Thanh Hóa nỗ lực phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn Thanh Hóa đã hơn 7 tháng và vẫn diễn biến phức tạp. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, góp phần ổn định sản xuất. Thanh Hóa có tổng đàn 1,2 triệu con lợn, 500 trang trại, trên 2.300 gia trại, trên 190.000 hộ chăn nuôi. Kể từ khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã được cấp 162.000 lít hóa chất, 896 tấn vôi bột phục vụ phòng, chống dịch, thực hiện tiêu độc, khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm giết mổ, buôn bán lợn, thịt lợn và những khu vực có nguy cơ cao. Từ khi xảy ra dịch toàn tỉnh cũng đã thành lập hơn 600 trạm, chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động. thực hiện tuần tra, kiểm tra các hoạt động vận chuyển động vật, kinh doanh, các sản phẩm từ lợn. Đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì 272 chốt kiểm soát giám sát công tác phòng chống dịch bệnh. Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch tả lợn Châu Phi gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đặc biệt quan tâm kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đàn lợn, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt ở khu vực đang xảy ra dịch nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh tả lợn Châu Phi lây lan trên địa bàn.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn Thanh Hóa đã hơn 7 tháng và vẫn diễn biến phức tạp. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, góp phần ổn định sản xuất.

Thanh Hóa có tổng đàn 1,2 triệu con lợn, 500 trang trại, trên 2.300 gia trại, trên 190.000 hộ chăn nuôi. Kể từ khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã được cấp 162.000 lít hóa chất, 896 tấn vôi bột phục vụ phòng, chống dịch, thực hiện tiêu độc, khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm giết mổ, buôn bán lợn, thịt lợn và những khu vực có nguy cơ cao. Từ khi xảy ra dịch toàn tỉnh cũng đã thành lập hơn 600 trạm, chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động. thực hiện tuần tra, kiểm tra các hoạt động vận chuyển động vật, kinh doanh, các sản phẩm từ lợn. Đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì 272 chốt kiểm soát giám sát công tác phòng chống dịch bệnh.

Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch tả lợn Châu Phi gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đặc biệt quan tâm kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đàn lợn, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt ở khu vực đang xảy ra dịch nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh tả lợn Châu Phi lây lan trên địa bàn.

Giới thiệu Viện nông nghiệp Thanh Hóa

 

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1152/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Theo đó, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Thanh Hoa Agriculture Institute. Viện Nông nghiệp Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập, trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao két quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tư vấn về chiến lược phát triển và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản; hoạt động theo cơ chế tự chủ, bảo đảm chi thường xuyên từ năm 2021 và có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc và Ngân hàng thương mại theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trụ sở chính của Viện đặt tại TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa có nhiệm vụ xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào nông nghiệp dài hạn, 5 năm và hàng năm phục vụ mục tiêu phát triển KT – XH của tỉnh, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Thực hiện nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu chọn, tạo, sản xuất các loại giống cây trồng nông nghiệp, cây trồng lâm nghiệp, giống vật nuôi, giống thủy sản, giống nấm, vi sinh vật có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và công nghệ sinh học; công nghệ tiên tiến trong thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phâm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chăn nuôi; nghiên cứu, phối hợp nghiên cứu về các loại bệnh trên cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu về dịch tễ học và đề xuất các biện pháp phòng trị; nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến dịch bệnh trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; thử nghiệm các hóa dược, vắcxin trên cây trồng, vật nuôi.

Bên cạnh đó, Viện có nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn, phát triển và nhân thuần giống cây trồng nông nghiệp, cây lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng và các chủng vi sinh vật, nấm có giá trị kinh tế cao. Tham gia thực hiện dự trữ giống và vật tư nông nghiệp theo phân công của UBND tỉnh và quy định của pháp luật. Tuyển chọn, khảo nghiệm và sản xuất thử giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, giống nấm và giống vi sinh vật. Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các quy trình kỹ thuật, công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sàn. Nghiên cứu, quan trắc, đánh giá tác động môi trường, biến đổi khí hậu phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; xây dựng, đề xuất các chương trình kiểm soát, giám sát môi trường trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng, cung cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ phòng ngừa, cảnh báo dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu xác lập các quy định, quy chuẩn an toàn trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với xu thế phát triển hội nhập và điều kiện sản xuất nông nghiệp của tỉnh; phân tích, xét nghiệm, đánh giá các chi tiêu liên quan đên sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi; kiểm định, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng giống cây trồng, phân bón, thức ăn chăn nuôi, các vật tư, sản phẩm nông nghiệp khác, an toàn thực phẩm phục vụ công tác quản lý nhà nước và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu, đánh giá hệ thống chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, các vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường liên quan đến phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh. Hợp tác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản; đào tạo, liên kết đào tạo nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

