nông nghiệp nói riêng và công việc của một đảng viên nói chung.

Là đảng viên thuộc Đảng ủy Viện Nông nghiệp – đơn vị sinh hoạt thuộc Công đoàn viên chức tỉnh, tôi tên là Phạm Thị Lý – Ủy viên BCH đảng ủy Viện Nông nghiệp – Bí thư chi bộ phòng Phân tích và thí nghiệm – Trưởng phòng phân tích và thí nghiệm – Chủ tịch công đoàn cơ sở Viện Nông nghiệp, xin được tham luận với hội nghị chủ đề: Về “ Đổi mới tư duy, nhận thức, tác phong, lề lối làm việc góp phần nâng cao hiệu quả công việc thời gian qua” tại Viện Nông nghiệp nói riêng và công việc của một đảng viên nói chung.

Thưa toàn thể các đồng chí

Viện Nông nghiệp là đơn vị được Thủ thướng Chính phủ ra quyết định thành lập ngày 30 tháng 5 măn 2018, được sáp nhập từ 7 đơn vị trực thuộc của sở Nông nghiệp, phát triển nông thôn và sở Khoa học và công nghệ hợp thành.

Trong 3 năm qua, bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối, Đảng uỷ Viện Nông nghiệp đã kịp thời ban hành các văn bản[1] lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các chi bộ trực thuộc và các tổ chức chính trị xã hội tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Khoá XII) “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 phù hợp với tình hình thực tiễn tại Viện; xác định cụ thể, nội dung học tập và làm theo Bác, tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong học tập và nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận 97 ngày 15/5/2014, Kết luận 54 ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những chủ trương, chính sách về lĩnh vực an ninh lương thực, phòng, chống thiên tai, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm….Lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội; là vấn đề có tính chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.

 Nhận thức về vai trò, ý nghĩa cũng như hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, của cán bộ, đảng viên và người lao động tại Viện Nông nghiệp. Nhất là nhận thức của người cán bộ, đảng viên về vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn được nâng lên, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, Nhân dân cùng chung sức, đồng lòng với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Đồng thời, sứ mệnh khi ra đời mang tên Viện Nông nghiệp thuộc tỉnh Thanh Hóa là sự nỗ lực rất lớn, sự quan tâm hàng đầu của các cấp, sở ban ngành thuộc tỉnh Thanh Hóa rành ưu tiên cho lĩnh vực Nông nghiệp nói chung và dành cho Viện Nông nghiệp chúng tôi nói riêng.

Xác định được sự kỳ vọng của tỉnh, đảng ủy viện Nông nghiệp, tập thể lãnh đạo Viện Nông nghiệp đã chỉ đạo và điều hành đảng ủy, các chi bộ, đảng viên người lao động nhận định rõ việc “ Đổi mới tư duy, nhận thức, tác phong, lề lối làm việc góp phần nâng cao hiệu quả công việc thời gian qua” tại Viện Nông nghiệp. Từ khi sáp nhập đến nay có nhiều bước tiến quan trọng và dần ổn định được hướng đi cho lĩnh vực nông nghiệp với nhiệm vụ vừa nghiên cứu vừa sản xuất dịch vụ để sau năm 2025 Viện nông nghiệp sẽ tự chủ hoàn toàn.

Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ thường xuyên, đặt hàng và các nhiệm vụ khoa học công nghệ, Viện Nông nghiệp đã kịp thời ban hành các cơ chế, xây dựng quy chế nội bộ, hỗ trợ thúc đẩy phát triển để cán bộ thuộc đơn vị  luôn tạo được sự khích lệ, khuyến khích, chuyên tâm cho nhiệm vụ chuyên môn nhằm định hướng phát triển chung Viện nông nghiệp để tăng trưởng về kinh tế tăng thu nhập cho cán bộ trong nghề yên tâm công tác.

Tập thể lãnh đạo Viện Nông nghiệp luôn động viên, hỗ trợ về nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ, quán triệt tư tưởng bao cấp, trì trệ và bảo thủ, định hướng cơ chế dân chủ cơ sở, chủ động công việc, thảo luận phương pháp tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoán định mức, kinh thông tư tưởng thụ động, chờ đợi, rèn luyện tác phong xử lý công việc cuốn chiếu và khuyến khích tính tự chủ, tự giác của tất cả các đảng viên và tập thể người lao động từng bộ phận thuộc Viện Nông nghiệp.

