GIỚI THIÊU

VIỆN NÔNG NGHIỆP THANH HÓA

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHẢO NGHIỆM VÀ DỊCH VỤ CÂY TRỒNG

Địa chỉ: Xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Điện thoại: (0237)3884.506

Email:trungtamkhaonghiemcaytrongth@gmai.com


Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng, được thành lập theo Quyết định số 55/QĐ-VNN ngày 23/4/2019 của Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hóa, Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ Lâm nghiệp Thanh Hóa.

Chức năng của trung tâm là Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tư vấn về chiến lược phát triển và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

Tổ chức bộ máy gồm có 02 Tổ chức năng ( Tổ Hành chính – Tổng hợp; Tổ Khoa học, kinh doanh và Marketing)  và 03 Trạm thực nghiệm sản xuất (Trạm thực nghiệm cây trồng nông nghiệp Thọ Xuân; Trạm thực nghiệm cây trồng Lâm nghiệp và bảo vệ rừng Hà Trung; Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp và bảo vệ rừng Ngọc Lặc).

Nhiệm vụ của trung tâm bao gồm:

  • Xây dựng và thực hiện các chương trình Dự án, đề tài khoa học công nghệ và ứng dụng chuyển giao KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp;
  • Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nhân, sản xuất các dòng, giống bố mẹ, giống cây trồng mới phục vụ cho nhu cầu sản xuất các giống lai F1 và thâm canh cây trồng nông, lâm nghiệp;
  •  Du nhập, khảo nghiệm, tuyển chọn, khu vực hoá giống cây trồng nông, lâm nghiệp; thực hiện các quy định chuyên ngành về lưu giữ, bảo tồn và phát triển nguồn gen của một số cây trồng quý hiếm;
  • Xây dựng, bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất đối với từng giống cây trồng; xây dựng cơ cấu cây trồng nông lâm nghiệp hợp lý, hệ canh tác tiến bộ bền vững cho từng vùng sinh thái khác nhau; phối hợp với các đơn vị, tổ chức khoa học để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới phục vụ phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao;
  • Thực hiện việc hợp tác với các đơn vị trong nước và nước ngoài để nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật về giống cây trồng;
  • Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức hoạt động sản xuất, dịch vụ lĩnh vực giống cây trồng theo quy định của pháp luật;

Một số kết quả, nhiệm vụ Trung tâm đang thực hiện:

– Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa gạo an toàn theo chuỗi giá trị tại một số huyện nông thôn miền núi tỉnh Thanh Hoá”

 Năm 2020 đã triển khai gieo cấy làm mô hình sản xuất lúa Vietgap vụ mùa  trên 2 giống lúa Bắc Thịnh, Hương Cốm 4, tại các điểm: Thọ Lộc, Xuân Trường, Xuân Hồng, Xuân Sinh – Thọ Xuân (75 ha), Đông Hoàng, Đông Minh – Đông Sơn (50 ha) và Minh Sơn – Ngọc Lặc (25 ha). Tổng diện tích thực hiện: 150 ha, đúng theo kế hoạch đề ra. Mô hình sử lý rơm rạ sau thu hoạch tại 3 điểm triển khai dự án xã Đông minh- Đông Sơn, xã Thọ Lộc Thọ Xuân, Xã Minh Sơn – Ngọc Lặc. Mô hình, Dự án đã thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung theo thuyết minh Dự án.

– Đề tài Quỹ gen cấp Quốc gia “Nghiêm cứu khai thác và phát triển nguồn gen dược liệu Lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata) tại Thanh Hóa và một số một số tỉnh Bắc Trung Bộ”

Hoàn thành các thủ tục chuyển đổi cơ quan chủ trì thực hiện đề tài, văn bản gia hạn thực hiện đề tài, thực hiện trồng 03 ha/03 hô hình tại 03 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Thùa Thiên Huế); nhân giống cây Lan gấm bằng phương pháp giâm hom  400.000 cây Lan gấm; vận chuyển cây trồng trên nhà lưới tại Thanh Hoá vào trồng trong nhà lưới tại VQG Bạch Mã, Thừa Thiên Huế, cây trồng hiện sinh trưởng phát triển tốt và tiếp tục đang thực hiện theo dõi, chăm sóc.

