Viện nông nghiệp Thanh Hóa làm việc với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Ngôi Sao Vàng- Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên.

Ngày 25/08/2020, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa làm việc với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Ngôi Sao Vàng- Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên.

Đón tiếp đoàn về phía Viện Nông nghiệp Thanh Hóa có ông Nguyễn Đình Hải cùng đại diện lãnh đạo các phòng ban chuyên môn. Công ty TNHH Đầu tư thương mại Ngôi Sao Vàng do ông Nguyễn Xuân Nguyên- Phó tổng giám đốc làm trưởng đoàn.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa làm việc với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Ngôi Sao Vàng- Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên

Hai bên đã giới thiệu khái quát về tổ chức hoạt động và các kết quả nghiên cứu đã đạt được.

Bên cạnh đó, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Ngôi Sao Vàng đã đề nghị Viện Nông nghiệp Thanh Hóa hợp tác các vấn đề:

– Tư vấn, khảo sát, đánh giá được hiện trạng rừng gỗ tại 5 huyện: Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Ngọc Lặc và Lang Chánh phục vụ phát triển vùng nguyên liệu giấy và bột giấy Hokuetsu- Lee&Man tỉnh Thanh Hóa.

– Xây dựng lại hệ thống cơ sở dữ liệu để quản lý bằng thông tin.

– Tư vấn xây dựng vùng nguyên liệu, giám sát từ khâu giống đến trồng, theo dõi, chăm sóc, đưa vào khai thác giúp Công ty có được vùng nguyên liệu gỗ và các lâm sản khác.

– Xây dựng một số mô hình sản xuất lâm sản phục  vụ nguyên liệu giấy và bột giấy Hokuetsu- Lee&Man tỉnh Thanh Hóa.

– Đề xuất hỗ trợ cho người trồng rừng gồm: Hỗ trợ thu mua dọn dẹp rừng để trồng lại; Hỗ trợ trồng rừng; Hỗ trợ nuôi ong và thu mua mật ong

– Phối hợp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực trồng trọt và nuôi ong lấy mật.

 

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa làm việc với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Ngôi Sao Vàng- Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên.
Viện Nông nghiệp Thanh Hóa làm việc với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Ngôi Sao Vàng- Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên.

Tại buổi làm việc, 2 bên đã nhất trí  và hợp tác các hoạt động nêu trên.

Lê Khánh

Phòng Quản lý khoa học, Viện Nông nghiệp

Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến thăm và làm việc tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Ngày 20-8, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra công tác phát triển sản xuất tại Thanh Hoá
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đoàn công tác kiểm tra mô hình liên kết sản xuất lúa tại xã Quảng Hòa (Quảng Xương).

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đối mặt với nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khí hậu, dịch bệnh diễn biễn phức tạp, nhất là dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển, tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, tỉnh Thanh Hóa đã và đang quyết liệt triển khai thực hiện hiệu quả, linh hoạt các giải pháp duy trì và phát triển ổn định, nên ngành nông nghiệp trong tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt cũng đạt được nhiều kết quả tích cực.

Đoàn công tác do Đồng chí Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp làm trưởng đoàn và Đồng chí Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa cũng đã đến thăm và làm việc với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, đón tiếp đoàn công tác là đại diện Viện Nông nghiệp Thanh Hóa: Viện trưởng Nguyễn Đình Hải đã đưa Đoàn và Đồng chí Thứ trưởng đi thăm quan Trung tâm nuôi cấy mô của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra công tác phát triển sản xuất tại Thanh Hoá
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng đoàn công tác đến thăm Trung tâm nuôi cấy mô của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra công tác phát triển sản xuất tại Thanh Hoá
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thăm phòng nuôi sản phẩm đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thăm phòng nuôi sản phẩm đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thăm phòng nuôi sản phẩm đông trùng hạ thảo của Viện Nông nghiệp
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể cán bộ Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

 

Trần Anh Đức

Phòng KH,TH&HTQT

Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020

Ngày 26/6/2020 Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức cuộc họp Sơ kết công tác chuyên môn 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020; thành phần tham gia hội nghị bao gồm Lãnh đạo Viện, Chánh Văn phòng; trưởng, phó các phòng trực thuộc; Chủ tịch Công đoàn và Bí thư ĐTN Viện cùng toàn thể cán bộ VC-HĐLĐ khối Văn phòng Viện.

