Tác động của dự án Khoa học Công nghệ thuộc Chương trình Nông thôn miền núi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Chương trình nông thôn miền núi là một chương trình rất có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của những vùng còn khó khăn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Thông qua hoạt động xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản xuất và đời sống đã giúp cho người dân tiếp cận nhanh những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật. Hỗ trợ kinh phí để người dân xây dựng mô hình, sản phẩm được người dân thụ hưởng, điều này đã có ý nghĩa rất lớn đối với việc huy động nguồn vốn từ người dân làm cơ sở vững chắc cho dân mạnh dạn đầu tư vốn để phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, Chương trình cũng đã tạo tiền đề cho những vùng sản xuất tương đối phát triển để tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm mang tính hàng hoá có giá trị cao, thương mại lớn. Chính vì vậy, Chương trình nông thôn miền núi trong thời gian qua đã có sự tác động rất tích cực phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Trung tâm Nghiên cứu Khảo nghiệm và Dịch vụ vật nuôi trực thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Tuy là đơn vị mới được sáp nhập và thành lập từ năm 2019 nhưng cũng đã kịp thời tham gia chương trình Nông thôn miền núi bắt đầu thực hiện từ năm 2019 với Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt tại các huyện trung du, miền núi của tỉnh Thanh Hóa”.  Dự án đã triển khai thực hiện những nội dung của chương trình cụ thể: Tiếp nhận Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò và Quy trình kỹ thuật chăm sóc bò mẹ mang thai và chăm sóc bò lai F1,  Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm bò lai hướng thịt giai đoạn khác nhau, Quy trình phối trộn và sản xuất thức ăn hỗn hợp, Quy trình chế biến dự trữ một số phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn để từ đó xây dựng các mô hình trình trình diễn tạo nền móng cho việc phát triển kinh tế xã hội tại vùng nông thôn và miền núi. Dự án đã thực hiện một số nội dung chính sau:

  1. Xây dựng mô hình nuôi bò cái lai zebu sinh sản để TTNT bằng tinh đông lạnh bò giống Droughtmaster: Mô hình đã tạo ra 2150 con bò lai F1 (Droughtmaster-Zebu) giúp cho địa phương chủ động tạo đàn bò cái nền phục vụ sản xuất giống bò thịt chất lượng cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng năngsuất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Phát triển các sản phẩm có lợi thế của địa phương;
  2. Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm bò lai F1 an toàn sinh học: Dự án đã tiếp nhận quy trình công nghệ và tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia dự án xây dựng được 20 mô hình tại các gia trại trên địa bàn các huyện tham gia dự án với quy mô 200 con bò lai F1 Droughmates trong đó co 100 con do dự án hỗ trờ và 100 con là đối ứng của hộ tham gia mô hình. Kết quả sau 12 tháng bò lai F1 sinh trưởng phát triển khá tốt, thích nghi với điêu kiện khí hậu tại địa phương;đạt khối lượng 240kg.con đối với bò đực và 205kg/đối với bò cái, tăng trọng cao hơn từ 3-5% so với một số giống bò Zebu.
Lớp tập huấn Đào tạo Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc – Thạc sỹ Lê Trần Thái, Chủ nhiệm Dự án đang cấp phát trang thiết bị phục vụ dự án
Lớp tập huấn Đào tạo Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc – Thạc sỹ Lê Trần Thái, Chủ nhiệm Dự án đang cấp phát trang thiết bị phục vụ dự án

Xây dựng mô hình nuôi vỗ béo bò lai F1 (Droughtmaster x lai zebu) từ 21-24 tháng tuổi:Dự án đã xây dựng 05 mô hình vỗ béo tại 5 huyện với quy mô 5 bò đực/mô hình.  Kết quả cho thấy,  Khối lượng lúc giết thịt lúc 24 tháng tuổi đạt trung bình 506,24 kg/con, Tỷ lệ thịt xẻ ≥ 51%,Tỷ lệ thịt tinh ≥ 39,2%. Đây là cơ sở để Xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm thịt bò an toàn vệ sinh thực phẩm mang thương hiệu sản phẩm của dự án thuộc các vùng nông thôn, miền núi.

Phó Viện trưởng Viện Nông nghiệp – Lê Khắc Chiến phát biểu tại Hội nghị triển khai thực hiện Dự án

Dự án đã đào tạo được 12 kỹ thuật viên cơ sở làm công tác thụ tinh nhân tạo cho bò; tập huấn kỹ thuật cho kỹ thuật cho 300 lượt nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt an toàn sinh học, giải quyết được việc làm cho gần một nghìn lao động tại các địa bàn dự án; làm chủ được 05 công nghệ mới và đã tổ chức 01 cuộc hội nghị, hội thảo đầu bờ bước đầu khuyến cáo tới cộng đồng dân cư trên địa bàn. Dự án bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, năng suất chất lượng sản phẩm của mô hình được dự báo tăng lên rõ rệt.

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm bò lai F1 an toàn sinh học

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Bộ KH&CN, Văn phòng chương trình NTMN, các Vụ của Bộ KH&CN, công tác chỉ đạo sát sao của Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trong việc thực hiện dự án thuộc chương trình NTMN trên địa bàn Thanh Hóa trong thời gian qua. Nhìn chung dự án đã đạt được tiến độ đặt ra, sản phẩm trong các dự án có triển vọng tốt, hứa hẹn khả năng mở rộng cao, đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Dự án được triển khai đều tập trung vào những hướng ưu tiên trọng điểm của tỉnh, những vùng có điều kiện kinh tế tương đối khó khăn. Thông qua việc triển khai dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt tại các huyện trung du, miền núi của tỉnh Thanh Hóa” thuộc chương trình NTMN đã huy động đồng bộ các nguồn lực từ các tổ chức khoa học công nghệ, chính quyền các cấp, doanh nghiệp, chủ trang trại và người dân tham gia thực hiện công tác chuyển giao khoa học và công nghệ vào địa bàn nông thôn và miền núi, hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà “Nhà nước –  nhà khoa học – nhà nông – nhà doanh nghiệp”.

Đào tạo kỹ thuật TTNT cho bò

Chương trình NTMN thực sự đã có tác động rất lớn và tích cực đối với tỉnh Thanh Hóa, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo đà ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. Để thực hiện chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và Miền núi” trong thời gian tới, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã có một số đề xuất với UBND tỉnh trình Bộ KHCN tạo điều kiện hơn nữa cho tỉnh tiếp tục được tham gia thực hiện dự án, tăng cường trong việc phối hợp giữa cơ quan quản lý Trung ương và cơ quan quản lý địa phương, nhất là trong công tác kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện dự án. Cần có quy định linh động hơn trong quản lý quá trình thực hiện dự án, đơn giản hóa các thủ tục. Cho phép có sự thay đổi hợp lý về nội dung dự án theo yêu cầu thực tế ở từng giai đoạn thực hiện./.

Chủ nhiệm Dự án: Ths.Lê Trần Thái
Trung tâm Nghiên cứu Khảo nghiệm và Dịch vụ vật nuôi
Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Nguyễn Đình Hải
Viện trưởng Viện Nông nghiệp

Bài viết liên quan