Tổ chức xuất bản Tạp chí, Bản tin nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tài liệu và sách báo chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về nông nghiệp, phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc trúng tuyển. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá, phân tích, xây dựng cơ sở dữ liệu về vấn đề nghiên cứu thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của Viện. Cung cấp thông tin, dự tính, dự báo phục vụ sản xuất, tiêu thụ, nông lâm sản, thủy sản, vật tư nông nghiệp; tổ chức xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, trưng bày và bán các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm và công nghệ lĩnh vực nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản; cung cấp dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các sản phẩm phù hợp vởi lĩnh vực hoạt động chuyên môn của Viện theo quy định của pháp luật; tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, phòng trưng bày để giới thiệu sản phẩm. Lập dự án đầu tư, các dự án quy hoạch, đề án, phương án, mô hình dự án về phát triển nông nghiệp nông thôn; tư vấn đàu tư, thẩm định, khảo sát, thiết kế, giám sát, lắp đặt thi công các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi và hạ tầng nông nghiệp nông thôn; báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư, quy hoạch. Lập hồ sơ đăng ký, chứng nhận cơ sở và sản phẩm thân thiện môi trường. Đo đạc, xây dựng cơ sở dữ liệu, lập bản đồ địa chính, địa hình, bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dùng; khảo sát địa hình, địa chất công trình; đo đạc phục vụ thiết kế, thi công các công ừình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi. Quyết định việc mời các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và ngoài nước vào làm việc, thực hiện các đề tài, dự án khoa học kỹ thuật của Viện theo quy định của pháp luật. Tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất được giao theo quy định của pháp luật. Tham gia làm thành viển Hội đồng khoa học, thẩm định các đề tài, dự án khoa học công nghệ có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Viện theo quy định của pháp luật. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, tài sản được giao. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền giao.

 

Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Đông năm 2019

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa  vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Đông năm 2019. Nội dung cụ thể như sau:

1. Yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố:

–  Phải luôn xác định vụ Đông là vụ sản xuất chính và đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng của ngành trồng trọt để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển
sản xuất vụ Đông năm 2019 theo chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt gắn với nhu cầu thị trường; đổi mới phương thức chỉ đạo, tiếp tục tăng cường tuyên
truyền các chủ trương, chính sách, tiến bộ kỹ thuật và cập nhật diễn biến tình
hình thời tiết, sâu bệnh đến người sản xuất một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

– Chủ động tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách mới để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp hợp tác đầu tư sản xuất, bao tiêu sản phẩm; khuyến khích nông dân tăng cường đầu tư thâm canh, mở rộng vùng sản xuất, tập trung chỉ đạo sản xuất theo hướng đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, qua đó kích cầu tiêu dùng, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ rau màu vụ Đông; đấy mạnh tổ chức hợp tác xã liên doanh, liên kết với doanh nghiệp. Trước mắt, giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất vụ Đông năm 2019 – 2020 theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 12923/UBND-NN ngày 26/9/2019.

– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất và kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; ngăn chặn và xử lý kịp thời các hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đảm bảo triển khai tốt nhất kế hoạch sản xuất cây vụ Đông năm 2019.

2. Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố:

– Tập trung rà soát, điều chỉnh kế hoạch vùng gieo trồng cây vụ Đông, tăng tỷ lệ cây vụ Đông ưa ấm (ngô, ngô nếp, ngô ngọt chế biến, ngô sinh khối và nhóm dưa, bầu, bí, ớt,…); đẩy mạnh việc tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

– Chủ động tu sửa hệ thống kênh mương đảm bảo tiêu thoát nước tốt nhất, chuẩn bị cây con (làm bầu) để có thể trồng cây vụ Đông ngay sau khi thu hoạch lúa; bố trí quỹ đất hợp lý cho cây vụ Đông sớm; với nhóm cây ưa ấm cần lựa chọn cơ cấu giống phù hợp, gieo trồng sớm; với nhóm cây rau đậu cần bố trí trồng thành nhiều trà, rải vụ để khai thác tối đa điều kiện đất đai, công lao động, tránh rớt giá và tăng hiệu quả kinh tế.

–  Áp dụng tối đa các tiến bộ kỹ thuật đã được đúc kết từ thực tiễn sản xuất như sử dụng giống mới, làm đất tối thiểu, làm ngô bầu,… đẩy mạnh canh tác trong nhà màng, nhà lưới để tận dụng thời gian, giảm công lao động và tăng hiệu quả  kinh tế.

Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, sâu bệnh để có phương án phòng trừ kịp thời, hiệu quả các đối tượng sâu bệnh, tổ chức khắc phục kịp thời thiệt hại khi có thiên tai xảy ra; cập nhật, báo cáo tiến độ sán xuất vụ Đông gửi về Sở NN& PTNT để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh./.

Hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung

Từ đầu năm 2016 đến nay, Thanh Hoá đã hỗ trợ hơn 42 tỷ đồng cho phát triển các mô hình xuất rau an toàn tập trung theo chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung theo Quyết định số 5643 ngày 31.12.2015 của UBND tỉnh Thanh Hoá.

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ, chính quyền các địa phương đã thực hiện hỗ trợ sản xuất, đảm bảo ổn định đầu ra cho 128 ha rau an toàn tập trung chuyên canh, xây dựng được 248.000 m2 nhà lưới phục vụ sản xuất rau an toàn và xây dựng 58 cửa hàng kinh doanh, tiêu thụ rau an toàn.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa, việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung đã góp phần chuyển đổi các mô hinh sản xuất rau an toàn từ nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn, đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, sản phẩm được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Thanh Hóa: Nông nghiệp tăng trưởng toàn diện

Theo thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa, 9 tháng đầu năm, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều bất lợi của thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn tăng trưởng ổn định, toàn diện.

9 tháng đầu năm 2019, Thanh Hóa chuyển đổi được gần 6 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả  sang trồng các loại cây trồng có giá trị cao hơn; nhiều sản phẩm lợi thế của tỉnh được mở rộng như lúa, ngô, mía thâm canh và rau an toàn.

Chịu nhiều bất lợi của thiên tai, dịch bệnh nhưng nông nghiệp Thanh Hóa vẫn tăng trưởng ổn định.

Giá trị sản xuất lĩnh vực nông nghiệp tại Thanh Hóa ước đạt gần 22 nghìn tỉ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 1,6 triệu tấn, vượt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Thanh Hóa cuối tháng 2/2019 gây thiệt hại lớn nhưng sản lượng thịt vẫn ở mức cao (gần 18 nghìn tấn), tăng 0,2% so với cùng kỳ. Sản lượng trứng, sữa tươi đều tăng so với cùng kỳ.

Các  lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, Thanh Hóa có thêm 4 huyện, 46 xã đạt chuẩn NTM, vượt kế hoạch đề ra.

Thẩm định xã đạt chuẩn Nông thôn mới 6 xã của huyện Nga Sơn

Ngày 12 – 10, Đoàn liên ngành cấp tỉnh về thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) năm 2019 cho 6 xã của huyện Nga Sơn, gồm: Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thanh, Nga Thủy, Nga Vịnh và Nga Bạch. Đây là các xã cuối cùng của huyện Nga Sơn được thẩm định đạt chuẩn NTM.

Sáng ngày 12/10/2019, Đoàn thẩm định đã tiến hành kiểm tra thực tế kết quả xây dựng 19 tiêu chí xã đạt chuẩn NTM tại các xã như: hệ thống hạ tầng, phát triển sản xuất, công tác bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, tình hình đời sống và sự hài lòng của người dân,…

Đoàn thẩm định kiểm tra thiết chế văn hóa tại thôn Bạch Đằng, xã Nga Bạch.
Mô hình nuôi tôm theo hướng công nghệ cao trong bể tại xã Nga Tân.

Tại Hội nghị, đồng chí Lê Đức Giang – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh, đồng chủ trì hội nghị đã ghi nhận sự nổ lực, cố gắng của nhân dân và cán bộ 6 xã; ghi nhận sự tích cực và trách nhiệm của Đoàn thẩm định NTM tỉnh. Đồng thời, tại hội nghị đồng chí cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt chưa được đặc biệt về môi trường, ngay trục đường chính QL10 nhưng rác thải còn bừa bộn; đường xá giao thông chưa thực sự tốt; đời sống và thu nhập của nhân dân cần phải được làm rõ và phải quan tâm, có kế hoạch nâng cao; vấn đề giải quyết ý kiến phản ánh của một số người dân cần phải dứt điểm, thấu đáo; đảm bảo giữ vững, ổn định an ninh trật tự;… Mặc dù vẫn còn những hạn chế như vậy, nhưng đồng chí Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh cũng tin tưởng với cách làm sáng tạo, sự nỗ lực, quyết tâm và quan trọng nhất là sự đồng lòng, đồng thuận của toàn thể nhân dân, huyện Nga Sơn sẽ về đích đúng kế hoạch.
     Cuối cùng, hội nghị tiến hành lấy phiếu và kết quả 100% phiếu thống nhất đề nghị Hội đồng thẩm định NTM tỉnh công nhận 06 xã: Nga Thủy, Nga Thanh, Nga Tân, Nga Tiến, Nga Vịnh và Nga Bạch đạt chuẩn NTM năm 2019. Tiến tới đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận đạt chuẩn NTM năm 2019 cho các xã.