Toàn cảnh hội nghị

Sáu tháng đầu năm 2020, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen: Tình hình dịch Covid diễn biến rất phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế – xã hội và đời sống người dân, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nghiên cứu, sản xuất và thu nhập của cán bộ, viên chức người lao động trong toàn Viện.

Viện đã phát động các phong trào thi đua chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp, tổ chức thành công Đại hội đảng bộ Viện lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025. Mặt khác tranh thủ được sự quan tâm lãnh chỉ đạo và giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành và địa phương trong sáu tháng ngoài những nhiệm vụ chuyển tiếp, Viện đã triển khai thực hiện được nhiều nhiệm vụ, đề tài, dự án khoa học  mới; Thực hiện đúng tiến độ và nội dung các công việc chuyên môn trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, công nghệ sinh học nuôi cấy mô, tư vấn qui hoạch thị trường và phát triển nông nghiệp; Tổ chức xây dựng và được phê duyệt Đề án phát triển Viện giai đoạn 2021-2025; Hoạt động sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh (Sản xuất giống lúa, cây lâm nghiệp, Sản xuất tinh trâu, bò, sản xuất nấm…).

Viện trưởng Nguyễn Đình Hải phát biểu tại Hội nghị
Phó Viện trưởng Lê Khắc Chiến phát biểu tại hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và đề ra nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ của ngành trong năm 2020.

Đại biểu tham luận tại Hội nghị

Về phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2020, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa Nguyễn Đình Hải đề nghị các phòng, Trung tâm thuộc Viện thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể: tập trung xây dựng, hoàn thiện các chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án của ngành; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến và thương mại nông, lâm, thủy sản; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công tác khuyến nông, giống cây trồng, vật nuôi.

Viện trưởng Nguyễn Đình Hải trao quyết định và chúc mừng các cán bộ được bổ nhiệm

Cũng trong hội nghị này, trong công tác cán bộ, đã diễn ra lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm cho 03 cán bộ của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, gồm:

Ông Đặng Thăng Long: được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó trưởng phòng, phòng Kế hoạch, Tổng hợp và Hợp tác Quốc tế;

Ông Trịnh Duy Giang: được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó trưởng phòng, phòng Quản lý Khoa học;

Bà Lê Thị Mai: được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó trưởng phòng, phòng Phân tích và Thí nghiệm.

                                                                                                Trần Anh Đức

   (Cán bộ Phòng KHTH&HTQT)

Đoàn Thanh niên Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tham gia tặng quà tình nghĩa tại Huyện Thường Xuân

(TTV) –  Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên vì cuộc sống cộng đồng và thiết thực kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2020), ngày 25/7, Ban Thường vụ Đoàn khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh cùng với Đoàn TN Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Đoàn thanh niên Viện Nông nghiệp tỉnh phối hợp cùng hai đơn vị tài trợ: Doanh nghiệp tư nhân rèm Phú Tài, Công ty TNHH xây dựng và phát triển hạ tầng Quang Minh đã tổ chức chương trình tình nguyện tặng quà cho gia đình chính sách là thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, hộ nghèo và học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại xã Xuân Chinh và xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân.

 

Tại xã Xuân Chinh, Đoàn đã trao 20 suất quà, mỗi suất trị giá năm trăm nghìn đồng và 2 tạ gạo cho các gia đình chính sách là hộ nghèo, thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng; tặng 10 chiếc xe đạp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có tinh thần vươn lên trong học tập.

Đoàn TN Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa cùng các đơn vị phối hợp tặng quà cho các gia đình chính sách.

 

10 chiếc xe đạp được trao tận tay cho các em học sinh hoàn cảnh khó khăn có tinh thần vươn lên trong học tập.