Cán bộ, đảng viên, người lao động tại Viện Nông nghiệp luôn phát huy, duy trì và phát triển các sản phẩm từ nghiên cứu khoa học để ứng dụng và vận dụng vào thực tiễn sản xuất tại đơn vị, gắn việc sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm như: (12 loại sản phẩm nấm ăn nấm dược liệu, các sản phẩm lúa, gạo bắc Thịnh, rau, đậu, các sản phẩm từ hải sản, Tôm, Cua, cá đặc sản từ lĩnh vực thủy sản và đặc biệt rượu đông trùng hạ thảo được thực hiện từ khâu sản xuất đông trùng hạ thảo làm nền tảng.

Với cách làm linh hoạt của từng bộ phận, đảng viên được tập thể lãnh đạo Viện Nông nghiệp giao cho từ đầu năm đã được đẩy mạnh và đạt những kết quả tích cực, các sản phẩm đã dần được thị trường biết đến công nhận, đa phần cán bộ đã yên tâm công tác và thu nhập ổn định qua sự chỉ đạo, định hướng của tập thể lãnh đạo Viện Nông nghiệp.

 Xác định rõ, là cán bộ thuộc Viện Nông nghiệp, không đơn thuần là thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu khoa học thuần túy, mà phải linh hoạt, kết hợp giữa công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng sản xuất dich vụ để khích lệ tính chủ động, tư duy đổi mới, xóa bỏ sự trì trệ, ỷ lại của một số ít cán bộ, đảng viên thời gian trước, đồng thời đa dạng hình thức tổ chức sản xuất, nhất là triển khai các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả, thu nhập cao cho cán bộ và người dân liên quan. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi, giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm ra thị trường và có thu nhập cho cán bộ lao động tương xứng thời gian qua.

Thưa toàn thể các đồng chí

Những thành tích đạt được sau gần 5 năm thành lập Viện Nông nghiệp, sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Khoá XII) “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là hết sức tự hào, có ý nghĩa rất lớn, nhưng vẫn cần phải thẳng thắn chỉ ra các tồn tại, hạn chế đó là:

Vẫn còn lúng túng, thụ động, về tính chủ động của một số ít bộ phận đảng viên chưa đổi mới, thích ứng với tình hình hiện tại;

Công tác phát triển các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và sự kỳ vọng của các cấp, sở ban ngành trong tỉnh đối với Viện Nông nghiệp;

Việc mở rộng, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao; sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao còn ít, khả năng cạnh tranh thấp;

Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, tìm kiếm kênh tiêu thụ mới chưa được đẩy mạnh; việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn còn hạn chế;

Việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ còn chậm;

Việc duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng của thương hiệu các sản phẩm của Viện Nông nghiệp vẫn chưa ổn định, bền vững;

Nguồn lực đầu tư còn khiêm tốn; chưa hình thành nhiều các chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển nông nghiệp gắn với phát triển đô thị, dịch vụ còn rất hạn chế.

Thưa toàn thể các đồng chí

Trong không khí phấn khởi của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kỷ niệm 68 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ và hướng tới kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; cương vị là một đảng viên, tôi chân thành cảm ơn Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh cho phép tôi được trình bày tham luận của đơn vị mình góp phần nhỏ bổ sung số liệu đến Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

 Chủ tịch Hồ chí minh kính yêu của chúng ta là tấm gương cao đẹp về ý chí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước, thương dân tha thiết, tinh thần cách mạng vô sản, trong sáng. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là sự kết tinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, liên tục và lâu dài của Đảng ta. Mỗi người đảng viên chúng ta luôn thấm nhuần tư tưởng của Người, từ cá thể sẽ tạo nên tập thể, từ tập thể sẽ tạo nên phong trào để toàn đảng toàn dân luôn hướng theo và làm theo.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh và toàn thể quý đại biểu tại hội nghị đã tạo điều kiện cho tôi thời gian tham luận.

Tôi xin hết và chúc hội nghị thành công tốt đẹp!

[1] Kế hoạch số 02-KH/ĐU ngày 21/1/2022; Kế hoạch số 15-KH/ĐU ngày 24/2/2023

Phạm Thị Lý
TP. Phân tích và Thí nghiệm, Chủ tịch Công đoàn Viện

Bài viết liên quan