– Dự án “Nghiên cứu, trồng sản xuất thử một số giống cây nuôi cấy mô phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Thanh Hóa”

Tổ chức thiết kế kỹ thuật, mua bán vật tư, cây giống và trồng 100ha Keo nuôi cấy mô, gồm 5 dòng: Keo lai AHI, BV16, BV32, BV10 và keo lá Tràm (tại xã Minh Sơn huyện Ngọc Lặc); nghiệm thu đầy đủ các công đoạn trước và sau trồng 100 ha. Thực hiện theo dõi, đo đếm 45 OTC (500m2/OTC). Hiện tại cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ cây sống cao (trên 85%).

 – Dự án thuộc chương trình giảm nghèo

+ Dự án “Xây dựng mô hình trồng phong lan phục vụ phát triển kinh tế cho các hộ nghèo gắn với dịch vụ du lịch sinh thái tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước”

Phối hợp với UBND xã Thành Sơn, huyện Bá Thước và 04 thôn tiến hành họp dân lựa chọn 72 hộ nghèo đủ điều kiện tham gia thực hiện dự án; tổ chức 01 lớp tập huấn kỹ thuật trồng phong lan cho 72 hộ nghèo tham gia thực hiện dự án; cấp cây giống và tổ chức trồng 5.760 cây phong lan Phi điệp, đã được Chi cục NN&PTNT kiểm tra, nghiệm thu đánh giá đạt yêu cầu; cây trồng tỷ lệ sống cao (trên 90%), sinh trưởng phát triển tốt.

+ Dự án “Xây dựng mô hình trồng cây ăn quả giá trị kinh tế cao, phù hợp với tập quán canh tác của hộ nghèo xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa”

 Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và xã Thanh Hòa triển khai tổ chức 01 lớp tập huấn kỹ thuật tới 72 hộ nghèo tham gia dự án, cấp cây giống và tổ chức trồng 609 cây vú Sữa lò rèn, 903 cây mít Malaisia, hiện nay cây sinh trưởng phát triển tốt, sạch sâu bệnh.

Đề tài KHCN cấp tỉnh “Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa thuần mới (Sao Vàng) có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp điều kiện canh tác của tỉnh Thanh Hoá và các tỉnh phía Bắc” được đưa vào thực hiện từ năm 2021.

– Dự án khuyến Trung ương “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng cây Keo lai mô và Keo lá tràm mô”, được đưa vào thực hiện từ năm 2021 – 2023.

– Lực lượng BVR đã tổ chức được hơn 100 cuộc tuần tra ở các địa bàn khác nhau nhờ đó an ninh rừng được giữ vững, phát hiện và ngăn chặn kịp thời 02 vụ khai thác trái phép và 01 vụ xâm lấn đất rừng, phối hợp với chính quyền địa phương, hạt kiểm lâm giải quyết ranh giới với 03 hộ, trong năm 2020 đã bảo vệ tốt diện tích rừng được giao quản lý, an ninh rừng tiếp tục được giữ vững, không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Thực hiện QĐ 2010/QĐ-UBND ngày 03/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm đã tham mưu cho Viện Nông nghiệp bàn giao rừng và đất lâm nghiệp, 06 lao động Hợp đồng bảo vệ rừng, hồ sơ về công tác BVR, PCCCR cho Ban QLRPH Thạch Thành từ ngày 09/6/2020.

– Thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Sở NN và PTNT nghiên cứu chọn tạo cái giống lúa, rau ,cây hoa và cây ăn quả.

– Trên diện tích 23,71 ha với sản lượng thu được là 191,911 kg trong đó giống Bắc Thịnh SNC; 19,178 kg, Bắc Thịnh NC: 84.817 kg, Việt Lai 20: 20.940 kg; Su Mô: 10.878 kg; VNR 20: 56.098 kg năng suất các giống đạt và vượt kế hoạch đề ra. Liên kết sản xuất, dịch vụ: Trung tâm phối hợp với các địa phương (xã Thọ Lộc, xã Xuân Trường, xã Xuân Hồng của huyện Thọ Xuân) triển khai sản xuất giống lúa thuần chất lượng Bắc Thịnh; Tổng sản lượng thu được là 87,725 tấn.

– Ký hợp đồng với 17 hộ gia đình khai thác trích dưỡng nhựa 22.449 cây/148,3 ha, trích dưỡng được 13.952 kg nhựa thông thô. Sản xuất trên 1.000 bình đông trùng hạ thảo.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRUNG TÂM