 

Đoàn cũng đã đến thăm hỏi, tặng quà cho một số gia đình thương binh trên địa bàn xã Xuân Chinh.

Đoàn đến thăm, tặng quà gia đình thương binh Cầm Bá Bẩu. Gia đình ông thuộc hộ nghèo, có một người con bị nhiễm chất độc da cam.

 

Thương binh Cầm Bá Tân, xã Xuân Chinh phấn khởi, niềm nở khi Đoàn đến thăm

Tại xã Bát Mọt, Đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà và trao số tiền 2 triệu đồng cho gia đình liệt sĩ Vi Văn Nhất – sỹ quan điều tra Phòng phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa, hi sinh trong thực hiện nhiệm vụ truy bắt tội phạm ma túy trên biên giới Bát Mọt, ngày 3-6-2019.

Đoàn đến thăm, tặng quà gia đình gia đình liệt sỹ Vi Văn Nhất.

Tổng số tiền trao tặng cho các gia đình chính sách và học sinh vượt nghèo vượt khó học giỏi là hơn ba mươi triệu đồng.

Đây là các chương trình ý nghĩa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lòng biết ơn đối với những hy sinh của thế hệ cha anh đi trước; phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ vì cuộc sống cộng đồng và góp phần nâng cao trách nhiệm, vai trò của tuổi trẻ Đoàn khối trong chăm sóc người có công với cách mạng, gia đình chính sách, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ trên địa bàn tỉnh.

Dưới đây là một số hình ảnh trong chương trình tình nguyện:

 

Nguồn: Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa

Trần Anh Đức

Phòng KHTH & HTQT

Triển vọng của mô hình nuôi đông trùng hạ thảo Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

(Baothanhhoa.vn) – Không ngẫu nhiên mà đông trùng hạ thảo (ĐTHT) được mệnh danh là “thần dược”. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, ĐTHT tốt cho sức khỏe con người, giúp bồi bổ cơ thể, khả năng ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa cơ thể… Với tiến bộ khoa học – kỹ thuật, một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh đã nghiên cứu, nuôi cấy thành công nấm ĐTHT trong môi trường nhân tạo, mở ra hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

[…]

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thăm quan và làm việc với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thăm quan và làm việc với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

    Ngày 14/2/2020, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa do ông Nguyễn Đình Hải – Viện trưởng, làm trưởng đoàn đã thăm quan, trao đổi kinh nghiệm với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và các đơn vị thành viên.

Đón tiếp đoàn về phía Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam có ông Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc, cùng đại diện lãnh đạo Ban Khoa học và Hợp tác quốc tế; Ban Thông tin và Đào tạo và lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 2018. Để ổn định bộ máy tổ chức, cơ chế hoạt động; phát huy chức năng, nhiệm vụ là cơ quan nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ; tư vấn về chiến lược phát triển và cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm và ngư nghiệp; Viện đã tổ chức đoàn thăm quan, học hỏi kinh nghiệm tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Tại buổi làm việc hai bên đã giới thiệu những thông tin chung về tổ chức, hoạt động và các kết quả nghiên cứu đã đạt được. Bên cạnh đó Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đề nghị VAAS các vấn đề, bao gồm: (i) Hợp tác phát triển giống cây trồng cho tỉnh Thanh Hóa; (ii) Học hỏi kinh nghiệm về xây dựng cơ chế tổ chức và hoạt động cho Viện Nông nghiệp Thanh Hóa và các đơn vị thành viên theo hướng tự chủ; (iii) Hợp tác về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

Trước những đề nghị của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, lãnh đạo VAAS và đại diện các đơn vị (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Trung tâm nghiên cứu cây có củ, Ban Khoa học và Hợp tác quốc tế, Ban Thông tin và Đào tạo) đã trao đổi chi tiết về thực tế tổ chức và vận hành của VAAS.

