Một số giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học

Chăn nuôi an toàn sinh học là “Tổng thể các biện pháp kỹ thuật và biện pháp kiểm soát Nhằm phòng chống và hạn chế sự lây nhiễm các tác nhân sinh học (VSV) gây hạii cho con người, gia súc và hệ sinh thái”. Việc thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học là rất cần thiết và ba nguyên tắc cơ bản của chăn nuôi an toàn sinh học là: Giữ khoảng cách, giữ vệ sinh và sát trùng:

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC
      1. Yêu cầu về chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi
        1. Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian khác truyền bệnh (chuột, chim, ruồi, muỗi…).
        2. Tại lối ra vào chuồng nuôi phải bổ trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi;
        3. Nên có ô chuồng nuôi cách ly: vật nuôi mới nhập hoặc vật nuôibị bệnh
        4. Có khu vực thu gom và xử lý chất thải
        5. Nếu có điều kiện thì nuôi theo phương pháp cách ô( khoảng trống 0,8-1m) để giảm thiếu vật nuôi giữa các ô chuồng tiếp xúc với nhau.
        6. Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các chuồng.
        7. Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín. Nước thải ô chuồng nào thoát riêng ô chuồng đó ra đường thoát nước chung.
      2. Yêu cầu về con giống

Con giống nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh. Đối với con giống nhập từ ngoài tỉnh phải có Giấy kiểm dịch. Trước khi nhập đàn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần.

3.Thức ăn và nước uống

    1. .Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc và còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn. Trường họp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn. Không sử dụng thức ăn thừa trong máng ăn của đàn vật nuôi đã xuất chuồng và thức ăn của đàn vật nuôi đã bị dịch bệnh cho đàn vật nuôi mới.
    2. . Nguồn nước cho vật nuôi phải đảm bảo an toàn.
    3. . Nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho vật nuôi.
  1. Chăm sóc, nuôi dưỡng
    1. Áp dụng phưcmg thức quản lý “cùng vào-cùng ra” theo thứ tự ưu tiên: dãy chuồng, ô chuồng.
    2. Có quy trình chăn nuôi phù họp với từng loại vật nuôi theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
    3. Nên áp dụng phưong thức nuôi khô, không sử dụng nước tắm cho vật nuôi. Sử dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, độn chuồng và định kỳ phun sương trong chuồng nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tăng cường phòng, chống dịch.
  2. Vệ sinh chăn nuôi và kiểm soát người ngoài ra, vào chuồng nuôi.
    1. Hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi.
    2. Trước và sau khi vào, ra khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giầy, dép vào hố khử trùng.
    3. Chất sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào khu chăn nuôi, chuồng nuôi phải bổ sung hoặc thay hàng ngày, cần thay đổi các loại chất sát trùng để tăng hiệu quả sát trùng.
    4. Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tuần; phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh, và ít nhất 2 lần/tuần khi có dịch bệnh; phun thuốc sát trùng trên vật nuôi ít nhất 2 lần/tuần khi có dịch bệnh bằng các dung dịch sát trùng thích họp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
    5. Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng.
    6. Phải vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên.
    7. Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa con giống vào nuôi. Trong trường hợp chuồng bị dịch, nếu tái đàn nên để trống chuồng ít nhất 30 ngày và được sự đồng ý của chính quyền địa phương.
  3. Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi

Không để các phương tiện như xe máy, xe đạp, xe đẩy, xe thồ… trong khu chuồng nuôi

    1. Phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào chuồng nuôi phải được khử trùng, tiêu độc. Đặc biệt, không để phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn đến khu vực chăn nuôi. Phương tiện vận chuyển phải dừng ở bên ngoài để vệ sinh, sát trùng, tiêu độc và sử dụng xe nội bộ của khu chuồng nuôi để vận chuyển.
    2. Nên có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, trường họp dùng chung thì phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi sử dụng
  1. Xử lý chất thải chăn nuôi
    1. Chất thải được gom để xử lý phải để cuối chuồng, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước.
    2. Chất thải phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hoá chất, hoặc xử lý bằng sinh học phù họp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh theo quy định hiện hành của thú y.
    3. Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù họp.
  2. Quản lý dịch bệnh
    1. Có quy trình phòng bệnh phù họp từng loại vật nuôi và thực hiện đúng quy trình. Trong trường hợp có dịch, phải khai báo chính quyền địa phương và thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về phòng, chống dịch.
    2. Cách ly vật nuôi ốm để có biện pháp xử lý kịp thời, ngừng xuất con giống và kiếm soát chặt việc xuất sản phẩm, vật tư trong khu chăn nuôi ra ngoài theo quy định.
    3. Khi xảy ra dịch tại ô chuồng hay cả chuồng cần tiêu độc, khử trùng tại chỗ:
          • Cần che bạt, bao vây kín ô chuồng hoặc cả chuồng, với mẹ nuôi con loại ngay nái và toàn bộ con theo mẹ, đối với các loại vật nuôi khác loại toàn bộ ô chuồng hoặc cả chuồng nếu dịch xảy ra cả chuồng hoăc cả ô chuồng.
          • Vật nuôi bị bệnh phải tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
          • Không rửa ngay ô chuồng hoặc chuồng bị bệnh, tiến hành che bạt, bao vây kín, phun chất sát trùng đẫm gấp 2 lần bình thường liên tục 3-4 ngày,
    4. Bao bì, dụng cụ đựng thức ăn của đàn vật nuôi bị dịch bệnh phải được tiêu độc, khử trùng.
    5. Thực hiện ghi chép và lưu giữ nhật ký chăn nuôi.
    6. KHUYÊN CÁO SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH TRONG THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
  3. Nguyên tắc sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh
  • Chế phẩm vi sinh bao gồm chế phẩm probiotic (lợi khuẩn) và enzyme.
  • Khi bổ sung chế phẩm vi sinh là probiotic thì không nên dùng kháng sinh vì kháng sinh làm mất tác dụng của vi sinh vật và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.
  • Cơ sở chăn nuôi có thể tự trộn thức ăn tại trại hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc.
  • Các biện pháp an toàn sinh học phải luôn đảm bảo theo quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc nhà cung cấp sản phẩm.
  1. Hướng dẫn sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh
    1. Giai đoạn 1 (Vật nuôi giai đoạn 1- 2 tháng tuổi):

