Thanh Hóa nỗ lực phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn Thanh Hóa đã hơn 7 tháng và vẫn diễn biến phức tạp. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, góp phần ổn định sản xuất. Thanh Hóa có tổng đàn 1,2 triệu con lợn, 500 trang trại, trên 2.300 gia trại, trên 190.000 hộ chăn nuôi. Kể từ khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã được cấp 162.000 lít hóa chất, 896 tấn vôi bột phục vụ phòng, chống dịch, thực hiện tiêu độc, khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm giết mổ, buôn bán lợn, thịt lợn và những khu vực có nguy cơ cao. Từ khi xảy ra dịch toàn tỉnh cũng đã thành lập hơn 600 trạm, chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động. thực hiện tuần tra, kiểm tra các hoạt động vận chuyển động vật, kinh doanh, các sản phẩm từ lợn. Đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì 272 chốt kiểm soát giám sát công tác phòng chống dịch bệnh. Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch tả lợn Châu Phi gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đặc biệt quan tâm kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đàn lợn, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt ở khu vực đang xảy ra dịch nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh tả lợn Châu Phi lây lan trên địa bàn.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn Thanh Hóa đã hơn 7 tháng và vẫn diễn biến phức tạp. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, góp phần ổn định sản xuất.
Thanh Hóa có tổng đàn 1,2 triệu con lợn, 500 trang trại, trên 2.300 gia trại, trên 190.000 hộ chăn nuôi. Kể từ khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã được cấp 162.000 lít hóa chất, 896 tấn vôi bột phục vụ phòng, chống dịch, thực hiện tiêu độc, khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm giết mổ, buôn bán lợn, thịt lợn và những khu vực có nguy cơ cao. Từ khi xảy ra dịch toàn tỉnh cũng đã thành lập hơn 600 trạm, chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động. thực hiện tuần tra, kiểm tra các hoạt động vận chuyển động vật, kinh doanh, các sản phẩm từ lợn. Đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì 272 chốt kiểm soát giám sát công tác phòng chống dịch bệnh.
Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch tả lợn Châu Phi gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đặc biệt quan tâm kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đàn lợn, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt ở khu vực đang xảy ra dịch nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh tả lợn Châu Phi lây lan trên địa bàn.
Nguồn tin: Truyền hình Thanh Hóa

Bài viết liên quan