Tại buổi làm việc hai bên cũng đã nhất trí phối hợp chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong xây dựng tổ chức và cơ cấu vận hành, hợp tác chia sẻ bản quyền giống và chuyển giao TBKT cho tỉnh Thanh Hóa. VAAS gợi ý tận dụng nguồn chuyên gia đã nghĩ hưu tham gia tư vấn định hướng cho Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Trong khuôn khổ chuyển đi, đoàn Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cũng đã tới thăm và học hỏi kinh nghiệm tại Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, Viện Di truyền Nông nghiệp. Tại đây, các bên đã trao đổi về hoạt động khuyến nông và chuyển giao kết quả khoa học công nghệ (giống, TBKT) tại Thanh Hóa; thống nhất phương thức chuyển giao giống lúa VAAS16 cho Thanh Hóa…Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đề xuất Viện Di truyền Nông nghiệp giúp đỡ và hợp tác: (i) xây dựng ngân hàng giống cây trồng và chủ động nguồn giống cây trồng chất lượng cao cho tỉnh Thanh Hóa. Các hoạt động bao gồm phục tráng giống địa phương, tiếp nhận và chuyển giao giống mới; (ii) đặc biệt chú trọng phát triển cây dược liệu và cây ăn quả; (iii) hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Viện nông nghiệp Thanh Hóa.

Tại buổi làm việc, Viện Di truyền nông nghiệp và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã nhất trí các nội dung hợp tác có thể triển khai ngay: (i) Trao đổi nguồn gen và kỹ thuật sản xuất giống hoa (hồng, lan) và cây ăn quả (cây có múi); (ii) Phối hợp khảo nghiệm các giống lúa mới của Viện Di truyền Nông nghiệp tại Thanh Hóa; (iii) Đào tạo cán bộ KHCN; (iv) Phát triển cây dược liệu và cây lâm nghiệp. Hai bên thống nhất sẽ ký Biên bản hợp tác cho các hoạt động trên.

Người đăng: Lê Ngọc Hạnh TP KH, TH&HTQT Viện NN Thanh Hóa (Trích đăng thông tin từ trang thông tin Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam).

Hơn 2.000 ha lúa vụ thu mùa ở Thanh Hóa có nguy cơ bị hạn

Theo kết quả khảo sát của Chi cục Thủy lợi tỉnh Thanh Hóa, thời điểm đầu vụ thu mùa 2019, dự báo có khoảng 94 hồ chứa nước nhỏ mực nước xuống thấp gần hoặc dưới mực nước chết.

Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa nhận định có khoảng hơn 2.000 ha lúa thu mùa có nguy cơ bị hạn, tập trung ở các huyện: Triệu Sơn, Tĩnh Gia, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước, Quan Hóa.

Để chủ động trong công tác chống hạn cho diện tích lúa được tưới bằng hồ đập nhỏ, Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa đề nghị các đơn vị thủy nông và chính quyền các địa phương thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm ngay từ đầu vụ, điều hòa phân phối nước hợp lý, tiết kiệm, tưới luân phiên trên các cấp kênh trong từng hệ thống tưới; phối hợp chặt chẽ trong việc điều hành dẫn nước tưới theo phương châm xa trước, gần sau, nhất là thời kỳ căng thẳng về nguồn nước.

 

Trong trường hợp mực nước trong hồ thấp hơn mực nước chết, các đơn vị thủy nông, địa phương huy động máy bơm dầu dã chiến để bơm nước phục vụ tưới và chống hạn.

Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Thực hiện các giải pháp phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, do ảnh hưởng của thời tiết, vụ thu mùa 2019 sẽ có các loài sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại, như: Bệnh lùn sọc đen phương nam có nguy cơ gây hại cao; sâu cuốn lá dự kiến sẽ có 3 lứa, gây hại nặng trên diện rộng, nhất là ở các huyện ven biển, vùng bán sơn địa, trên trà lúa mùa sớm, chính vụ giai đoạn đẻ nhánh.