Ở giai đoạn này, cơ sở chăn nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ những cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn. Bổ sung chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.2.Giai đoạn 2 (Vật nuôi từ tháng thứ 3 trở lên):

Ở giai đoạn này có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phổi trộn.Thức ăn tự phối trộn từ những nguyên liệu thông dụng, sẵn có tại địa phương, không nên sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc động vật (ngoại trừ bột cá). Trước khi chế biến, cơ sở cần lập công thức thức ăn (khẩu phần cơ sở) theo từng giai đoạn sinh trưởng đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi

2.3.Sử dụng chế phẩm vi sinh là nấm men hoạt tính Saccharomyces trong khẩuphần cơ sở

Thức ăn hỗn họp theo công thức ở Bảng 1được trộn đều với nước sạch và chế phẩm theo tỷ lệ 800 kg thức ăn hỗn hợp + 200 kg nước sạch + 2 kg chế phẩm vi sinh Fodder Yeast. Hỗn họp này sau đó được đưa vào thùng nhựa hoặc thùng phuy đậy kín (trường họp không có thùng nhựa/phuy thì dùng túi ni lông buộc kín) đê ủ trong nhà thông thoáng, đảm bảo tránh mưa, nắng. Sau khi ủ ít nhất 07 ngày (mùa hè) và 10 ngày (mùa đông) thì bắt đầu sử dụng. Sản phẩm sau khi ủ có thể sử dụng trong 03 – 06 tháng.

Yêu cầu thức ăn sau khi ủ: Thức ăn đảm bảo đồng đều, ẩm, tơi xốp, giữ được màu sắc ban đầu và có mùi thơm.

2.4. Sử dụng chế phẩm sinh học là vi khuẩn Lactic trong khẩu phần cơ sở

Thức ăn hỗn hợp theo công thức ở Bảng 1 được trộn đều với chế phẩm vi sinh “Lacto Powder T” theo tỷ lệ 2 kg/tấn. Bảo quản thức ăn ở nơi khô thoáng tối đa là 02 tháng. Hằng ngày trộn thức ăn hỗn họp (đã bổ sung chế phẩm vi sinh) với nước sạch theo tỷ lệ 20 kg thức ăn với 10 kg nước sạch (2:1), sau đó đặt vào thùng, ủ 24 – 36 giờ trước khi sử dụng. Sản phẩm sau khi ủ nên sử dụng trong ngày.

Yêu cầu sản phẩm: Sản phẩm đồng đều, giữ được màu sản phẩm, có mùi thơm.

2.5.Sử dụng chếphẩm sinh học là bào tửBacillus trong khẩu phần cơ sở

Nguyên tắc sử dụng chế phẩm vi sinh có chứa bào tử Bacillus theo hướng dẫn của nhà sản xuất.Dưới đây là ví dụ một số chế phẩm vi sinh chứa bào tử Bacillus:

  • Chế phẩm “Powerzyme 100”: có nguồn gốc từ Korea, bổ sung 0,5 kg/tấn
  • Một số chế phẩm vi sinh chứa bào tử Bacillus được sản xuất trong nước: + Ché phẩm “Bacillus Weaner”:bổ sung 0,2-0,4 kg/tấn.
  • Chế phẩm“NeoPig Top Gold”:bổ sung 0,5 kg/tấn. + Chế phẩm “NeoEnvi”:bổ sung 0,5 kg/tấn.

2.6.Sử dụng chế phẩm sinh học là enzyme trong khẩu phần cơ sở:

– Chế phẩm Kangjuntai chứa enzyme Lysozym: Cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bổ sung 1-2 kg/tấn

– Chế phẩm enzyme tiêu hóa: Ví dụ sản phẩm “Natuzyme Feed Enzyme for Pig and poultry”, bổ sung 0,5 kg/tấn.

3. Một số lưu ý

– Ngoài khẩu phần cơ sở các cơ sở chăn nuôi có thể lập khẩu phần thức ăn theo điều kiện của cơ sở và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương theo một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn nuôi dưỡng. Trường họp không tự phối trộn thức ăn thì có thể sử dụng thức ăn công nghiệp đảm bảo nguyên tắc không có kháng sinh, chất lượng tốt và truy xuất được nguồn gốc.

– Chế phẩm vi sinh chỉ phát huy tác dụng khi nó được sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất vì bản chất chúng là vi sinh vật nên phải có một môi trường phù họp (ví dụ không dùng chung với kháng sinh).

– Ngoài các chế phẩm vi sinh ví dụ nêu trên, các cơ sở chăn nuôi có thể tìm mua các sản phẩm vi sinh khác được phép lưu hành tại Việt Nam, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng.

– Chế phẩm vi sinh ngoài việc bổ sung vào thức ăn còn có thể sử dụng bổ sung vào nước uống, đệm lót và phun trong không khí chuồng nuôi khi có dịch bệnh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Tác giả: Ths. Lê Trần Thái
Trung tâm NC khảo nghiệm và DVVN- Viện NN Thanh Hóa
Đ T : 02373204636-0983.708.538
E.mail :tranthai_74@yahoo.com

Bài viết liên quan