Tái cơ cấu sản xuất chăn nuôi sau bệnh dịch tả lợn châu Phi

Trên địa bàn tỉnh ta, chăn nuôi lợn chiếm 65-70% tỷ trọng của ngành chăn nuôi. Do đó, những tháng đầu năm, khi chịu ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), ngành chăn nuôi tỉnh ta rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng và mất cân đối.

Cùng với việc tập trung phòng, chống dịch, vấn đề cơ cấu lại sản xuất chăn nuôi một cách hợp lý, mạnh mẽ để phát triển bền vững đang là bài toán khó cần các cấp, các ngành quan tâm tìm lời giải.

Trước diễn biến phức tạp và khó lường của bệnh DTLCP, ngày 11-3-2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh DTLCP; yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể triển khai ngay các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Mặc dù các địa phương đã triển khai đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch nhưng do chưa có vắc-xin, thuốc điều trị bệnh nên gặp nhiều khó khăn.

thực hiện chuyển đổi đối tượng nuôi sau dịch tả lợn châu Phi.

Ngày 18-4, trên địa bàn huyện Thọ Xuân bùng phát điểm nhiễm bệnh DTLCP đầu tiên và lan rộng tại 22 xã, thị trấn. Do đó, sau khi đàn lợn nhiễm bệnh bị tiêu hủy, nhiều hộ chăn nuôi đã chủ động chuyển đổi đối tượng con nuôi để giảm thiệt hại kinh tế. Gia đình ông Nguyễn Duy Vân, là một trong những hộ đầu tiên của xã Xuân Thành (Thọ Xuân) thực hiện chuyển đổi vật nuôi sau khi địa phương công bố hết bệnh DTLCP. Ông Vân, cho biết: Sau 30 ngày tiêu hủy đàn lợn, gia đình đã chủ động vệ sinh chuồng trại, thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng và chuyển đổi sang nuôi gà thịt. Đến nay, đàn gà của gia đình hơn 400 con, trong đó có 100 con gà gần 2 tháng tuổi và gần 300 con gà 1 tuần tuổi. Việc chuyển đổi sang đối tượng con nuôi khác chính là giải pháp nhằm giảm thiệt hại kinh tế và cung cấp nguồn thực phẩm cho thị trường. Theo thống kê của UBND huyện Thọ Xuân, đến ngày 17-7, có gần 30% số hộ tại 4 xã, thị trấn của huyện (đã công bố hết dịch) thực hiện chuyển đổi con nuôi, với tổng đàn gia cầm đạt gần 4.000 con.

Tại nhiều huyện khác, như: Nông Cống, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Yên Định,… chính quyền và người dân đã, đang khẩn trương thực hiện tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi, hình thành nhiều mô hình chuyển đổi sang nuôi gà thả vườn; vịt siêu thịt, siêu trứng; thủy sản, ốc…, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi là nhiệm vụ cần thiết, quan trọng đã được các địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện. Nhất là trong thời điểm các loại dịch bệnh nói chung và bệnh DTLCP nói riêng đang diễn biến phức tạp. Ngành nông nghiệp tỉnh đã có giải pháp chính, như: Tăng sản xuất các nguồn cung thịt gia cầm, gia súc ăn cỏ, thủy sản để bù vào phần thiếu thịt lợn. Trước mắt, tỉnh ta không khuyến khích tái đàn lợn ở những cơ sở chăn nuôi đã bị nhiễm dịch mà khuyến khích mở rộng quy mô, số lượng đàn ở những cơ sở chăn nuôi chưa nhiễm dịch và bảo đảm an toàn sinh học. Đồng thời, để thực hiện tái cơ cấu sản xuất chăn nuôi bền vững, an toàn, cùng với việc phòng, chống bệnh DTLCP, các địa phương và người chăn nuôi cần triển khai ngay công tác phòng, chống các loại dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi ở các tháng thu đông năm 2019 và đông xuân 2019-2020. Ngoài ra, người chăn nuôi và các địa phương cần tính toán để mở rộng quy mô đàn vật nuôi, bảo đảm việc tiêu thụ sản phẩm ổn định, tránh tình trạng khủng hoảng thừa thịt và các sản phẩm từ gia cầm. Bên cạnh đó, cần thực hiện các chính sách khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật, con giống, giãn nợ, khoanh nợ, tiếp tục cho vay để đầu tư sản xuất cần ưu tiên, khuyến khích những hộ nông dân chuyển sang nuôi những vật nuôi khác nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.

Thanh Hóa nỗ lực phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn Thanh Hóa đã hơn 7 tháng và vẫn diễn biến phức tạp. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, góp phần ổn định sản xuất. Thanh Hóa có tổng đàn 1,2 triệu con lợn, 500 trang trại, trên 2.300 gia trại, trên 190.000 hộ chăn nuôi. Kể từ khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã được cấp 162.000 lít hóa chất, 896 tấn vôi bột phục vụ phòng, chống dịch, thực hiện tiêu độc, khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm giết mổ, buôn bán lợn, thịt lợn và những khu vực có nguy cơ cao. Từ khi xảy ra dịch toàn tỉnh cũng đã thành lập hơn 600 trạm, chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động. thực hiện tuần tra, kiểm tra các hoạt động vận chuyển động vật, kinh doanh, các sản phẩm từ lợn. Đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì 272 chốt kiểm soát giám sát công tác phòng chống dịch bệnh. Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch tả lợn Châu Phi gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đặc biệt quan tâm kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đàn lợn, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt ở khu vực đang xảy ra dịch nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh tả lợn Châu Phi lây lan trên địa bàn.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn Thanh Hóa đã hơn 7 tháng và vẫn diễn biến phức tạp. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, góp phần ổn định sản xuất.

Thanh Hóa có tổng đàn 1,2 triệu con lợn, 500 trang trại, trên 2.300 gia trại, trên 190.000 hộ chăn nuôi. Kể từ khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã được cấp 162.000 lít hóa chất, 896 tấn vôi bột phục vụ phòng, chống dịch, thực hiện tiêu độc, khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm giết mổ, buôn bán lợn, thịt lợn và những khu vực có nguy cơ cao. Từ khi xảy ra dịch toàn tỉnh cũng đã thành lập hơn 600 trạm, chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động. thực hiện tuần tra, kiểm tra các hoạt động vận chuyển động vật, kinh doanh, các sản phẩm từ lợn. Đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì 272 chốt kiểm soát giám sát công tác phòng chống dịch bệnh.

Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch tả lợn Châu Phi gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đặc biệt quan tâm kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đàn lợn, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt ở khu vực đang xảy ra dịch nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh tả lợn Châu Phi lây lan trên địa bàn.