Sâu đục thân 2 chấm dự báo sẽ phát sinh từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8 trên lúa mùa sớm và chính vụ, giai đoạn đẻ nhánh và đến giữa tháng 9 sẽ gây hại nặng cho trà lúa trổ muộn giai đoạn trổ đến chín sữa. Rầy nâu, rầy lưng trắng dự báo sẽ gây hại nhẹ ngay từ giai đoạn mạ, gây hại nặng vào giai đoạn lúa trổ – chín sữa, vào thời điểm cuối tháng 8, đầu tháng 9 sẽ gây cháy cục bộ trên diện rộng nếu không có biện pháp phòng, trừ kịp thời. Trong điều kiện nắng nóng kéo dài, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đen lép hạt dự báo sẽ gây hại nặng trên các giống lúa lai và lúa thuần Trung Quốc, nhất là trên những ruộng bón thừa đạm, làm đất không kỹ…

Trên cơ sở dự báo, dự tính tình hình sâu bệnh có thể xảy ra trong vụ thu mùa, vào các giai đoạn cụ thể, ngay từ đầu vụ, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện các giải pháp nhằm phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng trong toàn vụ thu mùa 2019.

Để bảo vệ cây trồng trước nguy cơ sâu bệnh trong vụ thu mùa 2019, với phương châm phòng là chính, nên ngay từ khi thu hoạch lúa chiêm xuân, huyện Quảng Xương đã chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân thu hoạch lúa chiêm xuân đến đâu khẩn trương giải phóng đất đến đó nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh. Thành lập ban chỉ đạo sản xuất ngay từ đầu vụ, phân công lãnh đạo, cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở, kiểm tra, theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến sâu bệnh, dự tính khả năng phát sinh của các loại sâu bệnh để có biện pháp phòng, trừ thích hợp, hiệu quả. Cùng với đó, huyện cũng đã có kế hoạch phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị của ngành nông nghiệp, các đơn vị truyền thông để tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân nhận biết, phát hiện dịch hại và các biện pháp phòng, trừ hiệu quả khi có dịch bệnh xảy ra.

Đồng hành cùng với các địa phương trong công tác phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng trong vụ thu mùa, từ tháng 5-2019, chi cục bảo vệ thực vật đã xây dựng phương án phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng trong vụ thu mùa năm 2019, từ đó làm cơ sở, định hướng để các địa phương triển khai thực hiện. Chi cục bảo vệ thực vật cũng đang đẩy mạnh thực hiện công tác điều tra, phát hiện, dự báo chính xác tình hình dịch hại; đồng thời, kiểm tra, theo dõi, nắm chắc diễn biến và sự phân bố của các đối tượng dịch hại trên đồng ruộng, dự tính khả năng phát sinh trong thời gian tới, xác định mức độ gây hại để tham mưu kịp thời các biện pháp xử lý cho các địa phương. Tăng cường phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ thực vật, nhất là kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn, đào tạo chuyên sâu, tuyên truyền và triển khai xây dựng mô hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng kỹ thuật, xây dựng các chương trình giám sát chất lượng thuốc bảo vệ thực vật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đã và đang triển khai trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả trong sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường sinh thái.

Nông dân xã Quảng Bình (Quảng Xương) chăm sóc lúa vụ thu mùa.

Để công tác phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng trong vụ thu mùa đạt hiệu quả cao, chi cục bảo vệ thực vật khuyến cáo chính quyền các địa phương và bà con nông dân cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách) khi thực hiện phun trừ các đối tượng sâu hại. Đồng thời, đẩy mạnh công tác chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là chương trình IPM, 3 giảm, 3 tăng, tức là: 3 giảm gồm: Giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm phân đạm; 3 tăng gồm: Tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo và tăng hiệu quả kinh tế. Hoặc ứng dụng công nghệ SRI, gồm: Cấy mạ non, cấy thưa, cấy 1 dảnh, sử dụng phân dúi vào sản xuất… nhằm tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh sớm, tăng tính chống chịu với dịch hại. Hạn chế tối đa những giống lúa nhiễm rầy, mẫn cảm với bệnh lùn sọc đen phương nam vào gieo trồng trong vụ thu mùa.

Thanh Hóa đẩy mạnh xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững

Quản lý rừng bền vững là một bộ phận của phát triển bền vững, nghĩa là sự phát triển có hiệu quả về kinh tế, không gây tác hại đến môi trường sống (kể cả của người và các loài sinh vật) và có đóng góp thiết thực cho giải quyết các vấn đề xã hội cho hiện tại và tương lai. Phát triển bền vững là một yêu cầu cấp bách hiện nay của toàn thế giới, vì trong quá khứ và hiện tại, sự phát triển không bền vững đã và đang làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường sống, đe dọa sự sống còn của chính con người…

Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam, quản lý rừng không bền vững đã và đang là nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ngày một giảm, năng suất và chất lượng rừng ngày càng kém, nhiều loài cây rừng và động vật hoang dã ngày càng ít đi hoặc tuyệt chủng. Môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng như lũ lụt, khô hạn, xói mòn đất ngày một gia tăng. Đời sống của người dân, nhất là ở các cộng đồng địa phương sống trong và gần rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Với việc phát triển rừng trồng nhanh chóng như hiện nay, nếu việc chọn loài cây trồng không phù hợp có thể làm xói mòn đất, rừng bị sâu bệnh, năng suất kém; không giải quyết tốt các vấn đề xã hội trong quản lý rừng sẽ dẫn đến khai thác trộm hoặc lấn chiếm đất rừng, ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của rừng… Bên cạnh đó, Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) là bước ngoặt lịch sử của ngành lâm nghiệp Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. VPA nhằm mục đích đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu vào châu Âu là hợp pháp và thúc đẩy quản lý rừng bền vững ở các nước xuất khẩu gỗ thông qua nâng cao hiệu lực pháp luật và năng lực quản lý điều hành.

Tỉnh Thanh Hóa hiện có 1.120.600 ha diện tích tự nhiên, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp 647.677 ha, chiếm hơn 53% diện tích chung của toàn tỉnh. Rừng tự nhiên là rừng phòng hộ và đặc dụng 246.000 ha, rừng sản xuất chủ yếu là rừng trồng 366.000 ha. Ngoài ra, Thanh Hóa còn là tỉnh có diện tích tre luồng lớn nhất cả nước, với 71.053 ha. Sản lượng khai thác gỗ những năm gần đây đạt 1.200.000 m3/năm, trong đó có khoảng 80% là gỗ keo lá tràm và keo Úc lai, đóng góp một phần không nhỏ cho xuất khẩu. Do đó, việc thực hiện quản lý rừng bền vững theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT (gọi tắt là Thông tư 28) ngày 16-11-2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là nội dung cấp bách.

Thực hiện Điều 27, Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15-11-2017 của Quốc hội khóa XIV; Điều 87, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16-11-2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Thông tư 28 về quản lý rừng bền vững và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị triển khai và ban hành các văn bản hướng dẫn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh, theo đó:

Nội dung phương án quản lý rừng bền vững: Sở NN&PTNT yêu cầu các chủ rừng tổ chức (các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng; các đồn biên phòng và các công ty lâm nghiệp) căn cứ Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 9 và Phụ lục II Mẫu phương án quản lý rừng bền vững ban hành kèm theo Thông tư 28 để xây dựng phương án cho phù hợp với điều kiện của đơn vị. Chủ rừng tự xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, nhóm hộ, Sở NN&PTNT khuyến khích các chủ rừng tự nguyện xây dựng hoặc liên kết xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững; nội dung hướng dẫn tại Phụ lục III kèm theo Thông tư 28.

Trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12, Thông tư 28. Trong đó, Sở NN&PTNT quy định trình tự thực hiện như sau: Chủ rừng nộp 1 bộ hồ sơ đến Sở NN&PTNT để được kiểm tra, hướng dẫn chủ rừng hoàn thiện phương án và bổ sung hồ sơ (nếu thiếu). Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở NN&PTNT xem xét, lấy ý kiến các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương về nội dung phương án. Trường hợp nội dung phương án quản lý rừng bền vững đạt yêu cầu, Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt phương án; trường hợp nội dung phương án chưa đạt yêu cầu, Sở NN&PTNT có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ rừng biết để bổ sung, hoàn thiện phương án trong thời hạn 5 ngày làm việc trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt phương án. Hồ sơ phương án quản lý rừng bền vững gồm: Tờ trình của chủ rừng theo quy định tại Phụ lục VI, phương án theo quy định Phụ lục II; các loại bản đồ theo quy định tại Khoản 3, Điều 4, Thông tư 28.

Thời gian và kinh phí xây dựng phương án: Các chủ rừng tổ chức khẩn trương xác định lộ trình xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững; hoàn thiện phương án, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý II-2020. Nguồn kinh phí xây dựng và thực hiện phương án do chủ rừng tự huy động từ nguồn vốn hợp pháp hoặc tìm kiếm các đối tác, nhà đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp để hỗ trợ xây dựng phướng án quản lý rừng bền vững phù hợp với mục đích sử dụng rừng của từng chủ rừng. Ở những nơi được chi trả dịch vụ môi trường rừng chủ rừng được sử dụng nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 70, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16-11-2018 của Chính phủ.

Nhằm hỗ trợ xây dựng mô hình mẫu về quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC, từ tháng 2 năm 2018 đến nay, thông qua Dự án hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam – giai đoạn 2 (Dự án FCPF-2) đã hỗ trợ Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC. Đến nay, phương án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Đây là chủ rừng tổ chức đầu tiên trên địa bàn tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng phương án và đưa phương án quản lý rừng bền vững vào thực hiện. Kết quả này là tiền đề để các chủ rừng là tổ chức học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh. Đồng thời trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ Sở NN&PTNT tổ chức khóa tập huấn chuyên đề về xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng là tổ chức. Với những hỗ trợ tích cực của dự án đã và đang góp phần để việc triển khai xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững trên toàn tỉnh sẽ đạt được những kết quả khả quan.

Kiểm tra công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn TP. Thanh Hóa

Sáng 26/6/2019, đồng chí Nguyễn Viết Thái – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đã đi kiểm tra công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn TP. Thanh Hóa. Cùng đi có đại diện phòng Chăn nuôi, Văn phòng Sở, Chi cục Thú y và các đơn vị có liên quan.

Đoàn công tácđã đi kiểm travà chỉ đạo thành phố Thanh Hóa cũng như các huyện có kênh Bắc đi qua tiến hành lập rào chắn trên kênh Bắc nhằm ngăn rác, xác động vật vứt trên kênh, bảo vệ môi trường cũng như ngăn ngừa lây lan dịch tả lợn Châu Phi.

Kiểm tra thực tế tạicống Mật Sơn, phường Đông Vệ và cống Đường Sắt, phường Phú Sơn, đồng chí Nguyễn Viết Thái – Phó Giám đốc Sởđề nghịUBND thành phố Thanh Hóa sớm lập rào chắn trên kênh Bắc điểm tiếp giáp với huyện Đông Sơn để ngăn xác động vật, rác trôi vào địa bàn thành phố. Các huyện có tuyến kênh Bắc đi qua như: Thường Xuân, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Đồng Sơn, Quảng Xương cũng như Công ty TNHH một thành viên Sông Chu thường xuyên trực gác trên các cống, các rào chắn trên tuyến kênh, kịp thời trục vớt xác động vật, rác thải, tiến hành tiêu hủy theo đúng hướng dẫn để khơi thông dòng chảy, đảm bảo nguồn nước, môi trường và phòng chống sự lây lan của dịch tả lợn Châu Phi. Các hóa chất, vải bạt sau khi tiêu hủy phải được phun tiêu độc khử trùng rắc vôi bột để không ảnh hưởng đến môi trường, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh.

Hiện dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn tỉnh, do đó tình trạng vứt xác lợn chết trên các tuyến kênh sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao về lây lan dịch bệnh. Việc lập rào chắn, quản lý chặt tình trạng người dân vứt xác động vật, rác xuống kênh sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường và ngăn chặn sự lây lan các mầm bệnh trên đàn vật nuôi.

Nguồn tin: Văn phòng Sở